I/ Đặt vấn đề:
1/ Mục đích yêu cầu:
Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường thiết bị dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS hiện nay là một nhu cầu thiết thực. Nếu không xây dựng một kế hoạch bài học, không có một phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa việc đổi mới dạy học sẽ khó có thể đồng bộ nhằm phát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện người học sinh trong nhà trường.
Từ thực tiễn giảng dạy của bản thân sau 5 năm thực hiện theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Với SKKN “KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC” Tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp một kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp đổi mới thông qua một bài soạn minh họa.
Biển học là vô bờ, mỗi thầy cô giáo cũng như mỗi học sinh đều có một con đường riêng để đến với kiến thức. Trong phạm vi có hạn của đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các quý thầy cô giáo để bản thân tôi có thể hoàn thiện hơn ở những đề tài sau.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đặt vấn đề:
1/ Mục đích yêu cầu:
Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường thiết bị dạy học,…việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS hiện nay là một nhu cầu thiết thực. Nếu không xây dựng một kế hoạch bài học, không có một phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa việc đổi mới dạy học sẽ khó có thể đồng bộ nhằm phát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện người học sinh trong nhà trường.
Từ thực tiễn giảng dạy của bản thân sau 5 năm thực hiện theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Với SKKN “KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC” Tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp một kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp đổi mới thông qua một bài soạn minh họa.
Biển học là vô bờ, mỗi thầy cô giáo cũng như mỗi học sinh đều có một con đường riêng để đến với kiến thức. Trong phạm vi có hạn của đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các quý thầy cô giáo để bản thân tôi có thể hoàn thiện hơn ở những đề tài sau.
2/ Thực trạng ban đầu:
Từ mấy thập kỷ gần đây trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc, được đào tạo trong các trường sư phạm của nước ta phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức, cách dạy học thụ động, sách vở.
Để phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỷ XXI bằng đua tranh trí tụê đang đòi hỏi chúng ta phải đổi mới giáo dục, phải có một “Kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực” thích hợp, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học nhằm đào tạo lớp người mới năng động sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước.
3/ Giải pháp đã sử dụng:
Phát huy tính tích cực của HS trong học tập không phải là vấn đề mới, đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ nhữnh năm 60 của thế kỉ XX. Thế nhưng cho đến nay sự chuyển biến về PPDH trong trường phổ thông chưa đợc là bao. Phổ biến vẫn là cách dạy truyền thống giáo viên thông báo kiến thức một cách thụ động vào sách vở.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân căn bản đã hạn chế sự phát triển các phương pháp dạy học tích cực là thiếu động lực học tập từ phía học sinh. Trong nhiều năm phát triển giáo dục dưới thời bao cấp, thanh thiếu niên được nhà nước và xã hội bảo đảm việc học hành và bố trí việc làm như một quyền lợi đương nhiên. Điều đó gây tâm lí ỷ lại trong thanh niên HS, làm tê liệt động cơ phấn đấu trong học tập ở đại bộ phận HS.
Bước vào thời kì đổi mới, đất nước ta chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước.HS và cha mẹ HS đã dần dần thích ứng với quan niệm học để có công ăn việc làm, chấp nhận làm việc trong cả khu vực kinh tế tập thể và tư nhân chứ không chỉ tập trung vào khu vực nhà nước như trước đây.
Trong PPDH đổi mới, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, để HS tự lực chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ mới theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp HS hoạt động là chính, nhưng trước đó khi soạn bài GV phải đầu tư nhiều công sức và thời gian để lập“Kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực” mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, tư vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS.
II/ Giải quyết vấn đề:
1/ Thông thường cấu trúc của một kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học tích cực là:
TÊN BÀI HỌC
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Tư duy
- Thái độ
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị của thầy về phương tiện và phương pháp dạy học
- Chuẩn bị của HS
III/ Tiến trình của bài học
Trong mục này giáo viên phải tạo dựng, thiết kế, viết ra được các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới
- dạy học bài mới
- Củng cố và luyện tập
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
IV/ Đánh giá kết thúc bài học, giao việc về nhà
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả của bản thân, nhận xét đánh giá kết quả bài vừa học.
- Giáo viên tự đánh giá hiệu quả giờ dạy và tự rút kinh nghiệm cho giờ học sau.
2/ Ví dụ kế hoạch bài học: “Phương trình bậc hai một ẩn”
Tiết 51 § 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt các yêu cầu sau;
1/ Về kiến thức: Nhận biết được phương trình bậc hai một ẩn số và cách giải phương trình bậc hai với mỗi trường hợp khuyết hệ số b, c và trường hợp đầy đủ cả ba hệ số (với hệ số là những số cụ thể qua phép biến đổi phương trình bậc hai) ax2 + bx + c = 0 (a0) về dạng (x + )2 =
2/ Về kĩ năng:
Thành thạo các bước giải phương trình bậc hai (khuyết c, khuyết b, đầy đủ) với hệ số bằng số.
3/ Về tư duy:
Hiểu được các phép biên đổi để có thể giải được phương trình bậc hai biết qui lạ về quen thuộc, tương tự hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa.
4/ Về thái độ:
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận
Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ, SGK
(Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoat động điều khiển tư duy)
- HS: Bảng nhóm, phiếu học tập
III/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phương trình bậc hai
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn hoạt động:
HĐ1.1: GV nêu vấn đề: Nhiều bài toán trong đời sống thực tế được giải nhờ phương trình bậc hai, chúng ta gặp nó trong Bài toán mở đầu của bài học
GV hướng dẫn hoạt đông
GV treo bảng phụ có đề bài và hình vẽ - hướng dẫn HS phân tích: Tìm bề rộng mặt đường thực chất là tìm diện tích của đường đi quanh. Diện tích đó liên quan như thế nào với diện tích hình chữ nhật đã cho.
HĐ1.2: Đặt ẩn và các yếu tố qua ẩn.Ta gọi bề rộng mặt đường là x(cm), 0 < 2x < 24
Chiều dài phần đất còn lại là bao nhiêu?
Chiều rộng phần đất còn lại là bao nhiêu?
Diện tích H.C.N còn lại là bao nhiêu?
HĐ 1.3: Từ giả thiết ta có phương trình (32 – 2x)(24 – 2x) = 560
biến đổi phương trình về dạng đơn giản không có ngoặc nhờ thực hiện phép nhân nhị thức với nhị thức
x2 – 28x + 52 = 0
GV giới thiệu đây là phương trình bậc hai có một ẩn số và giới thiệu dạng tổng quát của phương trình bậc hai có một ẩn số.
HS thực hiện nhiệm vụ giao
HĐ 1.1: Nhận dạng bài toán thông qua bài toán mở đầu.
HS theo dõi ví dụ nghe GV hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của GV.
HĐ1.2: Gọi bề rộng mặt đường là x(m), 0 < 2x < 24, khi đó phần đất còn lại là hình chữ nhật có:
Chiều dài: 32 – 2x (m)
Chiều rộng: 24 – 2x (m)
Diện tích: (32 – 2x)(24 – 2x) (m2)
HĐ1.3:
Từ giả thiết ta có phương trình (32 – 2x)(24 – 2x) = 560
biến đổi phương trình được
x2 – 28x + 52 = 0
Hoạt động 2: Xây dựng định nghìa về phương trình bậc hai một ẩn bằng các ví dụ a), b), c)
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn hoạt động:
HĐ2.1: (Nhận dạng khái niệm thông qua nhận biết hệ số a, b, c, số mũ của ẩn là 2 ứng với hệ số a khác không của phương trình)
- Liên hệ sự giống và khác với khái niệm đa thức bậc hai, vì sao yêu cầu hệ số a ; nêu ví dụ khác ví dụ trong sách giáo khoa; dùng cách ghi
a =
b =
c =
(Để nêu rõ các hệ số một cách đồng thời)
-Ba ví dụ a), b), c) cho mấy dạng phương trình bậc hai một ẩn?
- Ngoài ba dạng đó, phương trình bậc hai một ẩn còn có dạng nào khác?
HĐ2.2: Khắc sâu kiến thức thông qua ?1
- Những trường hợp nào trong ?1 không phải là phương trình bậc hai.
- Những phương trình bậc hai nào có hệ số mang dấu “-”, đó là là những hệ số nào?
HS thực hiện nhiệm vụ giao
HĐ2.1 phát biểu định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn
Nêu các hệ số a, b, c trong các ví dụ a), b), c)
- HS trả lời: Gồm ba dạng: đầy đủ, khuyết c (khuyết hệ số tự do), khuyết b.
- Còn một dạng khuyết cả b lẫn c.
HĐ2.2: Khắc sâu kiến thứcthông qua ?1
- Tìm được a), c), e) là phương trình bậc hai.
- Các trường hợp a) c = -4,
e) a = -3
Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc hai một ẩn bằng các ví dụ 1. , 2. , 3. và xử lí các câu hỏi: ?2, ?3, ?4, ?5, ?6, ?7
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn hoạt động:
HĐ3.1: Cách giải phương trình bậc hai một khuyết hệ số c qua ví dụ 1 và ?2.
- Trình bày ví dụ 1, nêu các bước giải.
- Có thể chuyển phương trình bậc hai trong ví dụ 1 và ?2 về các phương trình bậc nhất không?
HĐ3.2: Cách giải phương trình bậc hai một ẩn khuyết hệ số b qua ví dụ 2 và ?3, ?6, ?7
- GV trình bày vd2, nêu các bước giải (cho HS thảo luận nhóm)
- Có thể chuyển phương trình bậc hai trong ví dụ 2 và ?3, ?6, ?7 về các phương trình bậc nhất không?
HĐ3.3: Cách giải phương trình bậc hai một ẩn đủ hệ số, biến đổi đổi được về dạng bình phương một nhị thức.
HĐ3.4: Cách giải phương trình bậc hai dạng đầy đủ.
- Trình bày ví dụ 3, nêu các bước giải
- Cách biến đổi phương trình bậc hai a x2 + bx + c = 0 (a0) về dạng:
(x + )2 =
HS thực hiện nhiệm vụ giao
HĐ3.1:
- Xử lí câu hỏi ?2
- Chuyển phương trình bậc hai một ẩn khuyết hệ số c trong ví dụ 1 và ?2 về dạng phương trình tích nhờ nhờ đặt nhân tử chung.
HĐ3.2:
- xử lí các câu hỏi ?3, ?6, ?7
- Giải phương trình bậc hai một ẩn khuyết hệ số b trong ví dụ 2 và ?3
- Xử lí ?6, ?7 nhờ hạ bậc bằng khai căn bậc hai.
HĐ3.3:
- Xử lí các câu hỏi ?4 và ?5
HĐ3.4: Nêu cách giai phương trình bậc hai một ẩn dạng đầy đủ nhờ thực hiện:
* Biến đổi về dạng khuyết c(cách giải nêu ở HĐ3.2).
*Sau đó biến đổi tiếp về dạng bình phương một nhị thức(cách giải nêu ở HĐ3.3)
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức tổng hợp và hướng dẫn học ở nhà
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn hoạt động:
- Luyện kĩ năng thông qua giao bài tập tương tựvà kiểm tra việc thực hiện các bước giải phương trình bậc haiđược học của HS.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua câu hỏi hệ thống hóa.
- Sửa chữa kịp thời các sai lầm
HS thực hiện các nhiệm vụ giao:
- Giải bài tập 14
- Trả lời các câu hỏi:
a) Cho biết các bước giải phương trình bậc hai khuyết c.
b) Cho biết các bước giải phương trình bậc hai khuyết b.
c) Cho biết các bước giải phương trình bậc hai dạng đầy đủ
- Bài tập về nhà: 11, 12, 13 trong SGK
3/ Các giai đoạn thường trải qua trước khi viết một kế hoạch một bài học:
Thông tin hỗ trợ:
- Đọc kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa.
- Giải các bài tập trong sách giáo khoa
- Suy ngẫm nội dung bài học, những nội dung khó trong bài học, thuận lợi và khó khăn khi học sinh học bài này.
- Hình dung phương tiện dạy học bài này.
- Hình thành cách dạy bài học trên lớp.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
b) Các giai đoạn thường trải qua trước khi viết kế hoạch một bài học:
- Kiểm tra, củng cố, ôn lại bài (kiến thức) cũ hoặc chuyển tiếp, giới thiệu bài mới.
- Hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống đặt và giải quyết vấn đề.
- Để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp,… để tìm ra kết quả.
- Tổng kết, hệ thống kết quả hoạt động của học sinh và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề.
- Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng để vận dụng linh hoạt vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.
III/ Bài học kinh nghiệm:
1/ Kinh nghiệm cụ thể:
Trong thời gian xây dựng SKKN “Kế hoạch bài học được thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực”. Qua thảo luận với đồng nghiệp, thực tiễn giảng dạy Tôi thấy có những thay đổi quan trọng sau
- Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau khi học bài về: kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học. Chú ý tới việc xây dựng cho HS phương pháp học tập mà đặc biệt là phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
- Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc hoạt động theo nhóm nhỏ cho “HS suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình (nói và viết) nhiều hơn”.
- Nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy, bám theo các hoạt động nhằm làm cho HS tích cực, độc lập và sang tạo trong học tập. Chú trọng nhận xét sửa chữa các câu hỏi của HS.
2/ Sử dụng SKKN:
Để đạt được hiệu quả cao trong khi sử dụng kế hoạch bài học trên giáo viên cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Các câu hỏi phải được chọn lọc phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, chẳng hạn các câu hỏi tạo tình huống có vấn đề; câu hỏi giúp học sinh phát hiện kiến thức mới; câu hỏi tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề; câu hỏi giúp HS đào sâu suy nghĩ, khai thác kiến thức hoặc vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…
- Các câu hỏi nên khó một chút so với trình độ hiện tại của HS, nhằm kích thích HS suy nghĩ, tìm tòi.
- Liên tục rèn luyện như vậy nhằm đạt tới mục đích là HS biết đặt ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tri thức, biết bổ sung, mở rộng và tìm thêm các hiểu biết mới.
3/ Kiến nghị:
- Đề nghị nhà trường và các quý cấp có liên quan đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học đối với bộ môn toán cũng như các môn khác.
- Cần trang bị thêm máy chiếu và màn chiếu để phục vụ tốt hơn khi GV dạy bằng GAĐT
“Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm chân lí”
(Diesteruwerg)
IV/ Tài liệu tham khảo:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn toán
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trườn THCS môn Toán.
SGK toán 9 tập2 – SGV toán 9 PGS. TS Tôn Thân (chủ biên) và các tác giả
Giới thiệu GA toán 9 Nguyễn Thế Thạch chủ biên.
Mục lục
I/ Đặt vấn đề 01
1) Lí do chọn đề tài 01
2) Thực trạng ban đầu 01
3) Giải pháp đã sử dụng 01
II/ Giải quyết vấn đề 02
1) Cấu trúc 02
2) Ví dụ 03
3) Các giai đoạn thường trải qua 06
III/ Bài học kinh nghiệm 07
1) Kinh nghiệm cụ thể 07
2) Sử dụng SKKN 07
3) Kiến nghị 08
IV/ Tài liệu tham khảo 09
File đính kèm:
- SKKN hay ke hoach bai hoc thiet ke theo ppDH tichcuc.doc