I. MỤC TIÊU.
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp
- Biết được nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử.
- Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản.
- Biết được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển.
- Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được công dụng cảu mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ một pha.
- Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kì I môn: Công nghệ 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 12
NĂM HỌC: 2010 – 2011
--------------
(Thời lượng 01 tiết)
------------------------
I. MỤC TIÊU.
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp
- Biết được nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử.
- Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản.
- Biết được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển.
- Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được công dụng cảu mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ một pha.
- Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.
II. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CÂU 1: Khái niệm và phân loại mạch điện tử?
1
2
3
4
Tải tiêu thụ
5
u~
CÂU 2: Vẽ sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều và nhiệm vụ của từng khối?
CÂU 3: Tính toán và chọn linh kiện trong mạch nguồn 1 chiều?
CÂU 4: Khái niệm và công dụng của mạch điện tử điều khiển?
CÂU 5: Phân loại mạch điển tử điều khiền?
CÂU 6: Khái niệm và công dụng của mạch điều khiển tín hiệu?
CÂU 7: Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu?
CÂU 8: Công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha?
CÂU 1:
- Khái niệm: Mạch điện tử là mạch điện mắc phổi hợp các linh kiện điện tử và các bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.
- Phân loại:
+ Phân loại theo chức năng nhiệm vụ:
C Mạch khuếch đại.
C Mạch tạo sóng hình
C Mạch tạo xung.
C Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp.
+ Phân loại theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu:
C Mạch điện tử tương tự.
C Mạch điện tử số.
CÂU 2:
Khối 1: Biến áp nguồn.
Khối 2: Mạch chỉnh lưu.
Khối 3: Mạch lọc nguồn.
Khối 4: Mạch ổn áp.
Khối 5: Mạch bảo vệ.
CÂU 3:
a/ Biến áp
- Công suất biến áp:
P = kp.Utải.Itải = 1,3.12.1 = 15,6 W
kp : là hệ số công suất biến áp, chọn kp = 1,3.
- Điện áp vào: U1 = 220V, tần số 50Hz.
- Điện áp ra:
Trong đó:
U2: điện áp ra của biến áp khi không tải.
= 2V: sụt áp trên 2 điốt
: sụt áp bên trong biến áp khi có tải, thường là 6%Utải = 0,72
b/ Điốt
- Dòng điện điốt:
Chọn hệ số dòng điện: kI = 10
- Điện áp ngược:
Chọn hệ số kU = 1,8
Từ các thông số trên, chọn loại điốt: UN ≥ 26,5V, Iđm = 5A, DUD = 1V.
c/ Tụ điện
Chọn tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu điện áp định mức ≥ = 14,7V
CÂU 4:
- Khái niệm: Những mạch điện tử có chức năng điều khiể được gọi là mạch điện tử điều khiển.
- Công dụng: Mạch điện tử điều khiển có rất nhiều công dụng khác nhau.
+ Điều khiển tín hiệu.
+ Tự động hoá các máy mọc, thiết bị.
+ Điều khiển các thiết bị dân dụng.
+ Điều khiển trò choơ, giải trí.
CÂU 5:
- Phân loại theo công suất:
+ Công suất lớn.
+ Công suất nhỏ.
- Phân loại theo chức năng:
+ Điều khiển tín hiệu.
+ Điều khiển tốc độ.
- Phân loại theo mức độ tự động hoá:
+ Điều khiển cứng bằng mạch điện tử.
+ Điều khiển có lập trình.
CÂU 6:
- Khái niệm: Những mạch tín hiệu cần có sự thay đổi trạng thái, sự thay đổi đó nhờ mạch điều khiển chúng. Để thay đổi trạng thái của các tín hiệu người ta dùng một mạch điện tử, mạch điện tử đó gọi là mạch điều khiển tín hiệu.
- Công dụng:
+ Thông báo về tình trạng thiết bị gặp sự cố. Ví dụ như điện áp cao, điện áp thấp, quá nhiệt độ, cháy nổ,..
+ Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lênh. Ví dụ: đèn xanh, đèn đỏ của tín hiệu giao thông,..
+ Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử. Ví dụ: hình ảnh quảng cáo, biển hiệu,
+ Thông báo về tính trạng hoạt động của máy móc. Ví dụ: tín hiệu thông báo có nguồn, băng casset đang chạy, âm lượng casset,
CÂU 7:
Nhận lệnh
Xử lí
Khuếch đại
Chấp hành
Sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.
CÂU 8:
Động cơ điện xoay chiều một pha được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống như động cơ máy bơm nước, quạt điện. Khi sử dụng loại động cơ này người ta phải điều khiển nhiều chế độ như điều khiển tốc độ, mở máy, đảo chiều, hãm,
Để điều khiển tốc độ động cơ một pha, người ta sử dụng phương pháp sau:
- Thay đổi số vòng dây của stato.
- Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.
- Điều khiển tần số của nguồn đưa vào động cơ (trong trường hợp này điện áp cũng phải thay đổi cho phù hợp).
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: vàng, xanh lục, cam, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là: p
A. 45 x 103 + 5% W B. 4 x 5 x 103 + 5%W
C. 20 x 103 + 5%W D. 54 x 103 + 5%W
2/ Triac có mấy lớp tiếp giáp P – N
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
3/ Mạch khuếch đại dùng linh kiện nào sau đây để làm lớn tín hiệu.
A. OA B. Đi ốt C. Điện trở D. Tụ điện
4/ Trong mạch tạo xung đa hài để làm thay đổi điện áp thông tắc của 2 Tranzito là do:
A. Tụ điện C1, C2 B. Điện trở R3, R4
C. Điện trở R1, R2 D. Tranzito T1, T2
5/ Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do
A. Do hiện tượng cảm ứng điện từ B. Điện áp đặt vào lớn
C. Dòng điện qua cuộn cảm lớn D. Do tần số dòng điện lớn
6/ Khi cần thay thế một điện trở bị cháy có ghi 2K - 2W bằng các điện trở không cùng loại. Hãy chọn phương án đúng sau:
A. Mắc nối tiếp 2 điện trở ghi 1K - 1W B. Dùng 1 điện trở ghi 2K - 1W
C. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 2W D. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 1W
7/ Một tụ hoá có số liệu kỹ thuật 10 mF - 100V trong mạch bị hỏng. Hỏi phải dùng bao tụ có số liệu 10mF-10V để thay thế:
A. 100 tụ B. 10 tụ C. 1 tụ D. 1 000 tụ
8/ Dòng điện có chỉ số là 1A qua 1 điện trở có chỉ số là 10W thi công suất chịu đựng của nó là 10W. Hỏi nếu cho dòng điện có trị số là 2A qua điện trở đó thì công suất chịu đựng của nó là bao nhiêu:
A. 40W B. 20W C. 30W D. 10W
9/ Trong một mạch chỉnh lưu cầu nếu mắc ngược chiều cả 2 Điốt thì
A. Dây thứ cấp chập mạch B. Không làm việc
C. Mạch vẫn hoạt động bình thường D. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ
10/ Trong một mạch chỉnh lưu cầu nếu bất kỳ một Điốt nào bị đánh mắc ngược thì:
A. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ B. Dòng điện tăng vọt
C. Đứt cầu chì D. Dây thứ cấp chập mạch
11/ Tụ hoá có thể mắc vào các loại mạch điện
A. Mạch 1 chiều B. Cả mạch xoay chiều lẫn 1 chiều
C. Mạch xoay chiều D. Mạch điện có điện áp ổn định
12/ Khi dùng ôm kế kiểm tra tụ điện(tụ chưa tích điện) , nếu tụ tốt hiện tượng xảy ra là:
A. Kim đồng hồ chuyển động đến 1 vị trí nào đó rồi tự trở về vị trí ban đầu
B. Kim đồng hồ chuyển động chỉ 1 giá trị nào đó
C. Kim đồng hồ không chuyển động
D. Kim chuyển động đến 1 vị trí nào đó rồi trở về vị trí khác (không phải vị trí ban đầu)
13/ Khi cho vào trong lòng cuộn cảm 1 lõi sắt từ thì
A. Trị số điện cảm tăng B. Trị số điện cảm không thay đổi
C. Trị số điện cảm giảm D. Điện áp định mức cuộn cảm tăng
14/ Điốt, Tirixtô, Triac, Tranzito, Diac chúng đều giống nhau ở điểm nào
A. Vật liệu chế tạo B. Công dụng
C. Số điện cực D. Nguyên lý làm việc
15/ Các câu sau đây câu nào em cho là sai
A. Triac và Diac có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều khi có cực G điều khiển
B. Điốt cho dòng đi qua khi được phân cực thuận
C. Khi đã thông và tắcThì Tirixto và Điốt hoạt động như nhau
D. OA là bộ khếch đại dòng điện một chiều
16/ Chọn phương án sai trong câu sau : Công dụng của mạch điện tử điều khiển
A. Điều khiển các thông số của thiết bị
B. Điều khiển các thiết bị dân dụng
C. Điều khiển các trò chơi giải trí
D. Điều khiển tín hiệu
17/ Chọn phương án sai trong câu sau : Người ta phân loại các thiết bị điện tử theo
A. Theo hiệu suất B. Theo công suất
C. Theo chức năng D. Theo mức độ tự động hóa
18/ Chức năng của Tranzito trong mạch bảo vệ điện áp gia đình
A. Khuếch đại B. Chỉnh lưu
C. Báo hiệu điện áp D. Nuôi mạch điều khiển
19/ Triac trong mạch điều khiển làm thay đổi tốc độ động cơ nhờ
A. Tăng, giảm thời gian dẫn B. Tăng, giảm trị số dòng điện
C. Tăng, giảm trị số điện áp D. Tăng, giảm tần số nguồn điện
20/ Mạch điện tử điều khiển theo chức năng là
A. Điều khiển tốc độ B. Điều khiển bằng mạch rời
C. Điều khiển bằng vi mạch D. Điều khiển bằng vi xử lý có lập trình
21/ Mạch điện tử điều khiển theo mức độ tự động hóa có các mạch
A. Điều khiển bằng phần mềm máy tính B. Điều khiển có công suất nhỏ
C. Điều khiển tín hiệu D. Điều khiển có công suất lớn
22/ Mạch nào không phải là mạch điện tử điều khiển
A. Mạch tạo xung B. Tín hiệu giao thông
C. Báo hiệu và bảo vệ điện áp D. Điều khiển bảng điện tử
23/ Thông số của linh kiện điện tử nào không phụ thuộc vào tần số dòng điện ?
A. Điện trở B. Tụ điện
C. Cuộn cảm D. Cả ba linh kiện trên.
24/ Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là:
A. Điôt tiếp điểm B. Điôt tiếp mặt
C. Điôt zene D. Tirixto
25/ Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì có tác dụng:
A . Tăng tần số gợn sóng lên gấp đôi tần số dòng điện xoay chiều
B. Tăng điện áp lên gấp đôi điện áp dòng điện xoay chiều
C. Tăng cường độ dòng điện lên gấp đôi cường độ dòng điện xoay chiều
D. Tăng công suất lên gấp đôi công suất của dòng điện xoay chiều.
26/ Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì có tác dụng:
A. Tăng tần số gợn sóng lên gấp đôi tần số dòng điện xoay chiều
B. Tăng điện áp lên gấp đôi điện áp dòng điện xoay chiều
C. Tăng cường độ dòng điện lên gấp đôi cường độ dòng điện xoay chiều
D. Tăng công suất lên gấp đôi công suất của dòng điện xoay chiều.
27/ Trong mạch điện, điện trở có công dụng:
A. Phân chia điện áp trong mạch.
B. Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
C. Khống chế dòng điện trong mạch.
D. Phân áp và hạn chế dòng điện trong mạch.
28/ Loại tụ điện cần được mắc đúng cực là:
A. Tụ giấy B. Tụ sứ C. Tụ hóa D. Tụ dầu
29/ Loại tụ điện có thể biến đổi được điện dung là:
A. Tụ sứ B. Tụ xoay C. Tụ hóa D. Tụ dầu
30/ Loại tụ điện có thể làm việc được với cả dòng điện một chiều hoặc xoay chiều là:
A. Tụ hóa B. Tụ dầu C. Tụ giấy D. Tụ xoay
31/ Để kiểm tra chất lượng của tụ điện, thường dùng:
A. Vôn kế B. Oát kế C. Ôm kế D. Điện kế
32/ Khi kiểm tra, nếu tụ điện còn tốt thì kim trên chỉ thị của dụng cụ sẽ:
A. quay đến một giá trị nào đó rồi dừng lại.
B. quay đến một giá trị nào nó, giảm một chút rồi mới dừng lại
C. quay đến một giá trị nào đó rồi lại giảm về vị trí ban đầu.
D. không quay
33/ Điều kiện để Tirixto dẫn điện là:
A. UAK = 0 và UGK = 0 B. UAK = 0 và UGK > 0
C. UAK > 0 và UGK = 0 D. UAK > 0 và UGK > 0
34/ Linh kiện điện tử có hai lớp tiếp giáp P-N là:
A. Tirixto B. Tranzito C. Triac D. Diac
35/ Để điều khiển tốc độ động cơ một pha, có thể sử dụng phương pháp:
A. Thay đổi số vòng dây của stato B. Điều khiển điện áp đưa vào động cơ
C. Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ C. Cả ba phương án trên.
36/ Loại tụ nào khi mắc vào nguồn điện phải mắc đúng chiều điện áp?
A. Tụ gốm B. Tụ nilon C. Tụ hóa D. Tụ xoay
37/ Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do?
A. Dòng điện qua cuộn cảm lớn
B. Do tần số dòng điện lớn
C. Điện áp đặt vào lớn
D. Do hiện tượng cảm ứng điện từ
38/ Kí hiệu này thuộc loại nào? (lấy hình tụ hóa)
A. Tụ gốm B. Tụ nilon C. Tụ hóa D. Tụ xoay
39/ 100nF bằng bao nhiêu F?
A. 10-3 F B. 10-9F C. 10-7F D. 107F
40/ Linh kiện này là linh kiện gì? (lấy hình biến trở)
A. Tụ điện B. Cuộn cảm C. Biến trở D. Quang điện trở
41/ Kí hiệu này thuộc loại nào? (lấy hình quang điện trở)
A. Quang điện trở B. Điện trở nhiệt
C. Điện trở có giá trị thay đổi theo điện áp vào D. Biến trở
42/ Khi tần số dòng điện tăng thì?
A. Cảm kháng của tụ điện tăng
B. Dung kháng của cuộn cảm giảm
C. Dung kháng của tụ giảm
D. Cảm kháng của cuộn cảm giảm
43/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở đỏ-đỏ-đen-kim nhũ)
A. 33W B. 44W C. 11W D. 22W
44/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở lam-lam-đen-vàng)
A. 69W B. 106W C. 96W D. 610W
45/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở lam-đỏ-đen-vàng)
A. 26W B. 62W C. 52W D. 25W
46/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở lam-nâu-đỏ-vàng)
A. 6200W B. 5200W C. 6100W D. 5100W
47/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở lục nâu đên nhũ)
A. 68W B. 85W C. 58W D. 86W
48/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện đỏ-lam-nâu-vàng)
A. 350W B. 520W C. 250W D. 530W
49/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở tím-nâu-cam-vàng)
A. 61K B. 71K C. 72K D. 62K
50/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở tím-trắng-cam-bạc)
A. 96K B. 69K C. 89K D. 79K
51/ Xác định giá trị điện trở? (hình điện trở lục-lam-cam-vàng)
A. 69K B. 96K C. 86K D. 68K
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP Ở NHÀ
- Về nhà học bài và làm bài tập theo hướng dẫn.
- Đọc lại SGK các nội dung có liên quan đến nội dung ôn tập.
- Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm (trắc nghiệm hoàn toàn), thời gian làm bài là 45 phút.
V. BỔ SUNG.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DUYỆT CỦA BCM Hoà Lạc, ngày 28 tháng 11 năm 2010
GVBM
File đính kèm:
- HD ON TAP HKI CONG NGHE 12 20102011.doc