1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm một số loại cây ăn quả như :Cây cam, cây táo, cây xoài, cây dừa, cây chuối, cây mít.
- Trẻ biết các nét vẽ để để thể hiện vườn có một hoặc nhiều loại cây vườn cây ăn quả.
- Biết sắp xếp và bố cục tranh hợp lý
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ các nét cơ bản.
- Rèn cách tô màu và sử dụng màu hợp lý.
c. Thái độ:
- Biết nhận xét sản phẩm của mình và các bạn một cách khách quan.
- Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại quả, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
2. Chuẩn bị:
- Tranh về một số vườn cây ăn quả
- Bút chì, sáp màu, giấy vẽ
3. Phương pháp:
- Đàm thoại
- Quan sát.
- Luyện tập.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động học phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: một số loại cây xanh và cây lương thực - Đề tài Vẽ vườn cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Chủ điểm: Thế Giới Thực Vật
Chủ đề nhánh: Một số loại cây xanh và cây lương thực
Đề tài: Vẽ vườn cây ăn quả
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Ngày dạy:
Người soạn: Lãnh Thị Thu Hà
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm một số loại cây ăn quả như :Cây cam, cây táo, cây xoài, cây dừa, cây chuối, cây mít.
- Trẻ biết các nét vẽ để để thể hiện vườn có một hoặc nhiều loại cây vườn cây ăn quả.
- Biết sắp xếp và bố cục tranh hợp lý
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ các nét cơ bản.
- Rèn cách tô màu và sử dụng màu hợp lý.
c. Thái độ:
- Biết nhận xét sản phẩm của mình và các bạn một cách khách quan.
- Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại quả, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
2. Chuẩn bị:
- Tranh về một số vườn cây ăn quả
- Bút chì, sáp màu, giấy vẽ…
3. Phương pháp:
- Đàm thoại
- Quan sát.
- Luyện tập.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Mở đầu hoạt động:
- Cho cả lớp hát bài “Em yêu cây xanh”. Cô trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì nào?
+ Cây xanh có ích lợi gì? (Cây xanh cho chúng ta bóng mát, làm cho môi trường xanh, sạch , đẹp. Và cây xanh còn cho hoa, cho quả…)
+ Vậy bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn nghe một số loại quả nào?
+ Quả có ích lợi gì cho chúng ta? (Cung cấp nhiều viatamin…)
- Cho trẻ quan sát mô hình vườn cây ăn quả: Cây dừa, cây táo, cây soài, cây chuối, cây mít và trò chuyện với trẻ về tên gọi, hình dáng, màu sắc, đặc điểm của chúng.
+ Vườn cây của cô có những cây gì nào?
+ Cây dừa như thế nào? (Cây dừa có dáng cao)
+ Cây dừa có những bộ phận gì nào? (Thân cây, lá cây, quả)
+ Thân dừa như thế nào? Thân cây màu gì?
+ Lá dừa mọc như thế nào? Lá dừa màu gì?
+ Quả dừa có dạng hình gì? Màu gì?
+ Còn cây này là cây gì? (Cây mít)
+ Cây mít có những bộ phận gì? (Thân cây, cành cây, lá cây, quả)
+ Quả của cây mít như thế nào? (Quả tròn, dài có gai sần sùi)
+ Cây táo có những bộ phận gì? (Thân cây, cành cây, lá cây, quả)
+ Quả của cây táo như thế nào? (Tròn, quả màu đỏ)
+ Cây cam như thế nào?
+ Quả cam có màu gì?
+ Cây xoài như thế nào?
+ Quả xoài có màu gì?
+ Ngoài ra, trong vườn cây của cô còn có cây chuối nữa. Thân cây chuối to tròn nhẵn, mềm, thân được tạo bởi các bẹ xếp trồng lên nhau. Lá chuối mọc thành tàu và nó có màu xanh, quả chuối mình tròn và dài. Khi sống có màu xanh, khi chín có màu vàng.
=> Cô khái quát lại: Vườn cây ăn quả của cô có rất nhiều cây ăn quả và mỗi cây có mỗi hình dáng khác nhau nhưng đều có thân cây, cành cây, mỗi cây có mỗi loại lá khác nhau nhưng chúng đều có màu xanh, và mỗi cây cho mỗi loại quả khác nhau, có màu sắc khác nhau. Khi chúng ta ăn quả thì rất tốt cho sức khỏe vì nó cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Vậy để có quả chín ăn chúng ta phải làm gì?
- Giới thiệu: Hôm nay cô tổ chức một hội thi nho nhỏ đó là hội thi: “Bé khéo tay” với chủ đề “Bé vẽ vườn cây ăn quả”. Chúng mình có muốn tham gia không? Đến với cuộc thi. Các con sẽ phải trải qua hai phần thi: Đó là phần thi “Ai tinh mắt”, và phần thi “Tài năng”.
b. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Quan sát tranh gợi ý và đàm thoại.
- Bây giờ cô và các con sẽ đến với phần thi “Ai tinh mắt nhé”. Các con hãy chú ý nhé.
* Quan sát tranh 1: Vườn cây táo:
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Vườn cây táo”. Cô trò chuyện với trẻ:
+ Tranh vẽ những cây gì?
+ Cây táo có những bộ phận gì?
+ Thân cây táo được vẽ ra sao? (Thân cây táo vẽ bằng các nét xiên)
+ Cành táo vẽ như thế nào? (Vẽ bằng các nét xiên ngắn)
+ Tán lá cây táo vẽ bằng nét gì? (Vẽ bằng các nét cong).
+ Còn quả táo vẽ như thế nào? (Vẽ quả táo bằng nét cong tròn khép kín).
+Tô màu như thế nào? (Tán xanh, thân nâu, quả đỏ)
- Cô khái quát lại cách vẽ vườn cây táo: Vườn cây táo có nhiều cây táo và khi vẽ cây táo chúng ta sẽ dùng các nét xiên để vẻ thân cây, cành cây và nét cong dùng để vẽ tán cây và quả.
* Quan sát tranh 2: Vườn cây dừa:
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Vườn cây dừa”. Cô trò chuyện với trẻ:
+ Trong tranh có những cây gì? (Cây dừa)
+ Thân cây dừa được vẽ ra sao? (Thân cây dừa vẽ bằng 2 nét xiên, trên nhỏ dưới gốc to)
+ Lá dừa vẽ bằng nét gì? (Lá vẽ bằng các nét xiên).
+ Còn quả dừa vẽ như thế nào? (Vẽ quả dừa bằng nét cong tròn khép kín)
+Tô màu như thế nào? (Thân xanh, tán xanh, quả xanh)
- Cô khái quát lại: Để có vườn cây dừa các con sẽ vẽ nhiều cây dừa, thân cây vẽ bằng 2 nét xiên, lá cây vẽ bằng các nét xiên, quả vẽ bằng các nét cong tròn khép kín.
* Quan sát tranh 3: Vườn cây có 4 loại cây ăn quả.
+ Trong tranh có những cây gì? (Cây dừa, cây mít, cây táo, cây xoài)
+ Cây mít vẽ bằng những nét gì? (Thân cây mít vẽ bằng nét sổ thẳng, tán cây vẽ các nét cong, cành cây vẽ bằng các nét xiên, quả của nó vẽ bằng nét cong tròn khép kín…)
+ Cây xoài vẽ như thế nào? (Vẽ thân, cành cây bằng các nét xiên, tán cây vẽ bằng nét cong, quả bằng nét cong tròn)
+ Trong tranh còn vẽ gì nữa nào? (Ông mặt trời, hoa, cỏ, chú bé tưới cây).
- Cô khái quát lạị bố cục, hình dáng, màu sắc của bức tranh.
* Quan sát tranh 4: Vườn cây có 5 loại cây ăn quả.
+ Trong tranh có những cây gì? (Cây dừa, cây cam, cây táo, cây chuối, cây mít)
+ Cây cam được vẽ như thế nào? Tô màu ra sao?
+ Thân cây chuối vẽ bằng nét gì?
+ Lá chuối vẽ như thế nào?
+ Quả chuối vẽ bằng nét gì?
+ Tô màu như thế nào?
- Cô khái quát lại: Các bức tranh này tuy khác nhau nhưng đều vẽ về vườn cây ăn quả . Tùy từng loại cây ăn quả mà các con dùng những nét thẳng đứng vẽ thân cây, nét lượn cong và nét cong tròn để vẽ lá cây và quả. Sau khi vẽ xong các con dùng màu tô thật đẹp, không lem ra ngoài. Đối với cây ở gần, các con vẽ to, cây ở xa các con vẽ nhỏ hơn một chút sẽ làm bức tranh đẹp hơn. Để bức tranh thêm sinh động các con vẽ thêm ông mặt trời, đám mây, hoa, cỏ, cậu bế tưới cây để bức tranh thêm sinh động và đẹp hơn.
Hoạt động 2: Cô định hướng hoạt động.
- Trước khi vào phần thi “Tài năng” cô muốn biết ý tưởng của các bạn.
+ Các con định vẽ vườn cây ăn quả gì?
+ Vẽ như thế nào?
- Muốn vẽ đẹp các con ngồi và cầm bút như thế nào?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt – nảy mầm”
- Bây giờ hãy về chỗ ngồi của mình để cùng chuẩn bịvào phần thi “Tài năng” nhé. Cô mong rằng mỗi bạn sẽ có một tác phẩm về vườn cây thật đẹp, màu sắc hài hòa, có những chi tiết sáng tạo.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện, cô bao quát và quan sát gợi ý để trẻ thực hiện, động viện trẻ hoàn thành bức vẽ.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm – Nhận xét
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình: “Cuộc thi đã hết thời gian xin mời các họa sĩ tí hon mang tranh của mình lên cho các Ban giám khảo chấm nào!”
- Cho vài trẻ nhận xét các bức vẽ:
+ Con thích tranh của bạn nào nhất?
+ Vì sao con thích?
- Cô nhận xét tổng quát (Về bố cục, hình dáng, màu sắc của bức tranh).
+ Cô nhận xét những bức tranh đẹp. Vì sao đẹp. Cô khen ngợi. “ Những bức đẹp này được đoạt giải và sẽ được trưng bày ở Góc Sản phẩm của bé.
+ Cô nhận xét những bức tranh chưa hoàn thành, chưa đẹp. Động viên trẻ lần sau phải cố gắng.
c. Kết thúc hoạt động
- Để chúc mừng cho sự thành công của hội thi chúng mình hãy cùng nhau đọc thơ “Hoa kết trái”
File đính kèm:
- Ve vuon cay an qua.doc