Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 THPT

1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :

a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương.

b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm :

- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.

- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành.

- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau và được để trong dấu ngoặc vuông [ ].

Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT.

 

doc144 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 10 THPT MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là : a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương. b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm : - Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề. - Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành. - Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau và được để trong dấu ngoặc vuông [ ]. Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT. - Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện. 2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực. Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ a) Phương pháp nghiên cứu chuyển động b) Vận tốc, phương trình và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều Kiến thức - Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. - Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. - Nêu được vận tốc tức thời là gì. - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều). - Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. - Vận tốc là một đại lượng vectơ. c) Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do d) Chuyển động tròn e) Tính tương đối của chuyển động. Cộng vận tốc f) Sai số của phép đo vật lí - Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. - Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. - Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do. - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. - Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. - Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. - Viết được công thức cộng vận tốc. - Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối. Kĩ năng - Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho. - Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt. - Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. - Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều. - Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + at2 ; = 2as. - Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. - Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều. - Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều). - Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo. - Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm. - Nếu quy ước chọn chiều của là chiều dương của chuyển động, thì quãng đường đi được trong chuyển động biến đổi đều được tính là : s = v0t + at2 ; = 2as. Chỉ yêu cầu giải các bài tập đối với vật chuyển động theo một chiều, trong đó chọn chiều chuyển động là chiều dương. 2. H­íng dÉn thùc hiÖn 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Nêu được chuyển động cơ là gì. Nêu được chất điểm là gì. Nêu được hệ quy chiếu là gì. Nêu được mốc thời gian là gì. [Thông hiểu] · Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. · Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). · Hệ quy chiếu gồm : - Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ; - Một mốc thời gian và một đồng hồ. · Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật. Chú ý phân biệt vị trí và khoảng cách. Một hệ tọa độ gắn với vật mốc và một gốc thời gian cùng với một đồng hồ hợp thành một hệ quy chiếu. 2 Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho. [Vận dụng] · Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ). · Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ). 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. Nêu được vận tốc là gì. [Thông hiểu] · Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều : s = vt trong đó, v là tốc độ của vật, không đổi trong suốt thời gian chuyển động. · Vận tốc của chuyển động thẳng đều có độ lớn bằng tốc độ của vật, cho biết mức độ nhanh, chậm.của chuyển động : HS đã học ở cấp THCS về tốc độ và chuyển động thẳng đều. 2 Lập được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều. Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. [Thông hiểu] Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + s = x0 + vt trong đó, x là toạ độ của chất điểm, x0 là toạ độ ban đầu của chất điểm, s là quãng đường vật đi được trong thời gian t, v là vận tốc của vật. [Vận dụng] Biết cách viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều cho một hoặc hai vật. 3 Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều [Vận dụng] Biết cách vẽ hệ trục toạ độ - thời gian, chọn tỉ xích, lập bảng giá trị tương ứng x = x(t), biểu diễn các điểm và vẽ x(t). Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng cắt trục tung (trục toạ độ) tại giá trị x0. 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Nêu được vận tốc tức thời là gì. Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều). [Thông hiểu] · Độ lớn của vận tốc tức thời tại vị trí M là đại lượng v = trong đó, là đoạn đường rất ngắn vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn. Đơn vị của vận tốc là mét trên giây (m/s). · Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó. · Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều. Tại mỗi điểm trên quỹ đạo, vận tốc tức thời của mỗi vật không những có một độ lớn nhất định, mà còn có phương và chiều xác định. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều, người ta đua ra khái niệm vectơ vận tốc tức thời. Ví dụ về chuyển động thẳng nhanh dần đều : Một vật chuyển động không ma sát xuống dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động của một vật rơi tự do... Ví dụ về chuyển động thẳng chậm dần đều : Một vật chuyển động không ma sát lên dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động lúc đi lên của một vật ném lên theo phương thẳng đứng... 2 Nªu ®­îc ®Æc ®iÓm cña vect¬ gia tèc trong chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, trong chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu. Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. [Thông hiểu] · Gia tốc của chuyển động thẳng là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên. a = trong đó = v - v0 là độ biến thiên vận tốc trong khoảng thời gian = t - t0. Gia tèc lµ ®¹i l­îng vect¬ : Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc cã gèc ë vËt chuyÓn ®éng, cã ph­¬ng vµ chiÒu trïng víi ph­¬ng vµ chiÒu cña vect¬ vËn tèc, cã ®é dµi tØ lÖ víi ®é lín cña gia tèc theo mét tØ xÝch nµo ®ã. Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc ng­îc chiÒu víi vect¬ vËn tèc. · Đơn vị gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2). Gia tốc a của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Dv (Dv = v - v0) và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Dt (Dt = t - t0). Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ. 3 Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at và vËn dông ®­îc c¸c c«ng thøc này. [Thông hiểu] Công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều : v = v0 + at Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a dương, trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a âm. [Vận dụng] Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng trong công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều. 4 Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. VËn dông ®­îc c¸c c«ng thøc : s = v0t + at2,  = 2as. [Thông hiểu] · Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động biến đổi đều: s = v0t + at2 · Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều, thì phương trình chuyển động là x = x0 + v0t + at2 trong đó, x là toạ độ tức thời, x0 là toạ độ ban đầu, lúc t=0. · Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được : v2 – v02 = 2as [Vận dụng] Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng trong công thức của chuyển động biến đổi đều. Đối với chuyển động thẳng nhanh dần đều, từ công thức tính vận tốc trung bình , công thức và công thức v = v0 + at, ta suy ra được công thức tính quãng đường đi được là s = v0t + at2. và công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được: v2 – v02 = 2as 5 Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. [Vận dụng] Biết cách dựng hệ toạ độ vận tốc - thời gian, chọn tỉ xích, lập bảng giá trị tương ứng v = v(t) = v0+at , biểu diễn các điểm, vẽ đồ thị. Đồ thị vận tốc - thời gian là một đoạn thẳng cắt trục tung (trục vận tốc) tại giá trị v0. 4. SỰ RƠI TỰ DO Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do. [Thông hiểu] · Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc rơi tự do (g » 9,8 m/s2). · Nếu vật rơi tự do, không có vận tốc ban đầu thì: v = gt và công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do là s = gt2 2 Nªu ®­îc ®Æc ®iÓm vÒ gia tèc r¬i tù do. [Th«ng hiÓu] Đặc điểm của gia tốc rơi tự do: T¹i mét n¬i nhÊt ®Þnh trªn Tr¸i §Êt vµ ë gÇn mÆt ®Êt, c¸c vËt ®Òu r¬i tù do víi cïng mét gia tèc g gäi lµ gia tèc r¬i tù do. Gia tèc r¬i tù do ë c¸c n¬i kh¸c nhau trªn Tr¸i §Êt th× kh¸c nhau chót Ýt. 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. [Thông hiểu] · Tốc độ trung bình của một vật chuyển động tròn: Tốc độ trung bình = · Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. Ví dụ: Một điểm trên cánh quạt động cơ điện (chạy với tốc độ ổn định) là chuyển động tròn đều... 2 Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. [Thông hiểu] · Tốc độ dài chính là độ lớn của vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều : v = trong đó, v là tốc độ dài của vật tại một điểm, là độ dài cung rất ngắn vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn. Trong chuyển động tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi. · Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. trong đó, là vectơ vận tốc của vật tại điểm đang xét, là vectơ độ dời trong khoảng thời gian rất ngắn, có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Khi đó, vectơ cùng hướng với vectơ . Xét một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1, chất điểm ở vị trí M1. Tại thời điểm t2, chất điểm ở vị trí M2. Trong khoảng thời gian Dt = t2 – t1, chất điểm đã dời từ vị trí M1 đến M2. Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian đó. 3 Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. [Thông hiểu] · Tốc độ góc của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian : Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi. Đơn vị đo tốc độ góc là rađian trên giây (rad/s). · Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. Đơn vị đo chu kì là giây (s). · Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị của tần số là vòng/s hay héc (Hz). 4 Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. [Thông hiểu] Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc : v = wr trong đó, r là bán kính quỹ đạo tròn. 5 Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều. [Thông hiểu] · Trong chuyển động tròn đều, vận tốc tuy có độ lớn không đổi, nhưng hướng lại luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm. · Công thức xác định vectơ gia tốc : trong đó, vectơ cùng hướng với, hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo. Độ lớn của gia tốc hướng tâm : = rw2 [Vận dụng] Biết cách tính tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm và các đại lượng trong các công thức của chuyển động tròn đều. 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Viết được công thức cộng vận tốc . [Thông hiểu] · Kết quả xác nhận tọa độ và vận tốc của cùng một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Tọa độ (do đó quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật có tính tương đối. · Công thức cộng vận tốc là : trong đó: là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc tuyệt đối. là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động, gọi là vận tốc tương đối. là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc kéo theo. Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo. Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. 2 Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều). [Vận dụng] Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp: - Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo. - Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo. 7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối [Thông hiểu] · Giá trị trung bình khi đo n lần đại lượng A là : · Sai số tuyệt đối của lần đo i là : · Sai số tuyệt đối trung bình (sai số ngẫu nhiên) của n lần đo là · Sai số tuyệt đối của phép đo là , trong đó là sai số dụng cụ, thông thường lấy bằng nửa ĐCNN. Cách viết kết quả đo : · Sai số tỉ đối của một phép đo : .100% 2 Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo. [Thông hiểu] Sai số của phép đo gián tiếp : Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu, thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng. Sai số tỉ đối của một tích hay thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. Ví dụ : Nếu F = X + Y - Z , thì F =X +Y +Z. Nếu F = X, thì dF = dX + dY + dZ. 8. Thực hành: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO Stt Chuẩn KT,KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,KN Ghi chú 1 Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm [Thông hiểu] Hiểu được cơ sở lí thuyết: Trong chuyển động rơi tự do, vận tốc ban đầu bằng 0. Do đó có thể xác định g theo biểu thức g = . [Vận dụng] · Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm: - Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp. - Biết cách sử dụng nguồn biến áp. - Lắp ráp được các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ. · Biết cách tiến hành thí nghiệm: - Đo thời gian rơi nhiều lần ứng với cùng quãng đường rơi. - Ghi chép các số liệu. · Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả: - Lập bảng quan hệ giữa s và t2. - Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ s và t2. - Tính g = và , theo công thức : ; - Vẽ đồ thị s (t) và s (t2). - Nhận xét được kết quả thí nghiệm và các nguyên nhân gây ra sai số. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ a) Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực b) Ba định luật Niu-tơn c) Các loại lực cơ : lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát d) Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. - Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực. - Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. - Phát biểu được định luật I Niu-tơn. - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). - Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. - Viết được công thức xác định lực ma sát trượt. - Nêu mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức =. - Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính. - Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng. - Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được công thức F= = mw2r. Ở lớp 10, trọng lực tác dụng lên vật được hiểu gần đúng là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật. Kĩ năng - Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo. - Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. - Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể. - Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động. - Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật. - Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang. - Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực. - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. Kh«ng yªu cÇu gi¶i c¸c bµi tËp vÒ sù t¨ng, gi¶m vµ mÊt träng l­îng 2. H­íng dÉn thùc hiÖn 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. [Thông hiểu] Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. Ôn tập về các tác dụng của lực ở Chương trình Vật lí cấp THCS. 2 Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. [Thông hiểu] · Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. Quy tắc hình bình hành : Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng. Về mặt toán học : · Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần. Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành. Chỉ khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực theo hai phương ấy. 3 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực. [Thông hiểu] Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không. 2. BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú 1 Phát biểu được định luật I Niu-tơn [Thông hiểu] Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 2 Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính. Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật. [Thông hiểu] · Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. · Khối lượng dùng để chỉ mức quán tính của vật. Vật nào có mức quán tính lớn hơn thì có khối lượng lớn hơn và ngược lại. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. [Vận dụng] Biết cách giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật liên quan đến quán tính. Định luật I Niu-tơn được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Một số ví dụ về quán tính: Người ngồi trong xe đang chuyển động thẳng đều. Khi xe hãm đột ngột, người có xu hướng bị lao về phía trước. Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn. 3 Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. [Thông hiểu] Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của các lực đó. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi, đối với mỗi vật, đặc trưng

File đính kèm:

  • docPhan hai VL10.doc