Hướng dẫn giảng dạy và sử dụng phân phối chương trình môn Lịch sử cấp THCS năm học 2009 - 2010

Thực hiện văn bản số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về nhiệm vụ trọng tõm của giỏo dục mầm non, giỏo dục phổ thụng, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010;

Căn cứ văn bản số 7394/BGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2009-2010; văn bản số 1689/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010;

Căn cứ văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Khung phân phối chương trỡnh THCS, THPT năm học 2009-2010;

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giảng dạy và sử dụng phân phối chương trỡnh bộ mụn Lịch sử cấp THCS một số nội dung sau:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và sử dụng phân phối chương trình môn Lịch sử cấp THCS năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG PPCT MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS NĂM HỌC 2009-2010 Thực hiện văn bản số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010; Căn cứ văn bản số 7394/BGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2009-2010; văn bản số 1689/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010; Căn cứ văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009-2010; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giảng dạy và sử dụng phân phối chương trình bộ môn Lịch sử cấp THCS một số nội dung sau: I. THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN 1. Quy định về thực hiện chương trình - Thực hiện kế hoạch giáo dục theo chỉ đạo của Bộ một năm học 37 tuần (học kì I: 19 tuần; học kì II: 18 tuần) trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết của các khối lớp. - Thực hiện phân phối chương trình, kế hoạch dạy học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình được cụ thể hóa của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên ban hành (tháng 9 năm 2009) cho các khối lớp. - Thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh (15/4/2010). - Về dạy học tự chọn: nắm vững các hướng dẫn dạy học tự chọn ở từng khối lớp với từng loại chương trình của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo; thực hiện nghiêm túc việc dạy chương trình tự chọn do nhà trường quy định, cần phân rõ tiết dạy trong chương trình với tiết dạy tự chọn (GV có giáo án dạy tự chọn riêng, nội dung dạy do tổ, nhóm chuyên môn thống nhất biên soạn theo chương trình của Bộ, Sở). - Đối với những bài có từ 2 tiết trở lên cần được thảo luận, thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn để cắt bài cho hợp lý và thống nhất (căn cứ vào đối tượng học sinh từng vùng, miền). - Căn cứ công văn số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009. + Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong phân phối chương trình, tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài lịch sử dân tộc tham khảo tài liệu: Lịch sử Đảng bộ Lai Châu, Lịch sử địa phương Lai Châu. + Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung. Tuy nhiên cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và xúc cảm cho HS. Rèn luyện khả năng tự học của HS, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình. + Về hình thức tổ chức dạy học: Cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm gây hứng thú học tập và nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử địa phương cho HS. Hàng năm, các đơn vị tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung giáo dục địa phương, cập nhật tài liệu và báo cáo về Sở (qua phòng GDTrH) để theo dõi, chỉ đạo. - Về dạy tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường (GDBVMT) trong bộ môn Lịch sử, yêu cầu các trường THCS căn cứ công văn số 3857/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11 tháng 5 năm 2009 về việc tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT; căn cứ công văn số 1584/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 19 tháng 8 năm 2009 về việc hướng dẫn dạy tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT để thực hiện. 2. Quy định kiểm tra, đánh giá Cần xác định rõ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em. Nhận thức đúng về định hướng kiểm tra, đánh giá Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lí cũng điều chỉnh các hoạt động dạy và học, kiểm tra đáng giá một cách kịp thời. Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng. Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập. Quán triệt đặc trưng của môn học . Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước. Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn; giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua rèn luyện kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy luật lịch sử; bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc, của mỗi địa phương. Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết, cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể. Trong kiểm tra, đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề. Khuyến khích vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa, bảo tàng; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học …và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học. Lồng ghép nội dung kiểm tra việc thực hiện trong các đợt thanh tra chuyên môn đối với trường học, giáo viên. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm hỗ trợ, đảm bảo sự linh hoạt về hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, rèn luyện năng lực, kĩ năng hoạt động xã hội của học sinh. Nắm vững nội dung kiểm tra, đánh giá Nội dung môn lịch sử bao gồm 2 mảng kiến thức: khoá trình lịch sử thế giới và khóa trình lịch sử Việt Nam từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện đến nay. Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. Về mặt kiến thức Kết quả học tập của HS bậc THCS cần được đánh giá theo 6 mức độ: (1) Nhận biết (4) Phân tích (2) Thông hiểu (5) Tổng hợp (3) Vận dụng (6) Đánh giá Trong thực tiễn các đề kiểm tra môn Lịch sử cho thấy khó có thể tách bạch một cách tuyệt đối các mức độ này trong một đề kiểm tra, chúng thường đan xen và nhiều khi đi liền với nhau, mức độ trước có thể là cơ sở của mức độ sau. Về kĩ năng Căn cứ vào nội dung của chương trình và cách trình bày nội dung trong SGK, việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ. - Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ. - Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức). - Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy của HS; cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS. - Đối với môn Lịch sử, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học (tiếp thu và thực hiện văn bản số 287/TB-BGDĐT ngày 05/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo về đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Cần Thơ trong các ngày 16, 17/4/2009). 2.1. Quy định số bài kiểm tra (tối thiểu) * Các lớp 6, 7, 8, 9 Học kì I Học kì II Ghi chú Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 1 Hệ số 2 M 15’ 45’ TH HK M 15’ 45’ TH HK Điểm (tối thiểu) 100% 2 1 1 100% 2 1 1 Chú ý: Nếu có dạy học tự chọn thì điểm kiểm tra của chủ đề tự chọn được tham gia vào tính điểm TB của môn học đó. 2.2. Quy định hình thức kiểm tra - Kiểm tra miệng: có thể kiểm tra đầu giờ hoặc trong quá trình giảng bài mới. Tuyệt đối không được dùng bài kiểm tra viết thay cho kiểm tra miệng. - Kiểm tra 15’: có thể dùng hình thức 100% trắc nghiệm khách quan, hoặc vừa trắc nghiệm khách quan vừa tự luận theo tỉ lệ 50/50, hoặc 100% tự luận. - Kiểm tra 45’: 100% tự luận (đã thống nhất tại bồi dưỡng hè năm 2009). - Kiểm tra học kì: 100% tự luận (đã thống nhất tại bồi dưỡng hè năm 2009). 2.3. Quy định nguyên tắc khi ra đề kiểm tra - Đảm bảo tính an toàn: đề kiểm tra phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định. - Đảm bảo tính chính xác: bám sát chuẩn về kiến thức và nội dung phải nằm trong chương trình, nằm trong phần học sinh đã được học. Đánh giá kiểm tra phải đảm bảo đủ các mức độ nắm kiến thức của học sinh từ hiểu, biết, vận dụng kiến thức. - Đảm bảo tính phù hợp: sát đối tượng, tính vừa sức học sinh chung toàn trường, toàn tỉnh và đảm bảo chuẩn về kiến thức và kĩ năng bộ môn theo quy định. - Đảm bảo tính công bằng: đề kiểm tra từ 45’ trở lên cần được phải thống nhất chung trong cả nhóm về giới hạn kiến thức, yêu cầu nội dung kiến thức cần đạt, cấu trúc chung của đề. II. CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 1. Soạn bài 1.1. Mục tiêu bài dạy - Cần thay đổi quan niệm về mục tiêu bài học. Khi xác định mục tiêu bài học, GV phải định hình được sau bài học đó, HS phải nắm được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ nào. Cần chấm dứt cách viết mục tiêu bài học một cách chung chung, hình thức. Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện bài học. - Cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động của HS nhằm giúp các em tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học trên cơ sở định hướng của GV. - Trong phần mục tiêu bài dạy nhất thiết phải xác định rõ nội dung trọng tâm của bài. Mục tiêu kiến thức gồm 6 mức độ nhận thức: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá, nên tập trung ở 3 mức độ đầu. 1.2. Hình thức trình bày giáo án Tiết:………. Tên bài dạy……… I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Chuẩn bị 1. Giáo viên 2. Học sinh III. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới (giáo án chia 2 cột) Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - Ghi rõ các hoạt động của thầy và trò - Hệ thống các câu hỏi - Thời lượng để thực hiện hoạt động. Ghi ngắn gọn nội dung kiến thức cơ bản 4. Củng cố, dặn dò. (Giáo án trên được thiết kế và thống nhất 100% tại bồi dưỡng hè năm 2009; giáo án soạn bằng bút viết và giáo án soạn bằng máy tính đều thống nhất như nhau). 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Quan điểm chủ đạo của chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, ở THCS nói riêng, là xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Định hướng của chương trình là nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp lớn sau đây: Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử... Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video... Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà hiện không có. Thứ hai, tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các sử liệu có trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tham khảo, do giáo viên sưu tầm, có trong các phiếu học tập cá nhân... Thông qua các hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện các phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử cho học sinh. Thứ ba, tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh tự mình nêu lên các vấn đề để học tập, được độc lập giải quyết các vấn đề đó hoặc những vấn đề khác do giáo viên đặt ra. Cần khuyến khích học sinh phát biểu những ý kiến riêng, độc đáo của mình, đừng làm cho học sinh e ngại khi nêu lên ý kiến riêng với ý kiến giáo viên, rèn luyện khả năng trình bày ý kiến cho học sinh. Từ đó, học sinh lĩnh hội được nội dung học tập theo tinh thần mới của dạy học hiện đại: Dạy học tự khám phá, tự phát hiện. Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử Chương trình khuyến khích tiến hành dạy học lịch sử ở các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng: Học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, tại di tích lịch sử, hiện trường lịch sử; học nghe báo cáo, đối thoại trực tiếp với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Thứ năm, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được qui định trong chương trình GDPT. Thực tế dạy học hiện nay ở các trường trung học phổ thông rất nhiều giáo viên không quan tâm đến chương chương trình, thậm chí nhiều giáo viên không biết đến chương trình mà chỉ chú ý đến SGK. GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể hoá của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó, GV chỉ theo SGK và coi đó là “pháp lệnh”, cố dạy hết tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV dạy hết giờ nhưng không thể nào hết được bài bởi vì không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học. Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”. Ngoài những vấn đề nêu trên GV cũng cần xác định: - Đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới trang thiết bị dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm củng cố kiến thức cho HS. - Ngôn ngữ diễn đạt của GV cần đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và trong sáng để HS dễ tiếp thu và phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực của HS. - Tích cực sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tư liệu, bảng biểu, trường có điều kiện nên khai thác phần mềm vi tính (đĩa CD, phim tư liệu). Sử dụng có hiệu quả bộ “Bản đồ và tranh ảnh lịch sử” do Công ty Cổ phần Bản đồ và tranh ảnh Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2008, để dạy cho HS các kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử. - Chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt, nhất là ở những phần trọng tâm, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ tùy theo diễn biến của tiết học. - Khuyến khích các GV sử dụng các phương tiện hiện đại lên lớp, tuy nhiên cần chú ý tính thực tiễn và tính hiệu quả của phương tiện, không để phương tiện làm mất vai trò của người thầy và biến giờ học thành giờ chiếu phim. III. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN - Cần có kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Các tổ, nhóm chuyên môn cần chú ý một số nội dung sau: + Xây dựng và thống nhất chương trình tự chọn (nếu có) cho từng khối lớp theo quỹ thời gian BGH nhà trường quy định. + Trong năm học 2009-2010 mỗi GV đăng ký ít nhất 1 nội dung về đổi mới PPDH (PP thuyết trình; PP vấn đáp, đàm thoại; PP phát hiện và giải quyết vấn đề; PP dạy học theo nhóm; dạy học với lý thuyết tình huống; dạy học với lý thuyết kiến tạo) + Về tổ chức dự giờ, thăm lớp: tránh thao giảng, thao diễn tràn lan, nên tập trung dự giờ từ 2 đến 3 tiết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả. + Về kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH: cuối mỗi học kì tổ, nhóm chuyên môn cần tổ chức hội thảo cấp tổ nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình ra toàn trường. + Xây dựng chương trình hoạt động của nhóm chuyên môn theo các chuyên đề bộ môn quy định. Đảm bảo tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm. + Đề xuất với lãnh đạo trường mua sắm đủ cơ sở vật chất tối thiểu, đảm bảo chất lượng phục vụ giảng dạy. + Một số chuyên đề nên đưa vào sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: kinh nghiệm giảng dạy theo chương trình và SGK; kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử; giảng dạy các tiết khó trong chương trình; tổ chức ngoại khóa cho học sinh,… Trên đây là hướng dẫn giảng dạy môn Lịch sử cấp THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện. thị xã, thành phố giao cho các trường THCS nghiên cứu, triển khai thực hiện nghiêm túc./.

File đính kèm:

  • docHUONG DAN GIANG DAY.doc
  • docPPCT THCS NAM 2009-2010.doc