Hướng dẫn ôn tập của môn Vật lý chương trình không phân ban và phân ban thí điểm

CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG PHÂN BAN

I. Mục tiêu

1. Lý thuyết

- Hiểu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm; các thuyết.

- Hiểu được các định luật vật lý; nhận biết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản.

- Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

2. Bài tập

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình.

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự.

- Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập của môn Vật lý chương trình không phân ban và phân ban thí điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007. Dưới đây là hướng dẫn ôn tập của môn Vật lý chương trình không phân ban và phân ban thí điểm. CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG PHÂN BAN I. Mục tiêu 1. Lý thuyết - Hiểu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm; các thuyết. - Hiểu được các định luật vật lý; nhận biết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản. - Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 2. Bài tập - Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình. - Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự. - Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. II. Nội dung Nội dung ôn tập lý thuyết và bài tập bao gồm toàn bộ các phần đã học trong chương trình lớp 12 (trừ các phần đã giảm tải). Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban 1. Dao động cơ học • Đại cương về dao động điều hòa • Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa • Con lắc lò xo • Con lắc đơn • Tổng hợp các dao động điều hòa • Dao động tắt dần • Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng 2. Sóng cơ học, âm học • Đại cương về sóng cơ học • Sóng âm • Giao thoa • Sóng dừng 3. Dòng điện xoay chiều • Đại cương về dòng điện xoay chiều • Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện • Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh • Công suất của dòng điện xoay chiều • Máy phát điện xoay chiều một pha • Dòng điện xoay chiều ba pha • Động cơ không đồng bộ ba pha • Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng • Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều • Máy phát điện một chiều 4. Dao động điện từ, sóng điện từ • Mạch dao động, dao động điện từ • Điện từ trường • Sóng điện từ • Sự phát và thu sóng điện từ • Sơ lược về máy phát và máy thu vô tuyến điện 5. Quang học • Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng • Mắt và các dụng cụ quang học 6. Tính chất sóng của ánh sáng • Tán sắc ánh sáng • Giao thoa ánh sáng • Bước sóng và màu sắc ánh sáng • Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch • Tia hồng ngoại • Tia tử ngoại • Tia Rơn - ghen 7. Lượng tử ánh sáng • Hiện tưởng quang điện ngoài • Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện • Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện • Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô 8. Vật lý hạt nhân • Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử • Sự phóng xạ • Phản ứng hạt nhân • Đồng vị phóng xạ và ứng dụng • Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng • Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng • Năng lượng hạt nhân III. Cấu trúc đề thi 1. Mỗi đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng với thời gian làm bài là 60 phút. 2. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra lý thuyết là câu hỏi khách quan có 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn phương án đúng. 3. Câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng bài tập là bài tập có đáp số gồm 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn đáp số đúng theo các bước sau: - Đọc nội dung câu trắc nghiệm. - Giải bài tập trên giấy nháp. - Chọn đáp số đúng. ---------------------- CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN I. Mục tiêu 1. Lý thuyết - Hiểu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm; các thuyết. - Phát biểu được các định luật vật lý; nhận biết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản. - Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 2. Bài tập - Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình. - Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự. - Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. II. Nội dung Nội dung ôn tập lý thuyết và bài tập bao gồm toàn bộ các phần đã học trong chương trình lớp 12 (trừ các phần đã giảm tải). Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phần chung cho thí sinh 2 ban 1. Dao động cơ học • Đại cương về dao động điều hòa • Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa • Con lắc là xo • Con lắc đơn • Tổng hợp các dao động điều hòa • Dao động tắt dần • Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng 2. Sóng cơ học, âm học • Đại cương về sóng cơ học • Súng âm • Giao thoa • Sóng dừng 3. Dòng điện xoay chiều • Đại cương về dòng điện xoay chiều • Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ cú điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện • Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch khụng phân nhánh • Công suất của dòng điện xoay chiều • Máy phát điện xoay chiều một pha • Dòng điện xoay chiều ba pha • Động cơ không đồng bộ ba pha • Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng 4. Dao động điện từ, sóng điện từ • Mạch dao động, dao động điện từ • Điện từ trường • Sóng điện từ 5. Tính chất súng của ánh sáng • Tán sắc ánh sáng • Giao thoa ánh sáng • Bước sóng và màu sắc ánh sáng • Tia hồng ngoại • Tia tử ngoại • Tia Rơn - ghen 6. Lượng tử ánh sáng • Hiện tượng quang điện ngoài • Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện 7. Vật lý hạt nhân • Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử • Sự phóng xạ • Phản ứng hạt nhân. • Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên 1. Dao động cơ học • Con lắc vật lý 2. Sóng cơ học, âm học • Phản xạ sóng • Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đôp - le 3. Dòng điện xoay chiều • Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 4. Dao động điện từ, sóng điện từ • Thông tin bằng sóng vô tuyến điện 5. Chuyển động của vật rắn • Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định • Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng, mômen quán tính của một vật • Phương trình động lực học của vật rắn, mômen động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mômen động lượng • Chuyển động của khối tâm vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến • Động năng của vật rắn quanh một trục • Cân bằng tĩnh của vật rắn • Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song • Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế 6. Tính chất sóng của ánh sáng • Nhiễu xạ ánh sáng • Máy quang phổ, quang phổ liên tục, quang phổ vạch, phân tích quang phổ 7. Lượng tử ánh sáng • Hiện tượng quang điện trong • Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện • Sự hấp thụ ánh sáng, màu sắc các vật, sự phát quang • Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ nguyên tử hiđrô • Lưỡng tính súng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze 8. Vật lý hạt nhân • Thuyết tương đối hẹp • Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch 9. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn • Các hạt sơ cấp • Mặt Trời. Hệ Mặt Trời • Các sao. Thiên hà • Thuyết Vụ nổ lớn Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn Dao động điện từ, sóng điện từ • Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến Lượng tử ánh sáng • Hiện tượng quang điện trong • Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang • Laze • Mẫu nguyên tử Bo. Quang phổ Hiđrô Vật lý hạt nhân • Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng • Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân) Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô) • Các hạt sơ cấp • Mặt Trời. Hệ Mặt Trời • Thiên hà III. Cấu trúc đề thi 1. Mỗi đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng với thời gian làm bài là 60 phút. 2. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra lý thuyết là câu hỏi khách quan có 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn phương án đúng. 3. Câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng bài tập là bài tập có đáp số gồm 4 lựa chọn trong đó duy nhất có một lựa chọn đúng. Học sinh trả lời bằng cách lựa chọn đáp số đúng theo các bước sau: - Đọc nội dung câu trắc nghiệm. - Giải bài tập trên giấy nháp. - Chọn đáp số đúng.

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi TN THPT cua Bo GD DT.doc
Giáo án liên quan