1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Sau khi trẻ được quan sát tranh minh hoạ, được nghe cô đọc diễn cảm bài thơ “Khuyên bạn”. Tất cả trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ đúng tên bài, đọc thuộc bài thơ ngắt câu đúng vần, đúng điệu.
- Biết được tàu hoả có nhiều toa, chạy trên đường ray và vận động nhịp nhàng cùng cô theo bài hát “Cùng đi tàu hoả”.
- Giáo dục trẻ không chơi gần nơi tàu, xe chạy, không ném đất đá vào tàu xe dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác.
2/ CHUẨN BỊ:
- Màn hình chiếu.
- Mô hình tàu hoả.
- Tranh minh họa
3/ NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Tích hợp:Toán, âm nhạc, môi trường xung quanh, thể dục
4/TIẾN HÀNH TỔ CHỨC:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động có chủ đích: Văn học - Đề tài thơ: Khuyên bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ: KHUYÊN BẠN
1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau khi trẻ được quan sát tranh minh hoạ, được nghe cô đọc diễn cảm bài thơ “Khuyên bạn”. Tất cả trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ đúng tên bài, đọc thuộc bài thơ ngắt câu đúng vần, đúng điệu.
Biết được tàu hoả có nhiều toa, chạy trên đường ray và vận động nhịp nhàng cùng cô theo bài hát “Cùng đi tàu hoả”.
Giáo dục trẻ không chơi gần nơi tàu, xe chạy, không ném đất đá vào tàu xe dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác.
2/ CHUẨN BỊ:
- Màn hình chiếu.
- Mô hình tàu hoả.
- Tranh minh họa
3/ NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Tích hợp:Toán, âm nhạc, môi trường xung quanh, thể dục
4/TIẾN HÀNH TỔ CHỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Hát “Em tập lái ô tô”
-Trò chuyện cùng trẻ: Các cháu vừa hát bài hát nói về gì?
Cô tập trung trẻ và gợi ý dẫn trẻ về nhà bà nội. Cô hỏi trẻ đi ra ga bằng xe gì ? Cô và trẻ cùng đi kết hợp hát bài “Lái ôtô”
Hoạt động 2:
Sau đó hướng cho trẻ quan sát tranh minh hoạ.
Cô hỏi :
Đây là tranh gì ?
Sao con biết là tàu hoả.
Bạn trong tranh đang làm gì ?
Bạn làm như vậy là đúng hay sai ?
Cô đọc diễn cảm bài thơ (1 lần) kết hợp chỉ tranh minh hoạ
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ.
Cô hỏi trẻ tên bài thơ ?
Sau đó chính xác lại. Hỏi trẻ :
- Tàu hoả chạy kêu sao ?
- Khi thấy tàu đang chạy thì các con phải làm gì ?
- Tại sao không được ném đất đá vào tàu ?
Giáo dục: Không đến chơi gần tàu xe chạy. Không ném đất đá vào tàu, xe dễ gây ra tai nạn cho mình và mọi người.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ cùng đọc bài thơ
(1 lần). Cô đọc nhẫm theo. Chú ý nghe để sửa sai từ.
- “Tu . . Tu. .”
Hỏi trẻ : Tiếng gì ?
- Cô mời trẻ cùng lên tàu. Cô tiếng nói trong máy nhắc trẻ: Khi tàu chạy không được đưa tay hay thò đầu ra ngoài.
- Cô cùng trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài “Cùng đi tàu hoả”
-“ Tu ..tu ..xình xịch ..”
Trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp cùng đọc lại bài thơ.
- Từng nhóm đọc thơ .
- Nhóm thi đua đọc nối tiếp
- Cá nhân đọc.
- Cô tiếp tục cho trẻ lên tàu. Kết hợp hát và vận động bài : “Cùng đi tàu hoả”
- Trò chơi: Đoán hình.
- Cô giới thiệu cách chơi,luật chơi,và cho trẻ chơi 2 lần.
*Kết thúc: Hát : “Một đoàn tàu”
Trẻ đến đứng quanh cô.
- Bằng xe ôtô.
- Trẻ đi hát với cô.
- Trẻ quan sát trả lời.
- Tranh tàu hoả.
- Vì có nhiều toa, chạy trên đường ray.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Trẻ đứng quanh cô chú ý nghe.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý nghe.
- Tất cả trẻ cùng đọc thơ
- Tổ cá nhân đọc
- Tất cả trẻ cùng vào mô hình tàu.
- Trẻ ra khỏi mô hình tàu đến ngồi trên băng ghế.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
Cả lớp cùng hát.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1. Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:…………………………………………………
2. Những thay đổi cần thiết : …………………………………………………………………
3. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ………………………………………………………………
File đính kèm:
- be hoc luat giao thong(4).doc