TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TOÁN :
LÍT
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu.
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
- BT cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2), 4
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 2 tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ hai, ngày
TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TOÁN :
LÍT
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu..
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
- BT cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2), 4
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Ca 1 lít + Chai 1 lít + Cốc + Bình nước + bảng phụ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính:
68 + 32 45 + 55
- Nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau.
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
c. Hoạt động 2: Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.
- Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước.
Để đo sức chứa của1 cái ca,1 cái thùng, … ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: L.
- Gọi HS đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít, …
- Yêu cầu HS viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít,
d. Hoạt động3: HDHS làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc, viết tên gọi đơn vị lít (theo mẫu)
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : Tính:
- Mẫu: 9l + 8l = 17l
- Tương tự gọi HS lên bảng làm, lớp bảng con.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS giải.
- Gọi 1 HS lên bảng .
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3/42 và xem trướùc bài: “ Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vở nháp.
- Lắng nghe.
- HS quan sát
- Cốc to.
- Cốc bé.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3 HS nnối tiếp nhau đọc.
- Vài HS đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- 3 HS lên viết, cả lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS chú ý theo dõi.
- 2 HS lên bảng làm
- 1 HS đọc đề toán.
- HS lên bảng tóm tắt rồi giải. Lớp làm vào vở.
- Lắng nghe.
****************************
TIẾT 3 + 4: TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1+ 2)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật(BT3, BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẳn bài tập 3.
III. LÊN LỚP :
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài: “Bàn tay dịu dàng”
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: HDHS ôn tập
Bài 1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
Bài 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Gọi vài HS đọc bảng chữ cái.
- Tổ chức cho cả lớp đọc thuộc.
Bài 3: Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng. ( Viết)
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm .
– Lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Tìm thêm các từ có thể xếp vào ô trống trong bảng. ( Viết )
- Tổ chức thảo luận nhóm
3. Củng cố – Dặn dò:- Gọi HS đọc lại bảng chữ cái.
- Dặn : Về tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung.
- Lắng nghe.
- Đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- Trả lời.
- 3 em đọc.
- Đọc tiếp nối nhau theo kiểu truyền điện.
- 1 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái
- Chỉ người: bạn bè, Hùng.
Chỉ đồ vật: bàn, xe đạp.
Chỉ con vật: thỏ, mèo.
Chỉ cây cối: chuối, xoài.
- HS thảo luận ghi ra giấy nháp.
- 1 HS đọc.
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?( BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẳn bài tập 2.
III. LÊN LỚP :
Hoạt động dạy.
Hoạt động học .
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bảng chữ cái.
Nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: HDHS ôn tập
Bài 1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
Bài 2: Đặt 2 câu theo mẫu.
- Gọi 1-2 HG ( khá, giỏi) nhìn bảng đặt câu tương tự câu mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài trên giấy nháp.
- Gọi HS nối tiếp nhau nói câu các em đặt.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong các bài tập đọc từ tuần 7 đến tuần 8 theo thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
Hướng dẫn HS tập tra tìm bài tập đọc ở mục lục sách cho nhanh.
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Thi đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Dặn: Xem trước bài: Ôn tập giữa HKI (Tiết 3)
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- 3 - 4 em đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc đề.
- 1-2 HS đặt câu.
VD: Ai (Cái gì,con gì) là gì?
- Bạn Lan là học sinh giỏi.
- Chú Nam là nông dân.
- Bố em là bác sĩ.
- Các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào bảng nhóm:
Tên riêng các nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ cái: An – Dũng – Khánh – Minh – Nam.
- Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng.
- 2 em lên đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Lắng nghe.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ ba, ngày
TIẾT 1:TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu..
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
- BT cần làm: bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, Bảng phụ ghi bài tậpï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS viết: 3l ; 16l ; 5l.
- Gọi 2 HS lên bảng tính:
16l + 8l = ? 15l + 6l = ?
- Nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: HDHS làm bài tập.
Bài 1: Tính:
- Gọi HS lên bảng làm – Lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2 : Viết số vào chỗ chấm.
- Hướng dẫn HS tính kết quả ở mỗi hình rồi ghi kết quả đó vào chỗ chấm.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán.
- Đính tóm tắt (Như SGK) lên bảng.
- Cho HS nhân dạng toán và hướng dẫn HS giải.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 4/43 và xem trước bài: “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng, - lớp viết bảng con.
- 2 HS lên bảng làm .
- Lớp làm bảng con.
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu đề toán và nêu cách nhẩm.
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
+ Bài toán về ít hơn.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lắng nghe.
****************************
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN :
ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật(BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV:+ Phiếu viết tên từng bài tập đọc + Bảng phụ viết sẳn bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu các từ chỉ sự hoạt động, trạng thái đã học
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1:HDHS ôn tập
Bài 1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “Làm việc thật là vui”.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (tìm từ ngữ).
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối. (Viết)
- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài.
- yêu cầu HS làm bài rồi gọi nhiều em tiếp nối nhau đọc câu văn em đặt về 1 con vật, đồ vật, một loài cây hoặc loài hoa.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chót lại nội dung bài vừa ôn.
- Dặn : Xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 4”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
- 3– 4 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm lại bài: “Làm việc thật là vui”, rồi làm bài:
+ Đồng hồ – báo phút, báo giờ.
+ Gà trống – Gáy vang ò… ó… o… báo trời sáng
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- Ví dụ:
+ Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc và thóc lúa trong nhà.
+ Cây bưởi cho trái ngọt để bày cổ Trung thu.
+ Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà.
Lắng nghe.
**************************************
TIẾT 3: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Cân voi(BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút.
- Hs khá giỏi viết đúng, rõ ràng bài CT (tốc độ trên 35 chữ / 15 phút)
II. CHUẨN BỊ :
- GV:+ Phiếu viết tên các bài tập đọc + Bảng phụ chép đoạn văn con voi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đặt câu nói về:
+ Một con vật.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
c. Hoạt động 2: Viết chính tả.
* Hướng dẫn HS viết chính tả:
- Đọc bài viết: “cân voi”.
- Giải nghĩa các từ: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.
- Đoạn văn kể về ai ?
- Lương Thế Vinh đã làm gì ?
- Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao?
- Hướng dẫn viết đúng: Trung Hoa, Lương Thế Vinh, xuống thuyền, nặng, …
* Viết bài vào vở:
- Đọc cho HS viết chính tả.
- Đọc cho HS soát lỗi chính tả.
*Chấm - chữa bài.
- Thu chấm 7 – 8 vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 5”
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng đặt câu.
- Lắng nghe.
- 4 – 5 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
-Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để …voi.
- Trả lời.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Viết chính tả vào vở.
- HS soát lỗi
- Đổi vở chấm.
Lắng nghe.
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC:
BÀI 5: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1-Kiến thức : HS hiểu: Như thế nào là chăm chỉ học tập? Chăm chỉ học tập sẽ mạng lại lợi ích gì?
2-Kỹ năng : Thực hiện được giờ học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà
-KNS : Kỹ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.
3-Thái độ : Có thái độ tự giác trong học tập
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2
- Đồ dùng cho trò chơi sắm vai
- VBT đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Giờ trước chúng ta học bài gì? Tại sao lại cần chăm làm việc nhà?
-Nhận xét - đánh giá
2. Dạy bài mới:
+Chăm làm việc nhà
+Để giúp Ông Bà, Cha Mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương đối với Ông Bà, Cha Mẹ.
1-Phần đầu: Khám phá:
-Giờ hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đạo đức học sinh mà ta cần có. Ghi tựa bài lên bảng.
-HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
2-Phần hoạt động: Kết nối:
Để các em biết thế nào là chăm chỉ học tập mời chúng ta cùng tìm hiểu.
-HS lắng nghe.
a/. Hoạt động 1: Xử lí tình huống:
«Mục tiêu: HS hiểu được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
«Cách tiến hành:
-GV nêu tình huống: Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Theo em bạn Hà phải làm gì khi đó?
-Gọi 1 vài nhóm thể hiện hình thức sắm vai
-Nhận xét, kết luận: Khi đang học đang làm bài tập các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm học.
- Thảo luận nhóm đôi về cách cư xử tình huống và thể hiện đóng vai, cách giải quyết: Hà đi ngay cùng bạn, nhờ bạn làm bài tập rồi đi chơi, bảo bạn chờ cố làm xong bài tập mới đi.
b/. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
«Mục tiêu: Giúp Hs biết được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
«Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS: Hãy đánh dấu + vào ô trước biểu hiện của việc chăm chỉ học tập.
- Gv nhận xét kết luận
+Các ý biểu hiện sự chăm chỉ học tập là a, b,d, d
+Ích lợi của việc chăm chỉ học tập là: Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô, bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng
- HS nhắc lại yêu cầu.
a-Cố gắng hoàn thành bài tập được giao.
b-Tích cực tham gia học tập cùng các bạn trong tổ.
c-Chỉ dành tất cả thời gian hcọ tập mà không làm việc.
d- Tự giác học mà không cần nhắc nhở.
đ-Tự sửa sai trong bài tập của mình.
c/.Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
«Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập
«Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc học tập của mình: Em đã chăm chỉ học tập chưa? Kết quả học tập ra sao?
-HS lắng nghe.
-Cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Trao đổi bạn bên cạnh.
-Mời 1 số HS lên tự liên hệ trước lớp.
- HS tự liên hệ.
+ GV khen ngợi, động viên, nhắc nhở.
=> Rút ra bài học – CN –ĐT đọc
3. Củng cố:
-: GD: Chăm chỉ học tập sẽ giúp ta đạt được kết quả học tập tót hơn, được thầy cô cha mẹ vui lòng, bạn bè yêu mến, quí trọng
-HS lắng nghe.
-Dặn dò: về nhà thực hiện điều vừa học
-HS thực hiện.
- Nhận xét chung tiết học . /.
-Tiếp thu.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị : kg, lít.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
- BT cần làm: bài 1 (dòng 1, 2), 2, 3 (cột 1,2,3), 4.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Hình vẽ bài tập 2; bảng phụ ghi bài tập 3.
III. LÊN LỚP:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hoạt động 1: HDHS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Viết số vào chỗ chấm.
- Treo tranh hướng dẫn HS giải bài tập.
- Yêu cầu HS nêu đề toán.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Muốn tính tổng ta làm thế nào ?
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt.
- Đính tóm tắt (như SGK) lên bảng.
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức ôn tập.
- Dặn: Về nhà ôn lại nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra định kì (GHKI).
- Nhận xét tiết học.
15 l – 5 l =
16 l – 4 l + 15 l =
35 l – 12 l =
16 l + 4 l + 15 l =
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề toán.
- Quan sát tranh.
- HS nối tiếp nhau nêu đề toán.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Lấy các số hạng cộng lại với nhau
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 3 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
*********************************************
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh(BT2).
II. CHUẨN BỊ:
- GV:+ Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dùng cụ học tập của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
c. Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. (miệng)
- Để làm tốt bài này em cần chú ý gì ?
- Cho HS thảo luận cặp đôi trả lời từng câu hỏi.
- Gọi HS trả lời từng câu hỏi.
* Yêu cầu HS kể thành một câu chuyện.
+ Cách 1: HS khá, giỏi kể mẫu sau đó HS khác kể.
+ Cách 2: HS tập kể trong nhóm sau đó các nhóm thi kể chuyện.
- Nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại nội dung ôn tập.
- Dặn xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 6”
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 3 – 4 em đọc và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Quan sát kĩ từng tranh trong SGK, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi dưới tranh.
- HS thảo luận cặp đôi rồi trả lời.
- Trả lời câu hỏi.
- Vài HS kể.
- Đại diện nhóm lên thi kể lại chuyện.
- Lắng nghe.
************************************************
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể(BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV:+ Phiếu viết tên các bài tập đọc. Bảng phụ chép bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi dựa theo tranh trang 72 .
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
b. Hoạt động 1: HDHS làm bài tập.
Bài 1: : Kiểm tra đọc.
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài.
- Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV ghi điểm.
Bài 2: Nói lời cảm ơn xin lỗi. (miệng)
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi.
- Gọi nhiều cặp HS nói.
- Nhận xét, sửa sai, ghi lại các câu hay lên bảng.
Bài 3: Dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi vài HS dưới lớp đọc lại bài làm.
- Gọi HS đọc lại truyện vui sau khi đã làm bài đúng.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại nội dung ôn tập. Liên hệ giáo dục HS nói năng lễ phép, lịch sự trong giao tiếp
- Dặn xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 7”
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS quan sát tranh rồi trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 4 – 5 em đọc và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận cặp đôi rồi trả lời từng câu:
Cảm ơn bạn đã giúp mình.
Xin lỗi bạn nhé.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- 3 HS đọc.
- 2 HS đọc.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
*****************************
TIẾT 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 9 : ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. MỤC TIÊU.
-Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun
*HS khá ,giỏi biết được tác hại của giun đối với sức khỏe
*THMT:có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống
*KNS:Kĩ năng ra quyết định ,kĩ năng tư duy phê phán ,kĩ năng làm chủ bản thân
-Động não thảo luận nhóm đóng vai xử lý tình uống
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
-Hình vẽ trong sách trang 20;21..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1:
Thảo luận cả lớp về bệng giun
-Nêu câu hỏi : Các em đã bao giờ đau bụng hay tiêu chảy, đi cầu ra giun , buồn nôn, chóng mặt chưa ?
-Nếu em nào bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ em đã bị nhiễm giun.
-Cho HS thảo luận lần lượt từng câu hỏi:
+Giun thường sống ở đâu trong cơ thể
+Giun ăn gì mà sống trong cơ thể
+Nêu tác hại do giun gây ra ?
KL: Giun và ấu trùng có thể sống nhiều nơi trong cơ thể như : ruột, dạ dày, gan và mạch máu đặc biệt trẻ em thường gầy, xanh xao, mệt mỏi, do thiếu chất dinh dưỡng , thiếu máu. Néu giun quá nhiều sẽ gây ra tắc ruột, tắc ống mật.. sẽ chết người.
*Hoạt động 2:
Thảo luận về nguyên nhân gây nhiễm giun
B1: Làm việc theo nhóm nhỏ
+Trứng giun và giun trong ruột người ra bên ngoài bằng cách nào?
+Từ phân người bị bệnh , trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng con đường nào?
B2: Làm việc cả lớp.
Chốt ý chính;
* Hoạt động 3: Cñng cè dÆn dß
Thảo luận làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
Làm việc cả lớp ;
-Cho HS nêu các cách phòng tránh giun xâm nhập vào cơ thể ..
GV kết luận:
THMT:Cần vệ sinh ăn uống: ăn chín ,uống nước đã đun sôi.Không để ruồi đậu vào thức ăn;Rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện bằng xà phòng và nước sạch, cắt ngắn móng tay
3. Củng cố
-Tự liên hệ bản thân để nhận ra những điều cô vừa hỏi .
Giun thường sống trong ruột.
-Hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể.
-Trẻ em thường gầy, xanh xao, mệt mỏi
-Theo phân người ra ngoài.
-Bám vào tay rồi vào thức ăn, đồ uống .
-Nguồn nước bị nhiễm phân từ các nhà cầu .
-Dùng phân tươi để bón rau, rửa rau không sạch
-Ruồi đậu vào thức ăn,
-HS trả lời.
- HS tr¶ lêi.
.Nếu đại tiện bậy , hoặc nhà cầu không hợp vệ sinh , không đúng quy cách , trứng giun xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi rồi xâm nhập vào cơ thể người bằng nhiều cách.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ năm, ngày
File đính kèm:
- lop 2t9P.doc