Câu 1:
Nhiệt kế hoạt động dựa trên ứng dụng của hiện tượng nào?Công dụng của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế ?
Trả lời :
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Nhiệt kế thủy ngân: dùng ở phòng thí nghiệm
- Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển
- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể
Câu 2:
Sự bay hơi là gì ? Lấy hai ví dụ .
Trả lời :
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất.
Ví dụ: bốc hơi của hơi nước, bay hơi khi đun nước .
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập - Kiểm tra học kỳ 2 - môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP - KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - MÔN VẬT LÝ 6
Câu 1:
Nhiệt kế hoạt động dựa trên ứng dụng của hiện tượng nào?Công dụng của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế ?
Trả lời :
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Nhiệt kế thủy ngân: dùng ở phòng thí nghiệm
- Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển
- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể
Câu 2:
Sự bay hơi là gì ? Lấy hai ví dụ .
Trả lời :
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất.
Ví dụ: bốc hơi của hơi nước, bay hơi khi đun nước ...
Câu 3:
. So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?
Trả lời :
* Gíông nhau: chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
* Khác nhau: Chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Câu 4:
Tai sao vào lúc sáng sớm có những giọt sương đọng trên lá cây?
Trả lời :
Hơi nước bay hơi vào ban đêm gặp nhiệt độ thấp hơn nên ngưng tụ lại thành giọt đong trên lá cây
Câu 5:
Giải thích sự chuyển thể các chất của quá trình đúc tượng đồng?
Trả lời :
Quá trình nóng chảy đồng từ thể rắn sang thể lỏng sau đó cho vào khuôn và đồng sẽ đông đặc lại từ thể lỏng sang thể rắn
Câu 6:
Dùng ròng rọc cho ta lợi gì ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm như thế nào ?
Trả lời :
- Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Dùng ròng rọc động cho ta lợi về lực.
- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.
Câu 7:
a) Khi tăng nhiệt độ, khi giảm nhiệt độ thì thể tích của các chất thay đổi như thế nào?
b) Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu 0C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu 0C ?
Trả lời :
a. - Thể tích của các chất tăng khi tăng nhiệt độ,
giảm khi giảm nhiệt độ.
b. - Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut :
Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.
Câu 8:
Thế nào là sự nóng chảy? Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu độ 0C?
Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?
Trả lời :
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ 800C.
- Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Câu 9:
a) Sự ngưng tụ là gì ?
b) Vì sao về mùa đông khi thở ra ta thường thấy hơi thở như “ khói” ?
Trả lời :
a. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
b.Vì trong hơi thở có hơi nước, gặp không khí lạnh nên ngưng tụ tạo thành những giọt nước rất nhỏ nhìn giống như “ khói”
Câu 10:
a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.
b) Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ?
Trả lời :
a.Giống nhau: Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Khác nhau: + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
b. Do không khí trong quả bóng bàn gặp nước nóng sẽ nở ra làm cho quả bóng bàn phồng lên.
Câu 11:
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Trả lời :
Sự bay hơi phụ thuộc vào ba yếu tố:
Nhiệt độ: nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.
Gió: gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn.
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng: Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.
Câu 12:
Hãy giải thích sự tạo thành nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? Tại sao khi trời nắng lên thì sau một thời gian các giọt nước không còn nữa ?
Trả lời :
Ban đêm trời lạnh, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành giọt nước đọng trên lá cây. Khi trời nắng, nhiệt độ tăng lên nên xảy ra sự bay hơi, các giot nước bị bay hơi hết.
Câu 13: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn ?
Trả lời :
Nếu đậy nút kín thì hơi nước bay lên sẽ ngưng tụ lại trên thành chai và chảy xuống trở lại, còn nếu không đậy nút thì hơi nước sẽ bay ra ngoài nên cạn dần.
Câu 14:
Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô ?
Trả lời :
Vì máy sấy tạo ra hơi nóng có nhiệt độ cao và kèm với gió nên sự bay hơi xảy ra nhanh hơn, làm tóc mau khô.
Câu 15:
Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại ?
Trả lời :
Mùa lạnh, mặt gương lạnh khi hà hơi vào thì hơi nóng gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước nhỏ li ti làm mặt gương bị mờ. Một lúc sau, những giọt nước nhỏ li ti bay hơi đi hết nên mặt gương sáng trở lại.
File đính kèm:
- HUONG DAN ON TAP KIEM TRA HOC KY 2 MON VAT LY 6.docx