Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Vật lý – Cấp THPT

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn

a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.

 b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Vật lý – Cấp THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÝ – CẤP THPT A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT. b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị bài soạn CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn. c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT của Bộ GDĐT. Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng. Điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính cho môn học đó. 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT); + Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV; + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất; + Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép; + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; + GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém. - Đối với môn Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích như yêu cầu đào tạo vận động viên. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là: + GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá bằng nhận xét theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT. c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN VẬT LÍ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT môn Vật lý ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT. 1. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học: - Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên; - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất; tích hợp lồng ghép những nội dung giáo dục khác (giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...) trong một số bài giảng một cách hợp lý, gây hứng thú cho HS trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng. - Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành. Sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị dạy học và phòng học bộ môn. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; - Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực của mình. - Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT do Bộ GDĐT ban hành, đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Trong quá trình dạy học, cần hạn chế ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. - Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong những học kì có bài thực hành, phải đánh giá 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2. Việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định. Các bài thực hành khác có thể đánh giá cho điểm tính hệ số 1. - Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần: + Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành (hình thức đánh giá như kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết 15 phút); + Phần đánh giá báo cáo thực hành (hình thức đánh giá như kiểm tra viết 45 phút). Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. 2. Hướng dẫn sử dụng PPCT a) Sắp xếp các tiết thực hành một cách hợp lý để sử dụng tối đa các trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm. b) Bám sát nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học và sử dụng SGK một cách hợp lý. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC 1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Thời gian thực hiện Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn. B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Cả năm: 70 tiết. Học kỳ I: 36 tiết. Học kỳ II: 34 tiết. HỌC KỲ I. Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1: Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn Tiết 2: Chuyển động cơ. (BT 9 tr 11 SGK Không yêu cầu HS phải làm) Tiết 3: Chuyển động thẳng đều. Tiết 4, 5: Chuyển động thẳng biến đổi đều. (Mục II.3 chỉ nêu công thức 3.3 và kết luận) Tiết 6: Bài tập. Tiết 7, 8: Sự rơi tự do. Tiết 9, 10: Chuyển động tròn đều. (Mục III.1 chỉ nêu KL về hướng của véc tơ gia tốc; BT 12- Tr 34 SGK không yêu cầu HS phải làm) Tiết 11: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Tiết 12: Bài tập. Tiết 13: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý. Tiết 14, 15: Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do. Tiết 16: Kiểm tra. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 17: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.. (BT 9 - Tr 58 SGK không yêu cầu HS phải làm) Tiết 18, 19: Ba định luật Niu-tơn. Tiết 20: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn. Tiết 21: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc. Tiết 22: Lực ma sát. (Mục II; III - đọc thêm; Câu hỏi 3; BT 5 - Tr78 SGK không yêu cầu HS phải làm) Tiết 23: Lực hướng tâm. (Mục II: không dạy; Câu hỏi 3; BT 4; BT 7 - Tr 82 SGK không yêu cầu HS phải làm) Tiết 24: Bài tập. Tiết 25: Bài toán về chuyển động ném ngang. Tiết 26, 27: Thực hành: Đo hệ số ma sát. Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN Tiết 28: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song. Tiết 29: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mô men lực. Tiết 30: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. (Mục I.1 không dạy) Tiết 31: Bài tập. Tiết 32: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. Tiết 33: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định. (Mục II.3 không dạy) Tiết 34: Bài tập Tiết 35: Ngẫu lực. Tiết 36: Bài tập. Tiết 37: Kiểm tra học kì I. HỌC KÌ II Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Tiết 38, 39: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Bài tập Tiết 40, 41: Công và công suất. Tiết 42: Bài tập. Tiết 43: Động năng. (Mục II: chỉ nêu công thức và kết luận) Tiết 44: Thế năng. (Mục I.3: Đọc thêm) Tiết 45: Bài tập Tiết 46: Cơ năng. (Mục I.2: Chỉ nêu công thức 27.5 và kết luận) Tiết 47 : Bài tập Chương V. CHẤT KHÍ Tiết 48: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí. Tiết 49: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ôt Tiết 50: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ. Tiết 51: Bài tập. Tiết 52: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Tiết 53 : Bài tập Tiết 54: Kiểm tra. Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Tiết 55: Nội năng và sự biến đổi nội năng. Tiết 56: Bài tập Tiết 57: Các nguyên lý của nhiệt động lực học. (Mục II.1 không dạy) Tiết 58: Bài tập. Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG, SỰ CHUYỂN THỂ Tiết 59: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. (Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn - Đọc thêm) Tiết 60: Sự nở vì nhiệt của vật rắn. Tiết 61: Bài tập. Tiết 62: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Tiết 63: Bài tập. Tiết 64, 65: Sự chuyển thể của các chất. Tiết 66: Độ ẩm của không khí. Tiết 67: Bài tập. Tiết 68, 69: Thực hành: Đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng. Tiết 70: Kiểm tra học kì II CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LỚP 10 Cả năm: 18 tiết. Học kì I: 8 tiết; Học kì II: 10 tiết Học kì I TT Chủ đề Số tiết 1 Động học chất điểm 2 2 Động lực học chất điểm. Hệ quy chiếu phi quán tính 4 3 Chuyển động của vật ném ngang và ném xiên 2 Học kì II TT Chủ đề Số tiết 4 Định lí động năng. Va chạm đàn hồi. Ba định luật Kê-ple 3 5 Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép 2 6 Áp dụng các nguyên lý của nhiệt động lực học 2 7 Cơ học chất lưu 3 LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Cả năm: 87 tiết Học kì I : 36 tiết Học kì II: 51 tiết HỌC KÌ I Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1: Chuyển động cơ. Tiết 2, 3: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều. Tiết 4: Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng. Tiết 5: Chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiết 6: Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiết 7: Bài tập. Tiết 8: Sự rơi tự do. Tiết 9: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiết 10: Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc. Tiết 11: Gia tốc trong chuyển động tròn đều. Tiết 12: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Tiết 13: Bài tập. Tiết 14: Sai số trong thí nghiệm thực hành. Tiết 15, 16: Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do. Tiết 17: Bài tập. Tiết 18: Kiểm tra. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 19: Lực.Tổng hợp và phân tích lực. Tiết 20: Định luật I Niu-tơn. Tiết 21: Định luật II Niu-tơn. Tiết 22: Định luật III Niu-tơn. Tiết 23: Lực hấp dẫn. Tiết 24: Chuyển động của vật bị ném. Tiết 25: Bài tập. Tiết 26: Lực đàn hồi. Tiết 27: Lực ma sát. Tiết 28: Bài tập. Tiết 29: Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính. Tiết 30: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng Tiết 31: Bài tập về động lực học. Tiết 32: Chuyển động của hệ vật. Tiết 33, 34: Thực hành: Xác định hệ số ma sát. Tiết 35: Bài tập. Tiết 36: Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN Tiết 37: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm Tiết 38: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song Tiết 39: Bài tập. Tiết 40: Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. Tiết 41: Mô men lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định Tiết 42: Bài tập. Tiết 43, 44: Thực hành: Tổng hợp hai lực. Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Tiết 45: Định luật bảo toàn động lượng. Tiết 46: Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng. Tiết 47: Công và công suất. Tiết 48: Bài tập. Tiết 49: Động năng. Định lí động năng Tiết 50: Thế năng.Thế năng trọng trường Tiết 51: Thế năng đàn hồi Tiết 52: Định luật bảo toàn cơ năng Tiết 53: Bài tập. Tiết 54: Kiểm tra. Tiết 55, 56: Va chạm đàn hồi và không đàn hồi Tiết 57: Bài tập về các định luật bảo toàn. Tiết 58: Các định luật Kê-ple. Chuyển động của vệ tinh Chương V. CƠ HỌC CHẤT LƯU Tiết 59: Áp suất thuỷ tĩnh. Nguyên lý Pa-xcan Tiết 60: Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Béc-nu-li. Tiết 61: Ứng dụng định luật Béc-nu-li. Chương VI. CHẤT KHÍ Tiết 62: Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo chất. Tiết 63: Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ôt Tiết 64: Định luật Sác-lơ. Nhiệt độ tuyệt đối Tiết 65: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Định luật Gay Luy-xác Tiết 66: Bài tập. Tiết 67: Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Tiết 68: Bài tập về chất khí Tiết 69: Kiểm tra. Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ Tiết 70: Chất rắn Tiết 71: Biến dạng cơ của vật rắn. Tiết 72: Sự nở vì nhiệt của vật rắn. Tiết 73: Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng Tiết 74: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn Tiết 75: Sự chuyển thể. Sự nóng chảy và sự đông đặc Tiết 76, 77: Sự hoá hơi và sự ngưng tụ. Tiết 78: Bài tập. Tiết 79, 80: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng Chương VIII. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Tiết 81: Nguyên lý I nhiệt động lực học. Tiết 82, 83: Áp dụng nguyên lý I nhiệt động lực học cho khí lý tưởng Tiết 84, 85: Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lý II nhiệt động lực học Tiết 86: Bài tập Tiết 87: Kiểm tra học kì II LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Cả năm : 70 tiết. Học kỳ I: 37 tiết. Học kỳ II: 33 tiết. HỌC KỲ I. Chương I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Tiết 1: Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn Tiết 2: Điện tích. Định luật Cu - lông. Tiết 3: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. Tiết 4: Bài tập. Tiết 5,6 : Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện. Tiết 7: Bài tập. Tiết 8: Công của lực điện. (Bỏ bài tập 8 trang 25 SGK ) Tiết 9: Điện thế. Hiệu điện thế. Tiết 10: Bài tập. Tiết 11: Tụ điện. (Công thức năng lượng điện trường trong mục II.4. Năng lượng điện trường - không dạy; Bỏ bài tập 8 trang 33 SGK) Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. Tiết 12, 13: Dòng điện không đổi. Nguồn điện. (Mục V: pin và ắcqui – HS đọc thêm) Tiết 14: Bài tập. Tiết 15: Điện năng - công suất điện. Tiết 16: Bài tập. Tiết 17: Định luật Ôm đối với toàn mạch. (Mục I thí nghiệm - không dạy; Mục II định luật ôm đối với toàn mạch - chỉ cần nêu công thức 9.5 và kết luận ) Tiết 18: Bài tập. Tiết 19: Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn điện thành bộ. (Mục I. Đoạn mạch chứa nguồn điện và mục II.3 Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng – không dạy) Tiết 20 : Phương pháp giải một số bài toán về mạch điện. Tiết 21: Bài tập. Tiết 22, 23: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá. Tiết 24: ôn tập chương1, 2. Tiết 25: Kiểm tra một tiết (chương 1, 2) Chương III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG. Tiết 26: Dòng điện trong kim loại. (Bỏ bài tập 7, 8 trang 78 SGK ) Tiết 27, 28: Dòng điện trong chất điện phân. (Mục I. Tthuyết điện li – không dạy; Bỏ câu hỏi 1 và bài tập 10 trang 85 SGK ) Tiết 29: Bài tập. Tiết 30, 31: Dòng điện trong chất khí. (mục III.3. Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực - không dạy; Mục IV. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và đk để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực - chỉ cần nêu được khái niệm sơ lược về quá trình phóng điện tự lực; Bỏ câu hỏi 2, bài tập 9 trang 93 SGK ) Bài 16: Dòng điện trong chân không. (Đọc thêm) Tiết 32,33: Dòng điện trong chất bán dẫn. (Mục V-HS đọc thêm; Bỏ câu hỏi 5 và bài tập 7 trang 106 SGK ) Tiết 34: Ôn tập học kì I Tiết 35: Kiểm tra học kỳ I Tiết 36, 37: Thực hành : Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của tranzito. (Phần B. Khảo sát đặc tính khuyếch đại của tranzit – không dạy; Bỏ bài tập 4,5,6 trang 114 SGK) HỌC KỲ II Chương IV. TỪ TRƯỜNG. Tiết 38: Từ trường.(Mục V.Từ trường của Trái đất - HS đọc thêm) Tiết 39: Lực từ. Cảm ứng điện từ. Tiết 40: Bài tập. Tiết 41: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Tiết 42: Bài tập. Tiết 43: Lực Lo-ren-xơ - bài tập. (Mục I.2 Xác định lực Lorenxơ - chỉ cần nêu kết luận và công thức 22.3; Mục II. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều - không dạy) Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. Tiết 44, 45: Từ thông. Tiết 46: Bài tập. Tiết 47: Suất điện động cảm ứng. (Mục I.2 định luật Faraday - chỉ cần nêu công thức 24.3 và 24.4 và kết luận; Bỏ bài tập 6 trang 152 SGK) Tiết 48: Bài tập Tiết 49: Tự cảm. (Công thức 25.4 và mục 3.2 Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm - không dạy; Bỏ bài tập 8 trang 157 SGK) Tiết 50: Ôn tập chương 4,5 Tiết 51: Kiểm tra một tiết. Chương VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Tiết 52: Khúc xạ ánh sáng. Tiết 53: Bài tập. Tiết 54: Phản xạ toàn phần. Tiết 55: Bài tập. Chương VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG. Tiết 56: Lăng kính. (Mục III Các công thức lăng kính – không dạy) Tiết 57, 58: Thấu kính mỏng Tiết 59: Bài tập Tiết 60, 61: Mắt Tiết 62: Bài tập Tiết 63: Kính lúp Tiết 64: Kính hiển vi Tiết 65: Bài tập Tiết 66: Kính thiên văn Tiết 67, 68 Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì Tiết 69: Ôn tập thi học kì II Tiết 70: Kiểm tra học kì II LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Cả năm: 87 tiết. Học kỳ I: 36 tiết. Học kỳ II: 51 tiết. HỌC KỲ I Chương I. ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Tiết 1: Điện tích. Định luật Cu - lông. Tiết 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. Tiết 3: Điện trường Tiết 4, 5: Công của lực điện. Hiệu điện thế Tiết 6: Bài tập về lực Cu- lông và điện trường. Tiết 7: Bài tập. Tiết 8: Vật dẫn và điện môi trong điện trường. Tiết 9: Tụ điện. Tiết 10: Năng lượng điện trường. Tiết 11: Bài tập về tụ điện. Tiết 12: Bài tập tổng hợp chương I Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. Tiết 13: Dòng điện không đổi. Nguồn điện. Tiết 14: Pin và ác quy. Tiết 15, 16: Điện năng và công suất điện.Định luật Jun- Lenxơ Tiết 17: Bài tập. Tiết 18: Định luật Ôm cho toàn mạch. Tiết 19: Bài tập. Tiết 20, 21: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc nguồn điện thành bộ Tiết 22: Bài tập về định luật Ôm và công suất điện. Tiết 23: Bài tập. Tiết 24, 25: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. Tiết 26: Kiểm tra một tiết (chương 1, 2) Chương III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG. Tiết 27: Dòng điện trong kim loại. Tiết 28: Hiện tượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn. Tiết 29, 30: Dòng điện trong chất điện phân.Định luật Farađây Tiết 31: Bài tập về dòng điện trong kim loại và chất điện phân Tiết 32: Dòng điện trong chân không. Tiết 33, 34: Dòng điện trong chất khí. Tiết 35: Bài tập Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I HỌC KÌ II Tiết 37, 38: Dòng điện trong chất bán dẫn. Tiết 39, 40: Linh kiện bán dẫn. Tiết 41: Bài tập Tiết 42, 43: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của tranzito. Chương IV. TỪ TRƯỜNG. Tiết 44: Từ trường. Tiết 45: Phương và chiều của Lực từ tác dụng lên dòng điện. Tiết 46: Cảm ứng từ. Định luật Ampe Tiết 47: Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản Tiết 48: Bài tập về từ trường. Tiết 49: Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị Am pe Tiết 50: Lực Lo-ren-xơ. Tiết 51: Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường. Tiết 52: Sự từ hoá các chất. Sắt từ. Tiết 53: Từ trường Trái Đất. Tiết 54: Bài tập về lực từ. Tiết 55, 56: Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất. Tiết 57: Kiểm tra 1 tiết Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ . Tiết 58, 59: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín Tiết 60: Suất điện động cảm ứng. Tiết 61: Bài tập. Tiết 62: Dòng điện Phucô Tiết 63: Hiện tượng tự cảm. Tiết 64: Năng lượng từ trường. Tiết 65: Bài tập về cảm ứng điện từ. Chương VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Tiết 66: Khúc xạ ánh sáng. Tiết 67: Bài tập. Tiết 68: Phản xạ toàn phần. Tiết 69, 70: Bài tập. Tiết 71: Kiểm tra 1 tiết Chương VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG. Tiết 72: Lăng kính Tiết 73, 74: Thấu kính mỏng Tiết 75: Bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng Tiết 76: Bài tập Tiết 77: Mắt Tiết 78: Các tật của mắt và cách khắc phục Tiết 79: Bài tập. Tiết 80: Kính lúp Tiết 81: Kính hiển vi Tiết 82: Kính thiên văn Tiết 83: Bài tập về dụng cụ quang học. Tiết 84: Bài tập. Tiết 85, 86 Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì Tiết 87: Kiểm tra học kì II LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Cả năm: 70 tiết. Học kỳ I: 35 tiết. Học kỳ II: 35 tiết. HỌC KÌ I Chương I. DAO ĐỘNG CƠ Tiết 1: Giới thiệu chương trình. Hướng dẫn sử dụng SGK Tiết 2, 3: Dao động điều hoà Tiết 4: Bài tập Tiết 5: Con lắc lò xo Tiết 6: Con lắc đơn (Mục III. Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt năng lượng- chỉ cần khảo sát định tính; Bài tập 6 trang 17 SGK - không yêu cầu HS làm) Tiết 7: Bài tập Tiết 8: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức Tiết 9: Tổng hợp dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, phương pháp giản đồ Fre-nen Tiết 10: Bài tập Tiết 11, 12: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn. Chương II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Tiế

File đính kèm:

  • docVật lý THPT.doc