1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn ngữ văn, cấp trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN NGỮ VĂN, CẤP THPT
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.
5.1. Lớp 10
TT
Phần
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Văn học
Ra – ma buộc tội
(trích Ra-ma-y-a-na, sử thi Ấn Độ)
Tr. 55 SGK tập 1
Cả bài
Đọc thêm
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Tr. 82 SGK tập 1
Cả chùm bài
Chỉ dạy bài ca dao 1,4,6.
Ca dao hài hước
Tr. 90 SGK tập 1
Cả chùm bài
Chỉ dạy bài ca dao 1, 2.
Thơ hai - cư của Ba - sô
Tr. 155 SGK tập 1
Cả chùm bài
Chuyển lên dạy chính thức (Chỉ dạy bài 1, 2, 3, 6).
Tựa Trích diễm thi tập
Tr. 28 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Tr. 31 SGK tập 2
Cả bài
Chuyển lên dạy chính thức
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tr. 41 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
Thái sư Trần Thủ Độ
Tr. 46 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
Trích đoạn: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
Tr. 107 SGK tập 2
Cả đoạn trích
Đọc thêm
2
Làm văn
Lập dàn ý bài văn tự sự
Tr. 44 SGK tập 1
Cả bài
Tự học có hướng dẫn
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Tr. 73 SGK tập 1
Cả bài
Tự học có hướng dẫn
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Tr. 97 SGK tập 1
Cả bài
Tự học có hướng dẫn
Các bài viết Làm văn
- Tr. 26, 81, 123 SGK tập 1và tr. 14 SGK tập 2.
- Tr. 53, 84, 136 SGK tập 2
8 bài viết
Chọn 7 bài viết:
- Học kỳ I :
+ Bài số 1 (ở nhà) : Viết bài văn biểu cảm.
+ Bài số 2 (trên lớp) : Viết bài văn tự sự.
+ Bài số 3 (ở nhà) : Viết bài văn nghị luận xã hội.
+ Bài số 4 (kiểm tra học kỳ I): Tổng hợp kiến thức, kĩ năng.
- Học kỳ II :
+ Bài số 5 (ở nhà) : Viết bài văn thuyết minh.
+ Bài số 6 (trên lớp) : Viết bài văn nghị luận văn học.
+ Bài số 7 (kiểm tra cuối năm): Tổng hợp kiến thức, kĩ năng.
5.2. Lớp 11
TT
Phần
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Văn học
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
Tr. 3 SGK tập 1
Cả bài
Chọn những nội dung theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng để dạy.
Sa hành đoản ca
Tr. 40 SGK tập 1
Phần chú thích
GV chọn chú thích trong SGK Nâng cao để hướng dẫn cho HS.
Lẽ ghét thương
Tr. 45 SGK tập 1
Cả bài
Không dạy
Ba cống hiến vĩ đại của Các - Mác
Tr. 92 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
2
Tiếng Việt
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Tr. 74 SGK tập 1
Cả bài
Tự học có hướng dẫn
5.3. Lớp 12
TT
Phần
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Tiếng Việt
Nhân vật giao tiếp
Tr. 18 SGK tập 2
Cả bài
Tự học có hướng dẫn
6. Khung phân phối chương trình
Lớp 10: Cả năm: 37 tuần (105 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 54; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 105.
Lớp 11: Cả năm: 37 tuần (123 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 72; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 123.
Lớp 12: Cả năm: 37 tuần (105 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 54; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 105.
File đính kèm:
- Chuong trinh giam tai mon Van THPT.doc