I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.
Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị bài soạn CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Giáo dục công dân - Cấp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - CẤP THPT
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.
Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị bài soạn CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT của Bộ GDĐT.
Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng. Điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính cho môn học đó.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT);
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém.
- Đối với môn Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích như yêu cầu đào tạo vận động viên.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT.
c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN GDCD
Giáo viên thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ đối với học sinh của chương trình môn Giáo dục công dân ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT.
1. Tổ chức dạy học
a) Chương trình môn giáo dục công dân (GDCD) có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần của cả năm học, do đó sẽ có 35 tuần học 1 tiết GDCD/ tuần và 2 tuần không bố trí học. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, từng trường bố trí việc dạy cho phù hợp với hướng dẫn thực hiện Kế hoạch giáo dục.
b) Những bài bố trí từ 2 tiết trở lên, không quy định cụ thể nội dung cho từng tiết, giáo viên căn cứ vào đặc điểm, trình độ tiếp thu của học sinh mà phân phối nội dung cho hợp lí. Có thể phân phối nội dung một cách cân đối cho các tiết. Có thể dạy phần lớn nội dung trong các tiết đầu, tiết cuối dạy phần còn lại và luyện tập, thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
c) Các tiết thực hành ngoại khoá thực hiện như sau:
- Các trường THPT lựa chọn nội dung cho các tiết thực hành ngoại khoá dựa trên những vấn đề sau:
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Những vấn đề của địa phương tương ứng với các bài đã học.
+ Những vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh như trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội,...
+ Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học giỏi;
+ Các hoạt động chính trị xã hội của địa phương.
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khoá có thể thay đổi từng năm.
- Hình thức thể hiện: Tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường; có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu; có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi,
d. Đối với các tiết ôn tập học kì, giáo viên cần căn cứ đặc điểm tình hình thực tế để định ra nội dung ôn tập phù hợp với trình độ của học sinh, đảm bảo ôn tập đủ các kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu. Cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước nội dung ôn tập ở nhà để tiết ôn tập trên lớp có thể phát huy tốt sự làm việc tích cực, chủ động của học sinh.
2. Phương pháp và hình thức dạy học
a) Cần kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (thuyết giảng, vấn đáp, trực quan,) với các phương pháp hiện đại ( động não, thảo luận nhóm, đóng vai, tình huống, giải quyết vấn đề, dự án, ) để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của học sinh; tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng hợp lí hình thức học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường.
b) Nội dung tích hợp:
- Tích hợp nội dung của Hoạt động GDNGLL vào các tiết dạy như sau:
+ Lớp 10: Tích hợp vào các tiết dạy ở chủ đề về đạo đức.
+ Lớp 11: Tích hợp vào các tiết dạy ở chủ đề về kinh tế và chính trị- xã hội.
+ Lớp 12: Tích hợp vào các tiết dạy ở chủ đề về pháp luật.
- Cần tích hợp một cách hợp lí vào bài học các nội dung cần giáo dục cho học sinh như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội,
Các nội dung tích hợp nói trên phải được thể hiện trong bài soạn của giáo viên.
c) Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng với giáo dục tinh thần tự giác, trung thực tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, tổ chức, sự kiện, với nghĩa vụ của bản thân, tiến bộ đạt được trong ý thức công dân, trong hành vi tuân thủ kỷ luật, pháp luật để thực hiện mục tiêu môn học.
3. Kiểm tra, đánh giá
- Tập trung chỉ đạo đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu môn học GDCD theo hướng dẫn của Bộ.
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kỳ) phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh.
- Cần yêu cầu học sinh không dừng lại ở học thuộc bài mà phải nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thể hiện thái độ đúng; biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế; biết liên hệ kiến thức với thực tiễn cuộc sống, thể hiện được kỹ năng diễn đạt, biểu đạt thái độ, trình bày ý kiến của bản thân.
- Kiểm tra, đánh giá không chỉ qua bài viết, bài đọc của học sinh với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà còn thông qua tinh thần tự giác, trung thực tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, tổ chức, sự kiện, đối với nghĩa vụ của bản thân, tiến bộ đạt được trong ý thức công dân, trong hành vi tuân thủ kỷ luật, pháp luật.
- Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh.
4. Thiết bị, phương tiện dạy học
Tận dụng các trang thiết bị được cấp như đèn chiếu, băng hình, tranh ảnh,...; tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như các biểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập, Các thiết bị, phương tiện là điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 10
Cả năm : 35 tiết.
Học kì I : 18 tiết.
Học kì II: 17 tiết.
HỌC KỲ I
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 1
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn.
Tiết 2, 3
Bài 1
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Không dạy: Mục 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng- sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1, 2, trong phần Câu hỏi và bài tập.
Bài 2
Không dạy ( GV hướng dẫn HS tự học )
Tiết 4,5
Bài 3
Sự vận động và phát triển của thế giới.
Tiết 6,7
Bài 4
Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Tiết 8
Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 9, 10
Bài 5
Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Tiết 11
Bài 6
Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
- Không dạy: Mục 2: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.( 5 dòng đầu trang 37, đoạn nói về Văn kiện Đại hội IX)
Tiết 12,13
Bài 7
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập
Bài 8
Không dạy ( GV hướng dẫn HS tự học )
Tiết 14,15
Bài 9
Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 4 phần câu hỏi và bài tập
Tiết 16
Thực hành, ngoại khoá
Tiết 17
Ôn tập học kì I.
Tiết 18
Kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 19
Bài 10
Quan niệm về đạo đức.
- Chỉ dạy học nội dung: phân biệt đạo đức với pháp luật . Điểm b mục 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 1 phần Câu hỏi và bài tập.
- Không yêu cầu HS đọc: Tư liệu 4 (trong mục III. Tư liệu tham khảo).
Tiết 20
Bài 11
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
- Đọc thêm: Điểm b mục 1: Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tiết 21
Bài 11
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
- Đọc thêm: Điểm b mục 4: Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
Tiết 22
Bài 12
Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Không dạy: Điểm a mục 2: Hôn nhân là gì? đoạn từ “Sau khi đăng kí kết hôn” đến “Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?” (từ dòng 13 đến 22)
Tiết 23
Bài 12
Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Không dạy: Điểm c mục 3: Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
Tiết 24
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 25,26
Bài 13
Công dân với cộng đồng.
Tiết 27, 28
Bài 14
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiết 29, 30, 31
Bài 15
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Không dạy: Điểm a mục 2: Thông tin 1, đoạn từ “Thế nào là bùng nổ dân số?...” đến “dân số thế giới ở mức 3,5 tỉ người là phù hợp”.
- Không dạy: Điểm a mục 3: Đoạn nói về các bệnh tim mạch, huyến áp, ung thư.
Tiết 32
Bài 16
Tự hoàn thiện bản thân.
Tiết 33
Thực hành, ngoại khoá .
Tiết 34
Ôn tập học kì II
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
LỚP 11
Cả năm : 35 tiết
Học kì I : 18 tiết
Học kì II: 17 tiết
HỌC KỲ I
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 1
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
Tiết 2,3
Bài 1
Công dân với sự phát triển kinh tế.
- Không dạy: Điểm a mục 3: Nội dung thứ 2 của phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế
Tiết 4, 5
Bài 2
Hàng hoá - tiền tệ – thị trường.
- Không dạy: Điểm b mục 1: từ “Lượng giá trị hàng hóa” đến hết mục 1.
- Không dạy: Điểm a mục 2: bốn hình thái giá trị.
- Không dạy: Điểm c mục 2: Quy luật lưu thông tiền tệ.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 6,7
Bài 3
Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 5 trong phần Câu hỏi và bài tập.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 8
Bài 4
Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Không dạy: Điểm b mục 2: Các loại cạnh tranh.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 3 và 6 trong phần Câu hỏi và bài tập
Tiết 9
Bài 5
Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Không dạy: Điểm b mục 2: Vai trò của quan hệ cung – cầu
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 3 phần Câu hỏi và bài tập
Tiết 10
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 11,12
Bài 6
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đọc thêm: Điểm c mục 2: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 5, 6, 7, 8 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 13
Bài 7
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.
- Không dạy: Mục 2: Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 9, 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 14
Bài 8
Chủ nghĩa xã hội (phần 1).
- Đọc thêm: Điểm a mục 1: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tiết 15
Bài 8
Chủ nghĩa xã hội (phần 2).
- Đọc thêm: Điểm b mục 2: Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
Tiết 16
Thực hành, ngoại khoá
Tiết 17
Ôn tập học kì I.
Tiết 18
Kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 19, 20
Bài 9
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Không phân tích chỉ nêu kết luận: Điểm a mục 1: Nguồn gốc của nhà nước.
- Đọc thêm: Điểm b mục 1: Bản chất của nhà nước.
- Đọc thêm: Điểm d mục 2: Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 2, 5 trong phần IV: Câu hỏi và bài tập.
Tiết 21, 22
Bài 10
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Chỉ cần tập trung làm rõ: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mục 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Đọc thêm: Điểm a mục 2: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
- Không dạy: Điểm d mục 2: Đoạn từ “ Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân” đến hết mục 2.
- Không dạy: Mục 3: Từ “dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào” đến hết bài.
Tiết 23, 24
Bài 11
Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Đọc thêm: Điểm a mục 1: Tình hình dân số ở nước ta.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 25
Bài 12
Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đọc thêm: Mục 1: Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
Tiết 26
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 27, 28, 29
Bài 13
Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá.
Tiết 30
Bài 14
Chính sách quốc phòng và an ninh.
- Đọc thêm: Mục 1: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.
Tiết 31, 32
Bài 15
Chính sách đối ngoại.
Tiết 33
Thực hành, ngoại khoá .
Tiết 34
Ôn tập học kì II
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
LỚP 12
Cả năm : 35 tiết
Học kì I : 18 tiết
Học kì II: 17 tiết
HỌC KỲ I
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 1
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
Tiết 2, 3
Bài 1
Pháp luật và đời sống.
- Không dạy: Điểm a mục 2: đoạn từ “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào” đến “mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động”.
- Không dạy: Điểm a mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Không dạy: Điểm b mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 3 trong phần Câu hỏi và bài tập
- Không dạy: Điểm a mục 4: 5 dòng cuối trang 10 và 3 dòng dầu trang 11, từ “Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì:” đến “nên hiệu lực thi hành cao”
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 7 trong phần Câu hỏi và bài tập
Tiết 4, 5, 6
Bài 2
Thực hiện pháp luật.
- Không dạy: Điểm c mục 1: Các giai đoạn thực hiện pháp luật.
Tiết 7
Bài 3
Công dân bình đẳng trước pháp luật.
Tiết 8
Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 9, 10, 11
Bài 4
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Không dạy: Điểm c mục 1: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Không dạy: Điểm c mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
- Không dạy: Điểm c mục 3: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 12, 13
Bài 5
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Đọc thêm: Điểm d mục 1: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 1 trong phần câu hỏi và bài tập
- Đọc thêm: Điểm d mục 2: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Tiết 14, 15
Bài 6
Công dân với các quyền tự do cơ bản.
- Đọc thêm: Điểm a mục 1: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Đọc thêm: Điểm b mục 1: Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Đọc thêm: Điểm c mục 1 : Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Đọc thêm: Điểm a mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước.
- Không yêu cầu HS trả lời: Câu hỏi 8 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Tiết 16
Thực hành, ngoại khoá .
Tiết 17
Ôn tập học kì I
Tiết 18
Kiểm tra học kì I
HỌC KỲ II
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết 19, 20
Bài 6
Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tiết 21, 22, 23, 24
Bài 7
Công dân với các quyền dân chủ.
- Không dạy: Điểm b mục 1:đoạn từ “Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử” đến “đang bị quản chế hành chính”
(7 dòng cuối trang 69)
- Không dạy: Điểm b mục 1: Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Không yêu cầu HS làm: Bài tập 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.
- Không dạy: Điểm a mục 4: Trách nhiệm của Nhà nước.
Tiết 25, 26, 27
Bài 8
Pháp luật với sự phát triển của công dân.
Tiết 28
Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 29, 30
Bài 9
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Đọc thêm: Mục 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Đọc thêm: Điểm b mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.
Tiết 31
Bài 9
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Tập trung vào 3 nội dung:
1. Trong việc xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo (ví dụ: Chương trình 134, 135 của Chính phủ).
2. Trong lĩnh vực dân số.
3. Trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
Điểm c mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Tiết 32
Bài 9
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Không dạy: Điểm d mục 2: 9 dòng đầu trang 101, đoạn từ “Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định,” đến “Vì sao ?”.
- Không dạy: Điểm e mục 2: 3 dòng cuối trang 102 và 4 dòng đầu trang 103, đoạn từ “Nguyên tắc hoạt động quốc phòng” đến “gắn với thế trận an ninh nhân dân”.
Bài 10
Đọc thêm ( GV hướng dẫn HS đọc thêm )
Tiết 33
Thực hành, ngoại khoá
Tiết 34
Ôn tập học kì II
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
File đính kèm:
- GDDC THPT.doc