A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp
29 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Sinh học – Cấp THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN SINH HỌC – CẤP THPT
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.
Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị giáo án CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT của Bộ GDĐT.
Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng. Điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính cho môn học đó.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT);
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém.
- Đối với môn Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích như yêu cầu đào tạo vận động viên.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT.
c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN SINH HỌC
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT môn Sinh học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT.
1. Tổ chức dạy học.
- Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học. Không được bỏ các bài thực hành để thay vào các tiết ôn tập, bài tập hay lý thuyết. Trong điều kiện có thể, các trường nên bố trí các tiết thực hành vào một buổi để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi dạy học.
+ Lớp 10 là 05 tiết (có thể bố trí vào 2 buổi) với các nội dung: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh, một số thí nghiệm về enzim, quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành, lên men etilic và lactic, quan sát một số vi sinh vật.
+ Lớp 10 nâng cao là 10 tiết (có thể bố trí vào 03 - 04 buổi) với các nội dung: Đa dạng thế giới sinh vật, thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào, một số thí nghiệm về enzim, quan sát các kỳ của nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định, lên men êtilic, lên men lactic, quan sát một số vi sinh vật, tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương.
+ Lớp 11 là 08 tiết (có thể bố trí vào 3 buổi) với các nội dung: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón, phát hiện diệp lục và carôtenôit, phát hiện hô hấp ở thực vật, đo một số chỉ tiêu sinh lý của người, hướng động, xem phim về tập tính của động vật, xem phim về sinh trưởng, phát triển ở động vật, nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
+ Lớp 11 nâng cao là 08 tiết (có thể bố trí vào 3 buổi) với các nội dung: thoát hơi nước và thí nghiệm về phân bón, tách chiết sắc tố từ lá và tách các sắc tố bằng phương pháp hóa học, chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, tìm hiểu hoạt động của tim ếch, hướng động, xem phim về tập tính của động vật, xem phim về sinh trưởng, phát triển ở động vật, nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật.
+ Lớp 12 là 03 tiết (có thể bố trí vào 1 - 2 buổi) với các nội dung: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời, lai giống, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 12 nâng cao là 06 tiết (có thể bố trí vào 2 - 3 buổi) với các nội dung: Xem phim về cơ chế nhân đôi của ADN, phiên mã và dịch mã. Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định, lai giống, bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người, khảo sát vi khí hậu của một khu vực, tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại.
- Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy theo đúng trình tự ghi trong phân phối chương trình.
- Thực hiện việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học vào các bài học theo hướng dẫn trong tài liệu Bộ đã cung cấp “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT” (Vũ Thị Mai Anh - Hoàng Thanh Hồng - Ngô Văn Hưng - Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008).
- Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết bài tập, ôn tập đảm bảo đủ các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết bài tập và ôn tập nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kỹ năng, hình thức có thể làm bài tập trên lớp học và giao bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà. Nội dung tiết bài tập ngoài việc chữa các bài tập trong SGK, có thể sử dụng sách bài tập được Hội đồng thẩm định sách bài tập của Bộ GD&ĐT thông qua.
Đối với các học sinh giỏi, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố và hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
- Ở một số nội dung, việc học lý thuyết sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Qua Hội nghị tập huấn giáo viên cốt cán, Bộ đã cung cấp các đĩa CD về nội dung Sinh học 10; Sinh học 11; Sinh học 12 nên các đơn vị cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học tại đơn vị mình. Bộ đang triển khai đưa các thiết bị dạy học điện tử lên mạng Internet để giáo viên có thể lựa chọn sử dụng. Trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa Sinh học 12” (Ngô Văn Hưng chủ biên) có giới thiệu các địa chỉ website để giáo viên có thể truy cập tìm tư liệu khi soạn bài.
2. Về kiểm tra đánh giá:
a) Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như trong Phân phối chương trình.
b) Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được qui định trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học.
c) Kết hợp kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên trong quá trình giảng dạy: Kiểm tra 1 tiết (lí thuyết) theo PPCT. Kiểm tra miệng và 15 phút giáo viên tự bố trí để đảm bảo đánh giá đủ số lượng điểm do Bộ quy định.
d) Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kỳ) phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình. Tuyệt đối không nên hiểu thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá là chuyển từ kiểm tra tự luận sang kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan. Giáo viên kiểm tra tự luận và trắc nghiệm trong suốt quá trình dạy học để đánh giá và quan trọng hơn là giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập của bản thân. Chỉ nên dùng kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan vào cuối năm học khi muốn đánh giá một khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian ngắn. Khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan cũng không nên chỉ dùng một hình thức duy nhất là sử dụng câu hỏi đa lựa chọn mà nên sử dụng nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác nhau.
đ) Sau mỗi bài thực hành phải có đánh giá kết quả. Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần:
- Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành;
- Phần đánh giá báo cáo thực hành.
- Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kỳ hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Sau mỗi tiết Bài tập và thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
e) Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả 2 nội dung lí thuyết và thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì có thể cân đối: Lí thuyết: 60 - 70% và thực hành: 30 - 40%. Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành (thực hành trên giấy).
- Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần thực hành được lấy bằng cách tính trung bình điểm các bài thực hành trong học kì.
Do đặc trưng của môn học thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nên giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên cần hiểu là không được dùng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan thay thế hoàn toàn cho phương pháp kiểm tra tự luận. Giáo viên cần có kế hoạch phối hợp cả hai phương pháp để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần thiết kế các đề riêng cho mỗi phương pháp mà không nên có cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan trong một đề.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Cả năm: 35 tiết
Học kì I: 18 tiết
Học kì II: 17 tiết.
HỌC KÌ I
Trong tiết đầu của chương trình Sinh học lớp 10, giáo viên dành một thời gian nhất định cho việc hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn"
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống
Tiết 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.
Tiết 2: Các giới sinh vật.
(Hình 4.1 không giải thích chi tiết hình này)
Phần II: Sinh học tế bào
Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3: Các nguyên tố hoá học và nước
Tiết 4: Cácbonhiđrat và lipit, Prôtêin
(Mục I. Cấu trúc của protêin chỉ dạy sơ lược )
Tiết 5: Axit nuclêic
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 6: Tế bào nhân sơ
Tiết 7: Tế bào nhân thực
Tiết 8: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
(Từ bài 7 tiết 6 đến bài 10 tiết 8 khi nói các bộ phận, các bào quan của tế bào chủ yếu phân tích chức năng sống, không đi quá sâu vào phân tích các chi tiết cấu trúc)
(Bài 10 tiết 8 Mục VIII. Khung xương tế bào- không dạy)
Tiết 9: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Tiết 10: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Tiết 11: Bài tập (tham khảo tài liệu “Bài tập Sinh học 10- NXB GD, 2011”).
Tiết 12: Kiểm tra 1 tiết.
Chương III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Tiết 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất (Đoạn dòng 8 đến dòng 10 trang 54 “ Ở trạng thái” Không dạy)
Tiết 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
Tiết 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
Tiết 16: Hô hấp tế bào (Hình vẽ 16.2 và 16.3 không dạy)
Tiết 17: Quang hợp (Hình 17.2 không dạy. H17.2, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu và sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế)
Tiết 18: Ôn tập (theo bài 21 SGK).
Tiết 19: Kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Chương IV: PHÂN BÀO
Tiết 20: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Tiết 21: Giảm phân
Tiết 22: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT.
Tiết 23: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
(Không dạy Mục III. Hô hấp và lên men mà chuyển sang dạy trong bài thực hành tiết 24)
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
(Không dạy Mục I. Quá trình tổng hợp và Mục III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
Chuyển Mục II. Quá trình phân giải sang dạy trong tiết 24- thực hành)
Tiết 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic
Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
Tiết 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Tiết 26: Sinh sản của vi sinh vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. (Không dạy phần sinh sản. Vì tương tự như sinh sản của tế bào đã học ở phần trước. Lồng ghép vào bài 25 nhưng chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản của vi sinh vật. )
Tiết 27: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Tiết 28: Ôn tập từ tiết 20 đến tiết 27.
Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết.
Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tiết 30: Cấu trúc các loại virut
Tiết 31: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Tiết 32: Virut gây bệnh. ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Tiết 33: Bài tập (Tham khảo tài liệu “Bài tập Sinh học 10-NXB GD, 2011”).
Tiết 34: Ôn tập (theo bài 33 SGK).
Tiết 35: Kiểm tra học kì II.
LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Cả năm: 52 tiết
Học kì I: 27 tiết
Học kì II: 25 tiết
HỌC KÌ I
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống
Tiết 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Tiết 2: Giới thiệu các giới sinh vật; Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
Tiết 3: (bài 4 + bài 5) Giới Thực vật, Giới Động vật.
Tiết 4: Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật.
Phần II: Sinh học tế bào
Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 5: Các nguyên tố hoá học và nước.
Tiết 6: Cácbonhiđrat và lipit.
Tiết 7: Prôtêin.
Tiết 8: Axit nuclêic.
Tiết 9: Axit nuclêic (tiếp theo)
Tiết 10: Thực hành: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào.
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 11: Tế bào nhân sơ
Tiết 12: Tế bào nhân thực
Tiết 13: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Tiết 14: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Tiết 15: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Tiết 16: Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 17: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Tiết 18: Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
Tiết 19: Thực hành: Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào.
Tiết 20: Bài tập (tham khảo tài liệu “Bài tập chọn lọc Sinh học 10 - cơ bản và nâng cao- NXB GD, 2006”).
Chương III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Tiết 21: Chuyển hoá năng lượng
Tiết 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
Tiết 23: Hô hấp tế bào
Tiết 24: Hô hấp tế bào (tiếp theo)
Tiết 25: Ôn tập.
Tiết 26: Kiểm tra học kì I.
Tiết 27: Hoá tổng hợp và quang hợp
HỌC KÌ II
Tiết 28: Hoá tổng hợp và quang hợp (tiếp theo)
Tiết 29: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim.
Chương IV: PHÂN BÀO
Tiết 30: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào.
Tiết 31: Nguyên phân
Tiết 32: Giảm phân
Tiết 33: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản tạm thời hay cố định.
Tiết 34: Bài tập.
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tiết 35: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Tiết 36: Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng.
Tiết 37: Thực hành: Lên men êtilic.
Tiết 38: Thực hành: Lên men lactic.
Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Tiết 39: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Tiết 40: Sinh sản của vi sinh vật.
Tiết 41: Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Tiết 42: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Tiết 43: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Tiết 44: Bài tập (tham khảo tài liệu “Bài tập chọn lọc Sinh học 10- cơ bản và nâng cao- NXB GD, 2006”).
Tiết 45: Kiểm tra 1 tiết
Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tiết 46: Cấu trúc các loại virut
Tiết 47: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Tiết 48: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut.
Tiết 49: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Tiết 50: Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương.
Tiết 51: Ôn tập (theo nội dung bài 48 SGK).
Tiết 52: Kiểm tra học kì II.
LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Cả năm: 52 tiết
Học kì I: 27 tiết
Học kì II: 25 tiết
HỌC KÌ I
Phần bốn: Sinh học cơ thể
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Tiết 1: Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
Tiết 2: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
(Không dạy Mục I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. Riêng Mục III. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây được lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thu nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ)
Tiết 3: Vận chuyển các chất trong cây; Thoát hơi nước
Bài 2 thuộc Tiết 3 Mục I. Dòng mạch gỗ không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, chỉ tập trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ.
Mục II. Dòng mạch rây không mô tả sâu cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịch mạch rây.
Hình 2.4b: Không giải thích bằng hình này.
Bài 3 thuộc tiết 3: (Mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước- không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá.
Mục IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. Lưu ý giáo viên: Cây có cơ chế tự điều hoà về nhu cầu nước, cơ chế này điều hoà việc hút vào và thải ra. Khi cơ chế điều hoà không thực hiện được cây không phát triển bình thường.
Câu 2* không yêu cầu HS trả lời)
Tiết 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Tiết 5: (Bài 5 + bài 6): Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
(Mục I. Vai trò sinh lí của nguyên tô nitơ nhập vào bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Mục II. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật- không dạy )
Tiết 6: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.
Tiết 7: Quang hợp ở thực vật (Mục II.1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp Không giải thích câu lệnh, hình 8.2 để lại phần hình thái, bỏ cấu tạo trong)
Tiết 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM ( Chỉ giới thiệu C3,C4 và CAM theo kênh chữ là đủ. Tuy nhiên chỉ so sánh như chuẩn đã mô tả: Điều kiện sống, có tế bào bao bó mạch hay không, hiệu suất quang hợp cao hay thấp. Bỏ hình 9.3 và 9.4 (Không yêu cầu so sánh dựa trên sơ đồ)
Tiết 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (Mục II.1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp không giải thích câu lệnh, hình 8.2 để lại phần hình thái, bỏ cấu tạo trong)
Tiết 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
Tiết 11: Hô hấp ở thực vật (Mục II. Con đường hô hấp ở thực vật - không đi sâu vào cơ chế )
Tiết 12: Thực hành: (bài 13+bài 14) Phát hiện diệp lục và carôtenôit, Phát hiện hô hấp ở thực vật
Tiết 13: Kiểm tra 1 tiết.
B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 14, 15: Tiêu hoá ở động vật
Tiết 16: Hô hấp ở động vật
Tiết 17, 18: Tuần hoàn máu
Tiết 19: Cân bằng nội môi
Tiết 20: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
Tiết 21: Bài tập chương I (Nội dung theo sách “Bài tập Sinh học 11”- NXBGD, 2011).
Chương II: CẢM ỨNG
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Tiết 22: Hướng động
Tiết 23: Ứng động
Tiết 24: Thực hành: hướng động
Tiết 25: Ôn tập học kỳ I.
Tiết 26: Kiểm tra học kì I.
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 27: Cảm ứng ở động vật. (Không dạy Mục II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh)
HỌC KÌ II
Tiết 28: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo); Điện thế nghỉ. Không dạy Mục II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ
Tiết 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh. Không dạy Mục I.2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
Tiết 30: Truyền tin qua xinap
Tiết 31, 32: Tập tính
Tiết 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật.
Tiết 34: Ôn tập phần B cảm ứng của động vật
Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Tiết 35: Sinh trưởng ở thực vật
Tiết 36: Hoocmôn thực vật
Tiết 37: Phát triển ở thực vật có hoa.
Tiết 38: Kiểm tra 1 tiết.
B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 39: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tiết 40, 41: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tiết 42: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Chương IV: SINH SẢN
A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Tiết 43: Sinh sản vô tính ở thực vật.
Tiết 44: Sinh sản hữu tính ở thực vật.
Tiết 45: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 46: Sinh sản vô tính ở động vật
Tiết 47: Sinh sản hữu tính ở động vật
Tiết 48: Cơ chế điều hoà sinh sản
Tiết 49: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Tiết 50: Bài tập chương II, III, IV (Nội dung theo sách “Bài tập Sinh học 11”- NXBGD,2011)
Tiết 51: Ôn tập (theo nội dung bài 48 SGK).
Tiết 52: Kiểm tra học kì II.
LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Cả năm: 52 tiết
Học kì I: 27 tiết
Học kì II: 25 tiết
HỌC KỲ I
Phần bốn: Sinh học cơ thể
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ
File đính kèm:
- Sinh hoc THPT.doc