Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa học tại lớp và học ở nhà môn Vật lý bậc THCS

Để khắc sâu kiến thức cơ bản môn vật lí THCS, người giáo viên phải bám sát sách giáo khoa để truyền thụ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho học sinh.

Trong thực tế, học sinh chỉ thích học theo những điều ghi chép được tại lớp, còn giáo viên lên lớp có thể nghiêng về thuyết trình bài học, không để và không đủ thời gian khắc sâu các kiến thức cơ bản và luyện tập. Vì vậy hướng dẫn học sinh sử dụng SGK tại lớp và ở nhà, thực hiện tốt vai trò chủ đạo của người thầy và chủ động của học sinh để thực hiện được mục tiêu của bài lên lớp là thiết thực.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa học tại lớp và học ở nhà môn Vật lý bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa học tại lớp và học ở nhà môn vật lý bậc thcs A - đặt vấn đề: Để khắc sâu kiến thức cơ bản môn vật lí THCS, người giáo viên phải bám sát sách giáo khoa để truyền thụ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho học sinh. Trong thực tế, học sinh chỉ thích học theo những điều ghi chép được tại lớp, còn giáo viên lên lớp có thể nghiêng về thuyết trình bài học, không để và không đủ thời gian khắc sâu các kiến thức cơ bản và luyện tập. Vì vậy hướng dẫn học sinh sử dụng SGK tại lớp và ở nhà, thực hiện tốt vai trò chủ đạo của người thầy và chủ động của học sinh để thực hiện được mục tiêu của bài lên lớp là thiết thực. b - giải quyết vấn đề: I. học sinh sử dụng sgk tại lớp trong tiết học như thế nào ? 1, Cần chọn các vấn đề để học sinh sử dụng SGK tại lớp: - Đó là những vấn đề mà học sinh phải sử dụng SGK để trả lời những câu hỏi giáo viên đã định trước, đó là những kiến thức cơ bản, là trọng tâm bài giảng mà giáo viên cần xoáy sâu để thực hiện, là những vấn đề cần bổ sung giải thích thêm. Lựa chọn vấn đề chung cho toàn lớp học và riêng cho học sinh yếu, học sinh khá, có trong bài học mà giáo viên phải khai thác. Ví dụ: a, Lớp 6: Bài đo thể tích chất lỏng. Sau khi đặt vấn đề tìm cách xác định chính xác cái bình, cái ấm chứa bao nhiêu nước? Ngoài tình tự tiến hành theo bài học, Giáo viên nêu câu hỏi: - Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì ? -Với chất lỏng người ta còn dùng đơn vị gì ? Vậy hai đơn vị này liên quan như thế nào (C1). 1 lít = 1dm3 ; 1ml = 1cm3 = (1cc). ? Các đơn vị này thường dùng ở lĩnh vực nào? Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Thiết kế bài dạy này dễ dàng khi các em sử dụng các kiến thức và kỹ năng cần biết của tiết trước. b, Lớp 7: Bài 2: Sự truyền ánh sáng. - Vào bài theo sách giáo khoa - Cần tìm ra ánh sáng truyền đi như thế nào? - Sau khi nêu vấn đề ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào tới mắt ta? - Thực hiện thí nghiệm và các phần C1; C2 để đi đến kết luận. 2, Sử dụng SGK trong quá trình truyền thụ kiến thức, dưới sự chỉ đạo của giáo viên: a, Trong quá trình khảo sát các thí nhiệm vật lí: Hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ, sơ đồ thí nghiệm trong SGK, trong đó có: - Các chi tiêt chủ yếu của hình vẽ. - Các kí hiệu thông thường bằng hình vẽ - Có thể và bổ sung các sơ đồ đơn giản. Chú ý: Cho học sinh đọc trước phần mô tả dụng cụ thí nghiệm, nắm được mục tiêu chủ yếu của thí nghiệm. b, Hình thành và khắc sâu các khái niệm, định luật. Cái khó nhất của học sinh là hiểu được bản chất của khái niệm. Ví dụ: Khái niệm về từ trường (lớp 9) học sinh đọc sách phải rút ra được các tính chất cơ bản của từ trường. Những chữ: điện tích chuyển động có hướng tạo thành dòng điện, xuất hiện lực từ trong định nghĩa của từ trường. "Dòng điện sinh ra từ trường" c, Hướng dẫn học sinh sử dụng các bảng bằng số vật lý nêu trong SGK, lưu ý đến đơn vị, đến cách tra bảng khi làm bài tập. Ví dụ: Phần nhiệt học vật lý lớp 8. Bảng 24.4: Bảng nhiệt dung riêng của một số chất. Bảng 26.1. Bảng năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu. d, Lưu ý học sinh đến các mục lớn, nhỏ trong SGK mà giáo viên sử dụng khi củng cố bài học e, Đọc thêm và giới thiệu phần mở rộng kiến thức ở mục cuối các bài "có thể em chưa biết". ii. học sinh sử dụng sgk ở nhà đểtái hiện lại một bài học; toàn chương như thế nào ? Khi đọc SGK học sinh phải nắm được kết cấu chung của một bài nắm được kiến thức cơ bản của bài đó. Để đạt được yêu cầu đó học sinh cần: 1, Sử dụng SGK để ôn tập một thí nghiệm vật lý: - Học sinh phải nhớ được mục đích thí nghiệm. - Các dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. - Vẽ lại sơ đồ và đối chiếu với SGK. Ví dụ: - Bài: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu dây dẫn. - Bài: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. - Bài: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. - Bài: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 2, Sử dụng SGK tái hiện cách dẫn dắt hình thành khái niệm vật lý. Để tái hiện khái niệm hiện tượng vật lý, trước hết học sinh phải nhớ các định nghĩa, khái niệm, mối quan hệ giữa khái niệm với các đại lượng sẽ biết. Ví dụ: Đối với khái niệm là hiện tượng thì học sinh phải nhớ thí nghiệm mà định nghĩa, khái niệm cụ thể như thấu kính, lăng kính học sinh phải nắm được cấu tạo, hình dáng và bản chất của vật đó và vẽ được hình, nếu là khái niệm định nghĩa theo quy ước như từ trường thì phải nhớ quy ước cách vẽ như SGK. - ở lớp 8 biểu diễn lực (bài 4). iii. sử dụng sgk tại lớp để dạy một bài cụ thể: Ví dụ: Bài "Sự phân tích ánh sáng trắng" Sau lời đặt vấn đề vào bài theo SGK, giáo viên ghi mục I: Phân tích một chùm sánh trắng bằng lăng kính. - Ghi tiểu mục lăng kính: Phát lăng kính cho học sinh quan sát và mở SGK, vẽ hình lên bảng và chỉ ra các cạnh song song với nhau) - Tiếp tục hướng dẫn thí nghiệm 1 - Sang thí nghiệm 2: + 2a: Quan sát giải màu nói trên qua tấm lọc màu đỏ, rồi tấm lọc màu xanh, các tấm lọc này đặt trước mắt hoặc trước khe cho ánh sáng trắng đi qua. + 2b: Quan sát giải màu qua tấm lọc nửa trên đỏ, nửa dưới xanh. - Đặt tấm lọc trước khe cho ánh sáng đi qua. Ta sẽ thấy hai vạch đỏ và xanh tách rời nhau rõ rệt. - Sau đó cần nêu rõ thí nghiệm 2a và 2b nhằm giải thích hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1. Hai thí nghiệm này cho ta thấy các chùm sáng đỏ và xanh của chùm tới ánh sáng trắng qua lăng kính tách rời nhau và truyền theo hai phương khác nhau. - Đánh giá bằng phiếu học tập của học sinh trả lời c1, c2, c3 và c4 của học sinh. - Tổ chức đánh giá lại việc hiểu các kết luật đã nêu trong SGK. Mục II: Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đãi CD. Sau khi nêu mục đích của thí nghiệm 3: Quan sát mặt ghi âm của một đĩa CD dưới ánh sáng trắng. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Đĩa CD có phải là một vật phát sáng không ? Tiếp đến tiến hành thực hiện câu hỏi c5, c6 đến hết bài theo thiết kế bài dạy. C, Kết thúc vấn đề Qua giảng dạy bộ môn Vật lý THCS để thực hiện tốt mục tiêu đề ra giáo viện và học sinh cần biết: 1, Thực tế cho thấy giáo viên cần phải tập học sinh sử dụng SGK tại lớp: Sử dụng lúc nào ? Với yêu cầu gì ? giáo viên phải dự kiến trong giáo án. Đó là yêu cầuthể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh đọc sách, nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, đây là thê hiện vai trò chủ động của học sinh. theo yêu cầu từng bài học giáo viên đưa ra. 2, Tuỳ theo học sinh khá hay kém mà đặt câu hỏi thích hợp. Yêu cầu với học sinh khá, giỏi là phân tích các thí nghiệm, rút ra ý nghĩa, định nghĩa. Yêu cầu đối với học sinh trung bình và còn yếu đọc và biểu đạt nghĩa trong sách để hiểu nội dung của nó 3, Một số vấn đề trong SGK có thể nêu ra và trở thành bài tập về nhà yêu cầu học sinh tự làm. Giáo viên tận dụng thời gian ở lớp để khắc sâu các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng. Ví dụ: ở lớp 9 để giải quyết các bài toán điện và quang ở phần các loại thấu kính có liên quan đến sử dụng toán học làm công cụ giáo viên cần đâu tư thời gian thích ứng. 4, Kết hợp sử dụng SGK với việc rèn luyện các thao tác tư duy với việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. 5, Muốn hướng dẫn học sinh sử dụg SGK ở lớp được tốt, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các khái niệm, các thí nghiệm, các hình vẽ và các thuật ngữ vật lý của SGK, có điều kiện nên tham khảo thêm các tài liệu khác liên quan đến bài giảng, dày công tỉ mỉ soạn bài để giành chủ động thời gian trên lớp. 6, Nhất thiết học sinh phải có đủ SGK, đọc trước bài học ở nhà một lần, tự giác học tập ở lớp, phối hợp các hoạt động: mắt nhìn, tai nghe, óc suy nghĩ./.

File đính kèm:

  • docVat li Phuong phap hoc bai o nha .doc