Kế hoạch bài dạy lớp 1A2 tuần 11

 Đạo đức

Tiết 11: THƯC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ I

I . MỤC TIÊU :

-Củng cố vững chắc các kiến thức đạo đức đã học .

-Rèn luyện thói quen vận dụng các kiến thức đạo đức, các hành vi đã được học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Sưu tầm các bài thơ, ca dao tục ngữ liên quan đến các chủ đề đã học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn định: Hát , chuẩn bị đồ dùng học tập.

2.Kiểm tra bài cũ :

-Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

-Nhận xét bài cũ .

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 1A2 tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1A2 TUẦN 11 ( Từ ngày 28/ 10 đến ngày 1/ 11/ 2013) THỨ TIẾT TIẾTPPCT MÔN TÊN BÀI DẠY ĐDDH Ghi chú HAI 28/10 1 2 3 4 5 11 93 94 11 CC ĐĐ HV HV TNXH …………………………… Thực hành kỹ năng GHKI ưu – ươu ưu – ươu Gia đình …………………… Tranh Bảng con, bộ chữ Tranh Tranh KNS BA 29/10 1 2 3 4 5 41 11 95 96 11 T H HV HV TC Luyện tập Học hát: Bài Đàn gà con Ôn tập Ôn tập Xé, dán hình con gà con(tiết 2) Bảng phụ Tranh Bảng con, bộ chữ Bảng phụ Giấy màu, thước TƯ 30/10 1 2 3 4 5 42 11 97 98 T TD HV HV Số 0 trong phép trừ ……………………………….on – an on - an Bảng, BĐDHT Bảng con, bộ chữ Tranh NĂM 31/10 1 2 3 4 5 11 99 100 43 MT HV HV T …………………………… ân – ă - ăn ân – ă - ăn Luyện tập …………………… Tranh Bảng con, bộ chữ Bảng, BĐDHT SÁU 1/11 1 2 3 4 5 44 9 10 11 T TV TV SH-NGLL Luyện tập chung cái kéo, trái đào, … chú cừu, rau non, … Chúng em hát về thầy, cô giáo Bảng, BĐDHT Tranh Bảng con Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013 Ngày soạn: 21/10/2013 Đạo đức Tiết 11: THƯC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ I I . MỤC TIÊU : -Củng cố vững chắc các kiến thức đạo đức đã học . -Rèn luyện thói quen vận dụng các kiến thức đạo đức, các hành vi đã được học vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Sưu tầm các bài thơ, ca dao tục ngữ liên quan đến các chủ đề đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn định: Hát , chuẩn bị đồ dùng học tập. 2.Kiểm tra bài cũ : -Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. -Nhận xét bài cũ . 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn lại các bài đã học. Hoạt động 2: HS thực hành các hành vi của các bài đạo đức đã học: Bài 1 : Bài 2 : Bài 3 : Bài 4 : Bài 5 : Hoạt động 3: Sưu tầm ca dao, tục ngữ có liên quan đến các bài đạo đức đã học. -Nhắc lại -Học sinh kể tên các bài đạo đức đã học : 1/ Em là học sinh lớp 1. 2/ Gọn gàng, sạch sẽ. 3/ Giữ gìn sách vở, ĐDHT. 4/ Gia đình em. 5/ Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. -Hoạt động nhóm bàn: học sinh tự giới thiệu tên, sở thích của mình với các bạn trong nhóm. - Kể lại các việc em đã làm thể hiện sự gọn gàng, sạch sẽ (đánh răng, súc miệng, chải đầu, rửa tay, mang giày, …) - Thi đua sắp xếp ĐDDHT - Đóng vai về cảnh sinh hoạt của gia đình em. - Bày tỏ ý kiến về các việc nên và không nên làm đối với em nhỏ. - Thi đua theo dãy bàn, cùng chủ đề, cùng thời gian nếu đội nào đọc được nhiều ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ hơn đội đó chiến thắng. 4.Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh hoạt động tốt. GDTT. Dặn dò: Học sinh về ôn lại bài và thực hiện tốt những điều đã học. Thường xuyên thực hiện các hành vi đạo đức đã được học . Học vần Tiết 93 – 94: ưu - ươu I. MỤC TIÊU: -Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng. -Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. -Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi. -HS yêu thích môn học. *HS khá, giỏi biết đọc trơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: +Tranh: hươu sao, trái lựu + Giáo viên và học sinh có bộ thực hành + SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định: 2.Kiểm tra bài cũ : -HS đọc bảng con, SGK -HS viết bảng con. -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 : Giới thiệu bài: Hoạt động 1: GV yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm ư và âm u cài vào bảng(ư đứng trước, u đứng sau) -Yêu cầu HS nêu vần vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm l và dấu nặng ghép với vần ưu (cài âm l đứng trước) -Yêu cầu HS nêu tiếng vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Hướng dẫn HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS quan sát giới thiệu “trái lựu” àtừ mới, ghi bảng. -GV đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích từ, đọc trơn. -Yêu cầu HS đọc tổng hợp. *Tương tự với ươu, hươu, hươu sao. Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn HS viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao -Hướng dẫn HS viết bảng con. -Giáo viên uốn nắn, giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng -Cho HS đọc thầm nhóm từ ứng dụng. -1 em đọc trơn. -Cho HS tìm tiếng có vần mới học. -HS đánh vần những tiếng có vần ưu, ươu. -HS đọc từ. -GV giải thích từ. -Nhận xét. TIẾT 2 : Hoạt động 1: Luyện đọc -Gọi học sinh đọc lại bài ở tiết 1 -Đọc thầm câu ứng dụng. -Giải nghĩa câu ứng dụng. -Cho học sinh phát hiện tiếng có vần ưu, tiếng có vần ươu? -Giáo viên gọi học sinh đọc câu ứng dụng Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn viết. -Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế khi viết. -Giáo viên nhận xét sửa sai . Hoạt động 3: Luyện nói -Hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi để luyện nói: -Trong tranh vẽ những con vật nào? -Những con vật này sống ở đâu ? -Trong những con này, con nào ăn cỏ? -Con nào thích ăn mật ong ? -Con nào to xác nhưng rất hiền lành? -Con vật nào hung dữ ? -Em còn biết những con vật nào ở trong rừng nữa? -Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật đó không? -Nhắc lại -HS cài bảng con, bảng lớp. -Nêu: ưu -HS nhắc lại. -Phân tích, đánh vần. -HS cài bảng con, bảng lớp. -Nêu: lựu -HS nhắc lại. -Phân tích, đánh vần. -HS nhắc lại. -HS đọc trơn. -Phân tích từ. -Đọc tổng hợp. -So sánh 2 vần. -Học sinh quan sát theo dõi -Học sinh viết vào bảng con . -Thi viết chữ đẹp. -Đọc thầm. -1 HS đọc trơn. -HS nêu. -HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp. -Đọc lại toàn bài. -Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ưu, ươu. -Học sinh đọc cá nhân. -Học sinh đọc tổ, lớp. -Thảo luận nhóm về bức tranh minh họa -Học sinh đọc câu ứng dụng. -Học sinh nêu. -Học sinh lần lượt đọc. -Học sinh lấy vở, quan sát theo dõi -Học sinh viết bài. -Học sinh nhắc tên bài luyện nói. -Học sinh quan sát tranh -Học sinh trả lời câu hỏi, luyện nói qua nội dung của các bức tranh. -Hươu, nai, gấu, hổ, báo, voi. -Sống trong rừng (đôi khi trong sở thú ). -Hươu, nai. -Gấu -Voi -Hổ, báo. -Khỉ, sư tử, trăn, rắn. 4. Hoạt động nối tiếp: Học sinh nhắc lại tên bài Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò: Học sinh ôn lại bài Chuẩn bị bài sau. ……………………………………………....................................................... Tự nhiên và xã hội Tiết 11: GIA ĐÌNH (KNS) I/ MỤC TIÊU: -Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình. -Kỹ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình; Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình; Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. -Yêu quý gia đình và người thân trong gia đình. HS khá, giỏi: Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC: Tranh ảnh bài 11 SGK. Giấy vẽ, bút chì. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định : 2.KTBC: Ôn tập: Con người và sức khỏe Em hãy nêu những việc nên làm hàng ngày để giữ vệ sinh và có sức khoẻ tốt Nhận xét bài cũ 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khám phá:GV nêu câu hỏi để giới thiệu bài và ghi tựa bài. 2.Kết nối: Hoạt động 1: Quan sát tranh +Gia đình Lan có những ai? Những người trong gia đình Lan đang làm gì? +Gia đình Minh có những ai ? Những người trong gia đình Minh đang làm gì? -Đại diện nhóm trình bày kết quả. *GV kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình. 3.Thực hành: Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh -Yêu cầu HS vẽ về các thành viên trong gia đình. -HS trình bày các bức vẽ của mình cho bạn xem, nhận xét. -Cho HS kể về gia đình mình. *GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố, mẹ, ông, bà và anh chị hoặc em( nếu có) là những người thân yêu nhất của em. Hoạt động 3: Sắm vai . -Cho HS thảo luận và phân công nhau đóng các vai sau đây: +Mẹ đi chợ về tay xách rất nhiều thứ. +Bà của Lan hôm nay bị mệt. Nếu em là Lan thì em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà vui và mau khỏi bệnh. -Gọi 2 cặp đại diện lên thể hiện tình huống. -Học sinh nêu tên bài -HS làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi. -Đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. -HS làm việc cá nhân vẽ về các thành viên trong gia đình của mình . -Mang những bức tranh của mình giới thiệu cho các bạn xem. -Từng đôi một kể với nhau về gia đình. -HS làm việc theo cặp 2 em cùng thảo luận và tìm cách ứng xử hay. 4.Vận dụng: HS nêu tên bài GD tư tưởng. Nhận xét, tuyên dương. Dăn dò: Chuẩn bị bài sau. ……………………………………………………………………………… Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 Ngày soạn: 22/10/2013 Toán Tiết 41 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : -Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. -Thích học Toán. Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 (cột 1, 3), bài 3( cột 1, 3), bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Phóng to tranh SGK, bảng phụ ghi bài 1, bài 2 (cột 1, 3), bài 3( cột 1, 3), bài 4. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, Sách Toán 1, Vở BT Toán 1, Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn Định: + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ: Phép trừ trong phạm vi 5 Làm bài tập 2:(Tính) 5 – 1 = … 1 + 4 = … 2 + 3 = … 2 + 3 = 5 – 2 = … 4 + 1 = … 3 + 2 = … 3 + 2 = 4 HS viết bảng lớp GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK. Bài 1: Tính -Hướng dẫn HS tự nêu cách làm. -HS viết các số thật thẳng cột. -GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS. Bài 2: Tính( cột 1, 3) -Hướng dẫn HS nêu cách làm . -GV nhận xét bài làm của HS. -Hướng dẫn HS nêu cách làm (chẳng hạn: 5 - 1 - 1 =…, ta lấy 5 - 1 = 4, lấy 4 – 1 = 3, viết 3 sau dấu =, ta có: 5 - 1 - 1 = 3),… Bài 3: >, <, = (cột 1, 3) -GV nêu và hướng dẫn HS làm bài. -GV nhận xét kết quả HS làm. -Cho HS nhắc lại cách tính;chẳng hạn:”Muốn tính 5 - 3 … 2, ta lấy 5 trừ 3 bằng 2 , rồi lấy 2 so sánh với 2 ta điền dấu =”. Bài 4: Viết phép tính thích hợp -Cho HS xem tranh, nêu bài toán. -HS viết phép tính tương ứng với bài toán. -GV nhận xét HS làm bài. Bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi) (Nếu còn thời gian) Số? 5 - 1 = 4 + … -GV hướng dẫn HS làm. -GV chữa bài:” Muốn điền số vào chỗ chấm ta tính gì trước?” “Sau đó tính nhẩm 4 cộng mấy bằng 4 ?” “Ta điền số gì vào chỗ chấm?” -Nhắc lại -Đọc yêu cầu bài1:”Tính” -HS làm bài. Đổi vở để chữa bài: HS đọc kết quả của phép tính. -1HS đọc yêu cầu:”Tính”. -2HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm phiếu học tập rồi để chữa bài. 5 -1 -1 = 3 -1 -1 = 5 -2- 2 = 5 -2 -2 = -1HS đọc yêu cầu. -HS tự làm bài và chữa bài. -HS đọc yêu cầu bài 4. -HS nhìn tranh vẽ nêu từng bài toán rồi viết kết quả phép tính ứng với tình huống trong tranh. HS làm bài, chữa bài.Đọc các phép tính: a, 5 - 2 = 3. b, 5 - 1 = 4. -HS nêu yêu cầu của bài. -“Tính 5 - 1 = 4 trước”. -“4 + 0 = 4 nên ta điền 0 vào chỗ chấm (5 - 1 = 4 + 0 )”. 4.Hoạt động nối tiếp: HS nêu tên bài Nhận xét tiết học. Dặn học sinh ôn bài- Chuẩn bị bài sau. …………………………………………………………………………… Học vần Tiết 95 – 96: ÔN TẬP I .MỤC TIÊU: -Đọc được các vần có kết thúc bằng o/ u; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43. -Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43. -Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu. *HS khá, giỏi kể được 2 -3 đoạn truyện theo tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bảng ôn (như sách giáo khoa ) + Tranh minh họa câu ứng dụng –truyện kể (như sách giáo khoa) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn Định: 2.Kiểm tra bài cũ : ưu, ươu +Gọi học sinh đọc lại câu ứng dụng . +Học sinh đọc trên bảng con: ưu, hươu sao, trái lựu, bầu rượu, mưu trí. +Viết bảng con : chú cừu, bướu cổ. +Nhận xét bài cũ . Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 : -Giới thiệu bài -GV giới thiệu khung đầu bài qua tranh: Cây cau cao ¦ au – ao. -Giáo viên cho học sinh tự nhớ lại các vần đã học có u, o cuối vần. - Giáo viên ghi vần học sinh nêu lên bảng. -Treo bảng ôn đối chiếu bổ sung. Hoạt động 1: Ôn tập Ghép các âm đã học thành vần có kết thúc bằng u hoặc o: -Giáo viên yêu cầu học sinh ghép. - Giáo viên lắng nghe sửa sai cho học sinh -Giáo viên chỉ ngẫu nhiên, nhanh dần Đọc từ ứng dụng: -Cho học sinh đọc thầm -1 em đọc nhóm từ ứng dụng -Giáo viên giải thích từ -Gọi học sinh đọc từ ứng dụng, GV sửa sai. Tập viết từ: cá sấu, kì diệu -GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết. - Cho học sinh viết bảng con -Giáo viên nhận xét giúp đỡ học sinh yếu. TIẾT 2 : Hoạt động 1: Luyện đọc -Cho học sinh quan sát nhận xét tranh -Đọc thầm các câu ứng dụng -1 em đọc các câu ứng dụng –Giáo viên giảng từ -Gọi học sinh lần lượt đọc lại ,giáo viên lưu ý sửa sai cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết: cá sấu, kì diệu -Cho học sinh mở vở viết bài. - Giáo viên giúp đỡ thêm cho học sinh yếu. Hoạt động 3: Kể chuyện -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên câu chuyện: Sói và Cừu -Giáo viên kể chuyện có minh họa tranh -Gọi học sinh kể lại theo tranh -Giáo viên lắng nghe học sinh kể để nhận xét tuyên dương học sinh kể đúng , kể hay *Câu chuyện này có ý nghĩa gì? -Nhắc lại -HS đọc: a- u – au a – o - ao -HS nêu: au, ao, âu, êu, iu, ưu, iêu, yêu, ươu. -Học sinh lần lượt ghép, đọc vần, nhận xét bạn đọc -Học sinh lần lượt đọc -Thi đua đọc cá nhân, đọc theo nhóm, tổ. -Học sinh đọc đt 1 lần -Học sinh đọc thầm: ao bèo, cá sấu, kì diệu. -HS lần lượt đọc . -HS quan sát. -Học sinh tập viết . -Học sinh quan sát tranh -Đọc thầm -HS đọc cá nhân, tổ nhóm. -Sửa tư thế ngồi cách cầm bút. -Viết từng hàng đến hết bài. -HS đọc tên câu chuyện -Học sinh lắng nghe -Học sinh kể *Ý nghĩa: Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội. Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết. 4. Hoạt động nối tiếp: Học sinh nhắc lại tên bài Giáo viên nhận xét tiết học Dặn dò: Học sinh ôn lại bài Chuẩn bị bài sau. ……………………………………………………………………………… Thủ công Tiết 11: XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 2) I MỤC TIÊU: -Biết cách xé, dán hình con gà con. -Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ. -HS yêu lao động, thích lao động, biết quý sản phẩm lao động. *Với HS khéo tay: -Xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ. -Có thể xé đựơc thêm hình con gà con có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. -Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con. II CHUẨN BỊ: GV:Bài mẫu, giấy màu,hồ dán. HS:Giấy màu,hồ dán, bút chì,giấy nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Xé, dán hình con gà con( tiết 1) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nhận xét. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Giới thiệu bài Hoạt động 1: GV nhắc lại các bước xé, dán đã hướng dẫn ở tiết 1. Xé hình thân gà: Xé hình đầu gà: Xé hình đuôi gà: Xé hình mỏ, chân và mắt gà: Dán hình: Hoạt động 2: HS thực hành -GV yêu cầu HS lấy giấy màu. -GV hướng dẫn thêm cho HS yếu. -Yêu cầu HS tập xé trên giấy màu. -Quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh vẽ, xé. -GV nhận xét các sản phẩm, đánh giá. -Nhắc lại -HS quan sát, lắng nghe. -HS lấy giấy màu tập xé. Bước 1: Chọn giấy và xé: Thân gà (hình chữ nhật) Đầu gà (hình vuông) Mỏ gà (hình tam giác) Bước 2: Dán: Thân Đầu Mỏ Vẽ mắt, chân và một số chi tiết phụ. -Trình bày các sản phẩm xé khéo, dán đẹp trước lớp. 4. Hoạt động nối tiếp: Học sinh nhắc lại tên bài Giáo viên nhận xét tiết học. Vệ sinh lớp học. Dặn dò: HS chuẩn bị giấy màu, giấy nháp, bút chì… để học bài sau. ……………………………………………………………………………………… Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013 Ngày soạn: 23/10/2013 Toán Tiết 42: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU : -Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. -HS yêu thích làm toán. (Bài tập cần làm: bài 1, bài 2( cột 1, 2), bài 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bộ thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập. 2.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập Làm bài tập 2: (Tính ) 1HS nêu yêu cầu. 5 - 1 - 1 = … ; 4 - 1 - 1 = … ; 3 - 1 - 1 = … (3 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con) GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau. a,Giới thiệu phép trừ 1 – 1 = 0 . -Khuyến khích HS tự nêu bài toán, tự nêu phép tính. -GV gợi ý HS trả lời. -GV viết bảng 1 - 1 = 0 b,Giới thiệu phép trừ 3 – 3 = 0. ( Tiến hành tương tự như phép trừ 1 – 1 = 0 ) c, GV nêu thêm một số phép trừ khác nữa như 2 - 2 ; 4 – 4, cho HS tính kết quả. KL: Một số trừ đi số đó thì bằng 0. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ “ Một số trừ đi 0” a,Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4 -Cho HS nhìn hình vẽ sơ đồ bên trái nêu vấn đề, chẳng hạn như:”Tất cả có 4 hình vuông, không bớt hình nào.Hỏi còn lại mấy hình vuông?”.(GV nêu:Không bớt hình vuông nào là bớt 0 hình vuông ). -GV gợi ý để HS nêu:”4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông”; “4 trừ 0 bằng 4”. GV viết bảng: 4 – 0 = 4 rồi gọi HS đọc. b,Giới thiệu phép trừ 5 - 0 = 5: ( Tiến hành tương tự như phép trừ 4 – 0 = 4). c, GV cho HS nêu thêm một số phép trừ một số trừ đi 0 (VD: như 1 – 0 ; 3 – 0 ; … ) và tính kết quả. KL:” Một số trừ đi 0 bằng chính số đó”. - GV che từng phần, rồi toàn bộ công thức tổ chức cho HS học thuộc. Hoạt động 3 : Thực hành Bài 1:Tính -Hướng dẫn HS tự nêu cách làm. -GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS. Bài 2: Tính ( cột 1, 2) -Hướng dẫn HS nêu cách làm -GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS. Bài 3 : Viết phép tính thích hợp -Hướng dẫn HS cách làm: HS nhìn tranh nêu được bài toán, rồi giải bài toán đó. -GV khyến khích HS nêu nhiều bài toán khác nhau và giải nhiều cách khác nhau. -GV nhận xét bài làm của HS. -Học sinh nhắc lại. -Quan sát hình vẽ thứ nhất trong bài học để tự nêu bài toán:”Lồng thứ nhất có 1 con vịt, con vịt chạy ra khỏi lồng. Hỏi trong lồng còn lại mấy con vịt ?” -HS tự nêu :”1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt”.1 trừ 1 bằng 0. HS đọc:”Một trừ một bằng không”. -HS tính 2 – 2 = 0 ; 4 – 4 = 0 -HS đọc thuộc các phép cộng trên bảng.(CN-ĐT). -HS có thể dùng que tính, ngón tay,… để tìm ra kết quả ). -HS nêu:”4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông”; “4 trừ 0 bằng 4”. -HS đọc: 4 – 0 = 4. -HS nêu. -HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính” -3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở BT Toán, rồi đổi vở để chữa bài. HS đọc kết quả vừa làm. -HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”. -3HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vở Toán. -1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Viết phép tính thích hợp“ -2HS làm ở bảng lớp, CL ghép bìa cài. a, 3 – 3 = 0 ; b, 2 – 2 = 0 4.Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học .- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. -Dặn học sinh về ôn lại bài. ……………………………………………………………………………… Học vần Tiết 97 – 98: on - an I. MỤC TIÊU: -Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và câu ứng dụng. -Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn. -Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè. -HS yêu thích môn học. *HS khá, giỏi biết đọc trơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh: mẹ con, nhà sàn. + Giáo viên và học sinh có bộ thực hành + SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn Định : 2.Kiểm tra bài cũ : -HS đọc bảng con, SGK -HS viết bảng con. -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 : *Giới thiệu bài : Hoạt động 1: GV yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm o và âm n cài vào bảng. -Yêu cầu HS nêu vần vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm c ghép với vần on( cài âm c đứng trước) -Yêu cầu HS nêu tiếng vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Hướng dẫn HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS quan sát tranh giới thiệu “mẹ con” àtừ mới, ghi bảng. -GV đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích từ, đọc trơn. -Yêu cầu HS đọc tổng hợp. *Tương tự với an, sàn, nhà sàn. Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn HS viết : on, an, mẹ con, nhà sàn. -Hướng dẫn HS viết bảng con. -Giáo viên uốn nắn, giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng -Cho HS đọc thầm nhóm từ ứng dụng. -1 em đọc trơn. -Cho HS tìm tiếng có vần on, an -HS đánh vần những tiếng có vần on,vần an. -HS đọc từ. -GV giải thích từ. -Nhận xét. TIẾT 2 : Hoạt động 1: Luyện đọc -Gọi học sinh đọc lại bài ở tiết 1 -Đọc thầm các câu ứng dụng. -Giải nghĩa các câu ứng dụng. -Cho học sinh phát hiện tiếng có vần on, an. -Giáo viên gọi học sinh đọc câu ứng dụng Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn viết. -Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế khi viết. -Giáo viên nhận xét sửa sai . Hoạt động 3: Luyện nói - Hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi để luyện nói : -Trong tranh vẽ mấy bạn ? -Các bạn ấy đang làm gì ? -Em có nhiều bạn không ? -Các bạn ấy là những ai? Họ ở đâu? -Em và các bạn thường chơi những trò gì ? -Bố mẹ em có quý các bạn của em không? -Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những việc gì? -Người bạn nào thân nhất với em? -Nhắc lại -HS cài bảng con, bảng lớp. -Nêu: on -HS nhắc lại. -Phân tích, đánh vần. -HS cài bảng con, bảng lớp. -Nêu: con. -HS nhắc lại. -Phân tích, đánh vần. -HS nhắc lại. -HS đọc trơn. -Phân tích từ. -Đọc tổng hợp. -So sánh 2 vần. -Học sinh quan sát theo dõi -Học sinh viết vào bảng con . -Thi viết chữ đẹp. -Đọc thầm. -1 HS đọc trơn. -HS nêu. -HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp. -Đọc lại toàn bài. -Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần on, vần an. -Học sinh đọc cá nhân. -Học sinh đọc tổ, lớp. -Thảo luận nhóm về bức tranh minh họa -Học sinh đọc các câu ứng dụng. -Học sinh nêu. -Học sinh lần lượt đọc. -Học sinh lấy vở , quan sát theo dõi -Học sinh viết bài. -Học sinh nhắc tên bài luyện nói. -Học sinh quan sát tranh -Học sinh trả lời câu hỏi, luyện nói qua nội dung của các bức tranh. 4. Hoạt động nối tiếp: Học sinh nhắc lại tên bài Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò: Học sinh ôn lại bài Chuẩn bị bài sau. ……………………………………………………………………………… Ngày dạy: Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013 Ngày soạn: 24/10/2013 Học vần Tiết 99 – 100: ân – ă -ăn I. MỤC TIÊU: -Đọc được: ân, ă, ăn, cái cân, con trăn; từ và câu ứng dụng. -Viết được: ân, ă, ăn, cái cân, con trăn -Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi. -HS yêu thích môn học. *HS khá, giỏi biết đọc trơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh: con trăn. Cái cân + Giáo viên và học sinh có bộ thực hành + SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn Định : 2.Kiểm tra bài cũ: -HS đọc bảng con, SGK -HS viết bảng con. -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 : * Giới thiệu bài : Hoạt động 1: GV yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm â và âm n cài vào bảng. -Yêu cầu HS nêu vần vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS lấy trong bộ chữ âm c ghép với vần ân( cài âm c đứng trước) -Yêu cầu HS nêu tiếng vừa cài được. -GV ghi bảng, đọc mẫu. -Hướng dẫn HS phân tích, đánh vần. -Yêu cầu HS quan sát giới thiệu “cái cân” àtừ mới, ghi bảng. -GV đọc mẫu. -Yêu cầu HS phân tích từ, đọc trơn. -Yêu cầu HS đọc tổng hợp. *Tương tự với ă, ăn, con trăn. Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn HS viết : ân, ăn, cái cân, con trăn -Hướng dẫn HS viết bảng con. -Giáo viên uốn nắn, giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 3 :Đọc từ ứng dụng -Cho HS đọc thầm nhóm từ ứng dụng. -1 em đọc trơn. -Cho HS tìm tiếng có vần ân, ăn. -HS đánh vần những tiếng có vần ân, vần ăn. -HS đọc từ. -GV giải thích từ. -Nhận xét. TIẾT 2 : Hoạt động 1: Luyện đọc -Gọi học sinh đọc lại bài ở tiết 1 -Đọc thầm câu ứng dụng. -Giải nghĩa câu ứng dụng. -Cho học sinh phát hiện tiếng có vần ăn và ân. -Giáo viên gọi học sinh đọc câu ứng dụng. Hoạt động 2: Luyện viết -Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn viết. -Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế khi viết. -Giáo viên nhận xét sửa sai . Hoạt động 3: Luyện nói -Hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi để luyện nói: -Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì? -Các bạn ấy nặn những con, vật gì ? -Thường đồ chơi được nặn bằng gì? -Trong số các bạn em, ai nặn đồ chơi khéo nhất? -Em có thích nặn đồ chơi không? -Sau khi nặn đồ chơi xong em phải làm gì? -Nhắc lại -HS cài bảng con, bảng lớp. -Nêu: ân -HS

File đính kèm:

  • docke hoach bai day tuan 11 lop 1.doc
Giáo án liên quan