- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết liên kết các nhóm trong vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Chủ động đến nói chuyện .Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi (CS50)
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường Mầm Non.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
40 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10107 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hoạt động góc tuần 1: Lớp học của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
Hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.Góc phân vai
- Cô giáo
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết liên kết các nhóm trong vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Chủ động đến nói chuyện .Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi (CS50)
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “ cô giáo” như: sách, vở, bút, bàn ghế…
- Đóng vai cô giáo, trẻ trong một hoạt động cụ thể ở trường Mầm Non.
- Cô vào góc chơi cùng trẻ, giúp trẻ nhận va chơi.
- Hướng dẫn trẻ một số kĩ năng của vai chơi.
- Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi. Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
2.Góc xây dựng
Xây dựng trường Mầm Non
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường Mầm Non.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
- Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ…
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay.
- Hàng rào, cây, hoa,…
- Khối lắp ráp.
Sỏi, đá, que, hạt, hột...
- Xây dựng trường Mầm Non với các lớp học, sân chơi ngoài trời, có cây cảnh, vườn hoa…
- Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi, nếu trẻ chưa tự chơi được.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường Mầm Non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì.
- Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ…thẳng, đều, hợp lí.
Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi như đu quay, cầu trượt, bập bênh,…
3.Góc nghệ thuật
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán.
- Tô màu trường Mầm
Non
- Cắt dán nặn đồ chơi trẻ yêu thích.
- Hát các bài hát theo chủ đề
- Trẻ biết cầm bút đúng cách.
- Tô màu không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ( CS 6 )
- Nghe nhạc và hát các bài hát về trường Mầm Non.
- Nhận ra giai điệu vui buồn của bài hát (CS 99)
- Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ.
- Đất nặn, băng, kéo, hồ dán.
- Tranh vẽ, tranh xé dán về trường Mầm Non và hoạt động ở trường Mầm Non.
- Hột, hạt, que.
- Giấy báo, họa báo, vải vụn, lá cây.
- Nhạc cụ, cát-sét, băng, nhạc, , đồ dùng, đồ chơi âm nhạc ( phách, xắc-xô, mũ múa, trang phục múa).
- Tô, vẽ, in hình, xé dán, gấp, xếp hình về trường, đồ chơi,…
- Tô, vẽ, in hình, xé dán, gấp, xếp hình về trường, đồ chơi,…
- Nghe các bài hát về trường Mầm Non, về cô giáo, về ngày khai trường…
- Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp.
4. Góc thư viện
- Đọc sách tranh truyện liên quan chủ đề
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Phát triển khả năng ghi nhớ các câu chuyện.
- Trẻ biết cầm sách đúng chiều và nhẹ nhàng mở từng tranh một để xem, không làm hư hỏng, rách sách,…
- Các tranh truyện theo chủ đề cho trẻ đọc.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm
- Cô trò chuyện về nội câu chuyện mà muốn giới thiệu cho trẻ theo tranh.
- Cô theo dõi và để cháu chơi tốt hơn.
5. Góc học tập
- Tô các nét cơ bản
- Xem tranh trường Mầm Non.
- Biết tô thật đẹp các nét cơ bản, hứng thú xem tranh về trường Mầm Non.
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. (CS 69)
- Bút sáp, giấy cho trẻ tô.
- Chuẩn bị không gian đầy đủ cho trẻ quan sát và xem tranh ảnh về trường Mầm Non.
- Tranh lôtô về hoa quả, đồ dùng, đồ chơi trong trường Mầm Non.
- Các loại sách tranh truyện về trường Mầm Non.
.
- Chơi lô-tô đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, tập phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau.
- Tô, vẽ chữ cái, chử số tranh hoa quả.
- Ghép tranh vẽ trường Mầm Non, đồ dùng trong lớp.
- Trang trí, cắt dán chữ cái, chữ số.
- Hướng dẫn trẻ cách lật, mở sách, xem tranh và gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ. Động viên trẻ để trẻ tìm từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện
6. Góc khoa học
- Chăm sóc cây: lau lá, tưới cây.
- Hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây.
- Không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh ( CS 23)
- Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát cây.
- Chuẩn bị khăn lau ẩm để trẻ lau lá.
- Chuẩn bị bình nước để trẻ tự chăm sóc cây.
- Hằng ngày, cho trẻ tươi, xới cây, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên.
- Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống.
KẾ HOẠCH TUẦN 1 : LỚP HỌC CỦA BÉ
( Từ 03/ 09 – 07/ 09/2012 )
Tung bóng lên cao và bắt bóng
- VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Trò chơi VĐ : Cáo và Thỏ
- Hồi tỉnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
Lớp Lá 1 mến yêu
- Trò chuyện với trẻ về lớp học: có cô giáo có các bạn, tên cô và tên bạn, bạn thân nhất của bé là ai? Công việc hàng ngày của cô.
Phân vai: Cô giáo
Xây dựng: Xây trường Mầm Non.
Nào ta cùng học
-Đọc thơ “ Bàn tay cô giáo”
- Làm quen : O, Ô, Ơ
- Trò chuyện với trẻ về những hoạt động của lớp học: qui định về học tập, vui chơi, sinh hoạt.
- Nhặt lá trong sân trường
- Nghe nhạc: Bàn tay cô giáo.
- Cô về các lớp mẫu giáo.
Khoa học: Chăm sóc cây xanh
Học tập: Tô màu các nét cơ bản
LỚP HỌC CỦA BÉ
Cùng làm họa sĩ
-Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn.
- Kể chuyện: Món quà của cô giáo
- Âm nhạc: Em đi mẫu giáo.
- Dạo chơi, nhặt lá làm đồ chơi.
- Chọn và phân loại đồ dùng đồ chơi.
Gà tơ đi học
- Hát “ Vui đến trường”
- Cô kể chuyện
- Đàm thoại
- Trò chơi: Gà mổ thóc
Nghệ thuật:
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán
- Hát các bài hát theo chủ đề
Xây dựng: Xây trường Mầm Non.
Nốt nhạc tuổi thơ
- Hát và VĐ theo nhịp:“Em đi mẫu giáo”
- Nghe: Ngày đầu tiên đi học.
- TCÂN: Đoán tên bạn hát
- Chơi: Làm cô giáo
- Vẽ tranh cô giáo,các bạn trong lớp.
Thơ: mẹ và cô
- Hát “ Mẹ và cô”
- Cô đọc thơ diễn cảm.
- Đàm thoại
- Cho trẻ làm quà tặng cô:Tô màu tranh tặng cô
Nghệ thuật:
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán
- Hát các bài hát theo chủ đề trường Mầm Non
Thư viện : Xem truyện tranh theo chủ đề
Ôn số lượng trong pham vi 5.So sánh chiều rộng
- Trò chuyện với trẻ về đồ dùng học tập.
- Nghe hát: Đi học
- Ôn số lượng trong pham vi5.
So sánh chiều rộng
- Trò chơi: “Nhặt bóng vào rổ trong phạm vi 5”
Phân vai: Cô giáo
Học tập: Tô màu các nét cơ bản
Các bài hát, câu truyện theo chủ đề trường Mầm Non
Tranh ảnh theo chủ đề.
Các chữ cái chữ O, Ô, Ơ.
Tranh lôtô chủ đề Trường Mầm Non
Thẻ số từ 1 đến 5
Đồ dùng đồ chơi các góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập, góc thư viện…
Một bài hát, bài thơ có theo chủ đề trường Mầm Non và Tết Trung Thu.
Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2012
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết tung và bắt bóng bằng hai tay ( CS 3)
- Trẻ biết tung bóng lên cao bằng hai tay, khi bóng rơi xuống bắt bóng bằng hai tay không làm rơi bóng , không ôm bóng vào ngực.
- Trẻ tham gia xây dựng trường Mầm Non cùng cô. Trẻ biết chơi thể hiện vai cô giáo và các cháu. Tham gia chơi tích cực các góc chơi khác.
CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô :
Bài hát “Bàn tay cô giáo”
2 bàn để đồ chơi
Trò chơi “Cáo và Thỏ”
- Đồ dùng của trẻ :
10 quả bóng
- Đồ chơi các góc:
Góc phân vai : Bảng, tập sách, … để trẻ thể hiện vai cô giáo.
Góc xây dựng : Các khối gỗ, cây xanh, mô hình trường mầm non, cầu tuột, xích đu, bập bênh…
Đồ dùng đồ chơi các góc.
III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
1
Đón trẻ
Trò chuyện
- Dạo chơi quanh các góc chơi, xem cách bày trí , sắp xếp đồ chơi, trò chuyện với trẻ lớp học của trẻ , có các góc chơi nào, những đồ dùng đồ chơi gì?
HOẠT ĐỘNG 2
Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: Trường chúng cháu đây là trường Mầm non.
ĐT : Thở 1
ĐT : Tay 2
ĐT : Chân 1
ĐT : Lườn 4
ĐT : Vặn mình
ĐT : Bật 2
HOẠT ĐỘNG 3
Tung bóng lên cao và bắt bóng
Cô cùng trẻ hát : “Bàn tay cô giáo”
Cô hỏi trẻ :
Trong bái hát, cô giáo đã làm gì cho các cháu? ( cô giáo tết tóc, vá áo cho các cháu)
Lớp mình có mấy cô? Là những cô nào?
Ngoài các cô trong lớp cháu còn biết những ai?( cho trẻ tự kể : các bác cấp dưỡng, các bác lao công…)
Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp…
Khởi động:
Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
Cho trẻ về hai hàng dọc, điểm số 1 – 2 chuyển thành 4 hàng rồi quay ngang.
Trọng động
a ) Bài tập phát triển chung
- Động tác tay
Chân : Ngồi xuống đứng lên
- Lườn : Đứng quay người sang hai bên
Bật : Bật tại chỗ
b ) Vận động cơ bản
*Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1, không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 và giải thích: Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai chân sang ngang rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh, dùng lực của cánh tay tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống, đỡ bóng bẳng hai tay không làm rơi bóng
- Cô làm mẫu lần 3
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1 : Gọi 2 trẻ lên tung bóng
- Lần 2 : Lần lượt cho từng trẻ lên tung bóng
- Cô chú ý sửa sai
- Tuyên dương những bạn làm được.
c ) Trò chơi: “ Cáo và Thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Cách chơi: Một trẻ làm Cáo, số còn lại đóng vai Thỏ. Khi thấy Cáo xuất hiện thì các chú Thỏ nhanh chóng chạy về nhà của mình.
+ Luật chơi: Cáo chỉ được bắt những chu Thỏ chạy chậm. Chú Thỏ nào bị bắt phải ra ngoài một lần chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, cô bao quát sửa sai cho trẻ.
Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
HOẠT ĐỘNG 4
Chơi với bạn vui ghê!
Chơi : “Kéo cưa lừa xẻ”
HOẠT ĐỘNG 5
Bé yêu lớp Lá của mình
Phân vai: Cô giáo
Xây dựng: Xây trường Mầm Non.
HOẠT ĐỘNG 6
Làm quen với vở bé tập tô, tô đường đi theo nét in mờ.
Dạy trẻ rửa tay.
NHẬN XÉT
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết tên lớp học của mình , tên cô giáo, tên các bạn. Biết lớp Lá là lớp lớn trong trường, là anh của các em lớp Mầm, Chồi.
- Phân biệt được lớp mình và các lớp khác, sắp xếp đồ dùng đồ chơi có trật tự, ngăn nắp, tham gia vào các hoạt động nhanh nhẹn.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, nhượng nhịn các em nhỏ, chơi đoàn kết với bạn.Biết sử dụng tiết kiệm năng lượng điện.
CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô:
Bài hát: “Vui đến trường”
Một số tranh ảnh về các sinh hoạt của trẻ trong lớp học: giờ học ,giờ chơi, giờ ăn, ngủ…
Bảng cho trẻ gắn tranh.
- Đồ dùng của cháu:
10 quả bóng
- Một số tranh ảnh về các sinh hoạt của.
- Giấy màu, kéo, hồ dán , bóng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 3
Vui đến trường
- Cho trẻ hát bài: “Vui đến trường”.
Trò chuyện về nội dung hát bài để dẫn vào bài.
- Hàng ngày , khi ông mặt trời thức dậy các con làm gì?
- Đến trường con gặp những ai?
- Chúng ta hãy cùng trò chuyện về lớp học của chúng ta nhé!
Lớp học của em
Các con học lớp gì?
Các con đến lớp để làm gì?
Cô giáo của các con tên gì?
Lớp có bao nhiêu bạn?
- Cô cho trẻ quan sát các đồ dùng, đồ chơi được trưng bày trong từng góc chơi.
- Cô hỏi trẻ:
Ở đây có những đồ dùng, đồ chơi gì?
Cái này gọi là gì?
- Cô đưa trẻ sang góc khác và hỏi:
Những đồ vật trong lớp để làm gì?
Bàn, ghế dùng để làm gì?
Đồ chơi dùng để làm gì?
Muốn các đồ dùng trong lớp không bị hỏng, các con phải làm sao?
( Muốn các đồ dùng, đồ chơi được bền, chúng ta phải giữ gìn, khi chơi phải nhẹ tay, cẩn thận…Khi chơi xong phải xếp chúng đúng chỗ và gọn gàng. Ngoài ra, Trong lớp chúng ta có những đồ dùng sử dụng năng lượng điện thì chúng ta phải sử dụng tiết kiệm như: Khi ra ngoài phải tắt đèn và quạt…)
Tìm bạn thân
- Trẻ vừa đi vừa hát “ Tìm bạn thân”
- Cô nói “tìm bạn, tìm bạn” thì 1 bạn trai tìm 1 bạn gái.
- Chơi 2 -3 lần.
- Hát “ Trường cháu đây là trường mầm non”
- Nhận xét và kết thúc.
Thứ ba ngày 04 tháng 09 năm 2012
MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận ra và phát âm được chữ cái O, Ô, Ơ, trong tiếng và từ trọn vẹn.
- Rèn luyện trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ. Biết phân biệt cấu tạo chữ. - Biết nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (CS 91)
- Tham gia học tích cực, biết thực hiện các qui định của cô đưa ra trong giờ chơi.
II. CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô:
Bài hát: “ Cô và mẹ”
Tranh có kèm từ chứa chữ cái O, Ô, Ơ và thẻ từ chữ cái O, Ô, Ơ
Đồ dùng đồ chơi có dán chữ O, Ô, Ơ và các chữ khác…
Câu đố “ Quả nho”
Trò chơi : “Chuyển gạch ”
- Đồ dùng của cháu:
Thẻ từ chữ cái O, Ô, Ơ
Giấy vẽ, bút chì màu
III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
1
Đón trẻ
Trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về các qui định ở lớp học về học tập, sinh hoạt:
Cất đồ dùng đúng chỗ
Giờ học phải chu ý, không làm ồn
Chơi xong phải cất đồ chơi
HOẠT ĐỘNG 2
Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: Trường chúng cháu đây là trường Mầm non.
ĐT : Thở 1
ĐT : Tay 2
ĐT : Chân 1
ĐT : Lườn 4
ĐT : Vặn mình.1
ĐT : Bật 2
HOẠT ĐỘNG 3
Hát lên nào
- Cho trẻ hát “ Cô và mẹ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cô gắn tranh có từ “ Cô giáo”
- Trong từ “ Cô giáo” có rất nhiều chữ cái ghép lại. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con biết và phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ
Bé làm quen chữ cái
- Cô gợi ý cho trẻ tìm chữ Ô trong từ “ Cô giáo”
- Phân tích cấu tạo chữ Ô
( chữ “ Ô” là 1 nét cong tròn kín có thêm dấu mũ trên đầu )
- Cô đố:
“ Quả gì thường ở trên giàn
Từng chùm chín mọng mang toàn chữ O”
- Cô gắn từ “quả nho”
- Cô cho trẻ phát âm “ O”
- So sánh phân biệt 2 chữ O, Ô.
Giống nhau: đều là nét cong tròn kép kín
Khác nhau: chữ O không có dấu mũ, chữ Ô có dấu mũ
- Cô tiến hành phân tích từ “ Cờ bé ngoan”
- Tìm ra chữ Ơ
- Cô gợi ý so sánh chữ O, Ơ.
Giống nhau: đều là nét cong tròn kép kín
Khác nhau: chữ Ơ có thêm cái râu trên đầu.
- So sánh phân biệt 3 chữ O, Ô, Ơ.
- Luyện phát âm chữ O, Ô, Ơ.
Luyện tập
- Tìm chữ O, Ô, Ơ theo yêu cầu của cô.
- Xếp chữ O, Ô, Ơ bằng hột, hạt
Trò chơi “Về đúng lớp”
- Cô giải thích trò chơi
- Cháu tham gia chơi 2 – 3 lần.
- Cá nhân.
- Cả lớp đọc lại
Bé thích làm gì ?
- Trò chơi : “Chuyển gạch ”
+ Cô chú công đang chuẩn bị xây dựng một chiếc cầu mới nữa nhưng gạch đã hết. Các con hãy giúp các cô chú ấy bằng cách chuyển những viên gạch đến cho các chú nhe!
+ Cho trẻ chơi 1- 2 lần.
- Nhận xét kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG 4
Bé cùng chơi
- Dạo sân trường, nhặt là cây
- Đếm các đố dùng đồ chơi
HOẠT ĐỘNG 5
Lớp học mến yêu
Khoa học: Chăm sóc cây xanh
Học tập: Tô màu các nét cơ bản
HOẠT ĐỘNG 6
- Ôn lại hoạt động sáng.
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 05 tháng 09 năm 2012
MỤC TIÊU:
Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “ Em đi mẫu giáo”.Nhận ra bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”
Hát diễn cảm đúng giai điệu bài hát, thể hiện niềm vui khi được đến trường.Vận động vỗ tay nhịp nhàng theo đàn.
Trẻ biết kể lại những biểu hiên của mình qua ngày đầu tiên đi học.
Chơi tốt các góc : Phân vai : Cô giáo, biểu diễn văn nghệ ngày khai giảng năm học mới.
CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô:
Bài hát: “Em đi mẫu giáo”, “ Ngày đầu tiên đi học”
Bài thơ “ Bạn mới”
Trò chơi : “Đoán tên bạn hát”
- Đồ dùng của cháu:
Mũ chóp kín
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG
1
Đón trẻ
Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về ngày đầu tiên đi học: Ai đã đưa bé đi học? Đến trường có những ai?
HOẠT ĐỘNG
2
Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: Trường chúng cháu đây là trường Mầm non.
ĐT : Thở
ĐT : Tay
ĐT : Chân
ĐT : Lườn
ĐT : Vặn mình.
ĐT : Bật
HOẠT ĐỘNG
3
NỐT NHẠC TUỔI THƠ
- Đọc thơ “ Bạn mới”
- Đàm thoại nội dung bài thơ
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Em đi mẫu giáo”.
- Đoán tên bài hát, mời trẻ hát theo cô 2 – 3 lần.
- Hỏi trẻ các vận động mà trẻ thích.
- Cô giới thiệu vận động : Vỗ tay theo nhịp
- Cô làm mẫu, mời trẻ nhận xét cách vỗ tay theo nhịp
- Cô giải thích : Vỗ 1 nhịp nghỉ 1 nhịp, vỗ theo cách đếm 1 2
- Cả lớp vỗ lần 1 không đàn
- Mời từng tổ, nhóm vỗ có đàn
- Cả lớp vận động có đàn
BÉ HÁT CÙNG CÔ
- Cho trẻ nghe giai điệu.
- Cô và hát cho trẻ nghe “Ngày đầu tiên đi học”.
- Cô múa minh họa cho trẻ xem
TRÒ CHƠI BÉ THÍCH
- Trò chơi : “Đoán tên bạn hát”
- Mời trẻ đội mũ chóp kín, cho bạn khác hát. Khi mở mũ trẻ phải đoán tên bạn, tên bài hát hoặc nhạc cụ gì?
HOẠT ĐỘNG
4
Dạo sân trường
Trò chơi dân gian : Tập tầm vông
HOẠT ĐỘNG
5
Thích làm cô giáo
Nghệ thuật:
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán
- Hát các bài hát theo chủ đề trường Mầm Non
Thư viện : Xem truyện tranh theo chủ đề
HOẠT ĐỘNG
6
- Cho trẻ đọc thơ : “Mẹ và cô”
- Cô và trẻ đàm thoại bài thơ
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ tên, hiểu nội dung bài thơ.
- Biết đọc thơ diễn cảm cùng cô. Trả lời câu hỏi một cách mạch lạc.
- Qua bài thơ trẻ càng yêu cô giáo của mình.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô:
Tranh minh họa bài thơ “Mẹ và cô”
Tranh những hoạt động ở trường Mầm non
Đồ dùng của cháu:
Bài thơ “ Mẹ và cô”
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
3
MẸ VÀ CÔ
- Hát “ Mẹ và cô”
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai ?
- Cô giới thiệu tên bài thơ Mẹ và cô, do Trần Quốc Toàn sáng tác.
BÉ LẮNG NGHE CÔ ĐỌC THƠ
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa, giảng từ khó
Sà vào lòng mẹ : Chạy tới ôm chật mẹ.
Đôi chân lon ton : Bước đi nhỏ nhắn.
* Đàm thoại
Tên bài thơ ?
Buổi sáng bé chào ai ? Làm gì ?
Buổi chiều bé chào ai ? Làm gì ?
Trong lòng bé có những ai ?
Vậy các con có thương cô và mẹ của các con không ?
Thương cô và mẹ thì các con phải làm sao?
Nếu cho con đặt tên bài thơ thì con đặt tên gì ?
BÉ ĐỌC THƠ
- Cô đọc từng câu , trẻ đọc theo cô
- Cả lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ
- Cô quan sát trẻ đọc thơ, chú ý sửa sai cho trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Cả lớp đọc lại.
- Nhận xét và kết thúc tiết học.
Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2012
MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết và đếm số đồ chơi có trong sân trường trong pham vi 5. Nhận biết số 5
- Biết so sánh chiều rộng của 2 vật, phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu.
- Yêu quý và bảo vệ đồ dùng đồ chơi
- Trẻ biết tô chữ số 5, chơi lôtô với các chữ số. vẽ đồ chơi tương ứng chữ số. Xây dựng trường mầm non
CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô:
Mô hình trường Mầm non
Bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Chữ số cho cô giáo.
Rổ nhỏ đựng que tính
Đồ dùng của cháu:
Chữ số từ 1 đến 5 cho mỗi trẻ
Một số chữ số cô để rải rác trên các đồ chơi cho trẻ tìm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
1
Đón trẻ
Trò chuyện
- Theo dõi việc thực hiện các qui định nơi cất đồ dùng cá nhân của trẻ khi đến lớp
- Trò chuyện với trẻ về trường mẫu giáo Hoa Lan : Tên trường, địa chỉ, các khu vực trong trường
HOẠT ĐỘNG 2
Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm Non”.
ĐT : Thở
ĐT : Tay
ĐT : Chân
ĐT : Lườn
ĐT : Vặn mình.
ĐT : Bật
HOẠT ĐỘNG 3
Nào ta cùng Đếm
- Mỗi trẻ tham quan mô hình trường mầm non, vừa đi hát bài trường chúng cháu là trường mầm non
- Đặt câu hỏi về các chi tiết có trong mô hình
+ Xung quanh trường có gì ? ( hàng rào )
+ Trong sân trường có đồ chơi gì ?
+ Hãy đếm số đồ chơi theo từng loại nhé
+ Trẻ đếm đến 5 cô giới thiệu chữ số 5
- Vậy các con hãy đếm số phòng học đi , mỗi phòng học có mấy cửa sổ, mấy cửa ra vào ?
- Cổng trường và cửa lớp cái nào rộng hơn ? làm sao con biết ?
- Muốn biết chắc cái nào rộng hơn xem cô làm nhé cô lấy đồ chơi cho chui qua cổng và đi qua cửa lớp rồi hỏi ;
- Con có nhận xét gì ?( đồ chơi đi qua cổng trường được còn cử lớp thì không )Vì sao?( cổng trường rộng hơn cửa lớp
Luyện tập
- Tìm các chữ số theo yêu cầu được dán trên các đồ chơi trong lớp . Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu
Trò chơi “ nhặt bóng vào rổ trong phạm vi 5”
- Chia cả lớp ra làm hai đội
Đội 1: Nhặt 5 quả bóng màu xanh.
Đội 2: Nhặt 5 quả bóng màu đỏ.
- Đội nào nhặt nhanh và đúng thì thắng cuộc.
Nhận xét và kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG 4
Sân Chơi Của Bé
- Chơi tự do
- Chơi vận động : Đuổi bắt
HOẠT ĐỘNG 5
Bé chơi Các Góc
Phân vai: Cô giáo
Học tập: Tô màu các nét cơ bản
HOẠT ĐỘNG 6
Trò chuyện nhận biết và phòng tránh các nơi nguy hiểm trong trường mầm non
Dạy trẻ vệ sinh răng miệng
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2012
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết sử dụng các nét cơ bản : Nét cong, nét móc…và phối hợp các nét tạo thành chân dung cô giáo.Biết tô màu nét mặt, trang phục của cô bằng các màu tươi sáng.
- Biết phối hợp các kĩ năng vẽ, bố cục tranh hợp lí, tô màu sáng tạo.
- Yêu quí , kính trọng cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô:
Tranh chân dung cô giáo, tranh cả người cô giáo.
Bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Bài thơ “ Mẹ và cô”
Đồ dùng của cháu:
Giấy vẽ, sáp màu
Bàn, ghế..
III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG
1
Đón trẻ
Trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, tình cảm của trẻ đối với bạn, chơi thân với bạn nào.
Nhà bạn ở đâu?
Đối với các bạn trong lớp phải như thế nào?
HOẠT ĐỘNG
2
Tập thể dục buổi sáng theo bài hát: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm Non”.
ĐT : Thở
ĐT : Tay
ĐT : Chân
ĐT : Lườn
ĐT : Vặn mình.
ĐT : Bật
HOẠT ĐỘNG
3
Hát nào bạn
- Cô cho trẻ hát : “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trò chuyện:
Chúng mình vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về điều gì?
Ở lớp cháu có mấy cô?
Là những cô nào?
Trong các cô ở lớp, cháu yêu ai nhất? Vì sao?
Tình cảm của con với cô giáo như thế nào?
Để thể hiện tình cảm đó, hôm nay chúng mình sẽ vẽ một bức tranh để tặng cô nhé!
Cháu yêu cô lắm
- Cô giới thiệu bức tranh: Chân dung cô giáo.
- Cho trẻ nhận xét về bức tranh và cô gợi ý hỏi trẻ:
Hình dáng khuôn mặt của bức tranh như thế nào? Trên mặt có những bô phận nào nữa? Cô tô màu gì?
Tóc cô như thế nào? Tô màu gì
Khi cô vẽ chân dung cô có vẽ tay và chân không?
- Cô vẽ mẫu:
Trước tiên cô vẽ khuôn mặt là nét cong tròn dài từ trên xuống
Sau đó cô sẽ vẽ các bộ phận trên khuôn mặt: Mắt, mũi, miệng.
Đến tóc cô vẽ hai nét móc cong ngược chiều nhau hai bên khuôn mặt.
Vẽ cổ và vai :dưới cằm ,vẽ hai nét thẳng rồi uống ngang làm bờ vai, ngược chiều nhau ở hai bên cằm.
Tiếp theo cô sẽ vẽ cổ áo: là nét cong tròn, hai nét cong ở trên làm cổ áo dài.
Cuối cùng là cô tô màu.
Bé làm họa sĩ
- Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi, cách cầm bút
- Khi vẽ đặt giấy vẽ ngang ngắn, ngồi thẳng lưng, cầm bút bằng tay phải
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
-Cho cả lớp đọc thơ : “Mẹ và cô”
HOẠT ĐỘNG
4
Dạo sân trường
- Nhặt hoa, lá làm đồ chơi
- Chơi “ kết bạn”
HOẠT ĐỘNG
5
Chơi với bạn vui ghê!
Nghệ thuật:
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán
- Hát các bài hát theo chủ đề
Xây dựng: Xây trường Mầm Non.
HOẠT ĐỘNG
6
Kề chuyện “ Gà Tơ đi học ”
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện,
- Thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật.
- Trẻ thích đến trường, đến lớp.
- Trẻ tích tham gia chơi các góc.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô:
Tranh minh họa câu chuyện “ Gà tơ đi học”
Bài hát “Vui đến trường”
Bài thơ “ Mẹ và cô”
Đồ dùng của cháu:
Trò chơi “ Gà mỏ thóc”
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 3
Vui đến trường
Hát “ Vui đến trường”
Cô và trẻ trò chuyện về năm học mới
Cô hỏi trẻ:
Các cháu có thích đi học không?
Đến lớp các cháu được học những môn gì?
Có một bạn nhỏ rất lười đi học chỉ muốn ở nhà ngủ thôi, các cháu có muốn biết đó là bạn nào không? Hãy lắng nghe cô kể chuyện “ Gà tơ đi học”
Gà tơ đi học
Cô kể diễn cảm lần 1
Cô kể diễn cảm lần 2: kèm tranh minh họa – giải thích từ khó
Cô kể diễn cảm lần 3: đàm thoại
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
Trong chuyện có những ai?
Gà mẹ gọi gà tơ đi đâu?
Gà tơ trả lời mẹ như thế nào?
Gà tơ có đi cắm trại với các bạn không?vì sao?
Vì sao gà tơ bị lạc đường?
Gà tơ đã sửa chữa lỗi của mình như thế nào?
Qua câu chuyện này các con phải chăm học không được lười biếng như bạn gà tơ.
Trò chơi “ Gà mổ thóc”
Cô giải thích trò chơi
Cháu tham gia chơi 2- 3 lần
- Nhận xét và kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 2: TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA LAN
Hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.Góc phân vai
File đính kèm:
- mam non.doc