Hoạt động góc tuần 1: gia đình của bé

- Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong một nhóm một cách nhịp nhàng.

- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.

- Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập, và biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. - Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, vải vụn các màu, quần áo, búp bê, giường nôi.

- Đồ chơi cho trò chơi “ bán hàng”: Bán các đồ dùng của bé: Giấy, bút, quần áo, ô tô, mũ, tiền giả, túi đựng đồ chơi,

 

docChia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động góc tuần 1: gia đình của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 1 : GIA ĐÌNH CỦA BÉ Hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Góc phân vai Gia đình Lớp học - Cửa hàng / Siêu thị - Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong một nhóm một cách nhịp nhàng. - Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi. - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập, và biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. - Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, vải vụn các màu, quần áo, búp bê, giường nôi. - Đồ chơi cho trò chơi “ bán hàng”: Bán các đồ dùng của bé: Giấy, bút, quần áo, ô tô, mũ, tiền giả, túi đựng đồ chơi,… - Đóng vai các thành viên trong gia đình: Trẻ đóng vai bố, mẹ chăm sóc trẻ, cho trẻ (búp bê ) ăn bột, cháo, uống sữa, cho con (các bạn đóng vai) đi học, đi chơi, làm món ăn,… - Chơi bán hàng ở siêu thị : Cô giúp trẻ sắp xếp một cửa hàng bán các loại đồ dùng cá nhân như giấy bút, mũ, kem đánh răng, bàn chải, áo, quần, rau, quả, thực phẩm,…Thái độ người bán hàng niềm nở, giới thiệu hàng hóa với khách mua hàng. - Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi. - Gợi ý để các nhóm chơi biết kiên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi. Góc xây dựng Xây dựng ngôi nhà của bé. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng ngôi nhà. - Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi. - Biết xây dựng xây dựng ngôi nhà ở đẹp, hợp lí. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo. - Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng, lắp ghép. Vật liệu xây nhà: gạch hoặc các khối gỗ hình chữ nhật, khối lăng trụ tam giác, hàng rào, thảm cỏ, hoa,… búp bê hoặc con giống nhỏ,… Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngôi nhà của mình : - Cho trẻ kể về các kiểu nhà: Nhà riêng, nhà cao tầng, chung cư,…Trẻ tự thỏa thuận với nhau về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp. - Ngôi nhà gồm các bộ phận nào? Cửa sổ, cửa ra vào sơn màu gì, những ai sống ở trong đó. - Cô gợi ý cho trẻ xây dựng nhà sáng tạo, nhà sẽ đẹp hơn khi có vườn xung quanh nhà, có lối đi, hàng rào, trong vườn có thảm cỏ, cây cảnh, vườn hoa, ao cá,… - Cô hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ xếp chồng các khối khác nhau để ngôi nhà có màu sắc hài hòa. - Cô cùng trẻ nhận xét về kiểu dáng, sự cân đối, màu sắc hài hòa, của mỗi ngôi nhà. Góc nghệ thuật - Tô màu các dụng cụ theo đồ dùng trong nhà. - Vẽ đồ dùng, dụng cụ mà trẻ thích. - Cắt dán các dụng cụ đồ dùng trong gia đình làm album. - Hát các bài hát theo chủ để gia đình. - Trẻ biết tô màu, vẽ, cắt và dán các đồ dùng trong gia đình - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định. - Hát các bài hát đã biết thuộc chủ đề Gia đình, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Các khối vuông, khối chữ nhật bằng gỗ, nhựa, bìa cứng,… - Các hình vuông, hình chữ nhật bằng giấy màu khác nhau để dán lên các mặt của khối vuông, khối chữ nhật. - Hồ dán. - Các đồ dùng trong lớp có dạng khối vuông, khối chữ nhật. - Nhạc cụ, cát-sét, băng, nhạc, , đồ dùng, đồ chơi âm nhạc ( phách, xắc-xô, mũ múa, trang phục múa). - Tô, vẽ, in hình, xé dán, gấp, xếp hình về đồ dùng, đồ chơi,…trong gia đình. - Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ sáng tạo để các sản phẩm làm ra có màu sắc hài hòa. - Nghe các bài hát về chủ đề Gia đình. - Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp. 4. Góc thư viện - Đọc sách tranh truyện liên quan chủ đề - Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. - Phát triển khả năng sáng tao khi làm sách. - Cuốn lịch nhỏ đã cũ hoặc các tờ bìa cứng đóng vào thành tập. - Giấy, bút chì, hồ dán. - Tranh ảnh cắt từ họa báo cũ, ảnh chụp cá nhân, - Dán các tranh cắt ra từ tạp chí về hình dáng, đặc điểm các bộ phận trên cơ thể, quá trình lớn lên của trẻ,các hoạt động của trẻ ở trường, ở nhà, các loại thức ăn yêu thích của trẻ,… lên tờ giấy trắng. Nếu không có tranh ảnh thì trẻ có thể vẽ trên tờ giấy rời. - Dưới mỗi bức tranh, cô giáo có thể viết những từ đơn giản, ngắn gọn nói về nội dung bức tranh và tên của trẻ trong bức tranh hay tên trẻ vẽ bức tranh đó. - Mỗi bức tranh, ảnh được sắp xếp theo một trật tự hợp lí và đóng lại thành một tập sách. Để cuốn sách sử dụng được bền, có thể dán các tờ giấy rời lên cuốn lịch cũ. 5. Góc học tập - Kể về gia đình số người trong gia đình - Cháu biết kể về gia đình mình gồm có mấy người, sở thích từng thành viên trong gia đình. - Tranh ảnh về gia đình - Gia đình lớn gồm : Ông bà, cha mẹ, anh chị. - Gia đình nhỏ gồm : Cha mẹ, bé. - Cháu tự phân vai chơi và chơi theo nhóm. - Cháu biết xem tranh gia đình gồm có bao nhiêu người và đặt số tương ứng. - Cháu tự kể về gia đình mình và nói tên công việc, sở thích của từng thành viên. - Cô theo dõi và để cháu chơi tốt. 6. Góc khoa học - Cho cháu quan sát vật chìm, vật nổi. - Cháu biết nói lên được vật nào chìm, vật nào nổi. Tại sao? - Thau nước, đồng xu ,đá sỏi, thuyền giấy. - Cháu tự phân vai chơi và chơi theo nhóm. - Cháu tự thả những vật đó váo nước rồi quan sát nói lên nhận xét của mình VD: + Đá chìm vì đá nặng hơn nước. + Móp nổi vì móp nhẹ hơn nước. - Cô theo dõi và để cháu chơi tốt. KẾ HOẠCH TUẦN 1 : GIA ĐÌNH CỦA BÉ ( Từ 01/11 – 05/11/2010) Giữa vòng gió thơm - Hát " Cháu yêu bà” - Trò chuyện - Giới thiệu bài thơ - Cô dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho trẻ hát bài “ Bà còng đi chợ” * Khoa học: Cho trẻ quan sát vật chìm, vật nổi. * Học tập: Kể tên số người trong gia đình. Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát - Hát “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện về bài hát - VĐCB đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. - Trò chơi: “ Chuyền bóng” Trò chuyện về những người thân chăm sóc bé - Hát “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện về bài hát. - Tìm hiểu về về những người thân chăm sóc bé . * Xây dựng : Ngôi nhà của bé. * Thư viện: Tranh chuyện theo chủ đề. GIA ĐÌNH CỦA BÉ Bé cùng đếm đến 7 - Cô hát “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện về hát. - Cô dạy trẻ nhận biết số 7 - Luyện tập - Trò chơi: “Ghép đôi” * Khoa học: Cho trẻ quan sát vật chìm, vật nổi. * Học tập: Kể tên số người trong gia đình. Cháu yêu bà - Trẻ đọc thơ: “ Thăm nhà bà”. - Cô dạy trẻ hát. - Cô cho trẻ thực hiện. - Nghe hát “ Chỉ có một trên đời”. - Trò chơi: “ Nghe tiết tấu tìm đồ vật” Làm anh - Cô và trẻ hát “: “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện về bài hát - Cô dạy trẻ đọc thơ. * Phân vai: Người nội trợ tài ba * Nghệ thuật: - Tô màu đồ dùng trong gia đình. - Hát các bài hát theo chủ đề. Vẽ những người thân trong gia đình - Cô và trẻ hát “ Cháu yêu bà” - Trò chuyện về bài hát. - Cô giới thiệu tranh về những người thân trong gia đình. - Cô cho trẻ thực hiện. Tích Chu - Hát “Cháu yêu bà” - Trò chuyện - Cô kể chuyện cho trẻ nghe * Phân vai: Người nội trợ tài ba. * Xây dựng : Ngôi nhà của bé. Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010 MỤC TIÊU: - Trẻ biết vận động đi thẳng lưng trên ghế thể dục. Trẻ biết đội túi cát trên đầu. - Trẻ kĩ năng đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát một cách khéo léo không để túi rớt xuống. - Trẻ biết đoàn kết, trật tự khi đi không chen lấn. Trẻ tuân thủ luật chơi. II. CHUẨN BỊ : - 3 ghế thể dục. - 16 túi cát. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1 Đón trẻ Trò chuyện - Ở nhà các con thường làm gì? - Các con giúp gì cho bố, mẹ? HOẠT ĐỘNG 2 Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Múa cho mẹ” ĐT : Thở 1 ĐT : Tay 2 ĐT : Chân 1 ĐT : Lườn 4 ĐT : Vặn mình 1 ĐT : Bật 2 HOẠT ĐỘNG 3 Cùng hát lên - Cô hát: “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện + Trong bài hát nói về gì? + Trong bài hát có nhắc đến những ai ? + Vậy trong gia đình các con thích ai hơn nhất? - Giáo dục trẻ biết yêu thương những người thâ trong gia đình. Hãy tập đi nào! a ) Bài tập phát triển chung - Động tác cơ tay – vai - Chân : Nhấn mạnh - Lườn : Đứng quay người sang hai bên - Bật : Bật tiến về phía trước b ) Vận động cơ bản: “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” *Cô làm mẫu: - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích - Cô làm mẫu lần 2 và giải thích: Tư thế chuẩn bị: Cô đi bằng hai chân. Khi nghe hiệu lệnh cô bắt đầu đi. Cô bước lên ghế thể dục lưng phải thẳng trên đầu cô đội túi cát. Trong lúc đi các con phải đi một cách cẩn thận. Sao cho không được để rơi túi cát. - Cô làm mẫu lần 3 * Trẻ thực hiện: - Lần 1 : Gọi 2 trẻ lên thực hiện. - Lần 2 : Lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện - Cô chú ý sửa sai - Tuyên dương những bạn làm được. c ) Trò chơi vận động: “ Chuyền bóng ” - Cô giới thiệu trò chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng. HOẠT ĐỘNG 4 Bé cùng chơi Quan sát cây xanh trong trường Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê” HOẠT ĐỘNG 5 Bé chơi gì? - Xây dựng : Ngôi nhà của bé. - Thư viện: Tranh chuyện theo chủ đề. HOẠT ĐỘNG 6 - Trò chuyện về những người thân chăm sóc bé. NHẬN XÉT ……………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. MỤC TIÊU: - Trẻ biết gọi tên các thành viên trong gia đình, biết được các công việc của mọi người trong gia đình. - Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ có chủ đích. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng mọi người trong giam đình. II. CHUẨN BỊ : - Một số tranh ảnh về gia đình. - Bút chì, giấy vẽ. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 3 Hát đi nào - Cô và trẻ hát: “ Cả nhà thương nhau’ - Trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gi? + Vậy trong gia đình có những ai? + Tất cả mọi người trong gia đình đối vơi nhau như thế nào? Để xem mọi người trong gia đình làm gì? Làm như thế nào? Thì hôm nay cô và các con cúng nhau trò chuyện về các thành viên và công việc của những người thân trong gia đình nha! Cả nhà thương nhau Cô cho trẻ xem tranh gia đình bé Lan. - Trò chuyện: Trong gia đình bé Lan gồm có những ai? ( Có ông, bà, cha, mẹ, chị…) Gia đình bạn Lan gồm có mấy người? ( có 5 người) Con hãy nhìn xem mọi người đang làm gì? ( ông đang chăm sóc cây, bà đang vá áo, ba đang đọc báo, mẹ nấu ăn, bé Lan đang học bài) Gia đình nhiều người còn gọi là gia đình gì? ( là gia đình lớn) Cô cho trẻ xem tranh gia đình bạn Mai - Trò chuyện; Còn đây là gia đình bạn Mai nè các con. Gia đình bạn Mai gồm có những ai? ( Có, cha, mẹ, Mai) Các con hãy đếm xem có bao nhiêu người? ( 1,2 ,3 có ba người) Gia đình bạn Mai còn được là gia đình gì? ( gia đình nhỏ) Công việc cũng những người thân trong gia đình bạn Mai đang làm gì? ( trẻ tự trả lời) Những người sống trong gia đình phải như thế nào? ( Biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, biết kính trên nhườn dưới) Cô hỏi thêm một vài trẻ về gia đình và công việc những người thân trong gia đình trẻ. Luyện tập - Cô cho trẻ giới thiệu về gia đình mình, công việc của mỗi thành viên trong gia đình - Trẻ nói cho cô biết gia đình mình là gia đình lớn hay là gia đình nhỏ. Cháu vẽ ai? - Cô cho trẻ người thân trong gia đình . - Cô gợi ý cho trẻ vẽ. - Cô nhận xét và kết thúc tiết học. Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2010 MỤC TIÊU: - Trẻ thuộc bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” - Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng mọi người trong giam đình II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh vẽ minh họa bài thơ. - Bút chì, giấy vẽ. III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1 Đón trẻ Trò chuyện Trong gia đình con yêu ai nhất? Tại sao? HOẠT ĐỘNG 2 Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Múa cho mẹ” ĐT : Thở 1 ĐT : Tay 2 ĐT : Chân 1 ĐT : Lườn 4 ĐT : Vặn mình 1 ĐT : Bật 2 HOẠT ĐỘNG 3 Bé ơi hát lên - Cô và trẻ cùng hát: “Cháu yêu bà” - Trò chuyện: Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về gì vậy các con? Bà là người chúng mình Giữa vòng gió thổi - Cô đọc diễn cảm lần 1 :Tóm nội dung - Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, sự quan tân của bé dành cho bà. Biết bà ốm, bè rất thương và lo cho bà. - Cô đọc lần 2 : Kết hợp xem tranh - Cô đọc đến đoạn nào trẻ nêu ý nghĩa đến đoạn đó. - Đàm thoại: Bài thơ nói lên điều gì ? Vì sao bé lại bảo chú Gà Nâu và chị Vịt Bầu đừng cĩa nhau và gào ầm ĩ nữa? ( để bà ngủ) Khi thấy bà ốm bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào? Ngoài ra, bé còn làm gì nữa? Qua bài thơ, con thấy tình cảm của bé đối với bà như thế nào? Thế các con có làm gì để giúp bà? Theo con con muốn đặt tên gì cho bà thơ này? Trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ - Từng tổ đọc thơ - Nhóm nam, nữ đọc luân phiên - Cá nhân biểu diễn Bé thích làm gì ? - Cô cho trẻ hát bài “ Bà còng đi chợ” - Nhận xét và kết thúc tiết học. HOẠT ĐỘNG 4 Bé cùng chơi Quan sát cây xanh trong trường Trò chơi dân gian : “Nhảy lò cò” HOẠT ĐỘNG 5 Bé chơi gì? - Khoa học: Cho trẻ quan sát vật chìm, vật nổi. - Học tập : Kể số người trong gia đình. HOẠT ĐỘNG 6 Ôn lại hoạt động sáng NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 07 tháng 11 năm 2010 MỤC TIÊU: Trẻ biết tên và thuộc bài hát, hiểu từng động tác theo lời ca. Trẻ nhận ra giai điệu bài hát, phát hiện ra tên bạn qua giọng hát. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng bà và mẹbiết yêu thương kính trọng bà và mẹ. II CHUẨN BỊ : Bài hát “Cháu yêu bà”, “Chỉ có một trên đời”. Đàn, một số nhạc cụ. Bài thơ “ Thăm nhà bà”. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG 1 Đón trẻ Trò chuyện - Gia đình con gồm mấy người? - Tên họ là gì? Làm nghề gì? HOẠT ĐỘNG 2 Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Múa cho mẹ xem” ĐT : Thở 1 ĐT : Tay 2 ĐT : Chân 1 ĐT : Lườn 4 ĐT : Vặn mình 1 ĐT : Bật 2 HOẠT ĐỘNG 3 Cùng nhau vận động - Cô và trẻ đọc bài thơ: “ Thăm nhà bà” - Trò chuyện: + Bài thơ nói về gì vậy các con? + Khi đến thăm nhà bà nhưng bà đã đi đâu? + Bạn nhỏ đã làm gì để giúp bà? - Đúng rồi! Các con phải biết giúp đỡ bà những việc nào phù hợp với sức mình. Ngoài ra, chúng ta phải biết kính trọng ông bà cha mẹ. - Cô cũng có bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với bà của mình. Bây giờ, các con hãy lắng nghe nha!. Bé hát cúng cô - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Cháu yêu bà ”. - Cho trẻ đoán tên bài hát. - Cô hỏi cháu thích vận động gì? - Cô vận động mẫu lần 1: Có đàn. - Cô vận động mẫu lần 1: Không đàn – giải thích cách vận động. “ Bà ơi bà!.....lắm” : Hai tay đưa trước ngực nhún nhịp. “ Tóc bà trắng…..như mây” : Hai tay làm động tác vuốt tóc. “ Cháu yêu…..tay” : Hai tay bắt chéo trước ngực. “ Khi cháu….bà vui” : Vỗ tay sang trái, phải. - Trẻ thực hiện: Cả lớp hát không đàn. Từng tổ không đàn. Nhóm có đàn. Cá nhân vận động. Bé nghe hát - Ngoài bà ra gia đình các con có ai nữa? ( cha, mẹ, anh, chị) - Vậy ai là người gần gũi và yêu thương con nhất? ( mẹ) - Cô mở nhạc bài: “ Cho con ” - Trẻ đoán tên bài hát. - Cô hát cho trẻ nghe có đàn. * Bài hát thể hiện tình cảm tha thiết của con đối với mẹ. Mẹ luôn luôn đem đến cho con hạnh phúc và nâng bước con đi trong cuộc sống. - Mời trẻ lên minh họa cùng cô. Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” Luật chơi: Khi nghe cô hát lớn ( nhỏ) ở chỗ bạn nào thì đồ vật ở sau lưng bạn đó. Cách chơi: Một bạn sẽ đi vòng quanh các bạn, đến chỗ bạn nào có đồ vật cô sẽ hát lớn ( nhỏ) để bạn chơi tìm ra đồ vật và gọi tên đồ vật đó. - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. HOẠT ĐỘNG 4 Dạo sân trường - Chơi tự do. - Trỏ chơi dân gian: “Nhảy lò cò” HOẠT ĐỘNG 5 Chơi với bạn vui ghê! Phân vai: Người nội trợ tài ba. Nghệ thuật: Tô màu các đồ dùng trong gia đình. Hát về các bài hát theo chủ đề. HOẠT ĐỘNG 6 Dạy thơ “Làm anh” NHẬN XÉT ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. MỤC TIÊU: - Trẻ thuộc bài thơ “ Làm anh” - Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng mọi người trong gia đình. II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh vẽ minh họa bài thơ. - Bút chì, giấy vẽ. III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 3 Hát lên nào - Cô và trẻ hát : “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện: Gia đình con gồm mấy người? Tên họ là gì? Làm nghề gì? Con có em hoặc là anh không? - Khi mình làm anh, mình phải đối với em như thế nào? Làm anh - Cô có một bài thơ nói về tình cảm anh đối với em mình rất là thương em. Các có muốn biết bài thơ đó không? - Cô đọc diễn cảm lần 1 :Tóm nội dung - Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, sự quan tân của người làm anh dành cho em mình. Khi em ngã anh sẽ nâng đỡ em dậy, khi có bánh hay đồ chơi đẹp cũng nhường cho em. - Vậy các con có làm được như bạn nhỏ trong bài thơ không? - Cô đọc lần 2 : Kết hợp xem tranh - Cô đọc đến đoạn nào trẻ nêu ý nghĩa đến đoạn đó. - Đàm thoại: Bài thơ nói lên điều gì ? Vậy các con có làm được như bạn nhỏ trong bài thơ không? Ở nhà con có làm gì cho anh ( em , chị) của mình không? Các con có bao giờ giúp đỡ em bé nhỏ hơn mình chưa? Thế con giúp như thế nào? Các con có thích được làm anh hoặc chị không? Trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ - Từng tổ đọc thơ - Nhóm nam, nữ đọc luân phiên - Cá nhân biểu diễn. - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. Bé thích làm gì ? - Cô cho trẻ vẽ anh hoặc chị. - Cô gợi ý cho trẻ vẽ. - Trẻ về chỗ thực hiện. - Nhận xét và kết thúc tiết học. Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2010 MỤC TIÊU: Trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. Ôn lại số lượng 6 và đếm được số quần áo trong phạm vi 6. Trẻ biết so sánh 2 nhóm đối tượng, phát huy tính tích cực. Yêu quí đồ dùng cá nhân, tham gia học tích cực. II. CHUẨN BỊ : 14 cái cái chén. 14 cái cái muỗng. Thẻ số 6,7. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1 Đón trẻ Trò chuyện Gia đình con là gia đình nhỏ hay lớn? Có em hay anh không? Con có thích mình làm anh hoặc làm chị không? HOẠT ĐỘNG 2 Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Múa cho mẹ xem” ĐT : Thở 1 ĐT : Tay 2 ĐT : Chân 1 ĐT : Lườn 4 ĐT : Vặn mình 1 ĐT : Bật 2 HOẠT ĐỘNG 3 Bé đếm xem nào? - Cô hát “ Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện: Các con vừa hát bài hát gì? (Cả nhà thương nhau ) Trong bài hát có những ai? ( ba, mẹ, bé) Vậy gia đình chỉ có ba, mẹ, bé là gia đình gì ? ( gia đình nhỏ) Trẻ học toán * Ôn sô lượng 6 - Cho trẻ xem tranh gia đình của cô. ( tranh vẽ 6 người : ông bà ba mẹ…) - Cho trẻ đếm số lượng trong tranh cùng cô. Vậy gia đình cô có 6 người gọi là gia đình gì? ( gia đình lớn) - Hãy tìm thẻ tương ứng với số lượng người trong tranh. * Đếm đến 7 - Nhà cô có nấu súp để đãi em cô ở xa về, vậy bây giờ cô sẽ ra bàn mấy cái chén? ( xếp ra 7 cái chén). Cho trẻ đếm Chén chén chén chén chén chén chén Muỗng muỗng muỗng muỗng muỗng muỗng - Đã đủ số muỗng cho chén chưa các con? ( chưa) - Vậy nhóm chén và nhóm muỗng như thế nào với nhau? ( không bằng nhau) - Nhóm nào nhiều hơn? ( nhóm chén nhiều hơn nhóm muỗng) - Nhiều hơn mấy? ( nhiều hơn 1) - Nhóm nào ít hơn? ( nhóm muỗng ít hơn nhóm chén) - Ít hơn mấy? ( ít hơn 1) - Muốn nhóm chén và nhóm muỗng bằng nhau cô làm sao? ( thêm 1 cái muỗng) - Cho trẻ đếm lại. - Để hiển thị cho số lượng 7 cô số mấy? ( số 7) - Gắn thẻ số 7.Cho trẻ lặp lại - Cô phân tích số 7 : Gồm 1 nét ngang và 1 nét xiên. Chuyền tay số 7 và đọc. * Cháu hiểu như thế nào? - Các con ơi! Ăn xong rồi thì chúng ta làm gì? ( uống ). Dùng gì để uống? ( ly…) - Mời 1 trẻ lên giúp cô xếp ra bàn 7 cái ly. Cho trẻ đếm - Ngoài ly ra thì uống bằng gì nữa ( ca) Ly ly ly ly ly ly ly Ca ca ca ca ca - Nhóm ly và nhóm ca như thế nào với nhau? ( không bằng nhau) - Nhóm nào nhiều hơn? ( nhóm ly nhiều hơn nhóm ca) - Nhiều hơn mấy? ( nhiều hơn 2) - Nhóm nào ít hơn? ( nhóm ca ít hơn nhóm ly ) - Ít hơn mấy? ( ít hơn 2) - Muốn nhóm ly và nhóm ca bằng nhau cô phải làm sao? ( thêm 2 cái ca) - Cô mời 1 trẻ lên xếp 2 cái ca. - Cho trẻ đếm lại. - Để hiển thị cho số lượng 7 cô số mấy? ( số 7) - Gắn thẻ số 7.Cho trẻ lặp lại Luyện tập - Cho trẻ vừa đi lấy rổ giáo cụ vừa đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” - Trong rổ con có cái gì? ( trẻ tự trả lời) - Các con hãy xếp tất cả số ly trong rổ thành hàng ngang. - Thế muốn khuấy nước chanh ta dùng gì để khuấy? ( muỗng) - Hãy để vào cho cô số muỗng thương ứng với số ly, sao cho số muỗng ít hơn số ly là 1. - Nhóm ly và nhóm muỗng như thế nào với nhau? ( không bằng nhau) - Nhóm nào nhiều hơn? ( nhóm ly nhiều hơn nhóm muỗng) - Nhiều hơn mấy? ( nhiều hơn 1) - Nhóm nào ít hơn? ( nhóm muỗng ít hơn nhóm ly ) - Ít hơn mấy? ( ít hơn 1) - Muốn nhóm ly và nhóm muỗng bằng nhau cô phải làm sao? ( thêm 1 cái muỗng) - Cho trẻ đếm lại. - Để hiển thị cho số lượng 7 cô số mấy? ( số 7) - Gắn thẻ số 7.Cho trẻ lặp lại. - Các con hãy để cất tất cả số vào rổ đi nào! - Bây giờ, các con hãy để vào cho cô số ống hút tương ứng với số ly , sao cho số ống hút sẽ ít số ly là 2. - Nhóm ly và nhóm ống hút như thế nào với nhau? ( không bằng nhau) - Nhóm nào nhiều hơn? ( nhóm ly nhiều hơn nhóm ống hút) - Nhiều hơn mấy? ( nhiều hơn 2) - Nhóm nào ít hơn? ( nhóm ống hút ít hơn nhóm ly ) - Ít hơn mấy? ( ít hơn 2) - Muốn nhóm ly và nhóm ống hút bằng nhau cô phải làm sao? ( thêm 2 cái ống hút) - Cho trẻ đếm lại. - Để hiển thị cho số lượng 7 cô số mấy? ( số 7) - Gắn thẻ số 7.Cho trẻ lặp lại. Bé chơi gì? * Tạo nhóm có số lượng 7 - Chia lớp ra thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm trong bức tranh đồ dùng trong gia đình và khoanh tròn đồ dùng đó có số lượng 7. * Bé giúp mẹ đi chợ - Chia thành 2 nhóm đi chợ mua đồ dùng để nấu ăn theo yêu cầu của cô + Mua 7 cái chén. + Mua 7 đôi đũa. + Mua 7 cái ly. + Mua 7 thực phẩm. - hai nhóm mua xong về bầy ra trên bàn thành 1 bàn ăn. - Cô cho trẻ thực hiện. - Nhận xét. HOẠT ĐỘNG 4 Dạo sân trường - Chơi tự do. - Trò chơi dân gian: “ Kéo co” HOẠT ĐỘNG 5 Chơi với bạn vui ghê! - Khoa học: Cho trẻ quan sát vật chìm, vật nổi. - Học tập : Kể số người trong gia đình. HOẠT ĐỘNG 6 Ôn lại hoạt động sáng . NHẬN XÉT ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2010 MỤC TIÊU: -Trẻ biết phối hợp các đường nét để vẽ chân dung của mình, hiểu và nói được một số phận trên gương mặt mình. -Biết sắp xếp bố cục hợp lí, màu sắc sáng tạo. -Trẻ thích tham gia các hoạt động. CHUẨN BỊ : -Bút màu, giấy vẽ, tranh về chân dung bé trai, bé gái. -Vở tạo hình, một số bài hát theo chủ đề. III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG 1 Đón trẻ Trò chuyện Trong các ngày nghỉ gia đình con thường đi đâu chơi? Làm gì? HOẠT ĐỘNG 2 Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Múa cho mẹ xem” ĐT : Thở 1 ĐT : Tay 2 ĐT : Chân 1 ĐT : Lườn 4 ĐT : Vặn mình 1 ĐT : Bật 2 HOẠT ĐỘNG 3 Trường em đẹp lắm - Cô và trẻ hát : “ Cháu yêu bà” - Trò chuyện: + Trong bài hát nói về điều gì? + Vậy các con có như bạn nhỏ trong bài thơ hay không? - Các con phải biết yêu thương kính trọng ông cha mẹ mình, phải luôn luôn giúp đỡ những người thân trong gia đình. Mình nhỏ thì giúp việc nhỏ. - Để thể hiện tình cảm của con đối với người thân trong gia đình cô sẽ cho các con vẽ chân dung người thân trong gia đình của mình nha! - Cô cho trẻ xen tranh mẫu người thân trong gia đình - Trò chuyện: Các con hãy mô tả lại trong tranh có những ai? Có muốn vẽ ai trong gia đình mình? - Cô mô tả chân dung của 1 số người thân trong gia đình qua một bức tranh. Cô vẽ mẫu lần 1 : Không giải thích. Cô vẽ mẫu lần 2: Giải thích. - Bây giờ các con hãy về chỗ làm những họa sĩ vẽ về chân dung của mình thật đẹp đi nào! Họa sĩ nhí Cô cho trẻ về bàn vẽ, cô quan sát trẻ. Trưng bày và nhận xét sản phẩm của bạn. Nhận xét của cô. HOẠT ĐỘNG 4 Bé chơi gì? Chơi tư do Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê” HOẠT ĐỘNG 5 Bé ơi cùng chơi với bạn! Phân vai: Người nội trợ tài ba. - Xây dựng : Ngôi nhà của bé. HOẠT ĐỘNG 6 - Kể chuyện “ Tích chu ” NHẬN XÉT ……………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. MỤC TIÊU: - Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện. - Thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật. - Giáo dục trẻ biết kính trọng yêu thương ông bà , cha mẹ. II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa câu chuyện “ Tích chu” III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG 3 Cháu hát cùng cô Cô và trẻ hát: “ Cháu yêu bà” Trò chuyện: + Các con vừa bài hát nói về ai? ( nói về bà) + Con thấy bà mình như thế nào? ( bà đã già, tóc đã bạc) + Muốn bà được vui thì con phải làm gì? ( con phải biết vâng lời bà và hiếu thảo với bà…) + Ở nhà con thường giúp bà những việc gì? (

File đính kèm:

  • docgia dinh(2).doc