Kế hoạch bài dạy tuần 26 khối 2

Tiết 83 : TẬP ĐỌC :

TÔM CÀNG VÀ CÁ CON / TIẾT 1.

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Đọc.

•-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng .

•-Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con)

•Hiểu : Hiểu các từ ngữ : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo .

-Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.

2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ :Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh : Tôm Càng và Cá Con.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 26 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 26 THỨ NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI HỌC ND ĐC TRANG THỨ HAI 17/3/2008 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Tập viết 25 83 84 126 26 CCĐT Tôm Càng và Cá Con Tôm Càng và Cá Con Luyện tập Chữ hoa X THỨ BA 18/3/2008 Thể dục Toán KC Chính tả Hát 51 127 26 51 26 Ôn một số bài tập RLTTCB.Trò chơi:KB Tìm số bị chia Tôm Càng và Cá Con (TC) Vì sao cá không biết nói Học hát bài :Chim chích bông THỨ TƯ 19/3/2008 Tập đọc Toán Đạo đức TNXH 85 128 26 26 Sông Hương Luyện tập Lịch sự khi đến nhà người khác Một số loài cây sống dưới nước B2C,B3/67 129 THỨ NĂM 20/3/2008 Thể dục Toán LT &C TCông 52 129 26 26 Hoàn thiện bài tập RLTTCB Chu vi hình tam giác, Hình tứ giác Từ ngữ về sông biển ,dấu phẩy Làm dây xúc xíchtrang trí Giảm B3 130 THỨ SÁU 21/3/2008 Toán Chính tả Tập vẽ TLV SHL 130 52 26 26 26 Luyện tập Sông Hương Vẽ tranh đề tài con vật Đáp lời đồng ý .Tả ngắn về biển SHL Giảm B1 131 THỨ HAI NGÀY SOẠN : 15/3/2008 NGÀY DẠY : 17/3/2008 Hoạt động tập thể. Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN --------------------------------------------------- Tiết 83 : TẬP ĐỌC : TÔM CÀNG VÀ CÁ CON / TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. •-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . •-Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con) •Hiểu : Hiểu các từ ngữ : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo . -Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Tôm Càng và Cá Con. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn dịnh 2/ .Bài cũ : PP kiểm tra . -Gọi 3 em HTL bài “Bé nhìn biển” -Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? -Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? -Em thích khổ thơ nào nhất vì sao ? -Nhận xét, cho điểm. 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đoc . Mục tiêu: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con) -PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng kể thong thả, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, tài năng riêng của mỗi con vật : nhẹ nhàng, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, ngoắt trái,, vút cái, quẹo phải…. Hồi hộp, căng thẳng ở đoạn Tôm Càng búng càng cứu Cá Con, trở lại nhịp đọc khoan thai khi tai họa đã qua. Giọng Tôm Càng và Cá Con hồn nhiên, lời khoe của Cá Con :Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy”, đọc với giọng tự hào. -PP trực quan : Hướng dẫn HS quan sát tranh : giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con) Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu ) Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tảbiệt tài của Cá Con trong đoạn văn. -PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải . -Giảng thêm : Phục lăn : rất khâm phục. Ao giáp : bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể. - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . 4/ Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Chuyển ý : Tôm Càng và Cá Con sẽ gặp những trở ngại gì và Tôm Càng đã cứu Cá Con ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2. 5/ Dặn dò – Đọc bài. -3 em HTL bài và TLCH. -Tôm Càng và Cá Con. -Tiết 1. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát/ tr 73. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. -HS luyện đọc các từ : óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn./ -HS đọc chú giải (SGK/ tr 73) -HS nhắc lại nghĩa “phục lăn, áo giáp” -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). -Tập đọc bài. -------------------------------------------------------- Tiết 84 : TẬP ĐỌC TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (TIẾT 2.) I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. •-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . •-Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con) •Hiểu : Hiểu các từ ngữ : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo . -Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Tôm Càng và Cá Con. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 2/ Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 4 em đọc bài. -Phục lăn là gì ? -Ao giáp là gì ? -Nhận xét, cho điểm. 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . Mục tiêu : Hiểu các từ ngữ : búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo . Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. -Gọi 1 em đọc. -PP Trực quan :Tranh . -PP hỏi đáp :Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? -Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ? -PP trực quan : GV cho học sinh xem tranh vẽ con cá phóng to. -Đuôi của cá con có ích lợi gì ? -Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ? -Goị 1 em đọc đoạn 3 . -PP kể chuyện :Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con? -GV nhắc nhở: Kể bằng lời của mình, không nhất thiết phải giống hệt từng câu chữ trong truyện. -PP thảo luận : Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? -GV chốt ý : Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy. -Luyện đọc lại : -Nhận xét. 4/ Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Truyện “Tôm Càng và Cá Con” nói lên điều gì? 5/ Dặn dò – Đọc bài. -4 em đọc bài “Tôm Càng và Cá Con” và TLCH. -Tiết 2. -1 em đọc đoạn 1-2. -Quan sát. -Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vảy bạc óng ánh. -Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở :Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi sống dưới nước như nhà tôm các bạn. -Quan sát. -Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái. -Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau. -1 em đọc đoạn 3. -Nhiều em nối tiếp nhau kể hành động của Tôm Càng cứu bạn. -HS đọc các đoạn 2.3.4. Sau đó thảo luận để tìm các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng. -Đại diện nhóm phát biểu. -Nhận xét, bổ sung. -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ -HS thảo luận - -Đại diện nhóm trình bày. -3-4 em thi đọc lại truyện theo phân vai (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con). -1 em đọc bài. -Tình bạn đáng quý cần phát huy để tình cảm bạn bè thêm bền chặt. -Tập đọc bài. TOÁN Tiết 126 : LUYỆN TẬP . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Củng cố kĩ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6). -Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian : Thời diểm. Khoảng thời gian Đơn vị đo thời gian. -Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. 2.Kĩ năng : Xem đồng hồ đúng, nhanh, chính xác . 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Mô hình đồng hồ. 2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 2/ Bài cũ : PP kiểm tra : Cho HS làm phiếu. 19 giờ 40 phút – 3 giờ = ? 11 giờ + 2 giờ 10 phút = ? 10 giờ + 2 giờ = ? 8 giờ – 6 giờ = ? 8 giờ 45 phút – 2 giờ 10 phút = ? -Nhận xét. 3/ .Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : làm bài tập. Mục tiêu : Củng cố kĩ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian : Thời diểm. Khoảng thời gian Đơn vị đo thời gian. -Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. -PPtrực quan-giảng giải.Cho HS quan sát tranh vẽ. -GV hướng dẫn : Để làm đúng bài tập này, em phải đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến. -PP hoạt động : Cho HS tự làm bài theo cặp. -Giáo viên yêu cầu học sinh kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài. -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề bài phần a. PP hỏi đáp : Hà đến trường lúc mấy giờ ? -Gọi 1 em lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ lên bảng. -Em quan sát 2 đồng hồ và cho biết ai đến sớm hơn ? -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút ? Bài 3: Gọi 1 em đọc đề. -GV hướng dẫn : Em hãy đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra. -PP hỏi đáp :Em điền giờ hay điền phút vào câu a vì sao ? -Trong 8 phút em có thể làm được gì ? -Em điền giờ hay phút vào câu c vì sao ? -PP hỏi đáp : Vậy câu c em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em ? -Nhận xét, cho điểm. 4/ Củng cố : Nhận xét tiết học. 5/ Dặn dò. Tập xem giờ. -HS làm bài vào phiếu . -1 em lên bảng .Lớp làm phiếu. 19 giờ 40 phút – 3 giờ = ? 11 giờ + 2 giờ 10 phút = ? 10 giờ + 2 giờ = ? 8 giờ – 6 giờ = ? 8 giờ 45 phút – 2 giờ 10 phút = ? -Luyện tập. -Quan sát. -Nêu giờ xảy ra của một số hành động. -HS tự làm bài theo cặp (1 em đọc câu hỏi, 1 em đọc giờ ghi trên đồng hồ). -Một số cặp lên trình bày trước lớp. -Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. -1 em đọc : Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn ? -Hà đến trường lúc 7 giờ. -1 em thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Bạn Hà đến sớm hơn. -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút . -Tiến hành tương tự với phần b. -1 em đọc đề. -Theo dõi. -Suy nghĩ tự làm bài. -Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút quá ít mà mỗi chúng ta đều cần ngủ từ đêm đến sáng. -Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc xếp sách vở. -Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ, vì một ngày chỉ có 24 giờ, nếu đi từ nhà đến trường mất 15 giờ thì Nam không còn đủ thời gian để làm các việc khác. -Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35 phút vì 35 phút là 1 tiết của em. Không điền giờ vì 35 giờ thì quá lâu đến hơn cả ngày, không ai làm bài kiểm tra như thế cả. -Tập xem giờ. Tiết 26: TẬP VIẾT CHỮ X HOA. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •-Viết đúng, viết đẹp chữ X hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Xuôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ. 2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa X sang chữ cái đứng liền sau. 3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Mẫu chữ X hoa. Bảng phụ : Xuôi chèo mát mái. 2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh. -Cho học sinh viết một số chữ V-Vượt vào bảng con. -Nhận xét. 3/ Dạy bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học. Mục tiêu : Biết viết chữ X hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa. Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng. PP trực quan – truyền đạt : A. Quan sát một số nét, quy trình viết : PP hỏi đáp : -Chữ X hoa cao mấy li ? -Chữ X hoa gồm có những nét cơ bản nào ? -Cách viết : Vừa viết vừa nói: Chữ X gồm có : Nét 1 : đặt bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái dừng bút giữa ĐK1 với ĐK2. Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên lượn từ trái sang phải, từ dưới lên trên, dừng bút trên ĐK6. Nét 3 : từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở ĐK 2. -Giáo viên viết mẫu chữ X trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. PP luyện tập : B/ Viết bảng : -Yêu cầu HS viết 2 chữ X-X vào bảng. C/ Viết cụm từ ứng dụng : -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng. D/ Quan sát và nhận xét : -Nêu cách hiểu cụm từ trên ? PP giảng giải : Giáo viên giảng : Cụm từ trên có nghĩa là trong công việc gặp nhiều thuận lợi . PP hỏi đáp : -Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ? -Độ cao của các chữ trong cụm từ “Xuôi chèo mát mái” như thế nào ? -Cách đặt dấu thanh như thế nào ? -Khi viết chữ Xuôi ta nối chữ X với chữ u như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ? Viết bảng. -Trò chơi . Hoạt động 3 : Viết vở. Mục tiêu : Biết viết X-Xuôi theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ. -PP luyện tập : Hướng dẫn viết vở. -Chú ý chỉnh sửa cho các em. 1 dòng 2 dòng 1 dòng 1 dòng 3 dòng 4/ .Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh. -Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng. -Nhận xét tiết học. 5/ Dặn dò : Hoàn thành bài viết . -Nộp vở theo yêu cầu. -2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. -Chữ X hoa, Xuôi chèo mát mái. -Chữ X cỡ vừa cao 5 li. -Chữ X gồm có một nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản : 2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên. -Vài em nhắc lại. -Vài em nhắc lại cách viết chữ X. -Theo dõi. -Viết vào bảng con X-X. -Đọc : X-X. -2-3 em đọc : Xuôi chèo mát mái. -Quan sát. -1 em nêu : Gặp nhiều thuận lợi. -Học sinh nhắc lại . -4 tiếng : Xuôi, chèo, mát, mái. -Chữ X, h cao 2,5 li, chữ t cao 1, 5 li, các chữ còn lại cao 1 li. -Dấu huyền đặt trên chữ e, dấu sắc đặt trên các chữ a. -Khoảng cách giữa chữ u với chữ X gần hơn bình thường. -Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o. -Bảng con : X-Xuôi. -Trò chơi “Tìm &diệt” -Viết vở. X ( cỡ vừa : cao 5 li) X (cỡ nhỏ :cao 2,5 li) Xuôi (cỡ vừa) Xuôi (cỡ nhỏ) Xuôi chèo mát mái( cỡ nhỏ) -Viết bài nhà/ tr 18. THỨ BA NGÀY SOẠN : 16/3/2008 NGÀY DẠY : 18/3/2008 THỂ DỤC ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP: RLTTCB.TC: KẾT BẠN I/ Mục tiêu -Bước đầu hoàn thiện một số bài tập RLTTCB -Yêu cầu hoàn thiện ĐT tương đối chính xác -Ôn TC:Kết bạn .YC nắm vững cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động ,nhanh nhẹn -II/ Phương tiện -III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.Phần mở đầu -GV nhận lớp,phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học . - Xoay các khớp Tập bài TD PTC Chạy nhẹ nhàng 80-90m thành một hàng dọc theo đội hình tự nhiên -2.Phần cơ bản: -Ôn một số bài tập RLTTCB -Đi theo vạch kẻ thẳng ,hai tay dang ngang -Đi nhanh chuyển sang chạy GV Hướng dẫn ,tổ chức tập uốn nắn cách đặt bàn chântư thế thân người thẳng và hai tay - Tổ chức trò chơi “ kết bạn” 3.Phần kết thúc -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát -Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc -Môt số động tác thả lỏng -GV cùng HS hệ thống bài -GV nhận xét giờ học,giao bài tập về nhà:Ôn lại các tư thế cơ bản đã học. 1,2 phút 1,2 phút 2 - 3phút 15-20 phút 4,5 lần 1,2 phút 1,2 phút -Tập hợp lớp 4 hàng ngang,sau đó cho lớp theo vòng tròn X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x GV GV điều khiển chờ ở vạch đích Nghe lệnh theo tiếng còi -Tập hợp lớp 4 hàng ngang X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x GV TOÁN Tiết 127 : TÌM SỐ BỊ CHIA . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết cách trình bày bài giải dạng toán này. 2. Kĩ năng : Rèn tìm số bị chia nhanh, đúng chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau. 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 2/ Bài cũ : PP kiểm tra. Gọi 3 em TLCH. -15 giờ 10 phút còn gọi là mấy giờ ? -23 giờ 20 phút còn gọi là mấy giờ ? -Em đi ngủ lúc 21 giờ tức là mấy giờ tối ? -Nhận xét, cho điểm. 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Mục tiêu : Biết phép nhân và phép chia có mối quan hệ với nhau. PP trực quan : -Giáo viên gắn 6 hình vuông thành 2 hàng. -Nêu bài toán : Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông ? -PP hỏi đáp :Em hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng ? -Giáo viên viết bảng 6 : 2 = 3. -Em hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên ? -PP trực quan : gắn các thẻ từ : số bị chia, số chia, thương. 6 : 2 = 3 ¯ ¯ ¯ Số bị chia Số chia Thương -Giáo viên nêu bài toán : Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông ? -PP hỏi đáp : Em hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong cả 2 hàng ? -GV viết bảng 3 x 2 = 6. -Quan hệ giữa hai phép tính 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6 -Gọi 1 em đọc lại 2 phép tính vừa lập được. -GV hỏi : Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 gọi là gì ? -Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 gọi là gì ? -3 và 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? -PP giảng giải : Vậy trong một phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số chia). Hoạt động 2 : Tìm số bị chia chưa biết. Mục tiêu : Biết cách tìm số bị chia khi biết thương vàsố chia. -PP giảng giải : Viết bảng x : 2 = 5. -Gọi 1 em đọc . -Giải thích : x là số bị chia chưa biết trong phép chia x : 2 = 5. Chúng ta sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết này. -PP hỏi đáp : x là gì trong phép chia x : 2 = 5? -Muốn tìm số bị chia trong phép chia này ta làm thế nào ? -Em hãy nêu phép tính để tìm x ? -Ghi bảng x = 5 x 2. -Vậy x bằng mấy ? -Viết tiếp x = 10 -Tìm được x = 10 để 10 : 2 = 5. -Vậy muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ? -Trò chơi. Hoạt động 3 : Luyện tập, thực hành . Mục tiêu : Biết cách trình bày bài giải dạng toán này . -PP luyện tập : Bài 1 : Yêu cầu gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 1 em đọc lại bài . -Khi biết 6 :3 = 2 có thể nêu ngay kết quả 2 x 3 = ? -Nhận xét. Bài 2 : Yêu cầu gì ? -PP hỏi đáp : Em hãy giải thích cách tìm số bị chia chưa biết ? -Nhận xét. cho điểm. Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề. -PP hỏi đáp, giảng giải : -Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo ? -Có bao nhiêu em được nhận kẹo ? -Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm như thế nào ? Tóm tắt 1 em : 5 chiếc kẹo 3 em : ? chiếc kẹo -Chữa bài, cho điểm. 4/ Củng cố : Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? -Nhận xét tiết học. 5/ Dặn dò- Học bài. -3 em TLCH. -3 giờ 10 phút. -11 giờ 20 phút . -9 giờ tối. -Tìm số bị chia. -Quan sát. -Suy nghĩ và trả lời : Mỗi hàng có 3 hình vuông. -HS nêu 6 : 2 = 3. -HS nêu : 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. -Nhiều em nhắc lại. -Theo dõi -Phép nhân 3 x 2 = 6. -Vài em đọc 3 x 2 = 6. -1 em đọc 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6 -6 gọi là số bị chia. -6 là tích của 3 và 2. -3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 2 = 3. -Học sinh nhắc lại : Số bị chia bằng thương nhân với số chia(nhiều em). -1 em đọc x : 2 = 5. -Là số bị chia. -Ta lấy thương (5) nhân với số chia (2). Ta tích tích của thương 5 với số chia 2. -HS nêu x = 5 x 2. -x = 10 -Học sinh đọc lại cả bài : x : 2 = 5 x = 5 x 2 x = 10 -Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia (Nhiều em nhắc lại). -Trò chơi “Bảo thổi’ -Tính nhẩm. -HS tự làm bài. Cả lớp theo dõi. -Có thể nêu ngay kết quả 2 x 3 = 6 vì 2 và 3 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 3 = 2, còn 6 là số bị chia trong phép chia này, mà ta đã biết tích của thương và số chia chính bằng số bị chia. -Tìm x. -3 em lên bảng làm, lớp làm vở. -Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia. -Có một số kẹo, chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ? -Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo. - Có 3 em. -Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 -1 em lên bảng làm, lớp làm vở BT. Giải Số kẹo có tất cả là : 5 x 2 = 10 (chiếc kẹo) Đáp số : 10 chiếc kẹo. -Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. -Học thuộc quy tắc. ------------------------------------------------------- Tiết 26: KỂ CHUYỆN TÔM CÀNG VÀ CÁ CON . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện Tôm Càng và Cá Con • - Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Tập trung nhge bạn kể, nhận xét đúng lời kể của ban, có thể kể tiếp nối lời bạn. 3.Thái độ : Học sinh biết thương yêu và giúp đỡ bạn. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh “Tôm Càng và Cá Con”. 2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 2/ .Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” và TLCH: -Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ? -Câu chuyện này nói lên điều gì có thật ? -Cho điểm từng em -Nhận xét. 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. PP hỏi đáp : Tiết tập đọc vừa rồi em học bài gì ? -Câu chuyện nói với em điều gì ? -Tình bạn giữa Tôm Càng và Cá Con khắng khít ra sao, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Tôm Càng và Cá Con”. Hoạt động 1 : Kể từng đoạn theo tranh : Mục tiêu : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn câu chuyện Tôm Càng và Cá Con. PP trực quan- Hỏi đáp : -Treo 4 tranh trong SGK. -Nội dung từng tranh nói gì ? -Giáo viên viết nội dung tóm tắt của 4 tranh lên bảng. -PP hoạt động : GV yêu cầu HS chia nhóm. -Nhận xét. PP kể chuyện – hoạt động nhóm : Yêu cầu học sinh cử người trong nhóm lên thi kể. -Nhận xét, chấm điểm cá nhân, nhóm kể hay. Hoạt động 2 : Phân vai, dựng lại câu chuyện. Mục tiêu : Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên. -PP sắm vai- Hoạt động nhóm : Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (giọng người dẫn chuyện : Tôm Càng, Cá Con) để dựng lại câu chuyện. -Giáo viên phát cho HS dụng cụ hóa trang (mặt nạ, băng giấy đội đầu của Tôm Càng, Cá Con). -GV nhắc nhở : phải thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật. -Nhận xét cá nhân, nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất. 4/ Củng cố : PP hỏi đáp :Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ? -Câu chuyện nói với em điều gì ? -Nhận xét tiết học 5/ Dặn dò- Kể lại câu chuyện . -3 em kể lại câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” và TLCH. -Tôm Càng và Cá Con. -Tôm Càng cứu Cá Con, từ đó trở thành đôi bạn khắng khít. -1 em nhắc tựa bài. -Quan sát 4 tranh trong SGK (ứng với nội dung 4 đoạn truyện) nói vắn tắt nội dung mỗi tranh. -HS nêu : -Tranh 1 : Tôm Càng vá Cá Con làm quen với nhau. -Tranh 2 : Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem. -Tranh 3 : Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn. -Tranh 4 : Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. -Chia nhóm. Tập kể trong nhóm từng đoạn dựa vào nội dung từng tranh. -Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên kể. Nhận xét. -Mỗi nhóm cử bạn giỏi khá lên thi kể trước lớp. -Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện. -4 bạn đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn. Nhận xét, chọn bạn kể hay. -Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai dựng lại câu chuyện (sử dụng mặt nạ, băng giấy đội đầu của Tôm Càng, Cá Con) -Nhóm nhận xét, góp ý. -Chọn bạn tham gia thi kể lại câu chuyện. Nhận xét (nhóm cử trọng tài chấm điểm) -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.. -Phải biết quan tâm giúp đỡ bạn. -Tập kể lại chuyện . Tiết 4: CHÍNH TẢ- (TẬP CHÉP) : VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ? PHÂN BIỆT R/ D, ƯC/ ƯT. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Chép lại chính xác truyện vui “Vì sao cá không biết nói” - Viết đúng một số tiếng có âm đầu r/ d, hoặc có vần ưc/ ưt. 2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp. 3.Thái độ : Biết cá là loài vật sống thành bầy đàn. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Viết sẵn mẫu chuyện “Vì sao cá không biết nói” . Viết sẵn BT 2a,2b. 2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Ổn định 2/ .Bài cũ : PP kiểm tra : -Giáo viên chia bảng làm 4 cột, gọi 4 em lên bảng. -GV đọc . -Nhận xét. 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Hướng dẫn

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc