Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là thời kì lịch sử Hy Lạp bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen và kéo dài gần một nghìn năm, đến khi Kitô giáo xuất hiện. Các nhà sử học coi nó là nền tảng văn hóa cho văn minh phương Tây. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn trong Đế chế La Mã, và ảnh hưởng này cũng được truyền đi khắp các vùng trong châu Âu.

Văn minh của người Hy Lạp cổ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật, và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và 19.

"Hy Lạp cổ đại" là thuật ngữ để chỉ khu vực nói tiếng Hy Lạp vào thời cổ đại. Nó không chỉ đơn thuần chỉ bán đảo Hy Lạp ngày nay về mặt địa lý, mà còn chỉ các khu vực văn hóa Hy Lạp vào thời cổ đại của người Hy Lạp: Kypros và quần đảo Aigeus, dải bờ biển Aigeus của Anatolia (được biết đến vào thời đó là Ionia), Sicilia và miền nam Ý (biết đến như Magna Graecia), và một số vùng khác nơi người Hy Lạp cổ định cư như ven biển Illyria, Thrake, Ai Cập, Cyrenaica, miền nam xứ Gaule, đông và đông bắc bán đảo Iberia, Iberia, và Taurica.

[

 

doc156 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hy Lạp cổ đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hy Lạp cổ đại Hy Lạp cổ đại là thời kì lịch sử Hy Lạp bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen và kéo dài gần một nghìn năm, đến khi Kitô giáo xuất hiện. Các nhà sử học coi nó là nền tảng văn hóa cho văn minh phương Tây. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn trong Đế chế La Mã, và ảnh hưởng này cũng được truyền đi khắp các vùng trong châu Âu. Văn minh của người Hy Lạp cổ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật, và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và 19. "Hy Lạp cổ đại" là thuật ngữ để chỉ khu vực nói tiếng Hy Lạp vào thời cổ đại. Nó không chỉ đơn thuần chỉ bán đảo Hy Lạp ngày nay về mặt địa lý, mà còn chỉ các khu vực văn hóa Hy Lạp vào thời cổ đại của người Hy Lạp: Kypros và quần đảo Aigeus, dải bờ biển Aigeus của Anatolia (được biết đến vào thời đó là Ionia), Sicilia và miền nam Ý (biết đến như Magna Graecia), và một số vùng khác nơi người Hy Lạp cổ định cư như ven biển Illyria, Thrake, Ai Cập, Cyrenaica, miền nam xứ Gaule, đông và đông bắc bán đảo Iberia, Iberia, và Taurica. [sửa] Niên đại Cho đến nay các tư liệu lịch sử vẫn chưa được khám phá hết nên thời kỳ bắt đầu và kết thúc chưa được xác định rõ ràng và chính xác. Thông thường thì người ta coi nó là toàn bộ lịch sử Hy Lạp trước thời Đế chế La Mã. Một số học giả còn tính cả các thời kỳ của nền văn minh Mycenae sụp đổ vào khoảng năm 1100 TCN, mặc dù phần lớn cho rằng Minoa có ảnh hưởng lớn và khác so với văn hóa Hy Lạp và nên được phân loại riêng biệt. Theo các sách giáo khoa của Hy Lạp ngày nay, "thời cổ đại" kéo dài khoảng 1.000 năm (từ thảm họa của Mycenae đến tận khi người La Mã) chiếm Hy Lạp) và được phân ra làm bốn thời kỳ, dựa theo phong cách nghệ thuật, kiến trúc cũng như loại hình chính trị. Dòng lịch sử của Hy Lạp cổ đại bắt đầu với Thời kỳ Tối tăm của Hy Lạp (1100–800 TCN). Trong thời kỳ này những nhà tạo hình đã sử dụng phối hợp giữa các đường hình học như hình vuông, hình tròn, đường thẳng để tạo hình lọ hai quai và các đồ gốm sứ khác. Thời kỳ Cổ xưa (800–500 TCN) là những năm mà các nghệ sĩ tạo ra các kiểu tượng lớn với dáng khắc khổ, thô cứng và "nụ cười cổ đại" huyền ảo. Trong Thời kỳ Cổ điển (500–323 TCN) những nhà tạo hình đã hoàn toàn hảo hoá những chuẩn mực "kinh điển", như đền Parthenon. Những năm Hy Lạp hóa sau cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế (323–146 TCN), cũng được biết đến như thời Alexandria, nền văn minh Hy Lạp đã mở rộng đến Ai Cập và Bactria. Thông thường, nền văn minh cổ Hy Lạp được coi là thời điểm bắt đầu Thế Vận Hội vào năm 776 TCN, nhưng nhiều nhà sử học cho là vào khoảng 1000 TCN. Cũng theo tư liệu cổ thì thời kỳ Hy Lạp cổ kết thúc vào thời điểm Alexandros Đại Đế chết vào năm 323 TCN. Nhưng theo các nghiên cứu khảo cổ thì có còn tồn tại mãi đến thời kỳ Đạo Cơ Đốc vào thế kỷ 3. [sửa] Nguồn gốc Người Hy Lạp được cho là đã di chuyển về phía nam về phía bán đảo Balkan thành vài đợt vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, lần cuối vào lúc cuộc xâm lăng của người Dorian. Thời kỳ từ 1600 TCN đến khoảng 1100 TCN được miêu tả trong Lịch sử của Hy Lạp Mycenae là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản anh hùng ca của Homer. Thời kỳ từ 1100 TCN đến thế kỷ 8 TCN là một "thời kỳ tối tăm" với không một tư liệu nào được giữ lại, và rất hiếm bằng chứng khảo cổ còn lại. Các tư liệu cấp hai và ba như Lịch sử của Herodotus, Mô tả về Hy Lạp của Pausanias, Bibliotheca của Diodorus và Chronicon của Jerome, miêu tả sơ lược lịch sử và danh sách các vua của thời kỳ này. Lịch sử của Hy Lạp cổ đại thường được kết thúc với sự chấm dứt của triều đại Alexandros Đại Đế, người chết năm 323 TCN. Những sự kiến sau đó được miêu tả trong Hy Lạp thời cổ. Cần xem xét cẩn thận nguồn tham thảo khi tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp cổ đại. Những sử gia và chính trị gia có tác phẩm tồn tại đến nay như Herodotus, Thucydides, Xenophon, Demosthenes, Platon và Aristotle, phần nhiều là người thành Athena hay ủng hộ Athena. Điều đó giải thích vì sao ta biết về lịch sử và chính trị của Athena nhiều hơn những thành phố khác, và tại sao chúng ta hầu như không biết mấy về các nơi khác. Hơn nữa những người này hầu như chỉ tập chung viết về chính trị, quân sự và lịch sử ngoại giao, và bỏ qua kinh tế và xã hội. Do vậy tất cả lịch sử về Hy Lạp cổ đại cần được nghiên cứu thận trọng với những hạn chế từ các tư liệu tham khảo này. [sửa] Sự trỗi dậy của Hy Lạp Tập tin:Ac.par Đền Parthenon tại Hy Lạp thờ Athena Vào thế kỷ thứ 8 TCN Hy Lạp cổ đại bắt đầu trỗi dậy từ Thời kỳ Tăm tối sau khi nền văn minh Mycenae sụp đổ. Nhiều văn bản bị mất và chữ viết Mycenae bị lãng quên, nhưng người Hy Lạp sau đó đã dùng bảng chữ cái Phoenici và tạo ra bảng chữ cái Hy Lạp và từ khoảng 800 TCN những ghi chép bắt đầu xuất hiện. Hy Lạp cổ đại bị phân chia thành nhiều cộng đồng tự quản nhỏ, điều này phản ánh hình dạng địa lý của Hy Lạp, nơi mà các đảo, thung lũng và đồng bằng bị chia cắt nhau bởi biển cả hay các dãy núi. Cùng với sự phục hồi về mặt kinh tế, dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn cung cấp của đất trồng trọt. Từ khoảng 750 TCN người Hy Lạp bắt đầu 250 năm mở rộng, thiết lập thuộc địa về mọi hướng. Về hướng đông, bờ biển Aegea thuộc Tiểu Á được chiếm làm thuộc địa đầu tiên, tiếp theo là Kypros, những vùng ven biển của Thrace, vùng biển Marmara và vùng phía nam Biển Đen. Cuối cùng thuộc địa của Hy Lạp mở tới tận phía đông bắc vùng Ukraina ngày nay. Về phía tây, Albania, Sicilia và nam Ý được thiết lập thuộc địa, sau đó là vùng ven biển phía nam của Pháp, Corsica, và kết thúc ở đông bắc Tây Ban Nha. Những thuộc địa của Hy Lạp cũng được lập tại Ai cập và Libya. Syracuse, Napoli, Marseille và Istanbul ngày nay đã bắt đầu từ những thuộc địa của Hy Lạp là Syracusa, Neapolis, Massilia và Byzantium. Vào thế kỷ thứ 6 TCN Hy Lạp đã trở thành một khu vực văn hóa và ngôn ngữ rộng lớn hơn nhiều so với diện tích địa lý của Hy Lạp hiện nay. Những vùng đất thuộc địa của Hy Lạp không bị kiểm soát về mặt chính trị vẫn duy trì những kết nối tôn giáo và thương mại với những thành phố thiết lập ra chúng. Người Hy Lạp tổ chức thành những xã hội độc lập cả ở quê nhà và bên ngoài, và thành phố (polis) trở thành đơn vị chính quyền cơ bản của Hy Lạp. [sửa] Xung đột xã hội và chính trị Những thành phố Hy Lạp cổ ban đầu theo chế độ quân chủ, mặc dù rất nhiều thành phố khá nhỏ và danh xưng "vua" (basileus) dành cho người đứng đầu những thành phố này là quá trang trọng. Hy Lạp cổ đại không có nhiều đất canh tác và quyền lực nằm trong tay thiểu số tầng lớp địa chủ, những người này hình thành nên một tầng lớp quý tộc chiến binh thường xuyên gây chiến giữa các thành phố để giành đất và nhanh chóng chấm dứt chế độ quân chủ. Cũng khoảng thời gian này nổi lên một tầng lớp thương nhân (với sự xuất hiện tiền xu vào khoảng 680 TCN) dẫn đến mâu thuẫn giai cấp tại các thành phố lớn. Từ 650 TCN trở đi, các tầng lớp quý tộc đánh nhau không phải để bị lật đổ và thay thế bởi những lãnh chúa thường dân, gọi là tyrranoi (từ này không nên hiểu theo nghĩa ngày nay là một nhà độc tài hay bạo chúa–tyrant). Vào thế kỷ thứ 6 TCN có một số thành phố đã nổi lên tại Hy Lạp cổ: Athena, Sparta, Corinth và Thebes. Mỗi thành phố đó đều kiểm soát những vùng nông thôn phụ cận và những thành thị nhỏ quanh nó, và Athena và Corinth đã trở thành những trung tâm quyền lực về hàng hải và thương mại. Athena và Corinth cũng ganh đua nhau để chi phối nền chính trị Hy Lạp liên tục nhiều thế hệ. Tại Sparta, tầng lớp quý tộc sở hữu đất đai nắm quyền lực, và hiến pháp do Lycurgus (Sparta) đưa ra (vào khoảng 650 TCN) đã củng cố chặt chẽ quyền lực của tầng lớp này đồng thời đem lại cho Sparta một chế độ quân phiệt dưới một nền quân chủ lưỡng chế. Sparta chi phối các thành phố khác của bán đảo Peloponnesus, ngoại trừ Argus và Achaia. Tại Athena, ngược lại, chế độ quân chủ được bãi bỏ vào năm 683 TCN, và những cải cách của Solon đã lập nên một hệ thống chính phủ ôn hòa của tầng lớp quý tộc. Tiếp sau đó là chính thể chuyên chế của Peisistratos với những người con trai của ông, những người này đã biến Athena thành một trung tâm quyền lực mạnh về hàng hải và thương mại. Khi gia đình Peisistratos bị lật đổ, Cleisthenes thiết lập một nền dân chủ đầu tiên trên thế giới (500 TCN), trong đó quyền lực được nắm bởi hội đồng các công dân nam giới của thành phố. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng chỉ một phần thiểu số những nam giới cư trú được coi là công dân thành phố, tức là không tính đến người nô lệ, người nô lệ được giải phóng và những ai không phải cư dân của thành Athena. [sửa] Chiến tranh với Ba Tư Bài chi tiết: Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư Tại vùng Ionia (hiện nay là vùng biển Aegea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), những thành phố của Hy Lạp cổ, bao gồm những trung tâm lớn như Miletus và Halicarnassus, đã không thể duy trì nền độc lập của họ và bị Đế chế Ba Tư kiểm soát vào giữa thế kỷ thứ 6 TCN. Năm 499 TCN, người Hy Lạp tại đây đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Ionia, và Athena cùng vài thành phố khác của Hy Lạp cổ đã tiếp viện. Năm 490 TCN, hoàng đế Darius I đã tàn phá các thành phố ở Ionia và điều một hạm đội để tiêu diệt người Hy Lạp. Người Ba Tư cập bến ở Attica và đã bị quân Hy Lạp cổ, dưới sự chỉ huy của tướng thành Athena là Miltiades, đánh bại tại trận Marathon. Gò đất mai táng người Athena chết trong trận này vẫn có thể thấy được ở Marathon. Mười năm sau, người kế tục Darius, hoàng đế Xerxes I đã cử một đội quân lớn bằng đường bộ tới Hy Lạp. Sau khi bị vua Sparta Leonidas I giữ chân tại trận Thermopylae, Xerxes đã tiến vào Attica, chiếm và đốt thành Athena. Nhưng người Athena đã rút khỏi thành phố bằng đường biển, và dưới sự chỉ huy của Themistocles họ đã đánh bại hạm đội Ba Tư tại trận Salamis. Một năm sau, người Hy Lạp, dưới sự chỉ huy của tướng thành Sparta là Pausanius, đã đánh thắng quân Ba Tư tại Plataea. Hạm đội Athena sau đó quay sang đuổi người Ba Tư ra khỏi biển Aegea, và năm 478 TCN họ đã chiếm được Byzantium. Kết quả là Athena đã thâu tóm tất cả các chính quyền trên các đảo và vài liên minh trên đất liền vào một khối gọi là Liên minh Delos (vì của cải của họ được cất giấu trên hòn đảo linh thiêng mang tên này). Người Sparta, mặc dù cũng tham gia chiến tranh nhưng sau đó lại rút lui, để cho Athena trở thành mộ trung tâm quyền lực về hàng hải và thương nghiệp không thể khuất phục. [sửa] Ưu thế của Athena Chiến tranh Hy Lap-Ba Tư đã tạo ưu thế cho Athena thống trị Hy Lạp cổ trong suốt một thế kỷ. Athena đã làm chủ hoàn toàn trên biển, và cũng đứng đầu về sức mạnh thương nghiệp, mặc dù thành Corinth cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Người lãnh đạo Athena, lúc đó là Pericles, đã dùng những cống nạp của các thành viên liên minh Delos để xây dựng đền Parthenon, và những công trình kiến trúc lớn của Athena cổ đại. Vào giữa thế kỷ thứ 5 TCN, liên minh này đã trở thành Đế chế Athena, đánh dấu bởi việc chuyển giao kho báu từ Delos đến Parthenon vào năm 454 TCN. Sự giầu có của Athena đã lôi cuốn những người tài từ khắp nơi đổ về Hy Lạp, và cũng tạo ra một tầng lớp giầu có rỗi rãi, và trở thành những người bảo trợ cho nghệ thuật. Nhà nước Athena cũng bảo trợ cho việc học hành và nghệ thuật, đặc biệt cho kiến trúc. Athena trở thành trung tâm của văn học, triết học (xem Triết học Hy Lạp cổ) và nghệ thuật (xem Rạp hát Hy Lạp cổ). Một số tên tuổi lớn nhất của lịch sử văn hóa và trí thức phương Tây đã sống ở Athena trong thời kỳ này: các nhà viết kịch Aeschylus, Aristophanes, Euripides và Sophocles, các nhà triết học Aristotle, Plato và Socrates, các nhà sử học Herodotus, Thucydides và Xenophon, nhà thơ Simonides và nhà điêu khắc Pheidias. Theo ngôn từ của Pericles, thành phố trở thành "trường học của Hy Lạp". Những vùng khác của Hy Lạp ban đầu chấp nhận sự lãnh đạo của Athena trong cuộc chiến triền miên chống lại người Ba Tư, nhưng sau khi nhà chính trị bảo thủ Cimon mất quyền vào năm 461 TCN, Athena trở thành một chính quyền theo đường lối đế quốc ngày càng mở. Sau khi Hy Lạp giành chiến thắng ở trận Eurymedon năm 466 TCN, người Ba Tư không còn là mối đe dọa nữa, và vài nơi như Naxos, đã cố rút khỏi liên minh nhưng vẫn bị quy phục. Những người lãnh đạo mới của Athena, Pericles và Ephialtes, đã khiến mối quan hệ giữa Athena và Sparta trở lên xấu hơn, và năm 458 TCN chiến tranh đã nổ ra. Sau vài năm không kết quả, 30 năm hòa bình đã được ký kết giữa Liên minh Delos và Liên minh Peloponnesus (bao gồm Sparta và liên minh của họ). Thời gian này trùng với trận đánh cuối giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư, một trận đánh ngoài biển Salamis tại Kypros, sau đó là Hiệp ước Hòa bình Callias (450 TCN) giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư. [sửa] Cuộc chiến với Peloponnesus Bài chi tiết: Cuộc chiến Peloponnesus Alcibiades Năm 431 TCN chiến tranh nổ ra giữa Athena và Sparta cùng những đồng minh. Nguyên nhân trực tiếp đến từ tranh chấp giữa Corinth và một trong những thuộc địa của nó, Corcyra (ngày nay là Corfu), mà Athena đã can thiệp vào. Nguyên nhân sâu xa là sự bực bội của Sparta và những đồng minh của nó trước việc Athena ngày càng có ảnh hưởng lớn trong Hy Lạp cổ. Cuộc chiến kéo dài 27 năm, một phần bởi Athena (sức mạnh hải quân) và Sparta (sức mạnh lục quân) khó phối hợp được với nhau. Chiến lược ban đầu của Sparta là xâm lấn Attica, nhưng dân thành Athena đã kịp lùi về trong thành của của họ. Sự bùng phát của dịch bệnh trong thành phố đã gây ra những tổn thất nặng nề, trong đó có cả Pericles. Cùng thời gian này hải quân Athena đã tấn công Peloponnesus, chiến thắng trong các trận đánh tại Naupactus (429 TCN) và Pylos (425 TCN). Tuy nhiên cả hai bên đều không giành được một chiến thắng quyết định. Sau vài năm chiến tranh không đem lại kết quả, người lãnh đạo ôn hòa của Athena là Nicias đã ký kết Hòa ước Nicias (421 TCN). Tuy nhiên, sự đối đầu giữa Sparta và một liên minh của Athena là Argos vào năm 418 TCN lại làm bùng lên cuộc chiến. Tại Mantinea, Sparta đã đánh bại hợp quân Athena và liên minh của họ. Chiến tranh lại tiếp tục, và Alcibiades đã lên nắm quyền lực tại Athena. Năm 415 TCN Alcibiades đã thuyết phục Quốc hội Athena mở rộng cuộc viễn chinh chống Syracuse, một liên minh của Peloponnesus ở Sicilia. Mặc dù Nicias là người hoài nghi về cuộc viễn chinh Sicilia, ông ta cũng được chỉ định theo Alcibiades để chỉ huy cuộc viễn chinh. Do bị buộc tội, Alcibiades đã trốn đến Sparta và thuyết phục Sparta gửi cứu viện đến Syracuse. Kết quả là cuộc viễn chinh hoàn toàn thất bại và toàn bộ đội quân viễn chinh bị giết. Nicias đã bị hành quyết bởi những người bắt sống ông ta. Sparta giờ đây đã dựng xong một đội quân (với sự trợ giúp của quân Ba Tư) và thách thức thủy quân Athena, và cũng tìm được người lãnh đạo tài giỏi là Lysander, người đã có một bước đi chiến lược ban đầu là chiếm Hellespont, kho lương của Athena. Bị đe dọa vì nạn đói, Athena đã gửi một đội quân cuối cùng còn lại đến đối đầu Lysander, và bị đánh bại tại Aegospotami (405 TCN). Việc mất nốt đội quân này đã khiến Athena sụp đổ hoàn toàn. Năm 404 TCN Athena đã cầu hòa, nhưng Sparta đã cương quyết chiếm đóng Athena và chiếm lấy lực lượng và của cải còn lại của Athena ở hải ngoại. Đảng phái chống dân chủ đã lên nắm quyền lực tại Athena với sự ủng hộ của Sparta. [sửa] Sparta và sự trỗi dậy của Thebes Cuộc chiến Peloponnesus kết thúc đã đem lại cho Sparta vị thế bá chủ của Hy lạp cổ, nhưng cái nhìn hẹp hòi của những chiến binh xuất sắc Sparta lại không thích hợp với vị thế bá chủ đó. Chỉ trong vài năm, đảng dân chủ đã lấy lại sức mạnh tại Athena và những thành phố khác. Năm 395 TCN những người lãnh đạo Sparta đã cách chức Lysander và Sparta đã mất ưu thế về thủy quân. Athena và Argos, cùng với hai đồng minh của Sparta trước đây là Thebes và Corinth, đã tuyên chiến với Sparta tại Trận Corinth, và trận chiến đã kết thúc bất phân thắng bại năm 387 TCN. Cùng năm Sparta đã khiến dân Hy Lạp sốc khi kí kết Hiệp ước Antalcidas với Ba Tư, đồng nghĩa với việc dâng hai thành phố của Hy Lạp là Ionia và Cyprus; như vậy đã đảo ngược một trăm năm lịch sử chiến thắng của quân đội Hy Lạp trước người Ba Tư. Sparta sau đó còn làm yếu đi sức mạnh của Thebes, từ đó dẫn đến trận chiến trong đó Thebes quay sang liên minh với kẻ thù cũ của họ là Athena. Khi đó các tướng lĩnh Epamminondas và Pelopidas của Thebes đã có một chiến thắng quyết định tại Leuctra (371 TCN). Kết quả của cuộc chiến là sự chấm dứt quyền uy tối cao của Sparta và sự trỗi dậy của Thebes, tuy vậy đó Athena cũng đã khôi phục được sức mạnh trước đây của mình vì ưu thế của Thebes chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Với cái chết của Epaminondas tại Mantinea (362 TCN) Thebes đã mất người lãnh đạo vĩ đại, và những người kế vị ông ta đã sai lầm khi lao vào cuộc chiến mười năm với Phocis. Năm 346 TCN người Thebes thỉnh cầu Philip II xứ Macedonia giúp họ đánh quân Phocis, như vậy đã lần đầu tiên đưa Macedonia can thiệp vào Hy Lạp cổ. [sửa] Sự trỗi dậy của Macedonia Vương quốc Macedonia (ngày nay là Macedonia) được thành lập vào thế kỷ thứ 7 TCN từ các bộ lạc ở phía bắc của Hy Lạp cổ. Trước đầu thế kỷ thứ 4, họ chỉ đóng một vai trò không đáng kể vào chính trị Hy Lạp cổ nhưng Philip, một người có nhiều tham vọng và đã được đào tạo ở Thebes, muốn có một vai trò lớn hơn. Đặc biệt, ông ta muốn được chấp nhận như một lãnh đạo mới của Hy Lạp để lấy lại những thành phố Hy Lạp tại châu Á từ người Ba Tư. Bằng việc chiếm lấy những thành phố Hy Lạp như Amphipolis, Methone và Potidaea, ông ta đã kiếm soát các mỏ vàng và bạc ở Macedonia. Điều này giúp ông có được những nguồn lực để thực hiện tham vọng của mình. Philip đã đặt sự thống trị của Macedonia lên các thành Thessaly (352 TCN) và Thrace, và vào năm 348 TCN ông ta kiểm soát toàn bộ phần phía bắc của Thermopylae. Ông đã sử dụng sự giầu có để mua chuộc những chính trị gia Hy Lạp và lập ra "Đảng Macedonia" ở khắp các thành phố Hy Lạp. Sự can thiệp của ông vào cuộc chiến giữa Thebes và Phocis, đã đem lại cho ông ta sự thừa nhận là người lãnh đạo Hy Lạp, và cho ông ta cơ hội để trở thành nhân vật có ảnh hưởng trong chính trường Hy Lạp. Nhưng bất chấp sự ngưỡng mộ thực sự của ông ta dành cho Athena, người lãnh đạo Athena Demosthenes, trong một loại những bài diễn thuyết nổi tiếng (philippic) đã khích động các thành bang Hy Lạp ngăn cản sự thăng tiến của ông. Philip II, vua của thành Macedonia. Hiện vật Cabinet des médailles, Thư viện quốc gia Pháp Năm 339 TCN Thebes, Athens, Sparta và những bang Hy Lạp khác đã liên minh chống lại Philip và trục xuất ông ta khỏi những thành phố Hy Lạp mà ông chiếm ở miền bắc. Tuy nhiên Philip tấn công trước, tiến sâu vào Hy Lạp và đánh bật liên minh này tại Chaeronea năm 338 TCN. Sự kiện này thường được coi là chấm dứt thời kì thành-bang Hy Lạp cổ như những đơn vị chính trị độc lập, mặc dù trên thực tế Athena và những thành phố khác vẫn tồn tại như những bang độc lập tận đến thời La Mã. Philip đã cố chinh phục Athena bằng việc xu nịnh và quà cáp, nhưng cách này không thật sự thành công. Ông ta tổ chức những thành phố thành Liên minh Corinth và loan báo sẽ tiến hành một cuộc xâm lược Ba Tư để giải phóng những thành phố Hy Lạp và trả thù các cuộc xâm lấn của Ba Tư vào đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên ông đã bị ám sát (336 TCN) trước khi thực hiện ý đồ này. [sửa] Những cuộc chinh phạt của Alexandros Người con trai 20 tuổi Alexandros của Philip kế thừa ông ta, và ngay tức khắc thực thi những kế hoạch của cha mình. Khi nhận thấy Athena suy sụp, Alexandros mong mỏi khôi phục lại truyền thống của Athena bằng cách tiêu diệt vua Ba Tư. Ông đi đến Corinth để được liên minh các thành phố Hy Lạp công nhận ông là lãnh tụ của người Hy Lạp, sau đó đi về phía bắc để thu thập lực lượng. Đội quân ông đưa đi đánh Đế chế Ba Tư về cơ bản là người Macedonia, nhưng nhiều người cùng lý tưởng ở các thành phố khác của Hy Lạp cũng đầu quân. Nhưng trong khi Alexandros tiến hành chiến dịch ở Thrace, ông nghe nói những thành phố của Hy Lạp có nổi loạn. Ông lập tức trở lại phía nam, chiếm Thebes và phá trụi thành phố này như một lời cảnh báo đến những thành phố Hy Lạp khác rằng sức mạnh của ông ta sẽ không thể kháng cự được. Năm 334 TCN Alexandros tiến ngang qua châu Á và đánh bại quân Ba Tư tại sông Granicus. Chiến thắng này cho phép ông kiểm soát vùng biển Ionia, và ông đã mở một cuộc diễu hành chiến thắng qua những thành phố Hy Lạp được giải phóng. Sau khi sắp xếp xong mọi việc tại Anatolia, ông tiến về phía nam đến Syria qua Cilicia, nơi ông đã đánh bại Darius III của Ba Tư tại Issus (333 TCN). Sau đó ông lại tiến vào Ai Cập qua Phoenicia, nơi ông chỉ gặp một sự kháng cự nhỏ, và người Ai Cập đã chào đón ông như một người giải phóng họ khỏi ách thống trị của người Ba Tư. Darius lúc đó sẵn sàng đàm phán hoà bình và Alexandros có thể trở về quê hương ăn mừng chiến thắng, nhưng ông ta vẫn quyết tâm xâm chiếm Ba Tư để trở thành bá chủ thế giới. Ông tiến về đông bắc ngang qua Syria và Lưỡng Hà, tiếp tục đánh bại Darius tại Gaugamela (331 TCN). Darius chạy trốn và đã bị chính những người theo ông ta giết chết, lúc này Alexandros trở thành hoàng đế của Đế chế Ba Tư, chiếm Susa và Persepolis mà không gặp phải sự kháng cự nào. Trong lúc đó, những thành phố của Hy Lạp tiếp tục cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát của Macedonia. Tại Megalopolis năm 331 TCN, nhiếp chính của Alexandros là Antipater đánh bại người Sparta, những người này đã từ chối gia nhập liên minh Corinth hay công nhận quyền lực của Macedonia. Alexandros tiếp tục di chuyển, ngang qua những nơi mà bây giờ là Afghanistan và Pakistan đến lưu vực sông Ấn Độ, và vào năm 326 TCN ông đã tới Punjab. Ông ta đã có thể tiến xuống sông Hằng để vào Bengal nhưng đội quân của ông cho rằng họ đang ở nơi tận cùng của thế giới, nên đã không tiến thêm nữa. Alexandros miễn cưỡng quay trở về, và chết vì một cơn sốt tại Babylon năm 323 TCN, khi đó ông mới 33 tuổi. Đế chế Alexandros sớm tan vỡ sau khi ông chết, nhưng những cuộc viễn chinh của ông đã làm thay đổi thế giới Hy Lạp một cách lâu dài. Hàng ngàn người đi cùng hay sau ông đã đến định cư ở những thành phố mới của Hy Lạp mà ông đã lập ra khi chinh chiến, trong đó có thành phố mang tên ông là Alexandria ở Ai Cập. Các vương quốc nói tiếng Hy Lạp cũng được thiết lập ở Ai Cập, Syria, Iran và Bhalika. Thời kỳ Hy Lạp hoá đã bắt đầu. [sửa] Xã hội Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự chia phân chia giữa người tự do và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hôi dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo. Lối sống của người Athena là phổ biến trong thế giới Hy Lạp so với chế độ đặc biệt của Sparta. [sửa] Cấu trúc xã hội Chỉ có những người tự do mới có quyền làm cư dân thành phố và được bảo vệ đầy đủ bởi luật pháp trong một thành-bang. Trong hầu hết các thành bang, không giống như La Mã, sự nổi trội trong xã hội không cho phép những quyền lợi đặc biệt. Chẳng hạn, sinh ra trong một gia đình nào đó không có nghĩa là có những đặc quyền. Vài gia đình kiểm soát chức năng tôn giáo cộng đồng, nhưng nói chung điều này không có nghĩa là có quyền lực nào đó trong chính quyền. Tại Athena, dân chúng được chia thành bốn tầng lớp dựa theo sự giầu có. Người ta có thể thay đổi tầng lớp của mình nếu có nhiều tiền hơn. Tại Sparta, tất cả các nam công dân của thành phố đều được xác định là "bình đẳng" nếu họ kết thúc việc học hành của họ. Tuy vậy, các vua người Sparta lãnh đạo tôn giáo và quân đội của thành bang thường đến từ hai gia đình khác nhau. Nô lệ không có quyền lực và địa vị. Họ có quyền có gia đình và tài sản riêng, tuy nhiên không có quyền chính trị. Năm 600 TCN chế độ chiếm hữu nô lệ đã trải rộng khắp Hy Lạp. Đến thế kỷ thứ 5 TCN, nô lệ chiếm đến một phần ba số dân ở một số thành bang. Nô lệ bên ngoài Sparta hầu như không bao giờ nổi dậy bởi vì họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và tản mát khó có thể tổ chức lại với nhau. Hầu hết các gia đình đều sở hữu nô lệ làm người giúp việc nhà và lao động tay chân, ngay cả những gia đình nghèo cũng có thể có một hay hai nô lệ. Những người sở hữu không bao giờ được phép đánh đập hay giết hại nô lệ. Những người sử hữu thường hứa sẽ trả tự do cho những nô lệ trong tương lai để họ làm việc chăm chỉ hơn. Không như ở La Mã, những người nô lệ được trả tự do không thể trở thành những công dân thành phố. Thay vào đó, họ gia nhập vào thành phần các metic, bao gồm những người từ nước ngoài hay những thành bang khác được cho phép sinh sống trong thành bang này. Những thành bang cũng được pháp luật cho phép sở hữu nô lệ. Những nô lệ cộng đồng này có sự độc lập lớn hơn so với những nô lệ do các gia đình sở hữu, tự kiếm sống và làm những công việc chuyên môn. Trong Athena, những nô lệ cộng đồng được đào tạo để theo dõi việc làm ra tiền giả, trong khi những nô lệ tại các đền thờ thì làm việc như những kẻ phục dịch của vị thần trong đền. Sparta có một dạng nô lệ đặc biệt gọi là helot. Helot là những tù nhân của cuộc chiến Hy Lạp do các thành bang sở hữu và đưa vào các gia đình. Helot chuyên đi kiếm thực phẩm và làm những công việc vặt nội trợ cho các gia đình, cho phép phụ nữ có thể tập trung nuôi dạy con cái tốt hơn và nam giới có thời gian để huấn luyện thành lính hopli

File đính kèm:

  • dochy_lap_co_dai.doc
Giáo án liên quan