Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Công nghệ - THCS

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn

a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn

Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).

 

doc29 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Công nghệ - THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ - THCS A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây: Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần). Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS). - Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. - Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu CĐNC, cần dành thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện CĐBS nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho HS. Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (bài soạn) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn. b) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông. Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó. 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THCS và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT); + Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV; + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất; + Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép; + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; + GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém. - Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là: + GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Thực hiện đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT. c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN CÔNG NGHỆ Giáo viên thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ đối với học sinh của chương trình môn Công nghệ ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT. 1. Thực hiện Kế hoạch giáo dục Giáo viên không được tự thay đổi thời lượng dành cho các bài trong các chương, phần hoặc cụm bài đã được quy định tại KPPCT của Bộ GDĐT, PPCT của Sở GDĐT. Đối với các bài dạy 2 tiết trở lên hoặc những tiết dạy 2 bài giao cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phân chia thời lượng phù hợp. 1.1. Đối với tích hợp nội dung các môn học: Thực hiện dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học Công nghệ và Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ, cụ thể: a) Đối với tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và tài liệu được cấp phát “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ trung học cơ sở” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành để dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể của các bài học. b) Đối với tích hợp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp với môn Công nghệ (ở lớp 9) do giáo viên Công nghệ giảng dạy. Khi thực hiện, giáo viên chủ động nghiên cứu sách giáo viên “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 9”, lựa chọn chủ đề phù hợp để tích hợp vào nội dung các bài giảng của môn Công nghệ. 1.2. Đối với lớp 6 Thực hiện như quy định của chương trình, tuy nhiên GV có thể chủ động lựa chọn nội dung phù hợp với thực tế địa phương, cụ thể: a) Chương I: May mặc trong gia đình, từ bài 5 đến bài 7. Tuỳ theo điều kiện cụ thể giáo viên (GV) có thể lựa chọn các sản phẩm khác phù hợp với địa phương để dạy thực hành, không bắt buộc dạy theo các bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK). b) Chương II: Trang trí nhà ở, từ bài 8 đến bài 14: - Phần lý thuyết GV dạy kỹ về nguyên tắc chung; - Phần thực hành, GV chọn các nội dung có trong SGK phù hợp với vùng miền, không nhất thiết phải dạy hết các nội dung. Cụ thể: + Bài 8, 9: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở và thực hành: Với các thành phố, thị xã, GV dạy học sinh (HS) sắp xếp theo các nội dung của nhà ở thành phố; đối với nông thôn, GV dạy học sinh sắp xếp theo nội dung nhà ở nông thôn; đối với miền núi, GV dạy sắp xếp theo nội dung nhà miền núi (nhà sàn). + Bài 12, 13 và bài 14: GV dạy các nguyên tắc chung; các nội dung thực hành GV chọn các loại hoa, cây cảnh phù hợp với những loại có ở địa phương. c) Chương III: Nấu ăn trong gia đình, từ bài 15-18 - Dạy như nội dung SGK. - Từ bài 18-20, GV lựa chọn các loại nguyên liệu phù hợp với thời vụ, sẵn có ở địa phương, không nhất thiết phải dạy theo các nội dung có trong SGK. - Nội dung các bài khác dạy theo SGK. - Với thời lượng 2 tiết/tuần, giáo viên thực hiện dạy đúng PPCT, đủ số tiết quy định. Tuỳ theo từng bài cụ thể giáo viên tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, khuyến khích học sinh tự học tập, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật để giảng dạy. - Chủ động khai thác các trang thiết bị đã có và thiết bị dạy học được cung ứng, giáo viên xây dựng kế hoạch thực hành và trình hiệu trưởng phê duyệt để đảm bảo dạy đủ các bài thực hành. Chú ý rèn luyện kĩ năng của học sinh theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Thông qua dạy thực hành, giáo dục học sinh ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất và trong đời sống. 1.3. Đối với Lớp 7. Phân môn nông nghiệp. Nội dung SGK Công nghệ 7 gồm 4 phần, 56 bài. Khi thực hiện giáo viên cần lưu ý bám sát Chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục môn Công nghệ để xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm cho phù hợp. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy khả năng tự học của học sinh, chủ động tìm tòi kiến thức thông qua SGK, tài liệu tham khảo và thực tế cuộc sống dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Những nội dung cho học sinh tự tìm hiểu phải có sự thống nhất trong tổ chuyên môn và được hiệu trưởng đồng ý. Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT được lựa chọn và thay thế một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cụ thể như sau: a) Đối với vùng nông thôn, Phần Trồng trọt và Chăn nuôi dạy bắt buộc, GV thực hiện theo phân phối chương trình quy định; phần Lâm nghiệp và Thủy sản, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương chọn 1 trong 2 phần nói trên, thời lượng còn lại để ôn tập, củng cố kiến thức môn Công nghệ, không sử dụng cho các môn học khác. b) Đối với vùng đô thị, có thể chuẩn bị tài liệu để dạy nuôi trồng, chăm sóc cây cảnh, vật cảnh, thủy canh rau sạch, các giải pháp sinh học bảo vệ môi trường...để thay thế cho một số bài của phần Trồng trọt và Chăn nuôi; một số hay toàn bộ phần Lâm nghiệp và Thủy sản; thời lượng còn lại dùng để ôn tập củng cố kién thức môn Công nghệ không sử dụng cho môn học khác. 1.4. Đối với Lớp 8. Phân môn Công nghiệp. Nội dung SGK Công nghệ 8 gồm 3 phần, 59 bài. Khi thực hiện giáo viên cần lưu ý trong PPCT đã một số bài chuyển sang cho HS tự đọc do GV hướng dẫn hoặc không dạy để phù hợp với vùng miền. Với những nội dung bài tương tự hoặc có nguyên tắc hoạt động, nguyên lí làm việc giống nhau giáo viên chỉ cần dạy kĩ một bài và hướng dẫn học sinh tự đọc. Phải thực hiện đúng phân phối chương trình, đủ số tiết quy định cho từng bài, đủ nội dung trong sách giáo khoa. Giáo viên chủ động phân chia nội dung giảng dạy cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, đọc tài liệu tham khảo, phần “có thể em chưa biết” để mở rộng hiểu biết. Không nhất thiết phải dạy hết tất cả nội dung của SGK, có thể giao cho học sinh tự đọc, giáo viên kiểm tra. Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường giáo viên cần khai thác triệt để để dạy đủ các tiết thực hành. Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo hình thành cho học sinh thói quen vận dụng kiến thức được học vào sản xuất và trong cuộc sống. Kiểm tra đánh giá: Thực hiện kiểm tra đúng số tiết quy định trong phân phối chương trình. Giáo viên chủ động trong việc bố trí kiểm tra thường xuyên đúng quy định của Bộ GDĐT. Kiểm tra định kỳ (1 tiết) kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm. Thiết bị dạy học: Chương trình Công nghệ 8 cần nhiều thiết bị, giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị được Bộ GDĐT cung cấp, chủ động khai thác các thiết bị đã có của nhà trờng để giảng dạy có hiệu quả. Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT cho phép các Sở được lựa chọn và thay thế một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cụ thể như sau: a) Phần Vẽ kỹ thuật dạy theo quy định của chương trình. b) Phần Cơ khí: - Bài 19: Hướng dẫn HS tự đọc - Bài 21, 22: dạy 2 nội dung Cưa và khoan kim loại; 2 nội dung dũa và đục hướng dẫn HS tự đọc. - Bài 25: Hướng dẫn HS tự đọc. c) Phần Kĩ thuật điện - Bài 42: Hướng dẫn HS tự đọc - Bài 43: Không dạy nội dung thực hành bếp điện, nồi cơm điện. - Bài 44: Không dạy nội dung máy bơm nước. 1.5. Đối với lớp 9. a) Chương trình gồm 17 môđun, mỗi môđun dạy với thời lượng 35 tiết (1 tiết/tuần), gồm các môđun sau: 1. Cắt may 10. Sửa chữa xe đạp 2. Nấu ăn 11. Gia công gỗ 3. Đan len 12. Soạn thảo văn bản bằng máy vi tính 4. Làm hoa - Cắm hoa 13. Trồng lúa 5. Thêu 14. Trồng hoa 6. Quấn máy biến áp một pha 15. Trồng cây rừng 7. Lắp đặt mạng điện trong nhà 16. Trồng cây ăn quả 8. Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu 17. Nuôi thuỷ sản 9. Gò kim loại Nội dung các môđun là những ứng dụng của kỹ thuật cơ bản vào thực tiễn sản xuất và đời sống, được xây dựng trên cơ sở những kiến thức cơ bản HS đã học ở lớp 6, 7 và lớp 8. Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn 5 môđun: Cắt may, Nấu ăn, Trồng cây ăn quả, Lắp đặt mạng điện trong nhà và Sửa chữa xe đạp Các trường lựa chọn 1 trong 5 môđun Bộ đã biên soạn hoặc tổ chức biên soạn 1 trong 13 môn đun còn lại phù hợp với địa phương để giảng dạy. b) Thực hiện chương trình - Môđun Cắt may: Chỉ dạy môđun này khi trường có phòng máy may hoặc liên hệ có sự hỗ trợ của các cơ sở sản xuất may. Khi dạy phần này phải kết hợp dạy lí thuyết và dạy thao tác sử dụng dụng cụ, tập vẽ các bản vẽ cắt may, tập cắt, may một số kiểu quần áo; kết quả phải có sản phẩm để đánh giá cho điểm. Bài kiểm tra học kì hoặc cuối năm (2 tiết), giáo viên có thể tổ chức kiểm tra vấn đáp lí thuyết kết hợp với thực hành các thao tác cơ bản. - Môđun Nấu ăn: Để dạy môđun này cần xây dựng kế hoạch thực hành từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm thực hành, chuẩn bị chu đáo dụng cụ (bếp, xoong, nồi, rổ, rá, dao...); cần có kế hoạch chuẩn bị nguyên liệu, phụ liệu nấu ăn. Để đảm bảo số giờ thực hành quy định, trong phân phối chương trình cần kết hợp dạy lí thuyết và thực hành ở các bài lí thuyết. Các bài thực hành trong sách giáo khoa bắt buộc phải thực hiện. Khi giảng dạy cần chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn lao động. Bài kiểm tra học kì hoặc cuối năm (2 tiết), giáo viên có thể tổ chức kiểm tra lí thuyết kết hợp với thực hành, có các tiêu chí đánh giá thực hành. - Mođun Trồng cây ăn quả: Trong điều kiện hiện tại của đa số các trường thì môđun này dễ thực hiện. Giáo viên cần chuẩn bị trước địa điểm (vườn trường), các nguyên, vật liệu thực hành cần thiết như: cây chủ, mầm để chiết ghép, cây giống (nhãn, vải, xoài); các dụng cụ thực hành (dao , kéo, băng nilon, dây buộc...). Cần kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành. Chú ý đến thực hiện nội quy, an toàn trong thực hành; không cho học sinh tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, hoá chất độc hại. - Mođun Lắp đặt mạng điện trong nhà: Giáo viên cần khai thác các loại thiết bị đã có trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị chu đáo các dụng cụ cần thiết, có kế hoạch chuẩn bị nguyên, vật liệu thực hành. Các giờ lí thuyết bổ trợ cho học sinh nghiên cứu kĩ sơ đồ lí thuyết; giờ thực hành giáo viên cần giới thiệu kĩ sơ đồ lắp đặt, nối dây, công dụng các loại dụng cụ, những chú ý khi ghép nối thiết bị với nhau. Trước khi vận hành mạng điện giáo viên phải kiểm tra cẩn thận, tuyệt đối không cho học sinh tự đóng mạch điện. - Mođun Sửa chữa xe đạp: Kết hợp vừa dạy lí thuyết và dạy thực hành. Chuẩn bị phương tiện để thực hành (2 - 4 chiếc xe đạp khác nhau, có loại thay đổi được tỉ số truyền), dụng cụ sửa chữa xe đạp tương ứng với số xe đạp, các loại nguyên liệu khác như: dầu bôi trơn, dầu điêzen, mỡ bôi trơn, giẻ lau, khay đựng, bàn chải nhỏ, cữ ... Giáo viên phải chú ý cho học sinh nắm được quy trình sửa chữa. c) Kiểm tra đánh giá - Đảm bảo đủ bài kiểm tra theo quy định của Bộ. Kiểm tra thường xuyên giáo viên tự bố trí. - Các bài thực hành phải có nhận xét, cho điểm, đánh giá. - Trong mỗi môđun có 2 bài kiểm tra định kì, thực hiện kiểm tra theo các hình thức: Kết hợp với kiểm tra lí thuyết với thực hành, kiểm tra lí thuyết sử dụng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. - Bài kiểm tra học kì I và Bài kiểm tra cuối năm học: Kiểm tra thực hành kết hợp với kiểm tra lí thuyết với thực hành. d) Thiết bị dạy học Tuỳ theo tình hình thực tế có xưởng trường, thiết bị dạy học loại nào thì nên hướng học sinh vào học môđun đó. Phải triệt để tận dụng các loại thiết bị đã có kết hợp với mua mới để tổ chức dạy, học đảm bảo đủ số tiết thực hành. Trong giảng dạy giáo viên nên chia theo nhóm để khắc phục tình trạng số lượng thiết bị không đủ. Tăng cường sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình, bản vẽ phóng to để dạy lí thuyết bổ trợ, chú ý cho học sinh quan sát thao tác, nắm được quy trình thực hành, công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ. 2. Sử dụng thiết bị giáo dục, dạy thực hành Do đặc thù của môn Công nghệ, có nhiều bài thực hành, giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị được Bộ, Sở GDĐT cung ứng, chủ động khai thác các thiết bị đã có của trường, tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học khác để giảng dạy. Trước khi giảng dạy cần chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần để nắm chắc các thao tác kỹ thuật, chủ động hướng dẫn học sinh thực hiện. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường giáo viên cần khai thác triệt để các thiết bị đã có để dạy đủ các bài thực hành. Bộ GDĐT khuyến khích giáo viên sử dụng các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, các phần mềm ứng dụng để giảng dạy. Trong quá trình sử dụng trang thiết bị dạy học nói chung và thiết bị của phần kỹ thuật điện lớp 8, 9 nói riêng cần chú ý đến những điều kiện đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Phải thực hiện nghiêm những quy định trong nội quy thực hành. Đối với giáo viên cần thực hiện như sau: - Có kế hoạch bài dạy thực hành phải đề cập đến biện pháp an toàn khi dạy học. - Trong khi dạy phải đảm bảo kỉ luật trật tự, tuyệt đối cấm học sinh đùa nghịch khi thực hành. - Thực hành trên các loại máy móc, thiết bị, nối mạch điện... giáo viên phải kiểm tra an toàn trước khi cho học sinh vận hành. - Sử dụng các loại dụng cụ đúng mục đích. Khi dạy thực hành phải đảm bảo mục tiêu của bài học, hình thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. Tuỳ theo nội dung cụ thể từng bài với điều kiện trang thiết bị dạy học của trường, vật liệu thực hành có ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Các bài thực hành cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu khi thực hành. Ở những trường không đủ điều kiện để tổ chức học thực hành, giáo viên cần chủ động tổ chức cho học sinh tham quan theo yêu cầu của chương trình. Để dạy thực hành hiệu quả, giáo viên cần báo cáo với hiệu trưởng nhất thiết phải bố trí, sắp xếp tiết thực hành cho hợp lý, tuỳ theo thời lượng bài thực hành bố trí dạy cách tuần với thời lượng từ 2 đến 3 tiết liền. 3. Kiểm tra, đánh giá Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Giáo viên chủ động bố trí kiểm tra thường xuyên theo quy định. Các bài kiểm tra định kì (1 tiết) thực hiện theo quy định trong PPCT, cần kết hợp kiểm tra cả lý thuyết và thực hành. Nội dung đề bài kiểm tra cần kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan với tự luận. Giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông; căn cứ vào thực tế trình độ học sinh của trường và hướng dẫn của Bộ GDĐT về đổi mới kiểm tra đánh giá để ra đề kiểm tra nhằm đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tuỳ theo yêu cầu mức độ cần đạt của mục tiêu trong mỗi chương, bài khi giáo viên ra đề cần đảm bảo tính vừa sức nhưng phải phân loại được học sinh. 4. Đổi mới phương pháp dạy học Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, GV cần chủ động, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong quá trình vận dụng các hình thức dạy học cần phải thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, để HS tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, tìm tòi, phát hiện những tri thức mới một cách tự giác, tự lực dưới sự hướng dẫn của GV. - GV cần chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học đối với HS, giảm bớt cách truyền thụ tri thức theo phương pháp thuyết trình; phải coi việc tiếp cận tri thức là điều kiện, phương tiện cho việc rèn luyện phương pháp tự học. - Trong quá trình dạy học cần tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng sự hợp tác, tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, lớp nhằm đạt đựơc mục tiêu của bài học. Một định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tăng cường sự tương tác giữa các yếu tố của hệ thống dạy - học (thày, trò, nội dung học tập). - Cần kết hợp linh hoạt giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, làm cho HS luôn tự ý thức được, khẳng định được kết quả, mục tiêu học tập của mình. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, GV nên chuyển việc thiết kế bài dạy theo nội dung sang thiết kế bài dạy theo hoạt động của GV và HS. Giáo viên cần tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại, máy vi tính, máy chiếu (projector) kết hợp với các tư liệu và phần mềm liên quan để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC 1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Thời gian thực hiện Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn. B - PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 Cả năm: 70 tiết Học kì I: 36 tiết Học kì II: 34 tiết HỌC KÌ I Nội dung Tiết theo PPCT - Bài mở đầu - Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn 1 Chương I. May mặc trong gia đình (17 tiết) Các loại vải thường dùng trong may mặc. (Bỏ:I.1.a và I.2.a) 2,3 Lựa chọn trang phục. (Giới thiệu để HS biết phần 2.1.c) 4,5 TH: Lựa chọn trang phục 6 Sử dụng và bảo quản trang phục 7,8 Cắt khâu một số sản phẩm: TH: Ôn một số mũi khâu cơ bản 9 TH: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh; Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. (Chọn 1 trong 2 nội dung TH trên) 10,11,12, 13,14,15 Ôn tập chương I 16,17 Kiểm tra TH 1 tiết 18 Chương II. Trang trí nhà ở (18 tiết) Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình. (Phần II.3: Chọn dạy nội dung nhà ở phù hợp địa phương) 19,20 TH: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình 21,22 Gìn giữ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp 23 Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật 24,25 Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa 26,27 Cắm hoa trang trí 28,29 TH tự chọn : Một số mẫu cắm hoa 30 TH: Cắm hoa. (Phần I.II.III:Chọn dạy 1 trong 3 dạng) 31,32,33 Ôn tập chương II 34 Kiểm tra học kì I 35, 36 HỌC KÌ II Nội dung Tiết theo PPCT Chương III. Nấu ăn trong gia đình (25 tiết) Cơ sở của ăn uống hợp lí 37,38,39 Vệ sinh an toàn thực phẩm 40,41 Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn 42 Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả 43,44,45 Các phương pháp chế biến thực phẩm. (Mục II: dạy1.2) 46,47, 48,49 TH: Chế biến món ăn - Trộn dầu giấm Rau xà lách. Chế biến món ăn Trộn hỗn hợp - Nộm rau muống. (Chọn 1 trong 2 nội dung ) 50,51, 52,53 Kiểm tra 1 tiết (TH) 54 Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình 55,56 Quy trình tổ chức bữa ăn 54,55 TH: Xây dựng thực đơn 56,57 Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả 58,59,60 Ôn tập chương III 61 Chương IV. Thu chi trong gia đình (9 tiết) Thu nhập của gia đình 62,63 Chi tiêu trong gia đình. (Thay đổi số liệu ở các VD cho phù hợp với thực tế) 64,65 TH: Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình 66,67 Ôn tập chương IV 68 Kiểm tra cuối năm học 69,70 LỚP 7 Cả năm: 52 tiết Học kì I: 36 tiết Học kì II: 16 tiết HỌC KÌ I Nội dung Tiết theo PPCT Phần một. trồng trọt Chương I. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt (12 tiết) - Bài mở đầu - Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn 1 Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt 2 Khái niệm về Đất trồng và thành phần của đất trồng Một số tính chất chính của đất trồng 3 Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất 4 Tác dụng của phân

File đính kèm:

  • docCong nghe THCS.doc