Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Mĩ thuật, cấp THCS

1. Mục đích

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Mĩ thuật, cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT, CẤP THCS (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. 2. Nguyên tắc Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục. (2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.  (3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học. (4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục. 3. Nội dung điều chỉnh Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau: (1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau. (2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm. (3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. (4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý. (5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau. 4. Thời gian thực hiện Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. 5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn. LỚP 6 Phân môn Vẽ theo mẫu GV xác định rõ yêu cầu về kiến thức kỹ năng của phân môn này ở lớp 6 là hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm và biết cách tiến hành các bước của bài vẽ theo mẫu; xác định được độ đậm nhật chính, có ý thức về xa gần của các vật mẫu khi thể hiện trên bài vẽ. Mẫu vẽ trong SGK chỉ là gợi ý, trong những điều kiện cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các mẫu vẽ như gợi ý của SKG và có thể linh hoạt sử dụng các mẫu có hình dáng tương tự về hình khối, đảm bảo các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mỗi bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong 2 tiết ở hai tuần kế tiếp nhau. Phân môn Vẽ tranh Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành cụ thể, giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Học tập, Bộ đội, Ngày tết và mùa xuân, Quê hương em. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài này được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Vẽ tranh đề tài Mẹ của em được thực hiện trong 1 tiết. Phân môn Thường thức mỹ thuật Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau: Bài Phân môn Nội dung Ghi chú 1 Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc 2 Thường thức Mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại 3 Vẽ Theo mẫu Sơ lược về Luật Xa gần 4 Vẽ theo mẫu Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1) Tích hợp lý thuyết Vẽ Theo mẫu vào bài thực hành 5 Vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 2) 6 Vẽ tranh Cách vẽ tranh Đề tài học tập (tiết 1) Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành 7 Vẽ tranh Đề tài học tập (tiết 2) 8 Vẽ trang trí Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí 9 Thường thức mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225) 10 Thường thức mỹ thuật Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý 11 Vẽ trang trí Màu sắc 12 Vẽ trang trí Màu sắc trong trang trí 13 Vẽ tranh Đề tài Bộ đội (tiết 1) 14 Vẽ tranh Đề tài Bộ đội (tiết 2) 15 Vẽ Trang trí Trang trí đường diềm 16 Vẽ theo mẫu Mẫu dạng hình trụ và hình cầu (tiết 1) 17 Vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (tiết 2) 18 Vẽ Trang trí Trang trí hình vuông 19 Thường thức mỹ thuật Tranh dân gian Việt Nam 20 Thường thức mỹ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam 21 Vẽ Theo mẫu Mẫu có 2 đồ vật (tiết 1) 22 Vẽ Theo mẫu Mẫu có 2 đồ vật (tiết 2) 23 Vẽ tranh Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 1) 24 Vẽ tranh Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 2) 25 Vẽ Trang trí Kẻ chữ in hoa nét đều Hướng dẫn học sinh cách bố cục chữ và sử dụng các kiểu chữ cho phù hợp với hình thức trang trí, không yêu cầu cao về kỹ thuật kẻ chữ. 26 Vẽ Trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm 27 Vẽ tranh Đề tài Mẹ của em 28 Vẽ Theo mẫu Mẫu có 2 đồ vật (tiết 1) 29 Vẽ Theo mẫu Mẫu có 2 đồ vật (tiết 2) 30 Thường thức mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật thế giới thời kỳ cổ đại 31 Thường thức mỹ thuật Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật Ai Cập, Hi Lập, La Mã thời kỳ cổ đại 32 Vẽ Trang trí Trang trí chiếc khăn để lọ hoa 33 Vẽ tranh Đề tài Quê hương em 34 Vẽ tranh Đề tài Quê hương em 35 Trưng bày kết quả học tập trong năm học LỚP 7 Phân môn Vẽ theo mẫu Bài 11 trong sách giáo khoa chỉ yêu cầu vẽ hình của tập hợp mẫu, bao gồm: lọ, hoa và quả. Bài 12 trong sách giáo khoa là bài vẽ màu trên cơ sở vẽ hình của bài 11. Giáo viên linh hoạt sử dụng các mẫu vật sẵn có ở địa phương có cấu trúc, hình dáng gần với mẫu gợi ý trong SGK. Các bài ký họa yêu cầu thực hiện theo Chuẩn kiến thức kỹ năng đã đặt ra. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể tích hợp lý thuyết vào các bài thực hành. GV chuẩn bị minh họa các bài ký họa phù hợp với cách nhìn, cách vẽ và khả năng của học sinh. Minh họa trong sách giáo khoa chỉ để tham khảo thêm. Bài Vẽ theo mẫu cốc và quả được thực hiện trong 1 tiết. Còn lại các bài Vẽ theo mẫu đều được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Phân môn Vẽ tranh Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Tranh phong cảnh, Cuộc sống quanh em, An toàn giao thông, Trò chơi dân gian và một bài đề tài tự chọn. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Phân môn Thường thức mỹ thuật Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau: Bài Phân môn Nội dung Ghi chú 1 Thường thức mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400) 2 Thường thức mỹ thuật Một số công trình mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400) 3 Vẽ theo mẫu Cái cốc và quả 4 Vẽ Trang trí Tạo họa tiết trang trí 5 Vẽ tranh Tranh phong cảnh (tiết 1) 6 Vẽ tranh Tranh phong cảnh (tiết 2) 7 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí lọ hoa 8 Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả (tiết 1) Vẽ tĩnh vật màu 9 Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả (tiết 2) 10 Vẽ Trang trí Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật 11 Vẽ tranh Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 1) 12 Vẽ tranh Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 2) 13 Vẽ Theo mẫu Ấm tích và cái bát (tiết 1) 14 Vẽ Theo mẫu Ấm tích và cái bát (tiết 2) 15 Vẽ Trang trí Chữ trang trí 16 Vẽ tranh Đề tài tự chọn (tiết 1) 17 Vẽ tranh Đề tài tự chọn (tiết 2) 18 Vẽ Trang trí Trang trí bìa lịch treo tường 19 Vẽ Theo mẫu Ký họa 20 Vẽ Theo mẫu Ký họa ngoài trời 21 Thường thức mỹ thuật Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 22 Thường thức mỹ thuật Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 23 Vẽ Trang trí Trang trí đĩa tròn 24 Vẽ Theo mẫu Lọ, hoa và quả (tiết 1) 25 Vẽ Theo mẫu Lọ, hoa và quả (tiết 2) 26 Thường thức mỹ thuật Vài nét về mỹ thuật Ý thời kỳ Phục hưng 27 Thường thức mỹ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Ý thời kỳ Phục hưng 28 Vẽ Trang trí Trang trí đầu báo tường 29 Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông 30 Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông 31 Vẽ Trang trí Trang trí tự do 32 Vẽ tranh Đề tài Trò chơi dân gian (tiết 1) 33 Vẽ tranh Đề tài Trò chơi dân gian (tiết 2) 34 Vẽ tranh Đề tài Hoạt động trong những ngày hè 35. Trưng bày kết quả học tập LỚP 8 Phân môn Vẽ theo mẫu Bài 7 và 8 trong sách giáo khoa là một bài Tĩnh vật màu được vẽ trong 2 tiết. Giáo viên có thể sử dụng mẫu vật có hình dạng và màu sắc gần với mẫu gợi ý trong SGK. Tích hợp 2 bài: Giới thiệu tỷ lệ khuôn mặt người và Vẽ chân dung bạn vào bài Vẽ chân dung, thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Tích hợp bài Giới thiệu tỷ lệ người vào bài thực hành Tập vẽ dáng người và được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bỏ bài 30 trong sách giáo khoa và dùng thời gian của bài này để thực hành bài xé dán lọ hoa và quả nhằm khuyến khích học sinh phát huy trí nhớ và sự sáng tạo. Các bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Phân môn Vẽ trang trí Bỏ bài 32 trong sách giáo khoa. Bài Tạo dáng và trang trí mặt nạ được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Trình bày bìa sách được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Với bài Vẽ tranh cổ động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh vẽ tranh theo nhóm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm, giới thiệu về tranh cổ động để thay cho việc vẽ thực hành. Phân môn Vẽ tranh Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Gia đình, Ước mơ của em, minh họa truyện cổ tích và 1 đề tài tự chọn. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Phân môn Thường thức mỹ thuật Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau: Bài Phân môn Nội dung Ghi chú 1 Vẽ Trang trí Trang trí quạt giấy 2 Thường thức mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật thời Lê (từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII) 3 Thường thức mỹ thuật Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê 4 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh 5 Vẽ Trang trí Trình bày khẩu hiệu 6 Vẽ theo mẫu Lọ và quả (tiết 1) Vẽ tĩnh vật màu 7 Vẽ theo mẫu Lọ và quả (tiết 2) 8 Vẽ tranh Đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam 9 Vẽ tranh Đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam 10 Thường thức mỹ thuật Sơ lược mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 11 Thường thức mỹ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 12 Vẽ Trang trí Trình bày bìa sách 13 Vẽ Trang trí Trình bày bìa sách 14 Vẽ tranh Đề tài Gia đình (tiết 1) 15 Vẽ tranh Đề tài Gia đình (tiết 2) 16 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ (tiết 1) 17 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ (tiết 2) 18 Vẽ tranh Đề tài Ước mơ của em (tiết 1) 19 Vẽ tranh Đề tài Ước mơ của em (tiết 2) 20 Vẽ theo mẫu Vẽ chân dung (tiết 1) 21 Vẽ theo mẫu Vẽ chân dung (tiết 2) 22 Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 23 Thường thức mỹ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng 24 Vẽ Trang trí Vẽ tranh cổ động (tiết 1) 25 Vẽ Trang trí Vẽ tranh cổ động (tiết 2) 26 Vẽ Trang trí Trang trí lều trại 27 Vẽ theo mẫu Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết 1) 28 Vẽ theo mẫu Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết 2) 29 Vẽ Tranh Minh họa truyện cổ tích (tiết 1) 30 Vẽ Tranh Minh họa truyện cổ tích (tiết 2) 31 Vẽ theo mẫu Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 1) 32 Vẽ theo mẫu Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 2) 33 Vẽ tranh Đề tài tự chọn (tiết 1) 34 Vẽ tranh Đề tài tự chọn (tiết 2) 35 Trưng bày kết quả học tập LỚP 9 Phân môn Vẽ theo mẫu Bỏ hai bài Vẽ tượng chân dung (7 và bài 8 trong sách giáo khoa). Bài 2 và bài 3 trong sách giáo khoa thực chất là một bài được thực hiện trong thời gian 2 tiết. Mẫu vẽ không nhất thiết là lọ hoa và quả mà giáo viên có thể tùy điều kiện để lựa chọn mẫu vẽ khác cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu quy định trong chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phân môn Trang trí Bài tập phóng tranh ảnh được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Tạo dáng và trang trí thời trang được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Phân môn Vẽ tranh Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Phong cảnh quê hương, Lễ hội. Mỗi đề tài này thưc hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau và 1 đề tài tự chọn thực hiện trong thời gian 1 tiết. Phân môn Thường thức mỹ thuật Thực hiện các bài Thường thức mỹ thuật theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau: Bài Phân môn Nội dung Ghi chú 1 Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn (1802 - 1945) 2 Vẽ Theo mẫu Tĩnh vật (tiết 1) Vẽ màu 3 Vẽ Theo mẫu Tĩnh vật (tiết 2) 4 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí túi xách 5 Vẽ tranh Đề tài phong cảnh quê hương (tiết 1) 6 Vẽ tranh Đề tài phong cảnh quê hương (tiết 2) 7 Thường thức mỹ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam 8 Vẽ Trang trí Tập phóng tranh ảnh (tiết 1) 9 Vẽ Trang trí Tập phóng tranh ảnh (tiết 2) 10 Vẽ tranh Đề tài Lễ hội (tiết 1) 11 Vẽ tranh Đề tài Lễ hội (tiết 2) 12 Vẽ Trang trí Trang trí hội trường 13 Thường thức mỹ thuật Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở VN 14 Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người 15 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí thời trang (tiết 1) 16 Vẽ Trang trí Tạo dáng và trang trí thời trang (tiết 2) 17 Thương thức mỹ thuật Sơ lược về một số nền mỹ thuật Châu Á 18 Vẽ tranh Đề tài tự chọn

File đính kèm:

  • docHuong dan mon Mi thuat.doc