Hướng dẫn bố cục và cách viết sáng kiến kinh nghiệm

I. Đặt vấn đề

1 Phần này tác giả chủ yếu trình bày lí do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây

- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí mà tác giả đã chọn để viết SKKN.

- Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lí luận) của hiện tượng ( vấn đề) có trong giảng dạy, giáo dục, quản lí.

- Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lí, có những điều cần cải tiến, sửa đổi .) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những SKKN này đã áp dụng và mang lại hiêu quả rõ rệt.

Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN

 

docx4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn bố cục và cách viết sáng kiến kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN BỐ CỤC VÀ CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A  Định dạng chung: - Giấy khổ A4 (21,0 x 29,7cm) - Phông chữ: Time New Roman - Lề trên: 3 cm - Lề dưới: 2,5 cm - Lề trái: 2,5 cm - Lề phải: 2,5 cm - Khoảng cách dòng: 1,5 cm - Số trang ở trung tâm lề dưới B. Cấu trúc của một bài sáng kiến kinh nghiệm: Các phần chính Ghi chú Trang bìa Mục lục Danh mục chữ viết tắt (nếu có) I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả SKKN III. Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo.    Trang mới( không đánh số trang) Trang số 1  sang trang mới ………..             Trang cuối   Chú Ý: -Mỗi SKKN từ 10 đến 20 trang -Những SKKN sao chép, có nội dung giống nhau đều bị xếp loại không đạt và những cá nhân có SKKN sao chép BGK sẽ xem xét, sử lý. - Không nhận các SKKN viết tập thể C. Gợi ý nội dung các phần chính của SKKN: I. Đặt vấn đề 1 Phần này  tác giả chủ yếu trình bày lí do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây - Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí mà tác giả đã chọn để viết SKKN. - Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lí luận) của hiện tượng ( vấn đề) có trong giảng dạy, giáo dục, quản lí. - Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lí, có những điều cần cải tiến, sửa đổi….) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những SKKN này đã áp dụng và mang lại hiêu quả rõ rệt. Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN II. Giải quyết vấn đề: Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, do vậy người viết trình bày theo 4 mục chính sau đây: 1 Cơ sở lí luận của vấn đề: Trong mục này người viết cần trình bày tóm tắt những lí luận, lí thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục nhứng mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. 2. Thực trạng vấn đề: Trong phần này người viết mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế giảng dạy, giáo dục, quản lí, mà người viết đang tìm các giải quyết, cải tiến. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. 4. Hiệu quả SKKN: trong mục này cần trình bày đươc các ý: - Đã áp dụng sáng kiến trên ở lớp nào, khối nào đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN  ( có đối chiếu, so sánh với  kết quả khi tiến hành công việc theo các cũ) Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với SKKN đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà người viết muốn trình bày trong SKKN. III. Kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận: Cần trình bày đươc: - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lí. - Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân. 2. Những ý kiến đề xuất: (với Sở GD&ĐT, lãnh đạo trường) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.  D. BIÊU ĐIÊM CHÂM (Dự kiến) 1. Điểm hình thức (10 điểm) - Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 13 hoặc 14, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy), không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp), tên của SKKN phù hợp với nội dung trình bày.                                                                                           (5 điểm) - Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị).                                                                                                                      (5 điểm) 2. Điểm nội dung (90 điểm) a. Đặt vấn đề - Nêu được rõ ràng lý do lựa chọn vấn đề để giải quyết; giới hạn phạm vi vấn đề cần giải quyết; nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề đưa ra được giải quyết có tính thực tiễn, tính phổ biến, tính thời sự,… như thế nào?                                                                          (10 điểm) b. Nội dung giải quyết vấn đề (70 điểm) - Đưa ra các giải pháp, biện pháp (lưu ý: các giả pháp biện pháp đưa ra phải có tính khả thi) hoặc đúc rút được những kinh nghiệm đã thực hiện mang lại hiệu quả trong giải quyết vấn đề đặt ra;                                                                                                                 (10 điểm) - Mô tả trình bày từng giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện; phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm mang lại trong thực tế triển khai tại cơ quan, nhà trường;                                                                                (20 điểm) - Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại; ý nghĩa của nó đối với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở cơ quan, nhà trường;                                          (10 điểm) -  Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước.                                (30 điểm) c. Kết luận và khuyến nghị (10 điểm) - Khẳng định kết quả mà SKKN mang lại; - Nêu vắn tắt điều kiện, yêu cầu và hoàn cảnh áp dụng; - Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu; - Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN. Xếp loại:     Loại A (xuất sắc):  Từ   85-100đ             Loại B (khá):   65-84đ                      Loại C (TB):                  50-64đ               Loại không đạt: Dưới 50đ

File đính kèm:

  • docxQuy dinh viet SKKN.docx
Giáo án liên quan