Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 - Trường THCS Tân Đông

1. MỤC TIU: Giúp HS.

1.1. Kiến thức:

* HS biết:

- Hoạt động 1, 2: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.

* HS hiểu:

- Hoạt động 3: Viết đúng chính tả, phát âm chuẩn.

1.2. Kĩ năng:

* HS thực hiện được:

- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

* HS thực hiện thnh thạo:

- Phát hiện được lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

1.3. Thái độ:

* Thói quen:

- GD học sinh ý thức phát âm đúng, viết đúng chính tả.

* Tính cách:

- GD học sinh tính cẩn thận, sử dụng từ ngữ chính xác khi viết văn.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Sủa các lỗi sai: Phụ âm đâu: v - d - gi ; ch - tr

Phụ âm cuối: c - t ; n - ng

 

doc156 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 - Trường THCS Tân Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 – Tiết PPCT: 87. Ngày dạy: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ 1. MỤC TIÊU: Giúp HS. 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Hoạt động 1, 2: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương. * HS hiểu: - Hoạt động 3: Viết đúng chính tả, phát âm chuẩn. 1.2. Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. * HS thực hiện thành thạo: - Phát hiện được lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 1.3. Thái độ: * Thói quen: - GD học sinh ý thức phát âm đúng, viết đúng chính tả. * Tính cách: - GD học sinh tính cẩn thận, sử dụng từ ngữ chính xác khi viết văn. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Sủa các lỗi sai: Phụ âm đâu: v - d - gi ; ch - tr Phụ âm cuối: c - t ; n - ng 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Bảng phụ. 3.2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ………………………………………………………………………… 6A3: ………………………………………………………………………… 6A6:…………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 4.3.Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài:Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về chương trình địa phương (phần TV), rèn luyện chính tả. Hoạt động của GV và HS ND bài học * Hoạt động 1: ( TG: 10 Phút). - GV treo bảng phụ, ghi BT1 - HS đọc - HS lên bảng làm - GV nhận xét, sửa sai. * Hoạt động 2: ( TG: 10 Phút). - GV treo bảng phụ, ghi BT2 - HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhận xét, sửa sai. * Hoạt động 3: ( TG: 10 Phút).. - GV đọc bài - HS viết chính tả, nộp vở cho GV chấm, sửa lỗi. . I. Bài tập 1: - Điền v/d/gi vào chỗ trống trong các dãy sau: a. sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, bao vây. b. viết văn, chữ viết, da diết, hạt dẻ, giẻ lau. II. Bài tập 2: - Điền từ thích hợp có vần uôc, uôt vào chỗ trống (điền cả dấu, thanh). - Quả dưa chuột, trằng muốt, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, buột miệng nói ra, thắc lưng buộc bụng. III. Bài tập 4: Chính tả: nghe, đọc. “Một buổi sáng có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền xám đen xịt. Gió Nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông. Gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây”. 4.4. Tổng kết: - GV nhận xét, biểu dương cá nhân hoặc nhóm. - GV nhắc nhở HS viết đúng chính tả các từ có phụ âm đấu v/d, phụ âm cuối c/t, n/ng. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: a. Đối với bài học ở tiết học này: - Luyên viết đoạn theo chủ đề - Hoàn thành VBT - Thực hiện sổ Nhật kí rèn chữ b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài: Nhân hóa sgk/56 + Xem các vd. + Trả lời các câu hỏi bên dưới. + Tìm vd cho từng kiểu nhân hóa + Làm bài tập luyện tập + Viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân có sử dụng phép nhân hóa. 5. PHỤ LỤC: Tuần: 23 – Tiết PPCT: 88. Ngày dạy: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 1. MỤC TIÊU: Giúp HS. 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Hoạt động 1: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. * HS hiểu: - Hoạt động 2: Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. 1.2. Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Quan sát cảnh vật. * HS thực hiện thành thạo: - Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo trình tự hợp lý. 1.3. Thái độ: * Thói quen: - Giáo dục cho học sinh ý thức quan sát cảnh vật xung quanh để làm văn tả cảnh. * Tính cách: - Giáo dục cho HS tính sáng tạo khi làm bài, tính cẩn thận khi viết một bài văn miêu tả. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.(Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh) 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu,… 3.2. HS: Đọc đoạn văn mẫu, soạn bài theo yêu cầu câu hỏi sgk/45 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ………………………………………………………………………… 6A3: ………………………………………………………………………… 6A6:…………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: * Miêu tả quang cảnh một buổi bình minh ở quê em? (8đ) - HS đáp ứng yêu cầu của GV - GV treo bảng phụ. * Chi tiết nào không thể dùng để tả cảnh mặt trời mọc? (2đ) A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà. B. Phía đông, chân trời đã ửng hồng. C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng. D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang. 4.3.Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài: Hoạt động của GV và HS ND bài học * Hoạt động 1: ( TG: 10 phút). - Gọi HS đọc 3 văn bản SGK/45 - GV treo bảng phụ, ghi các câu hỏi - HS thảo luận nhóm + Nhóm 1: Văn bản đầu tiên miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? + Nhóm 2: Văn bản thứ 2 tả quang cảnh gì? Người viết đã tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào? + Nhóm 3: văn bản thứ 3 là một bài văn tả có 3 phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý. * Muốn tả cảnh cần phải làm gì? Bố cục bài tả cảnh thường gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần? - HS trả lơì, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/47 * Hoạt động 2: ( TG: 20 phút). - Gọi HS đọc BT1 - GV hướng dẫn HS làm - HS thảo luận nhóm + Nhóm 1: BT1a + Nhóm 2: BT1b + Nhóm 3, 4: BT1c - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, sửa sai. - Gọi HS đọc BT2 - GV hướng dẫn HS làm - HS lên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. - HS hoàn thành vào VBT I. Phương pháp viết văn tả cảnh: 1. Các văn bản: SGK/45 2. Trả lời: a. tả người chống thuyền vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa… b. Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau, Năm Căn theo trình tự: từ dưới mặt sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa. c. Phần 3: Phần mở đầu: Luỹ làng… màu của luỹ…giới thiệu khái quát về luỹ tre làng. Phần 2 (thân đoạn):Luỹ ngoài cùng…không rõ: lần lượt miêu tả cụ thể 3 vòng tre..của luỹ làng như thế nào? Phần 3 (kết đoạn): Còn lại…phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. * Ghi nhớ: SGK/47 II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh: Bài tập 1: * Đề: Quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn. a. Hình ảnh tiêu biểu: - Cô giáo chép đề, nhắc nhở, quan sát lớp học,… - Học sinh chăm chú làm bài - Quang cảnh lớp học - Cảnh ngoài sân trường - Không khí lớp học - Gương mặt học sinh - Tiếng bút viết trên vở - Tiếng trống trường b. Trình tự miêu tả: - Từ ngoài à trong lớp. - Từ trên bảng à dưới lớp. - Từ không khí chung à các bạn đang làm bài - Chép đề à thu bài c. Viết mở bài, kết bài: * Mở bài: - Giới thiệu thời gian, địa điểm. ( thứ, tiết học). - Tâm thế chờ đợi của các bạn. - Không khí lớp học trang nghiêm, im vắng khac thường. * Kết bài:ù - Tâm trạng phấn chấn vì đã làm xong bài viết. - Niềm hi vọng về điểm số, kết quả bài viết. Bài tập 2: * Đề: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi. a. Trình tự miêu tả: Trước à trong à sau khi ra chơi. b. Đoạn văn: “ Sau khi tập thể dục, mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò chơi quen thuộc như: đá cầu, nhảy dây, kéo co,…Dưới gốc cây bàng trước lớp, Ngân, Gấm, Nguyệt,… đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười vui vẻ”. 4.4. Tổng kết: - Gọi HS đọc phần đọc thêm SGK/48 - GV diễn giảng cho HS hiểu - GV treo bảng phụ * Nội dung phần thân bài 1 bài văn tả cảnh là: A. Giới thiệu cảnh được tả. B. Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo 1 thứ tự C. Thường phát biểu cảm tưởng vể cảnh vật đó. 5. Hướng dẫn học tập: a. Đối với bài học ở tiết học này: - Học ghi nhớ sgk/47 - Xem lại bài tập đã làm ở lớp. - Viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh cho đề 1,2. - Làm bài tập 3. - Thực hiện sổ Nhật kí rèn chữ * Viết bài tập làm văn tả cảnh. ( Viết ở nhà. Thời gian nộp: Tuần 24). - Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. * Dàn ý: 1. Mở bài: (2đ) - Giới thiệu cây mai mà em sẽ tả. Em nhìn và quan sát cây mai ấy trong một hoàn cảnh nào, thời điểm nào? 2. Thân bài: (6đ) - Lần lượt đi sâu vào miêu tả cụ thể theo 1 thứ tự nhất định: + Từ xa trông cây mai ấy như thế nào? + Đến gần nó hiện lên ra sao: miêu tả các chi tiết cũng theo một thứ tự: bắt đầu từ góc cây, thân cây, cành, lá, nụ, hoa, quả: tả hình dáng, màu sắc, hương thơm. 3. Kết bài:(2đ) - Nêu cảm nghĩ cảu em về cây mai và ý nghĩa của chúng đối với mình cũng như mọi người trong dịp tết đến. b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài: Phương pháp tả ngưới sgk/59 + Đọc các đoạn văn mẫu. + Trả lời câu hỏi sgk/61 + Đọc qua ghi nhớ. + Làm bài tập luyện tập. 5. PHỤ LỤC: Tuần: 24 – Tiết PPCT: 89, 90: Ngày dạy: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG An-phông-xơ-đô-đê 1. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Hoạt động 1, 2: + Nắm được cốt truyện, tình huống truyện,nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. + Hiểu được ý nghĩa và giá trị tiếng nói của dân tộc. * HS hiểu: - Hoạt động 2, 3: + Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - HS thực hiện thành thạo: + Kể tóm tắt truyện. + Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ của dân tộc mình nói riêng. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Giáo dục HS thói quen cẩn thận và tư duy khi đọc một tác phẩm văn học, tư duy, học hỏi cách phân tích tính cách, tâm trạng nhân vật của tác giả. - Tính cách: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. - Diễn biến tâm trạng của Phơ-ăng và thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng. - Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Tranh tác giả Đô –đê. 3.2. HS: Đọc văn bản, nắm nội dung chính, xem chú thích, soạn câu hỏi sgk/55 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ………………………………………………………………………… 6A3: ………………………………………………………………………… 6A6:…………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: * Câu hỏi: 1. Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào? (7đ) 2. Hãy cho biết tên của bài học sẽ học trong tiết học hôm nay? Nội dung trọng tâm cần tìm hiểu trong tiết học này là gì?(3đ) * Trả lời: 1.- Ngoại hình: như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa. - Động tác: Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặc trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chóng bị cong lại, thả sào, rút sào nhanh như cắt. à Rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng và tinh thần vượt lên gian khó. 2. Bài “ Buổi học cuối cùng” - Nội dung trọng tâm: Diễn biến tâm trạng của Phơ-ăng và thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng 4.3. Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS ND bài học * Hoạt động 1: ( TG: 12 phút). - GV treo tranh tác giả giới thiệu cùng HS. - GV:Trình bày những điều em biết về tác giả Đô-đê và truyện Buổi học cuối cùng? - HS: trả lời. - GV: chốt ý, ghi bảng. - GV: hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc. - GV: nhận xét, sửa sai. - GV:Văn bản có những từ khó nào mà em cần lưu ý? * Hoạt động 2: ( TG: 18 phút). - GV:Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, địa điểm, thời gian nào? Em hiểu thế nào về tên truyện buổi học cuối cùng? - HS: Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ờ lớp học của thầy Ha-men tại một làng ở vùng An-dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở 2 vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là buổi học cuối cùng. - GV: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? - HS: Trong truyện có 2 nhân vật chính là chú bé Phrăng và thấy giáo Ha-men, ngoài ra còn có một số nhân vật phụ chỉ xuất hiện thoáng qua, không được miêu tả kĩ. Chú bé Phrăng là nhân vật kể chuyện. +Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời của Phrăng – một HS lớp thầy Ha-men, đã dự buổi học cuối cùng rất xúc động ấy. Cách kể như vây tạo ấn tượng về một câu chuyện có thực, biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện. - GV: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? - HS: Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước đức. + Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật. + Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói “Hôm nay là buổi học Pháp văn cuối cùng của các con”. - GV: Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? - HS: Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay của nước Đức. + Việc học tập không còn như trước nữa. + Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy. HẾT TIẾT 89, CHUYỂN SANG TIẾT 90. * Hoạt động 2: (tt). - Phân tích nhân vật Phrăng: (TG: 10 phút). - GV: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? - HS thảo luận nhóm 5’. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, diễn giảng. - GV: Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em? - HS: Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. - GV: Thái độ đối với tiếng Pháp và với thấy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng. - GV: Qua nhân vật Phơ-răng, tác giả muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì? ( GD học sinh ý thức học tập) - GV: Nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng mẹ đẻ là nỗi đau, là sự tủi nhục. - Phân tích nhân vật thầy Ha-men: ( TG: 10 phút). - GV: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt ý. - GV: Chi tiết gợi nhiều cảm xúc cho em là chi tiết nào? - HS: Lời nói của thầy về tiếng Pháp, cử chỉ và chữ viết của thầy “Nước Pháp muôn năm”à tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu nước. - GV: Nhân vật thầy Ha-men gợi ra em cảm nghĩ gì? - HS trả lời.GV nhận xét. - GV: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy ( Liên hệ) - HS: “Tôi thấy như dễ dàng, như thể trước khi ra đi, tờ mẫu như những lá cờ, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp, như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trướng nhỏ bé “. + Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù… à Biểu hiện rõ rệt và sâu sắc lòng yêu nước, yêu tếng nói và chũ viết dân tộcàyêu nước. - GV: Trong truyện, thầy Ha-men có nói “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chốn lao tù…”. Em nghĩ như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? - HS: Đề cao tiếng nói của dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc. - GV cho HS phát hiện những điểm đáng chú ý ở một số nhân vật khác như cụ già Hô-de, bác phát thư cũ, các HS nhỏ à thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân với việc học tiếng của dân tộc mình. * GV: Em cảm nhận được từ truyện bài học cuối cùng những ý nghỉa sâu sắc nào? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong văn bản bài học cuối cùng .( GD hs lòng yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc). - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọ ghi nhớ SGK/55 * Hoạt động 3: ( TG: 10 phút). - Gọi HS đọc BT2, VBT - GV hướng dẫn HS làm - Hs làm bài tập,GV nhận xét, chốt ý. I. Đọc –hiểu văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: - An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. - Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử, chiến tranh Pháp- Phổ( 1870-1871). 2. Đọc, giải nghĩa từ: II. Phân tích văn bản: 1. Quang cảnh trước lúc buổi học bắt đầu: - Lính Phổ đang tập sau xưởng cưa. - Đường phố vắng lặng. 1. Nhân vật Phrăng: - Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường. - Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học khiến Phrăng ngạc nhiên. - Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức tình cảm của Phrăng. + Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng sững sờ. + Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập của mình. + Cậu tha thiết muốn được trao dồi học tập tiếng Pháp nhưng không còn cơ hội. 2. Nhân vật thầy Ha-men: - Trang phục: áo sơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu. - Thái độ đối với HS: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng, nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: hãy yêu quý, giữ gìn và trao dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước, vì ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là chìa khoá để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ. - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to “Nước Pháp muôn năm”. àYêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. * Ghi nhớ : SGK/55 III. Luyện tập: BT2: VBT 4.4. Tổng kết: * Câu hỏi: - Tóm tắt truyện? - Diễn biến tâm trạng của nhân vật cậu bé Phrăng trong buổi học cuối cùng? * Trả lời: - HS tự tóm tắt. - Diễn biến tâm trạng của nhân vật cậu bé Phrăng trong buổi học cuối cùng. + Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường. + Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học khiến Phrăng ngạc nhiên. + Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức tình cảm của Phrăng. Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng sững sờ. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập của mình. Cậu tha thiết muốn được trao dồi học tập tiếng Pháp nhưng không còn cơ hội. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: a. Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài giảng, ghi nhớ sgk/55 - Hoàn thành VBT. - Thực hiện Nhật kí rèn chữ. b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ sgk/63 + Đọc diễn cảm văn bản + Nắm nội dung chính văn bản + Xem phần chú thích + Soạn câu hỏi đọc hiểu. + Làm bài tập luyện tập 5. TỔNG KẾT: Tuần: 24 – Tiết PPCT: 91. Ngày dạy: NHÂN HÓA 1. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Hoạt động 1, 3: Nắm khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. * HS hiểu: - Hoạt động 2, 3: Tác dụng của phép nhân hóa. 1.2. Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Nhận biết và phân tích đước giá trị tu từ của phép nhân hóa. * HS thực hiện thành thạo: - Sử dụng phép nhân hóa trong nói và viết. 1.3. Thái độ: * Thói quen: - Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng nhân hóa phù hợp trong nói viết để nâng cao hiệu quả diễn đạt. * Tính cách: - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tếp, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - Tác dụng của phép nhân hóa. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Bảng phụ ghi VD. 3.2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ………………………………………………………………………… 6A3: ………………………………………………………………………… 6A6::…………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: - Kiểm tra vở bài tập, vở bài soạn của 5 HS. 4.3. Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS ND bài học * Hoạt động 1: ( TG: 8 phút). - GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/56 Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ trên? - HS: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. - GV gợi ý: kể tên các sự vật được nhắc đến? Các sự vật ấy gắn cho những hành động gì, của ai? Cách gọi tên sự vật có gì khác nhau? - HS: Các sự vật: trời, cây mía, kiến. Gán cho những hành động của người: mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân. + Gọi trời bằng ôngàdùng loại từ gọi người để gọi sự vật. + Cây mía, kiến: gọi tên bình thường. - GV treo bảng phụ, ghi các cách diễn đạt SGK/57 So sánh cách diễn dạt này, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào? - GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi: Đọc các câu thơ sau, xác định những sự vật được gán cho những hành động của con người. a. Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ? b. Con đĩa vắc qua mô đất chết Và người ngửa mặt ngóng trời cao. - HS: b. mô đất chết à nhân hoá. a. núi chê, núi ngồi - GV nhận xét, chốt ý - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 2: ( TG: 10 phút). - GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/57 * Trong các câu hỏi ở VD, những sự vật nào được nhân hoá? - HS thảo luận nhóm( GDKNS : Giao tiếp, chia sẻ ý kiến trong quá trình thảo luận). - HS: Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, sửa sai - GV: Có mấy kiểu nhân hóa? Kể ra? - HS trả lời, GV nhận xét,

File đính kèm:

  • docVAN 6(5).doc
Giáo án liên quan