I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).
Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS).
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Tiếng Anh - Cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TIẾNG ANH- CẤP THCS
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).
Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS).
- Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
- Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu CĐNC, cần dành thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện CĐBS nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho HS.
Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (bài soạn) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn:
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông.
Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THCS và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT);
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém.
- Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Thực hiện đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT sửa đổi.
c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN TIẾNG ANH
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT môn Tiếng Anh ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT.
1. Sử dụng PPCT
Kế hoạch giảng dạy sách giáo khoa THCS không quy định chi tiết đến từng tiết học mà phân theo thời lượng quy định cho từng đơn vị bài học (Unit). Một số đơn vị bài học được dành nhiều thời lượng hơn là dành cho phần hệ thống, củng cố, ôn tập và chuẩn bị kiểm tra học kì. Việc phân chia mỗi đơn vị bài học (unit) thành các tiết cụ thể có tính định hướng, giáo viên có thể căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài để điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Đối với các tiết ôn tập cuối học kì, giáo viên căn cứ vào khả năng nhận thức của học sinh để biên soạn nội dung ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh.
Trong sách giáo khoa lớp 6 và 7 có một số phần bài và bài tập đánh dấu * là phần không bắt buộc. Tuy nhiên, giáo viên có thể thực hiện giảng dạy trên lớp nếu thời gian dành cho các phần bắt buộc còn dư. Nói cách khác, giáo viên có thể căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy mà điều chỉnh tiết học của từng bài cho phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên cũng có thể điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa có yêu cầu cao và quá dài. Xem các hướng dẫn về giảm yêu cầu cần đạt một số loại hình bài tập trong các tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình môn Tiếng Anh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số tiết quy định cho toàn chương trình và số tiết kiểm tra là yêu cầu bắt buộc.
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá kết quả học tập cần được thông qua 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết.
Nội dung các bài kiểm tra cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại thời điểm kiểm tra.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được thực hiện theo các quy định trong Quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá: kiểm tra nói, viết, đánh giá thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, bài học trên lớp cũng như chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà.
Cấu trúc của các bài kiểm tra viết 1 tiết và cuối học kì gồm các phần sau:
+ Kiến thức ngôn ngữ (Grammar&vocabulary) từ 25%-30%
+ Đọc (Reading) từ 25% - 30%
+ Nghe (Listening) từ 20% - 25%
+ Viết (Writing) từ 20% - 25%
Các dạng bài tập trong các bài kiểm tra là những dạng bài tập có trong sách giáo khoa và sách bài tập.
- Tùy theo điều kiện thực tế, giáo viên soạn bài kiểm tra có thể điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp nhưng không được chênh lệch vượt quá 10% tỷ trọng giữa các kỹ năng.
3. Sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học
Các trang thiết bị và đồ dùng cần thiết cho việc dạy học bộ môn gồm có: đài cassette, băng cassette, đĩa CD, tranh, ảnh và đồ
vật thật minh hoạ để dạy từ hoặc tạo tình huống trong các giờ dạy.
Có đủ băng tiếng, đĩa CD, máy thu phát và các điều kiện cần thiết (như điện hoặc pin) để sử dụng băng tiếng cho các bài tập luyện nghe trong sách giáo khoa là yêu cầu bắt buộc.
Đối với những nơi có điều kiện thì giáo viên có thể sử dụng thêm các trang thiết bị như máy vi tính, máy chiếu đa năng, video, TV và các phương tiện nghe nhìn hiện đại khác.
Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 6
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 6
Cả năm : 105 tiết
Học kì I : 54 tiết
Học kì II : 51 tiết
Trong đó có các tiết dành cho ôn tập và kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
Mỗi bài gồm 3 phần A, B, C và được dạy từ 5 đến 6 tiết. Gợi ý thực hiện như sau:
Tiết 1: A 1-4 Tiết 4: C 1-2
Tiết 2: A 5-6 Tiết 5: C 3-4
Tiết 3: B 1-3
HỌC KÌ I
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo PPCT
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập, phương pháp học tập bộ môn
1
1
Greetings
2-6
2
At school
7-11
3
At home
12-16
Grammar practice
17
Bài kiểm tra số 1
18
4
Big or Small?
19-23
Chữa bài kiểm tra số 1
24
5
Things I do
25-30
Grammar practice
31
6
Places
32-36
Ôn tập
37
Bài kiểm tra số 2
38
7
Your house
(Không dạy phần 2, trang 79)
39-43
Chữa bài kiểm tra số 2
44
8
Out and about
(Không dạy 4 câu đầu của phần 3, trang 90)
45-49
Grammar practice
50
Ôn tập
51-52
Kiểm tra học kì I
53
Chữa bài kiểm tra học kì I
54
HỌC KÌ II
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
9
The body
55-59
10
Staying healthy
60-64
11
What do I eat
65-69
Grammar practice
70
Bài kiểm tra số 3
71
12
Sports and pastimes
72-76
Chữa bài kiểm tra số 3
77
13
Activities and seasons
78-82
14
Making plans
83-87
Grammar practice
88
Bài kiểm tra số 4
89
15
Countries
90-94
Chữa bài kiểm tra số 4
95
16
Man and the environment
(Không dạy phần 4, 5 trang 168 và phần 6 trang 172)
96-100
Grammar practice
101
Ôn tập
102-103
Kiểm tra học kì II
104
Chữa bài kiểm tra học kì II
105
LỚP 7
Cả năm : 105 tiết
Học kì I : 54 tiết
Học kì II : 51 tiết
Trong đó có các tiết dành cho ôn tập và kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
Mỗi bài gồm 2 phần A, B và được dạy từ 5 đến 6 tiết. Gợi ý thực hiện như sau:
Tiết 1: A 1 Tiết 4: B 1-3
Tiết 2: A 2 Tiết 5: B 4-6
Tiết 3: A 3-5
HỌC KÌ I
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo PPCT
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập, phương pháp học tập bộ môn hoặc ôn tập/kiểm tra đầu năm
1
1
Back to school
2-6
2
Personal Information
7-12
3
At home
(Không dạy phần 3 trang 31)
13-17
Language focus 1
18
Bài kiểm tra số 1
19
4
At school
20-24
Chữa bài kiểm tra số 1
25
5
Work and play
26-30
6
After school
31-36
Language focus 2
37
Bài kiểm tra số 2
38
7
The world of work
39-43
Chữa bài kiểm tra số 2
44
8
Places
45-49
Ôn tập
50-52
Kiểm tra học kì I
53
Chữa bài kiểm tra học kì I
54
HỌC KÌ II
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
9
At home and away
55-59
Language focus 3
60
10
Health and hygiene
61-65
11
Keep fit, stay healthy
(Không dạy phần 3 trang 111)
66-70
Bài kiểm tra số 3
71
12
Let’s eat!
(Không dạy phần 3b trang 116, 117)
72-76
Chữa bài kiểm tra số 3
77
Language focus 4
78
13
Activities
79-83
14
Freetime fun
84-88
Bài kiểm tra số 4
89
15
Going out
90-94
Chữa bài kiểm tra số 4
95
16
People and places
96-100
Language focus 5
101
Ôn tập
102-103
Kiểm tra học kì II
104
Chữa bài kiểm tra học kì II
105
LỚP 8
Cả năm : 105 tiết
Học kì I : 54 tiết
Học kì II : 51 tiết
Trong đó có các tiết dành cho ôn tập và kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
Mỗi bài gồm 7 phần và được dạy từ 5 đến 6 tiết. Gợi ý thực hiện như sau:
Tiết 1: 1. Getting started
2. Listen and Read
Tiết 2: 3. Speak
4. Listen
Tiết 3: 5. Read
Tiết 4: 6. Write
Tiết 5: 7. Language focus
HỌC KÌ I
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập, phương pháp học tập bộ môn hoặc ôn tập/kiểm tra đầu năm
1
1
My Friends
2-6
2
Making Arrangements
(Không dạy phần 3 trang 24)
7-12
3
At home
13-18
Ôn tập, củng cố
19
Bài kiểm tra số 1
20
4
Our past
21-25
Chữa bài kiểm tra số 1
26
5
Study habits
(Tăng thời lượng phần Read thành 2 tiết; không dạy phần 2 trang 52, dành thời gian cho luyện tập phần 3, 4)
27-32
6
The Young Pioneers Club
(Dòng 2 từ trên xuống trang 57: sửa “from 15 to 30” thành “from 16 to 30”; không dạy câu g trang 57)
33-37
Ôn tập, củng cố
38
Bài kiểm tra số 2
39
7
My neighborhood
40-44
Chữa bài kiểm tra số 2
45
8
Country life and city life
46-50
Ôn tập
51-52
Kiểm tra học kì I
53
Chữa bài kiểm tra học kì I
54
HỌC KÌ II
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
9
A first-aid course
55-60
10
Recycling
61-66
11
Traveling around Vietnam
67-71
Ôn tập, củng cố
72
Bài kiểm tra số 3
73
12
A Vacation Abroad
74-79
Chữa bài kiểm tra số 3
80
13
Festivals
(Tăng thời lượng phần Language focus thành 2 tiết)
81-86
Ôn tập, củng cố
87
Bài kiểm tra số 4
88
14
Wonders of the world
89-93
Chữa bài kiểm tra số 4
94
15
Computers
(- Thay phần Listen của bài 15 bằng phần Listen của bài 16.
- Trang 145 dòng 1 từ dưới lên thay từ “Delhi” thành “New Delhi”.
- Trang 145 dòng 6 từ dưới lên thay từ “to” thành “from”.)
95-100
16
Inventions (Không dạy)
Ôn tập
101-103
Kiểm tra học kì II
104
Chữa bài kiểm tra học kì II
105
LỚP 9
Cả năm : 90 tiết
Học kì I : 36 tiết
Học kì II : 34 tiết
Trong đó có các tiết dành cho ôn tập và kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
Mỗi bài gồm 6 phần và được dạy 5 tiết. Gợi ý thực hiện như sau:
Tiết 1: 1. Getting started
2. Listen and Read
Tiết 2: 3. Speak and Listen
Tiết 3: 4. Read
Tiết 4: 5. Write
Tiết 5: 6. Language focus
HỌC KÌ I
Bài/Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu, phương pháp học tập bộ môn hoặc ôn tập/ kiểm tra đầu năm.
1
1
A visit from a penpal
2-6
2
Clothing
7-11
Ôn tập, củng cố
12
Bài kiểm tra số 1
13
3
The countryside
14-18
Chữa bài kiểm tra số 1
19
4
Learning a foreign language
20-24
Ôn tập củng cố
25
Bài kiểm tra số 2
26
5
The media
27-31
Chữa bài kiểm tra số 2
32
Ôn tập
33-34
Kiểm tra học kì I
35
Chữa bài kiểm tra học kì I
36
HỌC KÌ II
Bài /Unit
Nội dung
Tiết theo
PPCT
6
The environment
37-41
7
Saving energy
42-46
Ôn tập củng cố
47
Bài kiểm tra số 3
48
8
Celebrations
49-53
Chữa bài kiểm tra số 3
54
9
Natural disasters
(Không dạy bài tập 2, 3, 4 trang 81, 82)
55-59
Bài kiểm tra số 4
60
10
Life on other planets
(Không dạy bài tập c trang 85 và bài tập a trang 87)
61-65
Chữa bài kiểm tra số 4
66
Ôn tập
67-68
Kiểm tra học kì I
69
Chữa bài kiểm tra học kì I
70
File đính kèm:
- Tiếng Anh THCS.doc