I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút vẽ và tô màu tranh hình bàn tay.
- Biết lựa chọn màu sắc mà bé yêu thích để tô màu tranh.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu đẹp không lem ra ngoài và tư thế ngồi cho trẻ.
- Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì và hoàn thành sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc đôi bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, bút màu cho mỗi trẻ.
- Đàn ghi âm các bài hát: ‘‘xòe bàn tay, nắm ngón tay’’.
- Trò chơi: Bé đàn, ngón tay nhúc nhích, đập bàn tay xuống đất.
III. TIẾN HÀNH:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động có chủ đích - Phương thức tạo mẫu: Tạo hình - Tô màu bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM: TẠO HÌNH
Đề tài: Tô màu bàn tay.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút vẽ và tô màu tranh hình bàn tay.
- Biết lựa chọn màu sắc mà bé yêu thích để tô màu tranh.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu đẹp không lem ra ngoài và tư thế ngồi cho trẻ.
- Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì và hoàn thành sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc đôi bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, bút màu cho mỗi trẻ.
Đàn ghi âm các bài hát: ‘‘xòe bàn tay, nắm ngón tay’’.
Trò chơi: Bé đàn, ngón tay nhúc nhích, đập bàn tay xuống đất.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:ổn định tổ chưc và giới thiệu bài.
- Chơi với bàn tay:
+ Cô cùng trẻ chơi tự do các trò chơi: Ngón tay nhúc nhích; Làm cá bơi; Chơi với rối ngón tay.
Cô hỏi trẻ:
+ Con chơi gì đấy?
+ Bàn tay, ngón tay của con như thế nào?
GT: Hôm nay cô tổ chức hội thi bé khéo tay vẽ và tô màu bàn tay các con có muốn tham gia cùng cô không?
2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh cô đã tô màu sẵn và hỏi trẻ:
- Cô giáo đã tô tranh vẽ về gì?
- Cô dã tô màu gì?
- Cô tô màu như thế nào có lem ra ngoài không?
3. Hoạt động 3: cô làm mẫu
- Cô treo tranh rỗng lên bảng và tô mẫu cho trẻ xem và giảng giải: Cô ngồi ngay ngắn tay phải cầm bút và cầm bằng 3 ngón tay, tay trái cô úp lên vở. Cô lấy bút màu đồ theo hình bàn tay cô, sau đó cô tô màu từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, không để màu lem ra ngoài.
4. Hoạt động 4: trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ tiến hành làm, cô gợi ý cho trẻ tô
- Chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích cho trẻ làm
5. Hoạt động 5: Nhận xết sản phẩm
- Cho trẻ đua sản phẩm của mình lên trưng bày lên giá và nhận xét bài của bạn
- Con thích bài bạn nào vì sao con thích ?
- Gợi ý cho trẻ nêu lên cách tô của mình
- Chọn bài 1-2 bạn cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Kết thúc: cho trẻ hát “Bàn tay xíu xíu”
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Có ạ.
- Trẻ xem tranh mẫu của cô và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ về bàn tay.
- Trẻ đọc
- Không lem ra ngoài
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe giảng giải
- Trẻ tô màu tranh
- 1-2 trẻ lên lựa chọn bài mình thích
Bài bạn đẹp
1 trẻ nêu lên cách tô theo suy nghĩ của trẻ.
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát hoa lá.
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên một số lạo hoa lá, biết các đặc điểm của hoa lá. Biết một số loại hoa đặc trưng của mùa thu.
b. Chuẩn bị :
- Cây hoa lá trong vườn.
c. Tiến hành:
- Cô dẫn trẻ xuống sân, cho trẻ đứng quanh cây hoa quan sát và trò chuyện
+ Các con đang quan sát hoa gì? Hoa có màu gì ? Lá có màu gì?
+ Cánh hoa như thế nào? Thân cành lá cấu tạo ra sao ?
2. Trò chơi vận động: Bóp vai.
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý đến trẻ bị tật.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Hoạt động có mục đích: Đọc một số bài đồng giao về chủ đề.
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết đọc một số bài đồng giao cùng cô.
- Trẻ hiểu nội dung trong các bài đồng giao đó.
b. Chuẩn bị: Các bài đồng giao: “Vươn vai”; “nu na nu nống”.
c. Tiến hành:
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn.
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe, minh họa bằng điệu bộ theo lời bài đồng giao.
- Cô cho trẻ đọc theo.
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ
- Trẻ vệ sinh và cho trẻ nêu gương mình và bạn trong ngày
- Cô nhận xét chung tuyên dương rồi trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................
Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTNN: THƠ
Đề tài: Đôi mắt của em.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên, hiểu được nội dung bài thơ: Đôi mắt của em có hình tròn, xinh; giúp nhìn thấy mọi vật xung quanh...
- Trẻ biết đọc thơ đúng nhịp và cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đôi mắt của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh thơ 1 bộ, Hình ảnh đôi mắt của em trên máy tính.
Đàn ghi âm bài hát: Bé làm bác sỹ
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:ổn định tổ chưc và giới thiệu bài(3)’
- Cho chơi trò chơi rồng rắn lên mây 1-2 lần “rồng rắn lên mây có cây có cây lúc lắc có nhà điện biên có thầy thuốc ở nhà không ”
- Ông bị bệnh gì để tôi khám cho
- Trẻ chọ một dụng cụ khám bệnh để lên bàn
- Đây là dụng cụ nghề nào? Dùng làm gì ?
GT: Em bé dùng dụng cụ này khám bệnh cho mẹ của mình hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ : Làm bác sỹ.
2. Hoạt động 2: Cô đọc thơ.
- Cô đọc lần 1 không tranh
- Cô đọc lần 2 có hình ảnh minh hoạ trên máy vi tính
3. Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về nghề nào ?
- Ai tập làm bác sỹ ? Bệnh nhân của em bé là ai?
- Em khám cho mẹ bị bệnh gì ?
- Bị ho phải làm sao? Thuốc phải uống với cái gì ?
- Nếu không uống thuốc chuyện gì sẽ bị gì ?
- Tiêm có đau không?
- Mẹ hỏi bác sỹ điều gì ? Bác sỹ nói gì ?
GD: Các con muốn trở thành bác sỹ giỏi không ? Làm bác sỹ để làm gì ?
- Trẻ làm xe cứu thương về chỗ ngồi
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô tập cho trẻ dọc thơ 2-3 lần, đọc theo theo tay chỉ của cô , đọc to nhỏ, đọc đối đáp
- Cho nhóm ,cá nhân đọc 1-2 lần
- Các con đọc bài thơ gì ? Bài thơ nói về ai? Của tác giả nào ?
Kết thúc: Tăng cho bác sỹ bài hát trò chơi rồng rắn lên mây
- Trẻ ổn định và choiư trò chơi rồng rắn lên mây
- Dụng cụ nghề y dùng khám bệnh
- Trẻ nghe cô đọc vàxem hình minh hoạ
- Làm bác sỹ
- Nghề bác sỹ
- Em bé làm bác sỹ khám cho mẹ mình bị bệnh ho
- Ho phải uống thuốc với nước sôi, không uống thuốc sẽ bị tiêm,
- Sổ mũi uống gì ?uông sữa với bánh mì
- Có a. Làm bác sỹ khám cho mọi người
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ hát theo đàn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:Quan sát sự thay đổi của cây cối
1. Mục đích, yêu cầu.
Trẻ biết đổi của cây cối xung quanh trường: Rụng lá ra hoa kết quả, đâm chồi nảy lộc.
2. Chuẩn bị:
Sân trường khô ráo sạch sẽ , nhiều loại cây được trồng ở trường
3. Tiến hành:
- Trẻ đứng thành vòng tròn và cho trẻ quan sát từng loại cây trên sân trường và trò chuyện cùng trẻ
- Các con quan sát cây gì?Cây bàng có sự thay đổi gì? Vì sao cây rụng lá?
- Khi lá rụng có màu gì? Lá non có màu gì ?
- Cây nào đang ra hoa ? Cây gì đang kết quả ? Cây gì đang thiếu nước ?
- Trồng cây để làm gì ? các con bảo vệ cây bằng cách nào ?
2. Trò chơi vận động: Về đúng nhà
- Tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần cô bao quát trẻ chơi
3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt.
- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm b
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hoạt động có mục đích: Thảo luận phải làm gì khi bé bị ốm
- Khi em bị ốm các con phải làm gì ? Ai sẽ khám bệnh cho em bé ?
- Các con chăm sóc em như thế nào ? Muốn nhanh khoẻ phải làm gì ?
- Uống loại thuốc nào ? ống sữa nào ? Nếu bố mẹ đi vắng em bé bị ốm con làm gì ? Con dỗ em bằng cách nào ?
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
- Cô cho trẻ chơi ở góc theo ý thích của trẻ , trẻ lựa chọn nhóm chơi và bạn chơi
- Nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng lên giá và quan sát sản phẩm của bạn chơi
- Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày– Trả trẻ
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng
- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày và cho trẻ nhận xét mình và bạn
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan. rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………............................................................
File đính kèm:
- ban than 2.docx