Kế hoạch bài dạy tuần 21, 22 lớp 1

THỨ HAI

TẬP ĐỌC

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó.

H nhóm c đọc trơn được cả bài

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 21, 22 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 21 THỨ / NGÀY MÔN BÀI DẠY HAI Tập đọc Toán Thủ công Chim sơn ca và bông cúc trắng (2 tiết) Luyện tập Gấp, cắt, dán phong bì BA Chính tả Toán Kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc Chim sơn ca và bông cúc trắng TƯ Tập đọc Toán Luyện từ, câu TN – XH Vè chim Luyện tập Từ ngữ về chim chóc Cuộc sống xung quanh NĂM Thể dục Toán Chính tả Tập viết Mĩ thuật Đi thường theo vạch kẽ thẳng Luyện tập chung Sân chim Chữ hoa R Nặn hoặc vẽ dáng người SÁU Tập làm văn Toán Đạo đức Thể dục Sinh hoạt Đáp lời cảm ơn – tả ngắn Luyện tập chung Biết nói lời yêu cầu đề nghị Đi theo vạch kẽ thẳng( 2 tay dang ngang) - TC nhảy ô Nha học đường tiết 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 22 THỨ / NGÀY MÔN BÀI DẠY HAI Tập đọc Toán Thủ công Một trí khôn hơn trăm trí khôn( 2 tiết) Kiểm tra Gấp, cắt, dán phong bì( tiết 2) BA Chính tả Toán Kể chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn Phép chia Một trí khôn hơn trăm trí khôn TƯ Tập đọc Toán Luyện từ, câu TN – XH Cò và Cuốc Bảng chia 2 Từ ngữ về loài chim Cuộc sống xung quanh (tt) NĂM Thể dục Toán Chính tả Tập viết Mĩ thuật Ôn một số bài tập ĐTVKT – TC nhảy ô Một phần hai Cò và cuốc Chữ hoa S Vẽ trang trí đường diềm SÁU Tập làm văn Toán Đạo đức Thể dục Đáp lời xin lỗi – tả ngắn Luyện tập Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2) Đi kiểng gót 2 tay chống hông- TC nhảy ô TUẦN 21 THỨ HAI TẬP ĐỌC CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó. H nhóm c đọc trơn được cả bài 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng. III. Các hoạt động dạy-học: TIẾT 1 A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, mỗi học sinh đọc một đoạn và trả lời câu hỏi (về nội dung đoạn văn đã đọc) trong bài: Mùa nước nổi. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn đọc: a)Giáo viên đọc mẫu: b) Học sinh đọc từng câu: . - Giáo viên chú ý sửa những tiếng học sinh đọc sai và giúp các em đọc đúng các từ, ngữ khó đọc như: sung sướng, véo von, cứu, toả hương thơm. c) Học sinh đọc từng đoạn trước lớp: - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghĩ hơi và nhấn giọng trong các câu sau: Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì đến hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng. c) Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm: - Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc, các học sinh khác nghe, góp ý. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm (từng đoạn và cả bài). - Thi đọc cá nhân của nhóm này với các nhóm khác (từng đoạn và cả bài). e) Cả lớp đọc đồng thanh: TIẾT 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi: * Câu hỏi 1 - Một học sinh đọc câu hỏi: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống với nhau như thế nào? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: ( Sống tự do, sung sướng) * Câu hỏi 2 - Một học sinh đọc câu hỏi: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: ( chim bị nhốt ở trong lồng) * Câu hỏi 3 - Một học sinh đọc câu hỏi: Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: (Bắt chim bỏ vào lồng , không cho ăn , uống. Cắt hoa bỏ vào lồng . * Câu hỏi 4 - Một học sinh đọc câu hỏi: Hành động các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: (chim chết vì đói và khát, hoa héo đi vì thương xót. Câu hỏi 5 - Một học sinh đọc câu hỏi: Em muốn nói gì với các cậu bé? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. 4. Luyện đọc lại: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cử đại diện đọc phân vai để thi đọc. Giáo viên cho 10 học sinh thi đọc từng cặp với nhau, lớp nhận xét, khen học sinh đọc tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - Học sinh trả lời lại các câu hỏi. - Dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố bảng nhân 5 . - Rèn luyện về giải toán nhân. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh làm trên bảng lớp, cả lớp làm trên bảng con Gọi 4 HS đọc bảng nhân 5. 2) Bài mới: * Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu bài. H làm vào sách Nhóm c chỉ làm hơn nửa số BT - HS sửa miệng, GV ghi kết quả trên bảng lớp: 5 x3 = 15 5 x8 = 40 5 x 2 = 10 5 x 4 =20 5 x 7 =35. . . . . . * Bài 2: - Giáo viên nêu yêu cầu. - Học sinh làm trên bảng con , 3 HS nhóm b hay c trình bày trên bảng lớp, Học sinh, giáo viên nhận xét : a) 5 x 7 + 15 = 35 - 15 b) 5 x 8 - 20 = 40 - 20 c) 5 x 10 - 28 = 50 - 28 = 20 = 20 = 22 * Bài 3: - 1 học sinh đọc bài toán. - Giáo viên Hướng dẫn cho học sinh làm trên tập , 1 học sinh sửa sai trên bảng lớp: Số giờ mỗi tuần lễ Liên học là: 5 x 5 = 25 (giờ ) Đáp số: 25 giờ . * Bài 4: - giáo viên nêu yêu cầu , học sinh làm miệng. - học sinh khác nhận xét, giáo viên ghi kết quả đúng trên bảng lớp: a) 5, 10 ,15 , 20 , 25 , 30 . b)5, 8, 11, 14, 17, 20. 3) Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc lại bảng nhân 5 . - Dặn học sinh làm vở bài tập toán ở nhà. THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ TIẾT 1 I Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp , cắt , dán phong bì . - Gấp , cắt , dán được phong bì. - Học sinh hứng thú và yêu thích tiết học. II . Chuẩn bị: -Mẫu được làm bằng giấy màu cở khổ giấy A 4. - Quy trình gấp sản phẩm có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. - giấy thủ công, giấy nháp, bút màu. III. hoạt động dạy học: 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu: - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu : + Hình dáng của phong bì như thế nào? (hình chữ nhật xếp làm đôi, bên ngoài có ghi tên và địa chỉ .) + Màu sắc của phong bì như thế nào? (màu nhạt, trang trí thêm hoa lá cho đẹp. -Giáo viên mở dần mẫu gấp sau đó gấp lại từng bước đến khi được sản phẩm như ban đầu và nêu câu hỏi về cách gấp : Em hãy nêu cách gấp? Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét. ( dùng tờ giấy màu gấp đôi) 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: a) Gấp phong bì : b) Tạo sản phẩmvà sử dụng: Dùng bỏ thiếp chúc mừng, thư hay bưu thiếp vào để gửi cho người khác. IV.Củng cố, dặn dò: - Học sinh nêu lại các thao tác gấp phong bì . - Dặn học sinh chuẩn bị Giấy màu, kéo . . . . . cho tiết sau. THỨ BA CHÍNH TẢ CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I.Mục tiêu: 1. Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài: . Biết viết hoa chữ cái đầu mỗi câu. 2. Làm đúng các bài tập tìm từ có âm đầu và vần dễ viết sai. . Luyện viết đúng những chữ có âm,vần hoặc dấu thanh dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn đoạn văn cần chép trên bảng lớp. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ viết sai phổ biến ở bài trước: mưa bóng mây. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: * Giáo viên giới thiệu trực tiếp và nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu, 2 học sinh đọc lại bài viết. -Giáo viên hỏi: - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao? (chữ đầu câu phải viết hoa) -Học sinh viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: cỏ dại, sà xuống, sung sướng,véo von. b) Giáo viên hướng dẫn Học sinh viết bài vào vở: * Giáo viên cho học sinh chép đoạn 1 từ Bên bờ rào đến bầu trời xanh thẳm. c) Chấm, chửa bài: - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì, ghi chữ ra ngoài lề vở hoặc ở cuối bài ; sau đó, trao đổi vở với bạn ngồi cạnh để soát lại lỗi. - Giáo viên chấm 5, 7 bài, nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, cách trình bày. 3.Hướng dãn làm bài tập chính tả: a) Bài tập 2 : - 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp thảo luận nhóm, cử đại diện thi tìm từ trên bảng lớp - Cả lớp và giáo viên nhận xét , sửa sai: +chào mào, chó, chuột, chồn . . . . . + Trâu, trai, trê , tra. . . . . + Tuốt lúa, buột dây, máy suốt, máy tuốt. . . . + cái cuốc, uống thuốc, thuộc bài,. . . . .. b) Bài tập 3 : - Học sinh giải được các câu đố ở bài 3 : chân trời và thuốc. 4. Củng cố, dặn dò: * Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh viết chính xác bài chính tả, trình bày đẹp; yêu cầu những em còn viết sai về tập viết lại nhiều lần các chữ viết sai. TOÁN ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đường gấp khúc . - Biết đọc tên và tính được độ dài đường gấp khúc . II. Chuẩn bị: - Bảng phụ vẽ sẵn đường gấp khúc. - Phiếu bài tập của bài tập 3 . III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS đọc bảng nhân 5. 2) Bài mới: A. Hướng dẫn đường gấp khúc: - GV giới thiệu đường gấp khúc ABCD :Đây là đường gấp khúc ABCD . - Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng? Kể các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD (3 đoạn thẳng ; AB, BC, CD ) - GV gọi 2 HS nêu độ dài của các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD ( AB =2 cm; BC = 4cm ; CD = 3cm) B D A C - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC , CD 2cm + 4cm + 3cm = 9cm B. Thực hành: * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vở bài tập , 2 HS làm trên bảng lớp, GV sửa sai bảng lớp: B A B A C C D - Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau. * Bài 2: - Giáo viên nêu yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài 2a: + Đ ường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng? Nêu độ dài mỗi đoạn thẳng? + Muốn tính độ dài đường gấp khúc MNPQ ta tính tổng như thế nào? ( tổng độ dài 3 đoạn thẳng). + GV gọi HS giải miệng , GV ghi mẫu trên bảng lớp: N Q Bài giải 2cm 4cm Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: 3cm 3 + 2 + 4 = 9 (cm) P Đáp số : 9cm M - HS làm trên bảng con, 1 HS làm trên bảng lớp bài 3b, GV cùng HS nhận xét , sửa sai: Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABC là: C 5 + 4 = 9 (cm) A 4cm Đáp số : 9cm 5cm B * Bài 3: - 1 học sinh đọc bài toán. - Muốn biết độ dài đoạn dây đồng ta làm phép tính gì? (phép tính cộng ). Lấy mấy nhân mấy? ( bốn cộng bốn cộng bốn ). Bài giải Độ dài đoạn dây đồng là: 4cm 4cm 4 + 4 + 4 = 12 (cm) Đáp số : 12 cm 4cm - Giáo viên chú ý cho học sinh có thể làm phép nhân ( 4 x 3 = 12 ) 3) Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc lại tên các đường gấp khúc vừa học. - Dặn học sinh làm vở bài tập toán ở nhà. TẬP ĐỌC VÈ CHIM I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài (YC bắt buột cho nhóm C). Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó. 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài. - Nắm kiến thức: biết hình dáng ,đặc điểm và tên gọi của một số loài chim. 3.Học thuộc lòng: II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, mỗi học sinh đọc một đoạn thuộc lòng và trả lời câu hỏi (về nội dung đoạn văn đã đọc) trong bài: Thông báo của thư viện vườn chim. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn đọc: a)Giáo viên đọc mẫu: b) Học sinh đọc từng câu: - - Giáo viên chú ý sửa những tiếng học sinh đọc sai và giúp các em đọc đúng các từ, ngữ khó đọc như: lon xon, liếu điếu, tếu, đớp. c) Học sinh đọc từng đoạn trước lớp: - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : vè, lon xon, tếu , chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem. c) Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm: - Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc, các học sinh khác nghe, góp ý. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm (từng đoạn và cả bài). - Thi đọc cá nhân của nhóm này với các nhóm khác (từng đoạn và cả bài). e) Cả lớp đọc đồng thanh: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi: * Câu hỏi 1: Tìm tên các loài chim được kể trong bài? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: (gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo). * Câu hỏi 2 : Những từ được dùng để gọi các loài chim, để tả đặc điểm các loài chim? - Cả lớp đọc thầm, 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung: + (em sáo, con liếu điếu, cậu chìa vôi ,thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo). + ( chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, hay mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.) * Câu hỏi 3 : HS nêu tên con chim mình thích ,cả lớp góp ý bổ sung. 4. Luyện đọc lại: Luyện học thuộc lòng bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò: - Học sinh trả lời lại các câu hỏi. - Dặn học sinh về học thuộc lòng bài vè và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau. KỂ CHUYỆN CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I. Mục tiêu: 1) Rèn kĩ năng nói: - Kể lại được câu chuyện đã học theo câu hỏi gợi ý , biết phối họp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể phù họp với nội dung. 2) Rèn luyện kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - bảng phụ viết sãn các câu hỏi gợi ý. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh kể lại chuyện ông Mạnh thắng thần gió . B. Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp. 2) Hướng dẫn kể chuyện: a) GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, cử đại diện kể 1 đoạn theo các câu hỏi gợi ý: * Nhóm 1, kể đoạn 1: Cuôc sống tự do của sơn ca và bông cúc: -Bông cúc đẹp như thế nào? - Sơn ca làm gì và nói gì? - Bông cúc vui như thế nào? * Nhóm 2, kể đoạn 2: Sơn ca bị cầm tù: -Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau? - Bông cúc muốn làm gì? * Nhóm 3, kể đoạn 3: Trong tù: - Chuyện gì xảy ra với bông cúc? - Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào? * Nhóm 4, kể đoạn 4: Sự ân hận muộn màng: - Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì? - Các cậu bé có gì đáng trách? b) Kể lại toàn bộ câu chuyện: - GV gọi 2HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện , cả lớp nhận xét. - Giáo viên mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện, Giáo viên và các nhóm khác nhận xét. 3) Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh và các nhóm kể chuyện hay và học sinh chăm chú nghe bạn kể chuyện. - Dặn học sinh về tập kể chuyện và kể lại câu chuyện cho người thân nghe. THỨ TƯ TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cô’ HS về đường gấp khúc . - C ủng cố đọc tên và tính độ dài đường gấp khúc . II. Chuẩn bị: - Bảng phụ vẽ sẵn đường gấp khúc. - Phiếu bài tập của bài tập 3 . III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc tên các đường gấp khúc ở bài 2 trang 103 và nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc. 2) Bài mới: B. Thực hành: * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vở bài tập , 2 HS làm trên bảng lớp, GV sửa sai bảng lớp a) 15cm Bài giải 12cm Độ dài đường gấp khúc đó là: 12 + 15 = 27 (cm) Đáp số: 27 cm b) Bài giải Độ dài đường gấp khúc đó là: 10dm 14dm 10 + 14 + 9 = 33 (dm) 9dm Đáp số: 33 dm * Bài 2: - Giáo viên hướng dẫn HS làm bài 2: + con ốc sên bò từ A đến D theo đường gấp khúc nào? ( ABCD) . + Đ ường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng? Nêu độ dài mỗi đoạn thẳng? ( 3 đoạn thẳng; AB = 5dm, BC= 2dm , CD = 7dm ). + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD ta tính tổng như thế nào? ( tổng độ dài 3 đoạn thẳng) + GV gọi HS giải vào vở, 1 HS giải trên bảng lớp: D B Bài giải 5dm 2dm 7dm Số dm con ốc sên phải bò hết đoạn đường dài là: 5 +2 +7 = 14 (dm) A C Đáp số : 14dm * Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài , Cả lớp giải trên vở bài tập, 1 HS giải trên giấy khổ to trình bày trên bảng lớp: a) ABCD B C b) ABC , BCD D A 3) Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc lại tên các đường gấp khúc vừa học. - Dặn học sinh làm vở bài tập toán ở nhà. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC I. Mục tiêu: - Biết xếp một số loại chim theo đặc điểm của nó. - Biết trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu và đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu. II. Chuẩn bị: * Bảng phụ viết sẵn các bài tập Vở BT . III. Các hoạt động dạy học: 1) Giới thiệu bài: * Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2) Hướng dẫn làm bài tập: a) Bài tập 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập. - Đại diện nhóm trình bài, các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên ghi tên các loài chim theo cột: Gọi tên theo hình dáng Gọi tên theo tiếng kêu Gọi tên theo cách kiếm ăn Chim cánh cụt, cú mèo,vàng anh Tu hú, cuốc, quạ Gõ kiến, chim sâu b) Bài 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi của bài 2: - Chia lớp thành nhóm đôi( mỗi nhóm có 2 bạn). Từng cặp làm miệng trước lớp: một em hỏi, một em trả lời. - Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung: + Bông cúc trắng mọc ở đâu? (Bông cúc trắng mọc ở bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. ) + Chim sơn ca bị nhốt ở đâu? (Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng). + Em làm thẻ mượn sách ở đâu? (Em làm thẻ mượn sách ở thư viện ). c) Bài tập 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Giáo viên phát phiếu học tập và cho các em làm trên piếu học tập, 1 học sinh làm trên giấy khổ to để trình bài trên bảng lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng: + Sao Chăm chỉ họp ở đâu? + Em ngồi ở đâu? + Sách của em để ở đâu? 3) Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về làm vở bài tập và chuẩn bị cho tiết sau. TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CUỘC SỐNG XUNG QUANH I. Mục tiêu: - Học sinh biết được cuộc sống xung quanh qua một số cảnh vật xung quanh. - Kể được các hoạt động và nghề nghiệp mà các em biết. II. Chuẩn bị: - Tranh như sách giáo khoa được phóng to. -Sưu tầm , điều tra về các nghề nghiệp ở địa phương em. III.Các hoạt động dạy- học: 1) Hoạt động 1: - Giáo viên cho HS quan sát tranh 1 trên bảng lớp, hướng dẫn các em nắm yêu cầu: kể những gì bạn nhìn thấy trong tranh? - Học sinh làm miệng , GV ghi trên bảng lớp : trường học, nhà văn hoá, uỷ ban, công an, ngân hàng, bưu điện, quỹ tiết kiệm, nhà, đường phố, người, xe . . . . - Giáo viên kết luận: trong tranh có các cơ quan nhà nước, nhà cửa, đường xá, cây cối . . . . là những cảnh vật xung quanh. 2) Hoạt động 2: -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận đồng bộ, cử đại diện nhóm trình bày, - Câu hỏi thảo luận :Nói tên một số nghề của người dân trong các hình còn lại. - Học sinh quan sát tranh, nêu ý kiến nhận xét sửa sai. GV rút ra kết luận. * Các nghề như: dệt vải, trồng trà, cà phê, lúa, buôn bán , đánh bắt cá, làm muối. 3) Hoạt động 3: - Học sinh nêu miệng theo nhóm về cảnh vật, nghề nghiệp ở địa phương mà các em sưu tầm, điều tra được. - Cả lớp cùng GV nhận xét bổ sung. - Giáo viên kết luận: Cuộc sống xung quanh bao gồm tất cả các cảnh vật và các hoạt động diễn ra ở xung quanh. 4) Củng cố dặn dò: - Học sinh nêu lại một số nghề nghiệp của người dân. - Dặn HS làm vở bài tập ở nhà. THỨ NĂM THỂ DỤC ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẼ THẲNG I. Mục tiêu: - Ôn một số động tác của bàithể dục phát triển chung . - Đi thường theo vạch kẽ thẳng. II. Địa điểm , phương tiện: * Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. * Phương tiện: Chuẩn bị một còi III. Hoạt Động dạy học: 1) Phần mở đầu : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ( 1 phút ). - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc ( 70-80 m ) . - đi thường theo một vòng và hít thở sâu(1 phút) - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối(1 phút). - Xoay cánh tay (Xoay cánh tay từ thấp ra sau lên cao về trước rồi lại xuống thấp) Thành một vòng tròn khoảng 3-4 vòng, sau đó xoay theo chiều ngược lại(1 phút). Giáo viên làm mẫu cho học sinh làm theo. 2) Phần cơ bản: -GV cho HS đi theo đội hình 4 hàng dọc và đội hình vòng tròn( chú ý thẳng người,mắt nhìn thẳng về phía trước) - Ôn lại một số động tác bài thể dục phát triển chung ( mỗi động tác thực hiện 2 lần) - Trò chơi : chạy đổi chỗ 4-5 phút: Trò chơi được tiến hành theo đội hình hàng dọc . Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, rồi cho học sinh chơi. - Trò chơi: nhóm 3, nhóm 7 : 4-5 phút: Tổ chức cho học sinh chơi theo nhiều đội hình vòng tròn, học sinh nhắc lại cách chơi, chơi thử 1 đến 2 lần, tiếp theo chơi 3 lần có đọc vần điệuđã học . 3) Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay, 1 học sinh bắt giọng cho cả lớp hát khoảng 2 bài hát các em đều thuộc. - Cúi người thả lỏng từ 6-8 lần. - Cúi lắc người thả lỏng từ 4 đến 5 lần. - Nhảy thả lỏng từ 5 đến 6 lần. - Giáo viên nhận xét tiết học. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG . Mục tiêu: - Củng cố phép nhân và củng cố đường gấp khúc . - Rèn luyện về giải toán nhân. Cách tính độ dài đường gấp khúc II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn bài tập. - Phiếu bài tập . III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc . Gọi 5 HS đọc các bảng nhân . 2) Bài mới: * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. H làm SGK. Nhóm C làm 3/5 cột phần còn lại về nhà làm - HS sửa miệng, GV ghi kết quả trên bảng lớp: 2x6 = 18 2 x8 = 16 5 x 9 = 45 3 x 5 =15 3 x 6 = 18 3x8 = 24 2 x9 = 18 4 x 5 = 20 4 x 6 =24 4 x 8 = 32 4x9 = 36 2 x5 = 10 5 x 6 = 30 5 x 8 =40 3 x 9 = 27 5x5 = 25 * Bài 2: - Giáo viên nêu yêu cầu. -8 học sinh làm trên bảng lớp ,viết số thích họp vào chỗ chấm, lớp nhận xét sửa sai : 5,8,3,8,10,9,10,3. * Bài 3: lớp làm trên bảng con, 4HS làm trên bảng lớp, cả lớp nhận xét ,sửa sai: a) 5 x 5 + 6 = 25+ 6 b) 4 x 8 - 17 = 32 - 17 c) 2 x 9 - 18 = 18 - 18 = 31 = 15 = 0 d) 3 x 7 + 29 = 21 + 29 = 50 * Bài 4: - 1 học sinh đọc bài toán. - Muốn biết 7 đôi đũa có bao nhiêu chiếc đũa ta làm phép tính gì? (phép tính nhân). Lấy mấy nhân mấy? (hai nhân bảy ). - Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu học tập , 1 học sinh sửa sai trên bảng lớp: Bài giải Số chiếc đũa 7 đôi đũa có: 2 x 7 = 14 (chiếc đũa ) Đáp số :14 chiếc đũa . * Bài 5: - giáo viên nêu yêu cầu , học sinh làm miệng. - học sinh khác nhận xét, giáo viên ghi kết quả đúng trên bảng lớp: a) 3 +3 +3 = 9cm b)2 +2 + 2 +2 + 2 = 10cm -GV chú ý HS có thể chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 3) Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc lại các bảng nhân . - Dặn học sinh làm vở bài tập toán ở nhà. CHÍNH TẢ SÂN CHIM I.Mục tiêu: 1. Viết tương đối chính xác bài chính tả : . Biết viết hoa chữ cái đầu mỗi câu. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh huởng của phát âm địa phương: . Luyện viết đúng những chữ có âm,vần hoặc dấu thanh dễ lẫn. H nhóm c có thể vừa viết vừa nhìn sách II. Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn bài viết trên bảng. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ viết sai phổ biến ở bài trước: chim sơn ca và bông cúc trắng. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: * Giáo viên giới thiệu trực tiếp và nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu, 2 học sinh đọc lại bài viết. -Giáo viên hỏi: - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao? (chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa) -Học sinh viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: xiết, kêu vang, tai, thuyền, trắng xoá. b) Giáo viên đọc-Học sinh viết bài vào vở: * Giáo viên đọc từng cụm từ, câu ngắn (mỗi lần đọc 2 lần, sau khi hết một câu, giáo viên đọc cả câu để học sinh soát lại) c) Chấm, chửa bài: - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì, ghi chữ ra ngoài lề vở hoặc ở cuối bài ; sau đó, trao đổi vở với bạn ngồi cạnh để soát lại lỗi. - Giáo viên chấm 5, 7 bài, nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, cách trình bày. 3.Hướng dãn làm bài tập chính tả: a) Bài tập 2 : - 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp làm trên vở BT . 1 học sinh làm trên giấy khổ to. - Cả lớp và giáo viên nhận xét bài làm trên giấy khổ to để chốt lại lời giải đúng: +Đánh trống, chống gậy + chèo bẻo, leo trèo + quyển truyện, câu chuyện + Uống thuốc, trắng muốt + Bắt buộc , buột miệng nói ra + chải chuốt, chuộc lỗi b) Bài tập 3 : -thi tìm tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr : Hs làm thi đua giữa 2 nhóm GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương nhóm nào tìm n

File đính kèm:

  • doctuan 2122 du cac mon .doc