Hữu Thỉnh với thể loại trường ca

Hữu Thỉnh là một nhà thơ sớm khẳng định được mình qua các giải thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ 1975-1976 bằng tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết về Nhà trường, thầy cô do Bộ ĐH&THCN cùng TWĐTNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển, đặc biệt ông là một trong những người được hai lần trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Tất cả những thành công đó, một lần nữa khẳng định con đường sáng tạo nghệ thuật mà Hữu Thỉnh đã chọn.

Nhìn vào chặng đường sáng tác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi.

Nhắc đến Hữu Thỉnh là người ta nhắc đến những bản tình ca và những bản trường ca. Ngoài những bài thơ ngắn, những bài thơ trữ tình, Hữu Thỉnh là một trong số rất ít nhà thơ viết về thể loại trường ca và đạt được những thành công nhất định.

Nguồn cảm hứng của một dân tộc và thời đại anh hùng, cùng với vốn sống thực tế ở chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Những trường ca đầu tiên được ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Từ đêm mười chín (Khương Hữu Dụng), Những thanh gươm báu (Nguyễn Bính), Trường ca sông Gianh (Xuân Hoàng), Bài ca chim chơ-rao (Thu Bồn). Nhưng đến kháng chiến chống Mỹ, trường ca phát triển hơn hẳn về số lượng và nâng cao về chất lượng: Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo) và Đường tới thành phố, Sức bền của đất (Hữu Thỉnh). Có lẽ hiện tượng này cũng là một tất yếu của văn học, để đáp ứng được với yêu cầu của lịch sử, với thời đại hào hùng của dân tộc. Các tác giả đã phát hiện ra trong thơ-trường ca có sức ôm chứa lớn về nhiều vấn đề, nhiều chủ đề tư tưởng, về cả độ rộng của không gian và độ dài của thời gian. có khả năng khái quát hiện thực rộng lớn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hữu Thỉnh với thể loại trường ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hữu Thỉnh với thể loại trường ca Hoàng Điệp Khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên     Hữu Thỉnh là một nhà thơ sớm khẳng định được mình qua các giải thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ 1975-1976 bằng tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết về Nhà trường, thầy cô do Bộ ĐH&THCN cùng TWĐTNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển, đặc biệt ông là một trong những người được hai lần trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Tất cả những thành công đó, một lần nữa khẳng định con đường sáng tạo nghệ thuật mà Hữu Thỉnh đã chọn. Nhìn vào chặng đường sáng tác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi. Nhắc đến Hữu Thỉnh là người ta nhắc đến những bản tình ca và những bản trường ca... Ngoài những bài thơ ngắn, những bài thơ trữ tình, Hữu Thỉnh là một trong số rất ít nhà thơ viết về thể loại trường ca và đạt được những thành công nhất định. Nguồn cảm hứng của một dân tộc và thời đại anh hùng, cùng với vốn sống thực tế ở chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Những trường ca đầu tiên được ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Từ đêm mười chín (Khương Hữu Dụng), Những thanh gươm báu (Nguyễn Bính), Trường ca sông Gianh (Xuân Hoàng), Bài ca chim chơ-rao (Thu Bồn)... Nhưng đến kháng chiến chống Mỹ, trường ca phát triển hơn hẳn về số lượng và nâng cao về chất lượng: Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo) và Đường tới thành phố, Sức bền của đất (Hữu Thỉnh)... Có lẽ hiện tượng này cũng là một tất yếu của văn học, để đáp ứng được với yêu cầu của lịch sử, với thời đại hào hùng của dân tộc. Các tác giả đã phát hiện ra trong thơ-trường ca có sức ôm chứa lớn về nhiều vấn đề, nhiều chủ đề tư tưởng, về cả độ rộng của không gian và độ dài của thời gian... có khả năng khái quát hiện thực rộng lớn. Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm một vị trí quan trọng đối với thể loại trường ca. Ở thể loại này Hữu Thỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trường ca của ông không những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng. Hữu Thỉnh đã thành công trong việc khái quát tổng hợp về một giai đoạn lịch sử, về nhiều mặt của đời sống, về thế giới khách quan rộng lớn và chiều sâu tâm lý con người..., vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Chính những bản trường ca này đã khẳng định tư duy khái quát, đồng thời cũng nói lên được tầm vóc của nhà thơ không chỉ dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái chung của cộng đồng, của cả một dân tộc. Khi mới bắt đầu thử sức ở thể loại trường ca với Sức bền của đất, Hữu Thỉnh đã được thừa nhận là người có sở trường trong thể loại này. Cảm xúc dạt dào, phong phú vốn là thế mạnh trong thơ ông. Không đơn giản chỉ dừng lại ở mạch tình cảm, mà chất trí tuệ mới là sợi dây xuyên suốt tạo nên linh hồn trong trường ca của ông. Hoà chung với không khí của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh luôn hướng về những vấn đề lớn của dân tộc, của thời đại. Ông khao khát mong chờ những câu thơ của mình chứa đựng, phản ánh và lý giải được những điều đó. Trong trường ca Sức bền của đất, Hữu Thỉnh đã dành những chương, những đoạn để miêu tả, ngợi ca những hy sinh gian khổ mà mỗi người dân đã dũng cảm gánh chịu, cùng nhau vượt qua để bảo vệ đất nước. Bên cạnh những cái lớn lao của lịch sử là những cảm nhận sâu sắc của ông về con người, về cuộc sống, về sự gắn bó máu thịt giữa tiền tuyến và hậu phương: Chiến dịch mở ra khi thời vụ bắt đầu Mang cái rét giêng hai đi bám giặc Mang chất thép định hình trên bàn cát Qua những cánh đồng đang sủi tăm phù sa Ta chao chân trên những mảnh bờ Lặng lẽ nhận sức bền của đất Đạp cứ điểm Lần theo từng dấu dép Ta nhận ra màu bùn của những cánh đồng chiêm. (Sức bền của đất) Là người lính trẻ, vì thế trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đầu tiên Hữu Thỉnh nhớ tới là mẹ. Hình ảnh người Mẹ và Tổ quốc là hai vấn đề lớn và xuyên suốt trong cuộc đời làm thơ của chính tác giả. Hữu Thỉnh đã đi khắp nơi trên đất nước, đã sống những năm chiến tranh gian khổ... nhưng điều thấm thía và tâm niệm sâu sắc nhất là được trở về với mẹ : Mẹ là người chúng con thương nhớ nhất Đất nước ngày có giặc Mẹ vẫn đỏ miếng trầu Ấm một vùng tin cậy phía sau. (Sức bền của đất) Hữu Thỉnh viết về mẹ bằng những ngôn ngữ bình dị, bằng những hình ảnh gần gũi, bằng những công việc bình thường nhưng cũng bởi vì thế mà thơ ông sâu sắc, thân thiết, gắn bó hơn với mỗi chúng ta: Đom đóm bay ra hoa gạo đỏ Mẹ ở nhà đã cất áo bông? Mẹ có ra bờ sông Qua bến đò tiễn con dạo trước? Đường xuống bến có mười sáu bậc Mẹ nhớ thương đã bạc mái đầu. (Sức bền của đất) Trường ca Sức bền của đất được đọng lại trong tâm trí của người đọc bởi những tâm sự, suy nghĩ, những trải nghiệm sâu sắc của chính tác giả. Hữu Thỉnh đã viết về cuộc sống, cuộc chiến đấu, viết về quê hương, viết về mẹ... bằng một chất liệu rất riêng, giản dị, gần gũi trong cuộc sống thường nhật. Vừa là cái nhìn toàn diện, vừa là những thử nghiệm tìm tòi, trường ca của các nhà thơ trẻ nói chung và của Hữu Thỉnh nói riêng đã kết hợp được nhiều hình thức phát ngôn do nhập nhiều vai nhân vật trữ tình (khi là con của mẹ, là em của chị, là những người lính, là đất đai, cỏ cây, là trời, là biển...), nhiều giọng điệu (tâm sự, độc thoại, kể, bình, khái quát, miêu tả...), nhiều cảm hứng (hào hùng, lãng mạn, hiện thực...), đồng thời sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đa dạng, và nhiều kiểu câu xen kẽ linh hoạt... Trường ca Đường tới thành phố ra đời, thực sự đã khẳng định vị trí và tài năng của chính tác giả trong sự nghiệp sáng tác. Hữu Thỉnh đã khái quát hoá toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc. Những quan niệm, suy nghĩ, những trải nghiệm trong cuộc sống được nâng cao hơn và đẩy sâu thêm đã trở thành một nét phong cách rất riêng trong sáng tác của Hữu Thỉnh... Trường ca Đường tới thành phố - dài hơn 1500 câu, được Hữu Thỉnh mở ra và đưa người đọc đến với một câu hỏi lớn: Không biết bằng cách nào lửa đã nhóm lên? Và để rồi sau đó là một câu trả lời dài dặc, là sự lý giải, là sự cắt nghĩa về một con đường được giải phóng hoàn toàn sau hai mươi năm dài đất nước bị chia cắt. “Đây quả là một cuộc hành trình vĩ đại nhưng cực kỳ gian nan. Song ngòi bút của Hữu Thỉnh thật tỉnh táo, khoẻ khoắn, không một chút cường điệu dễ dãi khi viết về bước đường gian nan ấy. Người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm và xuyên suốt trường ca. Sự từng trải của người viết đã giúp anh dựng chân dung người chiến sĩ chân thực và sống. Những trang viết của Hữu Thỉnh do đó có sức chinh phục”(1). Vừa cố gắng phác hoạ, vừa cố gắng dựng lại chặng đường dẫn đến chiến thắng của đất nước bằng những hình ảnh tiêu biểu chứa đầy cảm xúc và ưu tư, vì thế trường ca này thực sự đánh dấu sự chín muồi của một giai đoạn thơ Hữu Thỉnh. Trường ca gồm 5 chương, mỗi chương có nhiều khúc, “mối liên hệ giữa các chương rất linh hoạt, có thể thay đổi vị trí cho nhau, hoặc tồn tại độc lập mà vẫn không ảnh hưởng đến cấu trúc của tác phẩm. Không có cốt truyện, trường ca diễn biến theo mạch trữ tình”(2). Bao trùm lên toàn bộ bản trường ca này là tâm trạng của một người chiến sĩ hành quân trên suốt chặng đường của đất nước, từ đỉnh núi Trường Sơn lửa đạn vượt qua mọi khó khăn ác liệt để tiến vào giải phóng Sài Gòn. Thành công của Hữu Thỉnh chính là cách thể hiện vừa sâu vừa tinh, vừa khái quát vừa chi tiết những tình cảm, những suy ngẫm của người lính trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù, sức sống trong thơ ông chính là sức sống của một người lính viết về người lính: Anh còn lại sau những ngày thay quân Sau những lần hổ vồ Sau những lần voi đuổi Sau bữa canh nấm độc cào gan Giặc đổ quân vào hậu cứ sư đoàn Hất anh qua biên giới Thèm một chỗ ngồi thư thả bóc măng (Đường tới thành phố) “Thèm một chỗ ngồi thư thả bóc măng” - một chi tiết mang bao ý nghĩa, nó vừa nói lên được cái gian nan, đồng thời cũng nói lên được khát vọng cháy lòng của người lính giành lại tự do cho mảnh đất quê hương. Hướng về quê hương, Hữu Thỉnh hướng về với mẹ, hình ảnh mẹ lam lũ tảo tần, thức khuya dậy sớm: Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió (Đường tới thành phố) “Nếu mẹ biết ta còn đông đủ” thì “giọt đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt”. Và “Mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc”: Mẹ nén đau Giấu tờ báo tử Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ. (Đường tới thành phố) Bên cạnh người mẹ, hình ảnh người chị - những người phụ nữ có chồng đi chiến đấu - cũng được Hữu Thỉnh miêu tả với một tấm lòng trân trọng và niềm cảm thông sâu sắc. Đấy là hình ảnh “chị nuôi anh dưới đất. Năm năm trời anh nhìn chị trong đêm” để đến nỗi chị gặp anh thường xuyên mà “không hay anh ốm- mập,... không hay anh đen trắng ra sao”. Anh dưới hầm thì như thế, còn bóng dáng chị trên mặt đất thì sao: Chị goá bụa trong hồ sơ tự khai Chị cười cợt với thằng chỉ điểm ... Cứ hau háu rình chộp chị mang đi. Chị cố làm cho thật lẳng lơ Thắt vạt áo trước bao lời dị nghị Mỗi năm một lần cúng kỵ Khấn anh xong mang xôi trái xuống hầm (Đường tới thành phố) Hình ảnh “khắc khoải hai mươi năm đời chị”, với những năm tháng ngập chìm trong “nỗi buồn như thông điệp xé đôi. Bằng tuổi trẻ không bao giờ trở lại”: Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền... (Đường tới thành phố) Nếu không phải là người trong cuộc, khó có thể có được những câu thơ sắc nét đến như thế. Những câu chữ rất riêng, rất độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó vẫn còn được Hữu Thỉnh gửi gắm qua trường ca Biển. Đó là một bản trường ca gần 1000 câu lại một lần nữa được Hữu Thỉnh dồn sức thổi vào trong đó những tâm trạng, những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khôn nguôi của chính nhà thơ về cuộc sống, về hạnh phúc, về thân phận của con người... trước cuộc đời đầy vất vả, lo toan, với những cám dỗ, bươn trải hàng ngày của cuộc sống thời bình nhưng chắc gì đã ít khốc liệt hơn những năm tháng chiến tranh. Hữu Thỉnh tâm niệm rằng nếu “không có kinh nghiệm gì. Càng viết càng thấy mình yếu đuối. Đường nhân nghĩa chừng nào còn lắm bụi...”. Vì vậy, với Hữu Thỉnh - “thơ là kinh nghiệm sống”, thơ của ông không đơn thuần là một niềm yêu, mà thơ - đôi khi là thứ “vũ khí” bênh vực con người. Đọc thơ ông, nhiều khi ta ngỡ như không còn đối diện với một nhà thơ, với những câu thơ, mà đơn giản chỉ là đang đứng trước một con người bị dày vò bởi những niềm thương nhớ, tuyệt vọng không cùng. Và đấy cũng không phải là dụng ý văn chương của tác giả, mà tất cả chỉ là những lời lẽ được bật lên từ gan ruột: Mẹ đã nuôi con lớn Đã dạy con khôn Sống sướng vui và đau khổ với con người Sống dễ dàng và khó khăn với con người Sống cởi mở và phòng xa với con người Biết đem cho mà không làm người được cho cảm thấy mắc nợ Biết nhận mà không sợ bị coi là tham lam Và khó nhất là biết từ chối. (Trường ca Biển) Sau hoà bình, thống nhất đất nước, thân phận con người không giống như trước nữa, nhưng Hữu Thỉnh - người cựu chiến binh năm xưa - vẫn không quên quá khứ, vẫn không quên cuộc đời người lính của mình đã từng trải trong những năm chiến tranh. Để rồi những cảnh vật, những sự việc vẫn ám ảnh, trăn trở trong thơ anh: Cổ nhân vẫn còn đây Máu chưa lành vết chém Mồ hôi vẫn còn đây Còn mặn hơn biển mặn Nợ cũ còn đây Biểm nham nhở sẹo. (Trường ca biển) Cái mà nhà thơ nhìn thấy trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống hiện đại ngày nay không thiếu người “bị hư danh gạt về một phía”, để rồi quên đi cái nghĩa, cái tình, quên đi những tháng ngày “cứ đói ròng con gái hoá con trai”... Tác giả đặt ra câu Hỏi lớn giành cho mỗi người để từ đó họ tìm ra câu trả lời cho chính mình, đồng thời qua đó Hữu Thỉnh cũng nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, nhiều khi phải “đi qua nhiều mũ áo. Để tìm một bàn tay. Thấm mệt tôi ngồi nghỉ. Bóng mát một chùm gai”. Càng đi sâu vào tìm hiểu, ta càng cảm nhận được những u uẩn, những day dứt không cùng, đó phải chăng là triết lý sâu sắc mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm tới độc giả nhất là những con người trong cuộc sống hiện đại, khi cái tôi cá nhân được đánh thức thì con người lại quay lại để khám phá chính bản thân mình. Phải chăng đó cũng chính là sự đa diện của vấn đề trong cuộc sống thời bình mà tác giả muốn chuyển tải cho người đọc. Trong cuộc sống thường nhật này, Hữu Thỉnh tìm tòi và sáng tạo theo phong cách và suy nghĩ riêng của mình, bởi đối với ông “ngày nào cũng là ngày đầu tiên, lần nào cũng là lần đầu tiên. Lòng kiên nhẫn cho người thêm mắt lưới”. Người-đánh-vó-bè thơ Hữu Thỉnh tiếp tục thử sức với một cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật của riêng mình trên một chặng đường mới. Nhưng chắc chắn một điều trong thơ ông mà chúng ta nhận thấy, đó là ông luôn hướng về phía trước, nhưng nhà thơ cũng không quên nhìn lại phía sau. Bởi trong sâu thẳm tâm hồn ông, những năm tháng chiến đấu gian khổ của cuộc đời người lính sẽ không bao giờ phai mờ, bởi ông luôn ý thức được rằng: Cái hầm, cái bậc sẽ hư Lòng tôi mắc nợ chiến khu một đời. (Đường tới thành phố) Có thể nói trường ca chống Mỹ nói chung và trường ca Hữu Thỉnh nói riêng đã tạo cho thơ những mảng sống lớn mà ở các thể loại trữ tình khác không chứa nổi. Song cũng vì chứa một nội dung lớn như vậy, nên trường ca của Hữu Thỉnh đôi khi không tránh khỏi những mặt hạn chế. Xen vào giữa những đoạn hàm súc, vẫn có những phần chưa ăn khớp, liền mạch với nhau... Nhưng mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định trường ca là một đóng góp lớn trong sáng tác của Hữu Thỉnh. Và cũng chính cuộc sống của người lính nơi ông đã tạo ra được những bản trường ca có giá trị1 __________________ (1) Mai Hương: Đọc Đường tới thành phố. Tạp chí Văn học, số 3-1980, tr.109. (2) Lưu Khánh Thơ: Hữu Thỉnh - Một phong cách thơ sáng tạo. Tạp chí Văn học, số 2-1988, tr.75.

File đính kèm:

  • docHuu Thinh voi the loai truong ca.doc
Giáo án liên quan