Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 9 Trường THCS Hạ Bằng -Thạch Thất - Hà Nội

A. Đặt tên cho hoạt động:

- Hoạt động 1: Bầu cán bộ lớp.

- Hoạt động 2: Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS.

- Hoạt động 3: Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.

B. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiÓu được truyền thống tôt đẹp của lớp, nhà trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.

- Tự hào và tôn trọng truyền thống của lớp, của trường.

- Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tốt để phát huy truyền thống của nhà trường.

C. Chuẩn bị:

a. Phương tiện:

- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.

- Một số tiết mục văn nghệ.

b. Về tổ chức:

 - Học sinh:

 + Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua.

 + Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới.

 + Phân công chuẩn bị cụ thể

 - Giáo viên:

 + GVCN góp ý kiến cho bản dự thảo.

D. Tiến Trình Hoạt Động:

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 9 Trường THCS Hạ Bằng -Thạch Thất - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9: Truyền Thống Nhà Trường Đặt tên cho hoạt động: - Hoạt động 1: Bầu cán bộ lớp. - Hoạt động 2: Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS. - Hoạt động 3: Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. Mục tiêu: - Giúp học sinh hiÓu được truyền thống tôt đẹp của lớp, nhà trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. - Tự hào và tôn trọng truyền thống của lớp, của trường. - Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tốt để phát huy truyền thống của nhà trường. Chuẩn bị: Phương tiện: - Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu. - Một số tiết mục văn nghệ. Về tổ chức: - Học sinh: + Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua. + Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới. + Phân công chuẩn bị cụ thể - Giáo viên: + GVCN góp ý kiến cho bản dự thảo. Tiến Trình Hoạt Động: Hoạt Động 1: Bầu Cán Bộ Lớp Khởi động Hát tập thể. Nội dung hoạt động Thảo luận: Đọc báo cáo và thảo luận về hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học cuối THCS Bầu cán bộ lớp: Người điều khiển chương trình nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học cuối cấp THCS, sau đó đề nghị mọi người tự ứng cử và để cử một danh sách mới Bầu ban kiểm phiếu. Đại diện ban kiểm phiếu nói rõ thể lệ bầu Tiến hành bầu (Bằng phiếu) Công bố kết quả Cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ. Giáo viên Chủ nhiệm phát biểu ý kiến Kết thúc hoạt động Hoạt động 2: Thảo Luận Về Nhiệm Vụ Của Học Sinh Cuối Cấp THCS Khởi động: Hát tập thể. Nội dung hoạt động Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi” ?1. Theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? ?2. Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? ?3. Bạn thất tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào? ?4. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, cần những biện pháp gì? Học sinh thảo luận theo tổ (Mỗi tổ một câu theo thứ tự) Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm hoặc tổ Nhận xét bổ sung Phải hoàn thành chương trình các môn học có kết quả tốt. Phải đỗ tốt nghiệp THCS. Phải rèn luyện đạo đức tốt Văn nghệ Người điều khiển văn nghệ giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ. Kết thúc hoạt động Hoạt động 3: Thảo Luận Về Tặng Kỉ Vật Lưu Niệm Cho Trường. Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường Cán bộ lớp trình bày ý nghĩa và một số hình thức tặng kỉ vật cho nhà trường Ví dụ + Trồng cây lưu niệm + Xây dựng tập san về các hoạt động của lớp để tặng nhà trường + Xây dựng bồn hoa lưu niệm Lớp thảo luận nhóm, phân tích để chọn một số hình thức kỉ vật phù hợp với chương trình Xây dựng kế hoạch thực hiện Thảo luận + Xác minh mục tiêu cần đạt là gì? + Những công việc cần làm để đạt mục tiêu đó? + Thời gian làm việc trong bao lâu và khi nào bắt đầu? + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm, tổ? Thư ký thông qua kế hoạch thực hiện Người điều khiển chương trình chôt lại kỷ vật đã chọn và nhắc nhở cả lớp Văn nghệ Người điều khiển văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể Kết thúc hoạt động Hoạt Động 4: Thi Viết, Vẽ Ca Ngợi Truyền Thống Nhà Trường Khới động Đọc thơ tự sáng tác về nhà trường Nội dung hoạt động Thi vẽ tranh ca ngợi truyền thống nhà trường Từng tổ thảo luận, chọn để tài và vẽ tranh trong thời gian quy định Trưng bày tranh của các tổ trước lớp Thảo luận tranh của các tổ trước lớp + Nội dung của bức tranh + Hình thức trình bày Đại diện từng tổ trình bày ý kiến của tổ mình về bức tranh của tổ bạn Đại diện của tổ có bức tranh nhận xét lời bình của tổ bạn và trình bày nội dung bức tranh của tổ mình. Ban giám khảo căn cứ vào đáp án và lời bình của các tổ để cho điểm từng tổ. Trò chơi Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu đại diện từng tổ lên đặt câu hỏi, câu đố của mình. Mọi thành viên của lớp đều có quyền xung phong trả lời, ai trả lời đúng thì đại diện tổ có câu hỏi đó đưa ra đáp án. Thi sáng tác thơ theo chủ đề ca ngợi truyền thống nhà trường Thí sinh mỗi tổ thảo luận với nhau để cùng sáng tác một bài thơ theo chủ để đã nêu. Hết thời gian quy định, người điều khiển chương trình thu bài và đọc lần lượt các bài thơ của từng tổ cho cả lớp nghe. Ban giám khảo cho điểm từng tổ. Văn nghệ Đại diện ban giám khảo công bố kết quả. Mỗi giáo viên chủ nhiệm trao tặng phẩm và tuyên dương Kết thúc hoạt động Chủ điểm tháng 10: Chăm Ngoan Học Giỏi Đặt tên cho hoạt động Hoạt động 1: Lễ đăng kí thi đua học tốt Hoạt động 2: Thi tìm hiểu thơ Bác Hồ Hoạt động 3: Em là nhà khoa học Hoạt động 4: Thi tài năng văn nghệ Mục tiêu Giúp học sinh Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam dân chủ cộng hòa (Tháng 9 năm 1945) và Thư gửi ngành giáo dục (Ngày 16/10/1968) Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời Bác để đạt kết quả tốt trong năm học cuối cấp THCS. Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện Chuẩn bị Phương tiện Bản đăng kí thi đua cá nhân, lớp, tổ và một số tiết mục văn nghệ Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, thư gửi ngành giáo dục Những bài hát, bái thơ về Bác, mái trường Điều 28, 29 Công ước về quyền trẻ em Phiếu ghi câu hỏi, hộp đựng phiếu, đáp án thang điểm Quà tặng làm phần thưởng Về tổ chức Học sinh bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cho lớp chuẩn bị Lớp trưởng chủ trì, mỗi cá nhân học sinh xây dựng bản đăng kí thi đua GVCN nêu chủ đề, lớp trưởng yêu cầu mọi thành viên tìm đọc thư Lớp trưởng hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng cùng bàn bạc Xây dựng chương trình hoạt động Phân công người điều khiển chương trình, cử BGK, dự kiến mời đại biểu Mời các giáo viên dạy môn khác cố vấn Động viên các cá nhân, tổ, nhóm đăng kí tiết mục văn nghệ Cử BGK, mời đại biểu, chuẩn bị nhạc cụ và phần thưởng Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Lễ Đăng Kí Thi Đua Học Tập Tốt Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Lễ đăng kí thi đua Người điều khiển chương trình lần lượt mời đại biểu các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua học tốt của tổ Bản đăng kí cần nêu rõ các chỉ tiêu học tập tốt như: chuyên cần học bài, làm bài đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài học trên lớp đạt kết quả cao … Bản đăng kí thi đua của lớp (Nộp lại) Người điểu khiển chương trình mời lớp phó học tập đọc bản dự thảo chương trình Thảo luận Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các chỉ tiêu cụ thể, các biện pháp thực hiện Lớp thảo luận và lấy biểu quyết Văn nghệ Hát tập thể (Bài Lớp chúng mình) Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ Kết thúc hoạt động Hoạt động 2: Thi tìm hiểu thư Bác Hồ Khởi động Hát bài hát về Bác Hồ Nội dung hoạt động Thi hỏi đáp và thảo luận Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi Tổ nào có tín hiệu trước sẽ được mời, đại diện tổ trả lời câu hỏi, BGK chấm điểm Nếu đại diện tổ trả lời sai hoặc chưa đầy đủ thì các thành viên trong lớp bổ sung, BGK chấm điểm và điểm đó được ghi vào điểm của tổ trả lời Cuối cùng BGK tổng kết Văn nghệ Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục của các tổ lên trình diễn Kết thúc hoạt động Hoạt động 3: Em là nhà khoa học Khởi động Kể một câu chuyện về một nhà khoa học mà em biết Bốc thăm – Hỏi đáp Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chơi (Ngoài đội chơi, học sinh khác đều là cổ động viên), các cổ động viên sẽ lên bốc thăm hoặc đặt câu hỏi cho đội chơi. Câu hỏi thuộc lĩnh vực thì nhóm khoa học thuộc lĩnh vực đó sẽ giải đáp, thời gian suy nghĩ là 10s. hết 10s, nhóm đó không giải đáp được thì các nhóm khác báo tín hiện xin giải đáp Người điều khiển chương trình xin ý kiến đánh giá của ban cố vấn Ban cố vấn sẽ nêu nhận xét đáp án, cho điểm (thang điểm 10) + Thư kí ghi điểm lên bảng trong cột tương ứng Cuộc chơi bắt đẩu: người điều khiển chương trình yêu cầu các cổ động viên bắt thăm hoặc đặt câu hỏi Cổ động viên lên bắt thăm mở phiếu và đọc to câu hỏi. Người điều khiển chương trình yêu cầu nhóm các nhà khoa học trẻ thời gian suy nghĩ trả lời Cổ động viên có thể không bắt thăm mà nêu câu hỏi hoặc hiện tượng cần giải đáp cho các nhà khoa học trẻ Ban cố vấn nhân xét, cho điểm sau mỗi câu trả lời, giải đáp của nhóm “Các nhà khoa học trẻ” Ban cố vấn nêu câu hỏi phụ để xếp hạng cho các đội Hãy nêu ý nghĩa của điều 29 khoản I công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Gợi ý: Liên quan đến quyền phát triển khả năng về trí tuệ của các em. Văn nghệ Hát tập thể Kết thúc hoạt động Hoạt động 4: Thi tài năng văn nghệ Chuẩn bị Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung yêu cầu của hoạt động Cho các cá nhân tổ đăng kí Tập luyện Trang trí Phân công người điều khiển chương trình Chuẩn bị nhạc cụ Chuẩn bị phần thưởng Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể Cuộc thi Người điều khiển chuơng trình lần lượt giới thiệu các tiết mục lên trình diễn Sau mỗi tiết mục, BGK công bố điểm kèm theo nhân xét (hay, đúng phong cách biểu diễn) Công bố kết quả xếp loại Trao phần thưởng (nếu có) và tuyên dương Văn nghệ Kết thúc hoạt động GVCN nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm Cá nhân tự đánh giá xếp loại: Tốt Khá Trung Bình Yếu Tổ đánh giá xếp loại: Tốt Khá Trung Bình Yếu GVCN đánh giá xếp loại Nhìn chung các em chuẩn bị tốt, nhưng một số còn chưa mạnh dạn Xếp loại tốt Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo Đặt tên cho hoạt động Hoạt động 1: Lễ đăng kí tuẩn học tốt, tháng học tốt Hoạt động 2: Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư trọng đạo” Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Hoạt động 4: Biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam Mục tiêu Giúp học sinh khắc sâu tình nghĩa thầy trò Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam Trân trọng, tự hào về truyền thống ấy. Chuẩn bị Phương tiện: Sưu tầm những bài hát, bài thơ, truyện, tranh, ảnh về tình nghĩa thầy trò Câu hỏi để trao đổi thảo luận Bản đăng kí thi đua của lớp, cá nhân tổ Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam, lời chúc mừng thầy cô Các bài thơ được trang trí trên báo tường Phần thưởng Tổ chức GVCN nêu yêu cầu, nội dung các hoạt động Phân công học sinh chuẩn bị trang trí, cử người điểu khiển, dẫn chương trình, BGK mời đại biểu thư kí Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Lễ đăng kí tuần học tốt – tháng học tốt Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Lễ đăng kí tuần học tốt Lớp trưởng đọc chương trình hoạt động của lớp gồm chỉ tiêu; kế hoạch; biện pháp thực hiện Các tổ trưởng lên đăng kí tuần học tốt sau đó kí vào bản chương trình hoạt động của lớp Các tổ viên nộp bản đăng kí cá nhân cho tổ theo dõi Thảo luận Người điều khiển lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện Các bạn xung phong phát biểu ý kiến Người điều khiển tóm tắt ý kiến của lớp và lấy biểu quyết Thư kí ghi lên bảng Văn nghệ Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị Kết thúc hoạt động GVCN phát biểu ý kiến và nhận xét Hoạt động 2: Thảo luận Về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Trưng bày sản phẩm và giới thiệu kết quả sưu tầm được Các tổ trưng bày đúng nơi qui định Đại diện các tổ giới thiệu kết quả sưu tầm được Trao đổi thảo luận Người dẫn chương trình nêu câu hỏi Học sinh phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận Người dẫn chương trình tóm tắt kết quả thảo luận Văn nghệ Cán bộ văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề Kết thúc hoạt động Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động, hướng dẫn lớp chuẩn bị đăng kí “Tuần học tốt” Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Khởi động Hát tập thể Giới thiệu đại biểu Giới thiệu chương trình Nội dung hoạt động Lễ kỉ niệm và chúc mừng Người dẫn chương trình đọc báo cáo tóm tắt ý nghĩa lịch sử Ngày 20-11 Một số học sinh có thành tích lên tặng hoa thầy cô, cả lớp vỗ tay Đại diện thầy cô phát biểu ý kiến Đại diện phụ huynh lên phát biểu ý kiến Thảo luận và văn nghệ Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận Lớp tích cực các phát biểu ý kiến Người dẫn chương trình tóm tắt ý kiến và kết luận Văn nghệ xen kẽ Kết thúc hoạt động Hoạt động 4: Biểu diễn văn nghệ Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Khởi động Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình biểu diễn mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Triển lãm (20 phút) Người điều khiển chương trình mời các đại biểu tham quan các sản phẩm (thành tích hoạt động trong tháng 11) của học sinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Triển lãm được trưng bày theo 3 khu vực chính + Thành tích học tập của lớp + Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam + Hình ảnh 2 giáo viên nhân dân Mời đại biểu phát biểu ý kiến Văn nghệ Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục biểu diễn Kết thúc hoạt động Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn Đặt tên cho hoạt động Hoạt động 1: Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc Hoạt động 2: Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương em Hoạt động 3: Hội vui học tập Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng và giao lưu với người có công với cách mạng Mục tiêu Giúp học sinh hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa truyền thống Học sinh tự hào về truyền thống của quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước, quê hương Học sinh tự giác học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào của địa phương Chuẩn bị Phương tiện Sưu tầm tên hiệu về truyền thống cách mạng của quê hương Các bài thơ, bài hát Các câu hỏi về truyền thống quê hương, anh bộ đội cách mạng Phần thưởng, hoa, tặng phẩm Tổ chức GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động Phân công và điều khiển, người dẫn chương trình, trang trí lớp Cử ban giám khảo thư kí Phân công người mời đại biểu đi dự Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Thanh niên phát huy Truyền thống Cách mạng của Dân tộc Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng dân tộc Người điều khiển chương trình mời đại diện các tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm Cả lớp nghe, bổ sung góp ý kiến thảo luận Người điều khiển tổng kết lại Văn nghệ Ban văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên trình diễn Lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất để biểu dương Kết thúc hoạt động Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm Hoạt động 2: Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống Cách mạng của quê hương đất nước Khởi động Hát tập thể Thi văn nghệ Thi tiết mục văn nghệ của tập thể mỗi tổ + Lần lượt mỗi tổ biểu diễn tiết mục tập thể của tổ + Ban giám khảo cho điểm công khao và công bố kết quả Thi hát, ngâm thơ giữa các tổ + Mỗi tổ cử 2 người đại diện dự thi + Mỗi lượt, mỗi nhóm được hái 1 hoa ( hoặc bắt thăm 1 phiếu) có viết sẵn câu hỏi (hoặc đánh số thứ tự của câu hỏi) và trình bày theo yêu cầu của câu hỏi + BGK cho điểm công khai và công bố kết quả từng lượt + Hết thời gian qui định, BGK công bố kết quả từng lượt Thi sáng tác thơ + Mỗi tổ cử 2 đại diện dự thi, tạo thành 1 nhóm + Mỗi nhóm sáng tác 1 bài thơ theo chủ đề trong thời gian qui định + Hết giờ, người điều khiển chương trình lần lượt đọc bài thơ của từng nhóm cho cả lớp nghe. BGK chấm điểm công khai + Từng nhóm lần lượt phổ nhạc ngâm bài thơ của mình (nếu được) + BGK chấm điểm công khai và công bố kết quả Thi giải ô chữ, câu đố vui Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu đố vui, ô chữ, tên bài hát hoặc tên các anh hùng, liệt sĩ, địa chỉ lịch sử, mốc lịch sử quan trọng, cổ đoongj viên xung phong trả lời Nếu không có ai trả lời đúng thì đưa ra đáp án Kết thúc hoạt động Giáo viên nhận xét đánh giá Hoạt động 3: Hội vui học tập Khởi động Hát tập thể Thi hỏi đáp giữa đại diện các tổ Giới thiệu thí sinh dự thi của mỗi tổ Đại diện dự thi bắt thăm hoặc chọn số thứ tự câu hỏi từng môn Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bắt thăm được câu hỏi để trả lời Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó không trả lời được Trong trường hợp không ai trả lời được thì người điều khiển (hoặc cố vấn) nếu đáp án BGK cho điểm công khai Thi trả lời nhanh Người điều khiển chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố Cổ động viên xung phong trả lời, không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình đưa ra đáp án Phần thi cho cổ động viên có thể xen vào khoảng thời gian thi của thí sinh BGK công bố kết quả thi Trao phần thưởng (nếu cố) Văn nghệ Kết thúc hoạt động Hoạt động 4: Xây dựng kết hoạch Giúp đỡ các gia đình có công với Cách mạng Khởi động Hát tập thể Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với Cách mạng ở địa phương Đại diện từng tổ lên trình bày Các tổ khác góp ý trao đổi, hỏi thêm những điều chưa rõ Người điều khiển chương trình tổng kết Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những gia đình có công với Cách mạng Báo cáo tổng hợp danh sách gia đình có công với Cách mạng Phân loại các gia đình theo từng hoàn cảnh và yêu cầu giúp đỡ Tổ chức học sinh theo tổ (hoặc nhóm) tự nguyện giúp đỡ các gia đình có công với Cách mạng Từng tổ (nhóm) lập đề án giúp đỡ + Tên gia đình + Hoàn cảnh gia đình + Mục tiêu cần đạt + Những người thực hiện + Nội dung giúp đỡ + Thời gian và kế hoạch thực hiện Đại diện báo cáo kế hoạch trước lớp Lớp góp ý bổ sung Văn nghệ Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ ca ngợi các anh hùng liệt sĩ Kết thúc hoạt động Giáo viên nhận xét đánh giá Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm Học sinh tự xếp loại: Tốt Khá Trung bình Yếu Tổ đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu GVCN đánh giá xếp loại Nhìn chung lớp chuẩn bị tốt, tham gia nhiệt tình Xếp loại tốt Chủ điểm tháng 1+2: Mừng đảng mừng xuân Đặt tên cho hoạt động Tìm hiểu sự đổi mới và phát triển đất nước Trồng cây lưu niệm ở nhà trường Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương Sinh hoạt văn nghệ mừng đảng mừng xuân Mục tiêu Kiến thức: giúp học sinh nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay Rèn luyện lối sống có văn hóa, có bản lĩnh cho học sinh Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng Chuẩn bị Phương tiện Tư liệu, sách báo … liên quan đến sự đổi mới và phát triển của đất nước do Đảng lãnh đạo Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng Điều 12, 13, 17 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Cây (hoa) dụng cụ Bản báo cáo về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương về các Đảng viên tiêu biểu của địa phương Một số câu hỏi thảo luận Tổ chức Mời đại biểu, ban cố vấn, BGK Phân công người điều khiển, dẫn chương trình, trang trí … Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự đổi mới và phát triển của đất nước Khởi động Hát tập thể Nội dung hoạt động Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi các vấn đề yêu câu cả lớp trao đổi thảo luận Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và phát biểu ý kiến

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio len lop.doc