Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?
A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật với những yếu tố hoang đường
C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.
D. Là truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng và đủ ý nghĩa về chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
C. Tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện kí
B. Tuỳ bút D. Truyện ngắn.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học kì I - Năm học 2008-2009 kiểm tra phần văn học trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2008-2009
KIỂM TRA PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
THỜI GIAN : 45 PHÚT
MA TRẬN
Mức độ
Lĩnh vực,
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chuyện người con gái Nam Xương
1
1
1
0.5
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
1
1
0.5
Hoàng Lê nhất thống chí
1
1
0.5
Truyện Kiều
1
1
0.5
- Chị em Thuý Kiều
1
0.25
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
1
1
0.25
5
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1
0.25
Lục Vân Tiên gặp nạn
1
0.25
Cộng
0.5
2.5
2
5
3
7
ĐỀ RA
Họ và tên : KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 9
Lớp:
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?
Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật với những yếu tố hoang đường
Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.
Là truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng và đủ ý nghĩa về chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện kí
B. Tuỳ bút D. Truyện ngắn.
Câu 4: Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản này?
Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.
Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại hầu cận vua chúa.
Thể hiện lòng thường cảm nhân dân của tác giả.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thông chí” có ý nghĩa gì?
Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 6: Nhận định nào là đúng nhất mục đích Quang Trung dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An?
Thể hiện niềm tự hào của Quang Trung đối với những con người đó.
Thể hiện sự am hiểu lịch sử dân tộc của Quang Trung.
Nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Thể hiện khát khao của Quang Trung muốn lập lại những chiến công như những vị anh hùng đó.
Câu 7: Nhận định nào đầy đủ nhất về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”
“Truyện Kiều” có giá trị hiện thực.
“Truyện Kiều” có giá trị nhân đạo.
“Truyện Kiều” thể hiện lòng yêu nước.
Kết hợp A và B.
Câu 8: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” thể hiện vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Nụ cười và giọng nói C. Trí tuệ và tâm hồn.
B. Khuôn mặt và hàm răng D. Làn da và mái tóc.
Câu 9: Cụm từ “khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
A. Mùa xuân đã hết. C. Bỏ phí tuổi xuân.
B. Khoá kín tuổi xuân D. Tuổi xuân đã tàn phai.
Câu 10: Nhận định nói đúng nhất nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
Thể hiện tâm trạng cô đơn , tội nghiệp của Kiều.
Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều.
Nói lên tâm trạng lo âu, buồn bã của Kiều.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” khiến em liên tưởng đến nhân vật cổ tích nào?
Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”
Người em trong truyện “Cây khế”
Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”
Nhà vua trong truyện “Tấm, Cám”
Câu 12: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”?
Nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
Nói lên sự đối lập giữa nhân cách cao cả với những toan tính thấp hèn.
Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin vào nhân dân lao động của tác giả.
Ca ngợi những con người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
II- TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.(2 điểm)
Câu2: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tâm trạng nhớ thương của Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm?(5 điểm)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
C- ĐÁP ÁN:
I- TRẮC NGHIỆM:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
D
B
D
C
C
D
C
B
D
C
D
II- TỰ LUẬN:
Câu 1: Cần phân tích được các ý sau:
- Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của con người Vũ Nương. Mặc dù nàng ở thế giới Thuỷ Cung nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn, vẫn nặng lòng nhớ quê hương bản quán, phần mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con, vẫn khao khát được trả lại danh dự.
- Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng của cuộc đời, về sự bất tử, về chiến thắng của cái thiện, cái đẹp.
- Riêng chi tiết kì ảo cuối cùng còn mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc: tất cả mọi sự tốt đẹp trên kia chỉ là ảo ảnh. Người đã chết, hạnh phúc đã bị tan vỡ, không có cách nào hàn gắn lại được. Vì thế, sắc thái bi đát vẫn hàm chứa trong lung linh, huyền ảo của truyền kì. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thuỷ chung, đức hạnh.
Câu 2:
Tâm trạng nhớ thương của Kiều:
- Nàng đau đớn nhớ thương chàng Kim qua 4 câu thơ độc thoại nội tâm:
"Tưởng người dưới nguyệt... bao giờ cho phai"
+ Nhớ chàng Kim là nhớ đến tình yêu, lời thề đôi lứa. Nỗi nhớ nhung của Kiều thật da diết mãnh liệt. Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương rướm máu.
+ Nhớ chàng Kim, Kiều hình dung chàng vẫn mòn mỏi trông chờ tuyệt vọng.
+ Sự nuối tiếc mối tình trong sáng, đẹp đẽ và ý thức về tấm lòng thuỷ chong sắt son của mình.
- Ở 4 câu tiếp theo “Xót người tựa cửa... đã vừa người ôm”, Kiều nhớ thương cha mẹ với một tấm lòng xót xa vô hạn
+ Kiều xót thương về cảnh cha mẹ đã già đêm ngày tựa cửa ngóng trông đứa con lưu lạc đất khách quê người.
+ Kiều xót xa và day dứt không nguôi về nỗi sớm hôm không được phụng dưỡng cha mẹ già. Một loạt những thành ngữ và điển cố đã thể hiện sâu sắc tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Người ra đề: Nguyễn Thị Phương Hà
Tổ: Văn - Sử
File đính kèm:
- kiem tra van hoc trung dai.doc