I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu cơ thể bé lớn lên và thay đổi, cao hơn, lớn hơn là nhờ ai .
- Mạnh dạn chao đổi cùng cô và bạn về suy nghĩ của mình nhờ đâu mà bé lớn lên và khoẻ mạnh .
- Trẻ biết tự chăm sóc bản thân, có ý thức bảo vệ môi trưòng xanh sạch đẹp .Biết yêu quý những người chăm sóc bé .
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ về môi trường và tranh về dinh dưỡng .
- Tranh về sự lớn lên của bé.
- Máy, băng nhạc .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Đón trẻ : Trao đổi với phụ huynh về một số thói quen hàng ngày của trẻ .
2. Hoạt động có chủ đích : .
a) Mở đầu hoạt động :
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4416 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động: Tìm hiểu về những người chăm sóc bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày 12/10/2009.
Hoạt động : Tìm hiểu về những người chăm sóc bé .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu cơ thể bé lớn lên và thay đổi, cao hơn, lớn hơn là nhờ ai .
- Mạnh dạn chao đổi cùng cô và bạn về suy nghĩ của mình nhờ đâu mà bé lớn lên và khoẻ mạnh .
- Trẻ biết tự chăm sóc bản thân, có ý thức bảo vệ môi trưòng xanh sạch đẹp .Biết yêu quý những người chăm sóc bé .
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ về môi trường và tranh về dinh dưỡng .
- Tranh về sự lớn lên của bé.
- Máy, băng nhạc .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Đón trẻ : Trao đổi với phụ huynh về một số thói quen hàng ngày của trẻ .
2. Hoạt động có chủ đích : .
a) Mở đầu hoạt động :
Trẻ hát bài “ Quả gì ? ”.
b) Hoạt động trọng tâm .
Hoạt động 1 : Trò chuyện về nhữnh người chăm sóc bé.
- Các con vừa hát bài hát có tên là gì ?
- Vậy quả cung cấp chất gì ?
- Thế trong một bữa ăn đủ chất có bao nhiêu nhóm dinh dưỡng ? ( Kết hợp cho trẻ xem tranh về 4 nhóm dinh dưỡng ) .
- Để cơ thể khoẻ mạnh ngoài ăn uống đủ chất còn nhờ đâu mà cơ thể lớn nhanh và khoẻ mạnh ( Trẻ kể ) .
- Khi đến lớp thì ai là người chăm sóc các con ?
- Từ khi các con được sinh ra chưa biết nói , chưa biết đi đến nay các con đã lớn khôn và hiểu rất nhiều điều là nhờ sự chăm sóc của mẹ, của người thân, của cô giáo và của mọi người xung quanh .
- Để cơ thể có được cảm giác dễ chịu thì môi trường phải như thế nào ? ( Trẻ kể ) .
- Nếu môi trường tốt, sạch đẹp giúp cơ thể chúng ta như thế nào ? ( Trẻ kể ) .
- Môi trường bị ô nhiễm thì cơ thể của ta sẽ như thế nào ?
* Trò chơi :
- Luật chơi : Gạch bỏ những trường hợp không nên làm .
- Cách chơi : Các con nhìn vào tranh tìm những hành vi sai không nên làm thì các con gạch những hành vi đó . ( Cho trẻ chơi 2 -3 lần ) .
* Trò chơi 2: Xếp tranh
Cho trẻ xắp xếp tranh về quá trình lớn lên của bé .
c) Kết thúc hoạt động.
- Trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”.
3. Hoạt động ngoài trời :
- Cho trẻ nhặt lá vàng xếp hình theo ý thích.
- TCDG: Rồng rắn lên mây .
- Chơi theo ý thích .
4. Hoạt động góc :
- Góc nghệ thuật : Nặn theo ý thích .
- Góc xây dựng : Chơi đồ chơi ghép hình .
- Góc phân vai : Làm bác sĩ, làm mẹ .
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Thu dọn đồ chơi cùng cô.
- Vệ sinh trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 13/ 10/2009 .
Hoạt động : Kể chuyện “ Mỗi người một việc”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, hiểu tác dụng của các bộ phận trên cơ thể thông qua
câu chuyện.
- Tích cực đàm thoại nội dung câu chuyên, biêt kể lại từng đoạn chuyện .
- Biết giữ gìn cơ thể và bảo vệ bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh có nội dung câu chuyện.
- Máy, băng nhạc.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Đón trẻ : - Nhắc nhở trẻ đến lớp đúng giờ .
- Trao đổi với phụ huynh về tính cách của trẻ .
2. Hoạt động có chủ đích :
a) Mở đầu hoạt động .
Trẻ hát bài “Xoay, xoay, xoay”.
b) Hoạt động trọng tâm.
Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện:
- Các con vừa hát nói về các bộ phận nào trên cơ thể?
- Đế biết được tác dụng của các bộ phận đó như thế nào? Các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “ Mỗi người một việc” nhé .
- Lần 1: Kể làm điệu bộ .
- Lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh .
Hoạt động 2: Đàm thoại .
- Các con vừa nghe câu chuyện có tên là gì ?
- Trong câu chuyện nói về các bộ phận nào trên cơ thể ?
- Tất cả các bộ phận đó đều năm trên cơ thể của chúng ta như sống chung trong một gia đình nhưng rồi họ đã làm gì ?
- Tất cả đều nói mồm như thế nào ?
- Mồm biểu hiện ra sao khi nghe họ nói như vậy ?
- Khi mồm không ăn uống gì mắt, tai, chân tay cảm thấy như thế nào ?
- Thế rồi họ đã làm gì ?
- Sau khi mồm ăn uống xong tất cả cảm thấy như thế nào ?
GD : Các con cũng vậy phải ăn uống đầy đủ chất thì cơ thể mới khoẻ mạnh .
* Trò chơi : “Ghép tranh ”.
- Cách chơi : Cô chia trẻ làm 3 đội chạy lên lấy các mảnh rời ghép thành một bức tranh cho phù hợp với nội dung từng đoạn chuyện và kể lại đọan chuyện đó . Đội nào ghép đúng và kể hay sẽ chiến thắng .(Cô bao quát và nhận xét kết quả ) .
c) Kết thúc hoạt động .
- Trẻ hát bài “Cái mũi” .
3. Hoạt động ngoài trời :
- Cho trẻ chơi tập đóng kịch câu chuyện “Mỗi người một việc” .
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Chơi theo ý thích.
4. Hoat động góc:
- Góc phân vai: Chơi làm bác sĩ, gia đình .
- Góc phân vai: Chọn tranh lô tô về đồ dùng đồ chơi bản thân.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh .
5. Hoạt động chiều :
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
- Chơi tự do các góc.
- Trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày 14/ 10/ 2009.
Hoạt động : So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Trẻ biết so sánh về sự khác nhau giữa số lượng giữa hai nhóm đồ vật .
- Biết thực hiện theo yêu cầu của cô .
- Trẻ sử dung các giác quan để so sánh và nhận biết màu .
II. CHUẨN BỊ :
- Máy casttes .
- Mỗi trẻ có 5 quả màu đỏ, 5 quả màu xanh, 4 quả màu vàng .
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi xếp thành cặp có số lượng bằng nhau .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Đón trẻ :
Cho trẻ tự do chơi ở các góc .
2. Hoạt động có chủ định :
a) Mở đầu hoạt động :
Trẻ hát bài “ Tập rửa tay”.
b) Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động1 : So sánh và nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm đồ vật .
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 15/ 10/ 2009
Hoạt động : Vẽ bàn tay.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết vẽ bàn tay, biết phối hợp các nét vẽ.
- Bố cục tranh cân đối, hợp lý, tô màu đẹp.
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quý đôi bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy, băng nhạc.
- Tranh vẽ mẫu.
- Vở, bút chì, màu tô.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Đón trẻ:
Nhắc trẻ chào bố mẹ và cô giáo khi vào lớp.
2. Hoạt động có chủ đích:
a) Mở đầu hoạt động.
Trẻ hát bài “Xoay,xoay, xoay” .
b) Hoạt động trọng tâm.
Hoạt động 1 : Trò chuyện và đàm thoại .
- Bàn tay nào cũng xinh, cũng đẹp cả, để có bàn tay thật sạch sẽ các con phải giữ gìn đôi tay nhé !
- Các con thấy bàn tay này như thế nào?(Cho trẻ xem tranh và nhận xét).
- Muốn vẽ được các con đặt bàn tay lên trang giấy và vẽ từng ngón tay sau đó các con vẽ móng tay vào nhé !
Hoạt động 2 : Trẻ thực hiện :
- Cô gợi mở giúp trẻ vẽ đúng theo yêu ccầu của cô và tô màu sáng tạo.
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và tư thế cầm bút .
- Chú ý bao quát trẻ .
- Trong khi trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện.
* Nhận xét tranh:
- Các con thích bức tranh nào nhất?Vì sao?
c) Kết thúc hoạt động .
- Trẻ hát bài “Xoè bàn tay năm ngón tay”.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát và đi dạo quanh sân trường.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do theo ý thích.
4. Hoạt động góc .
- Góc xây dựng: Xây công viên .
- Góc phân vai: Cô giáo, mẹ con.
- Góc thiên nhiên: Quan sát cây.
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ kẻ về các góc chơi trong lớp.
- Chơi tự do các góc.
- Trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG .
Ngày 16/ 10/2009 .
Hoạt động : Dạy hát “Em yêu cây xanh”.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hát to, rõ lời.
- Biết được sự cần thiết của cây xanh đối với đời sống của con người, giúp môi trường xanh sạch đẹp.
- Biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy, băng nhạc.
- Đàn .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Đón trẻ :
Quan sát và trò chuyện về các tranh chủ điểm.
2. Hoạt động có chủ định .
a) Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
b) Hoạt động trọng tâm.
* Hoạt động1 : Dạy hát .
- Hàng ngày các con được vui chơi ở sân trường có rất nhiều bóng mát các con có thích không ? Cây xanh đã cho chúng ta bóng mát để chúng ta vui chơi, cho khí ô xy để hít thở, cho quả để ăn, cho hoa để ngửi. Và bài hát “Em yêu cây xanh” đã nói lên điều đó, các con hãy lắng nghe cô hát bài này nhé !
- Lần 1: Không nhạc.
- Lần 2: Đệm đàn.
- Cô cho cả lớp hát 2 lần.
- Mở nhạc dạo cho trẻ chuyển thành 3 nhóm hát thi đua .Sau đó cô tổ chức cho trẻ biểu diễn theo nhóm nhỏ, cá nhân.( Cô chú ý sửa sai và nhận xét tuyên
dương ) .
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh nhất”.
- Luật chơi : Trẻ nào chậm không nhảy được vào vòng tròn là thua cuộc .
- Cách chơi : Khi cô hát hay gõ trống lắc nhỏ, chậm trẻ đi ngoài vòng tròn . Khi cô hát hay gõ trống lắc to và nhanh thì trẻ chạy nhanh vào vòng tròn (mỗi cháu một vòng tròn ) .Cô bao quát và nhận xét kết quả chơi .
c) Kết thúc hoạt động :
Trẻ nhún nhảy theo bài hát “Em yêu cây xanh”
3. Hoạt động ngoài trời.
- Tập vận động bài “Em yêu cây xanh”.
- TCDG: Rồng rắn lên mây .
- Chơi theo ý thích.
4. Hoạt động góc.
- Góc xây dựng: Xây vườn trường.
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề bản thân.
- Góc học tập: Chơi đôminô .
5. Hoạt động chiều :
- Cho trẻ kể lại câu chuyện “Một người một việc”.
- Vệ sinh trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- giao an(34).doc