Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Địa lý cấp THCS

I. Tổ chức dạy học:

- Về thời lượng dạy học

+ Địa lý lớp 6: 35 tiết.

+ Địa lý lớp 7: 70 tiết

+ Địa lý lớp 8: 52 tiết

+ Địa lý lớp 9: 52 tiết

- Về kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dạy đủ số tiết lý thuyết và thực hành đã quy định trong phân phối chương trình. Chương trình và sách giáo khoa chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập. Giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế để định ra nội dung cho các tiết Ôn tập nhằm củng cố hệ thống các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình.

- Về đổi mới phương pháp dạy học:

Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS cần đi theo 4 hướng chủ yếu:

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.

+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.

+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau. Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong trường Trung học cơ sở nhanh chóng đạt hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc sau đây:

+ Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy học và tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả hcọ tập, hứng thú học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Địa lý cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ THỰC HIỆN PPCT MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS I. Tổ chức dạy học: - Về thời lượng dạy học + Địa lý lớp 6: 35 tiết. + Địa lý lớp 7: 70 tiết + Địa lý lớp 8: 52 tiết + Địa lý lớp 9: 52 tiết - Về kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dạy đủ số tiết lý thuyết và thực hành đã quy định trong phân phối chương trình. Chương trình và sách giáo khoa chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập. Giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế để định ra nội dung cho các tiết Ôn tập nhằm củng cố hệ thống các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. - Về đổi mới phương pháp dạy học: Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS cần đi theo 4 hướng chủ yếu: + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh. + Bồi dưỡng phương pháp tự học. + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau. Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong trường Trung học cơ sở nhanh chóng đạt hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc sau đây: + Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy học và tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả hcọ tập, hứng thú học tập. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học địa lý thông dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như: Thảo luận, khảo sát điều tra, động não, dự án…; biết cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh về PPDH và giáo dục của giáo viên; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty và chủ quan, thỏa mãn; + Đa dạng hóa phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp, tham quan, khảo sát địa phương, hoạt động ngoại khóa… + Tích cực sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh; nắm chắc điều kiện của nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới phương pháp dạy học( cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tài liệu tham khảo); + Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lý thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh…để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập địa lý; + Những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa để giảm tính trừu tượng của kiến thức và tăng tính thực tiễn của nội dung học tập. - Về dạy học địa lý địa phương: + Để tiến hành một cách có hiệu quả tiết thực hành “Tìm hiểu địa phương” ở lớp 8, giáo viên nên chọn địa điểm có nhiều ý nghĩa đối với địa phương và có nhiều thuận lợi trong việc tìm tư liệu, yêu cầu các nhóm học sinh thu thập tư liệu về địa điểm đó theo các nội dung đã gợi ý trong sách giáo khoa. Giờ thực hành, giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày kết quả và xây dựng thành một bản báo cáo tương đối đầy đủ về địa điểm tìm hiểu. + Đối với các bài dạy về địa lý tỉnh (thành phố) ở lớp 9, giáo viên cần dựa vào tài liệu địa lý địa phương, sưu tầm thêm các tư liệu về địa lý tỉnh (thành phố) như: Địa chí Tỉnh (thành phố), bộ sách “Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam” của Nhà xuất bản Giáo dục, các cuốn niên giám thống kê của Tỉnh (Thành phố) hoặc Tổng cục thống kê, các sách báo khác…để biên soạn nội dung dạy học về địa lý tỉnh (thành phố). Giáo viên cũng nên huy động học sinh mua hoặc sưu tầm các tài liệu về địa lý địa phương để làm phong phú thêm nội dung dạy học địa lý tỉnh (thành phố), hình thành ở học sinh phương pháp tìm hiểu địa lý địa phương. - Về tích hợp một số nội dung trong dạy học địa lý: Các nội dung tích hợp trong dạy học địa lý ở trường THCS gồm có: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dân số…Để có thể thực hiện tốt việc tích hợp các nội dung này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: + Tìm hiểu kỹ các nội dung có thể tích hợp trong từng bài học để xác định rõ nội dung tích hợp và phương thức tích hợp. + Việc tích hợp các nội dung cần được chuẩn bị một cách cẩn thận và được thể hiện trong kế hoạch bài dạy học cũng như khi lên lớp. + Việc tích hợp các nội dung cần phải hợp lý, tránh gò ép, gây quá tải đối với nội dung học tập. II. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. - Trong cả năm học phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra giữa học kỳ (học kỳ I: 1 tiết; học kỳ II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra học kỳ (học kỳ I: 1 tiết; học kỳ II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra học kỳ như trong phân phối chương trình. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng, theo mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GD&ĐT hướng dẫn về kiểm ra miệng, kiểm tra viết dưới 45 phút để đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định, cụ thể như sau: - Địa 6: 1 tiết/tuần cần tối thiểu 2 lần điểm - Địa lí 7: 2 tiết/tuần cần tối thiểu 3 lần điểm - Địa lý 8: + Học kỳ I: 1 tiết/ tuần cần tối thiểu 2 lần điểm + Học kỳ II: 2 tiết/ tuần cần tối thiểu 3 lần điểm - Địa lý 9: + Học kỳ I: 2 tiết/ tuần cần tối thiểu 3 lần điểm + Học kỳ II: 1 tiết/ tuần cần tối thiểu 2 lần điểm - Sau mỗi bài thực hành cần có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh. - Nội dung kiểm tra, đánh giá cần giảm các câu hỏi kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, tăng cường kiểm tra kiến thức ở các mức độ hiểu và vận dụng kiến thức. Cần từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nên vấn đề “mở”, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. - Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lí bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Atlát, sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ với các vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ta, các điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên của quê hương đất nước. - Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra: + Kiểm tra đánh giá thường xuyên: bao gồm kiểm tra miệng có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học, khi kiểm tra miệng cần rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng diễn đạt trước tập thể; kiểm tra 15 phút cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. + Kiểm tra định kì: Kiểm tra 1 tiết và học kì vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.Trong kiểm tra đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kĩ năng viết, trình bày một vấn đề. + Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp của học sinh như bài tập nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học…và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.

File đính kèm:

  • dochuong dan su dung phan phoi chuong trinh.doc
  • docK6-7.doc
  • docK8-9.doc