Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Tiếng anh cấp THCS

I. THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYấN MễN

1. Thực hiện phân phối chương trỡnh, kế hoạch giảng dạy.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 37 tuần thực học (kỳ I 19 tuần, kỳ II 18 tuần) trờn cơ sở giữ nguyên tổng số tiết. 105 tiết/năm học đối với khối 6,7,8; 70 tiết/năm học đối với khối 9.

- Thực hiện đúng phân phối chương trỡnh, đảm bảo số tiết cho mỗi đơn vị bài học. Nội dung, khối lượng kiến thức cho từng tiết có thể điều chỉnh cho phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế của học sinh, đảm bảo tiến độ, hoàn thành chương trỡnh đúng thời gian quy định. Việc điều chỉnh lượng kiến thức phải được thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn, được ban giám hiệu phê duyệt trước khi thực hiện. 3 tiết/tuần đối với lớp 6,7,8; 2 tiết/tuần đối với lớp 9.

2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên giảng dạy cần chú ý đến số lượt điểm kiểm tra tối thiểu và cách làm trũn điểm kiểm tra.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Tiếng anh cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ THỰC HIỆN PPCT MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS I. THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN 1. Thực hiện phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy. - Tiếp tục thực hiện kế hoạch giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 37 tuần thực học (kỳ I 19 tuần, kỳ II 18 tuần) trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết. 105 tiết/năm học đối với khối 6,7,8; 70 tiết/năm học đối với khối 9. - Thực hiện đúng phân phối chương trình, đảm bảo số tiết cho mỗi đơn vị bài học. Nội dung, khối lượng kiến thức cho từng tiết có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, đảm bảo tiến độ, hoàn thành chương trình đúng thời gian quy định. Việc điều chỉnh lượng kiến thức phải được thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn, được ban giám hiệu phê duyệt trước khi thực hiện. 3 tiết/tuần đối với lớp 6,7,8; 2 tiết/tuần đối với lớp 9. 2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên giảng dạy cần chú ý đến số lượt điểm kiểm tra tối thiểu và cách làm tròn điểm kiểm tra. a. Số lượt điểm kiểm tra tối thiểu. LỚP HỌC KỲ I HỌC KỲ II Miệng 15phút 45phút HK Miệng 15phút 45phút HK Lớp 6 1 3 2 1 1 3 2 1 Lớp 7 1 3 2 1 1 3 2 1 Lớp 8 1 3 2 1 1 3 2 1 Lớp 9 1 2 2 1 1 2 2 1 b. Cấu trúc bài kiểm tra viết 1 tiết và kiểm tra học kỳ. + Kiến thức ngôn ngữ (Grammar and Vocabulary): 25% đến 30%. + Đọc: 25% đến 30%. + Viết: 20% đến 25%. + Nghe: 20% đến 25%. Nếu không kiểm tra kỹ năng nghe, cấu trúc bài kiểm tra có thể thực hiện theo thời lượng sau: + Kiến thức ngôn ngữ (Grammar and Vocabulary): 30% đến 35%. + Đọc: 30% đến 35%. + Viết: 25% đến 30%. c. Tỷ lệ trắc nghiệm và tự luận. Tỷ lệ % trắc nghiệm - tự luận trong các bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ các lớp 6,7,8,9 có thể là 70% trắc nghiệm – 30% tự luận hoặc 75% trắc nghiệm – 25% tự luận. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS có thể căn cứ vào đối tượng học sinh để lựa chọn tỷ lệ trắc nghiệm và tự luận; tính toán số lượng câu hỏi, thang điểm cho mỗi câu hỏi của từng dạng bài tập phù hợp. Ví dụ: + Đối với các đơn vị ở khu vực thuận lợi: Tỷ lệ TN-TL: 75%-25% Số lượng câu hỏi: 40 câu (45 phút). Trong đó: 30 câu TN, 10 câu tự luận. Thang điểm: 0.25 điểm/câu. Dạng bài tập: PHẦN A. TRẮC NGHIỆM. I. Phát âm/Từ không cùng nhóm với các từ còn lại: 05 câu II. Chọn đáp án để điền vào chỗ trống: 10 câu III. Tìm lỗi sai/Tìm câu cùng nghĩa với câu đã cho: 05 câu IV. Đọc đoạn văn, chọn đáp án điền vào chỗ trống: 05 câu V. Đọc đoạn văn, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi: 05 câu PHẦN B. TỰ LUẬN I. Cho dạng đúng của động từ 05 câu hoặc Điền vào mỗi chỗ trống một từ/giới từ thích hợp vv II. Viết lại các câu sau bắt đầu bằng từ cho trước 05 câu hoặc Dùng từ gợi ý để viết lại các câu sau; Chuyển những câu sau sang ............vv (gắn liền với nội dung kiến thức mới học) + Đối với các đơn vị ở khu vực khó khăn: Tỷ lệ TN-TL: 75%-25% Số lượng câu hỏi: 35 câu (45 phút). Trong đó: 25 câu TN, 10 câu tự luận. Thang điểm: cụ thể riêng cho từng dạng bài. Dạng bài tập: PHẦN A. TRẮC NGHIỆM. I. Phát âm/Từ không cùng nhóm với các từ còn lại: 05 câu (1,25 điểm) II. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống: 10 câu (2,5 điểm) III. Tìm lỗi sai/Tìm câu cùng nghĩa với câu đã cho: 05 câu (1,25 điểm) IV. Đọc đoạn văn, chọn đáp án điền vào mỗi chỗ trống: 05 câu (2,5 điểm) hoặc Đọc đoạn văn, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi: 05 câu PHẦN B. TỰ LUẬN I. Cho dạng đúng của động từ 05 câu (1,25 điểm) hoặc Điền vào mỗi chỗ trống một từ/giới từ thích hợp vv II. Viết lại các câu sau bắt đầu bằng từ cho trước 05 câu (1,25 điểm) hoặc Dùng từ gợi ý để viết lại các câu sau; Chuyển những câu sau sang ............ vv (gắn liền với nội dung kiến thức mới học) Ở một số lớp đầu cấp học THCS (lớp 6, lớp 7) một số dạng bài tập chưa thể thực hiện hoặc chưa thông dụng với học sinh, giáo viên có thể thay thế bằng các dạng bài tập khác (Matching, True/False, ....) nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tự luận – trắc nghiệm và cấu trúc bài kiểm tra. 3. Các loại hồ sơ chuyên môn. - Giáo viên có đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo theo quy định của giáo viên bậc trung học. - Lên lịch báo giảng; kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chấm, trả bài và vào điểm đúng tiến độ, sửa điểm đúng quy chế. - Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, đặc biệt là việc soạn bài bằng máy tính. II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO SOẠN GIẢNG. 1. Soạn giảng. - Bài soạn phải thể hiện đủ ba nội dung cơ bản: kiến thức, hoạt động của thầy, hoạt động của trò. - Hình thức: soạn theo cột hoặc soạn theo hàng ngang do tổ, nhóm chuyên môn thống nhất hoặc theo cách soạn của mỗi giáo viên. - Ngôn ngữ dùng trong soạn bài có thể là thứ tiếng đang giảng dạy, tiếng Việt hoặc cả 2 thứ tiếng, tuỳ nội dung giảng dạy, theo hướng tăng dần việc soạn và sử dụng tiếng nước ngoài. - Nên bắt đầu bài soạn mỗi tiết dạy ở đầu trang giấy để tiện cho việc xem xét trên lớp. Ghi đầy đủ các mục cần thiết. - Khuyến khích soạn bài trên máy tính (đối với những đơn vị, cá nhân có điều kiện) để dễ đọc, dễ chỉnh sửa cho các năm học sau. - Trình bày giáo án khoa học, dễ nhìn. Không cần chép lại những phần có trong SGK, đặc biệt là những phần dài- trường hợp này chỉ cần ghi “xem trang .. /see page .. . Không nên diễn giải những hoạt động của giáo viên và học sinh, chỉ liệt kê các hoạt động giáo viên tổ chức trên lớp. - Khi soạn giáo án, giáo viên cần tham khảo sách giáo viên. 2. Đổi mới phương pháp dạy học. - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. Giành nhiều thời gian cho luyện kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Tăng dần giảng bằng tiếng nước ngoài ở các lớp cuối cấp. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu; tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. Hướng dẫn học sinh cụ thể, chi tiết, làm mẫu trước khi cho học sinh thực hành trên lớp và làm bài tập về nhà. - Tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học giản đơn để rèn luyện kỹ năng, luyện tập kiến thức cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên dạy khối 6,7. Đối với chương trình SGK lớp 8,9, giáo viên nghiên cứu các nhiệm vụ của từng bài dạy, điều chỉnh, thiết kế lại sao cho phù hợp với trình độ học sinh trên cơ sở đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và không thay đổi chủ đề bài học, kỹ năng định sẵn cho tiết học đó. (theo định hướng được thống nhất trong các lớp bồi dưỡng hè) với mục đích dạy học sát đối tượng. - Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình giáo dục phổ thông của môn Tiếng Anh. Có thể sử dụng tài liệu tham khảo để bổ sung các bài thực hành và cập nhật nội dung kiến thức cũng như phương pháp dạy học. 3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học, trung thực và sát đối tượng; căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp học, cấp học; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác; sử dụng công cụ đánh giá thích hợp. Coi trọng phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy và cách học tập của học sinh. - Hệ thống câu hỏi của bài kiểm tra phải đảm bảo đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo; từ đó đảm bảo dạy sát đối tượng học sinh, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo. - Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thông qua bốn (04) kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đối với các bài kiểm tra viết 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ, Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích kiểm tra đủ các nội dung gồm: nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ đối với những đơn vị có điều kiện. Những đơn vị chưa có điều kiện để kiểm tra kỹ năng nghe, cần điều chỉnh, bổ sung các nội dung khác sao cho hợp lý. - Nội dung các bài kiểm tra cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại thời điểm kiểm tra. - Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần thực hiện theo các quy định trong Quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên. - Căn cứ vào phân phối chương trình năm học 2009-2010, nhóm hoặc tổ chuyên môn môn Tiếng Anh trong các nhà trường ra đề cho các bài kiểm tra định kì (1 tiết trở lên) theo qui định. Các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất nội dung kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra, đáp án, biểu điểm cho từng bài cụ thể; phân công giáo viên ra đề kiểm tra. Mỗi đề kiểm tra phải có ít nhất 02 mã đề. Hạn chế việc giáo viên ra đề kiểm tra khối lớp mình đang trực tiếp giảng dạy. Ban giám hiệu của các trường duyệt đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm; tổ bộ môn rút đề kiểm tra tại ban giám hiệu, coi chấm theo đúng thời gian quy định. Các bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm phải được lưu giữ trong giáo án của giáo viên. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin. - Khuyến khích giáo viên soạn, giảng bằng máy tính ở những đơn vị có điều kiện. Tích cực sử dụng bài giảng trình chiếu powerpoint khi lên lớp, đặc biệt trong các đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. - Ở các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất (máy chiếu, máy tính, phòng học chức năng, phòng học bộ môn ...) giáo viên phải lên lớp bằng bài giảng trình chiếu powerpoint ít nhất 1 lần/học kỳ, có thể tham khảo các bài giảng đã được giới thiệu trong đợt bồi dưỡng hè năm 2009. - Khuyến khích giáo viên truy cập mạng để khai thác nguồn học liệu phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên cốt cán cấp THCS các huyện, thị, thành phố thường xuyên truy cập vào địa chỉ e-mail (giành riêng cho giáo viên Tiếng Anh THCS) để cập nhật, trao đổi các nội dung chuyên môn với giáo viên các đơn vị khác. - Sử dụng phần mềm đảo đề Tiếng Anh đã được giới thiệu, tập huấn trong bồi dưỡng hè năm 2009 để soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. 5. Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học. - Các tường THCS đầu tư thiết bị dạy học cần thiết cho môn Tiếng Anh theo danh mục tối thiểu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học bộ môn: máy cát sét, tranh và ảnh, đồ vật thật để minh hoạ từ ngữ mới hoặc tạo tình huống trong các bài dạy. Thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc đối với các trường THCS. Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học tối thiểu trên được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng các giờ dạy. - Đối với các đơn vị có điều kiện như trường chuyên, trường trọng điểm ... không chỉ bảo đảm thiết bị tối thiểu mà phấn đấu đầu tư các trang thiết bị hiện đại, phần mềm dạy ngoại ngữ để phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh. III. DẠY HỌC TỰ CHỌN Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về dạy học tự chọn. 1. Dạy chủ đề tự chọn nâng cao. Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn và phát hành tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao 8 môn của 4 khối lớp 6,7,8,9 (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh – tài liệu lưu hành nội bộ) từ năm học 2008-2009. Giáo viên lựa chọn và dạy chủ đề nâng cao của các khối lớp phù hợp với mạch kiến thức của từng bài. 2. Dạy chủ đề tự chọn bám sát: ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng môn học. Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn bám sát theo hướng dẫn của các phòng giáo dục và đào tạo, chọn môn học; ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy cho từng lớp, kế hoạch này ổn định trong từng học kỳ, trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên THCS chuẩn bị kế hoạch bài dạy chủ đề bám sát với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp. IV. SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN Các tổ, nhóm chuyên môn cần có kế hoạch hoạt dộng cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức nhằm nâng cao tác dụng bồi dưỡng chuyên môn và chất lượng dạy học. - Thống nhất cách soạn bài có phần dạy phát triển kỹ năng và giới thiệu ngữ liệu (chương trình lớp 6,7); tiết dạy phát triển 02 kỹ năng trong chương trình lớp 8,9. - Thống nhất tiến trình lên lớp những bài phát triển 02 kỹ năng trong chương trình lớp 8,9. - Điều chỉnh các nhiệm vụ trong SGK lớp 8,9 để phù hợp với đối tượng học sinh và thuận lợi cho tiến trình lên lớp. - Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học tự chọn theo từng khối lớp. (nếu có) - Thống nhất tỷ lệ % tự luận, trắc nghiệm, nội dung kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, các dạng bài tập cho từng khối lớp, đáp án, biểu điểm cho từng bài. - Đối với các trường có điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là các trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm... các tổ, nhóm chuyên môn cần bổ sung sinh hoạt một số nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như: trao đổi một số bài soạn có chất lượng; hướng dẫn cách soạn bài giảng trình chiếu powerpoint; cách sử dụng tranh ảnh trên bài giảng trình chiếu powerpoint khi học sinh thực hành trên lớp ... . - Thao giảng, dự giờ thực hiện theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định. Sau mỗi tiết dạy có tổ chức rút kinh nghiệm, nêu được ưu, nhược điểm; thống nhất những nội dung, phương pháp chủ yếu và nêu được những vấn đề cần điều chỉnh về phương pháp khi dạy một dạng bài cụ thể. Điều chỉnh, tập hợp, lưu giữ giáo án điện tử để phổ biến và sử dụng cho các năm học tiếp theo. V. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi. Các phòng giáo dục và đào tạo, các trường THCS chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. 2. Phụ đạo học sinh yếu kém. Các trường THCS, THPT căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch, tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém. Giáo viên căn cứ vào trình độ học sinh để xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp, sát đối tượng. Việc phụ đạo không nhất thiết phải ôn tập lại những kiến thức mới học ở trên lớp mà có thể dạy lại những kiến thức của các lớp dưới nhằm khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh.

File đính kèm:

  • docHD thuc hien PPCT.doc
  • docPPCT LOP 6.doc
  • docPPCT LOP 7.doc
  • docPPCT LOP 8.doc
  • docPPCT LOP 9.doc