Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Trường THCS Thạnh Đông

1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Nt chính về vị trí và bố cục của đoạn trích.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Nỗi bẽ bàng buồn tẻ cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngung Bích

- HS hiểu: được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình .Cảm nhận được vẻ đẹp của tấm lịng thủy chung, nhn hậu của nng.

 Hoạt động 3:

- HS biết: Tổng kết nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- HS hiểu: Ý nghĩa của văn bản.

1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật qua việc tả cảnh ngụ tình, vật, thin nhin, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.

- HS thực hiện thành thạo: Kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

 1.3:Thái độ:

- HS có thói quen: Vận dụng những yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong khi viết văn cũng như trong cuộc sống .

- HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của người khác.

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:8 Tiết:36 Ngày dạy:14/10/2013 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Nét chính về vị trí và bố cục của đoạn trích. à Hoạt động 2: - HS biết: Nỗi bẽ bàng buồn tẻ cơ đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngung Bích - HS hiểu: được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngơn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình .Cảm nhận được vẻ đẹp của tấm lịng thủy chung, nhân hậu của nàng. à Hoạt động 3: - HS biết: Tổng kết nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản. - HS hiểu: Ý nghĩa của văn bản. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật qua việc tả cảnh ngụ tình, vật, thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao. - HS thực hiện thành thạo: Kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Vận dụng những yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong khi viết văn cũng như trong cuộc sống . - HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của người khác. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc – hiểu văn bản. - Nội dung 2: Phân tích nội dung, nghệ thuật văn bản. - Nội dung 3: Tổng kết nội dung, nghệ thuật của văn bản. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Tranh:“Kiều ở lầu Ngưng Bích” . 3.2: Học sinh: Đọc trước văn bản, tìm hiểu tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lịng đoạn trích “Cảnh ngày xuân ” và cho biết nội dung chính của đoạn trích? (6đ). l Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp , tinh khơi khống đạt , đầy sức sống ,động mà khơng tĩnh . Đọc thuộc đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích ? (2đ). l HS đọc. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ). l Đọc văn bản, tìm hiểu tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học à Vào bài : Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ rất hay trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Chúng ta sẽ hiểu rõ thêm về điều đóï qua tiết học này. ( 1 phút) à Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. ( 7 phút) ĩ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.:Đoạn trích được thể hiện qua việc tả cảnh ngụ tình và độc thoại nội tâm. ĩ Gọi HS đọc. Nhận xét. Nêu vị trí của đoạn trích? Thuộc phần thứ hai trong cốt truyện. ĩ Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ khĩ của HS.:Ngưng Bích , Khĩa xuân, tả cảnh ngụ tình,ngôn ngữ độc thoại.( GV cho HS thực hiện trong quá trình dạy ) ĩ GV hướng dẫn HS tìm hiểu. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần nhỏ? Nội dung chính của mỗi phần là gì? Phần 1: 6 câu đầu:Hồn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. Phần 2: 8 câu tiếp theo: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của nàng. Phần 3: còn lại: Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Vậy, đại ý của đoạn trích này là gì? ĩ GV gọi HS nêu. à Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản.( 18’) Vì sao Thúy Kiều phải ra ở lầu Ngưng Bích? Vì Tú Bà định giam lỏng nàng, đợi thực hiện một âm mưu mới, bắt nàng tiếp khách lầu xanh. Nơi ở của Kiều nằm ở đâu? Vị trí ấy như thế nào? Bên bờ biển Lâm Tri, rất chơ vơ, vắng vẻ. ĩ Gọi HS đọc lại 6 câu thơ đầu. Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được tác giả phác họa như thế nào? Non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng… Em cảm nhận như thế nào về cảnh trí thiên nhiên nơi đây? Không gian ở đây như thế nào? Câu thơ gợi lên một không gian như thế nào? Không gian rộng, cao và xa. Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai? Của Kiều. Cảnh : “non xa, trăng gần”gợi cho ta liên tưởng đến điều gì ? Lầu Ngưng Bích cao ngất (gần trăng, xa núi) trơ trọi giữa mênh mơng trời nước. Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya”gợi lên tính chất gì về thời gian? Sớm khuya, đêm ngày, Kiều chỉ thui thủi một mình. Qua khung cảnh đó, ta có thể biết Kiều đang sống trong hồn cảnh tâm trạng như thế nào? Tâm trạng đó được khắc họa qua những từ ngữ nào? Bẽ bàng. Bẽ bàng thuộc kiểu từ gì? Từ láy. Từ láy này có tác dụng gì trong câu thơ trên? Diễn tả tâm trạng chán nản, xấu hổ, tủi nhục của Kiều. Qua cách miêu tả thiên nhiên mà ta có thể hiểu được tâm trạng của Kiều. Vậy ở đây tác giả đã thành công với nghệ thuật gì? Cảnh đẹp nhưng con người không còn lòng dạ nào để thưởng ngoạn nữa nên “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.Cảnh và tình chẳng hòa hợp được với nhau.Nguyễn Du cũng đã từng viết: “Người buồn cảnh co ùvui đâu bao giờ”. Trong hoàn cảnh ấy, Kiều nghĩ đến ai? Ai trước, ai sau? Nghĩ đến Kim trọng trước, cha mẹ sau. Như vậy hợp lí không? Vì sao? ĩ GV cho HS tranh luận. ĩ GV chốt ý :Hợp lí. Vì nó hợp với quy luật tâm lí, tinh tế:của Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ những điều gì ? Phân tích tâm trạng nhớ thương người yêu của Thúy Kiều? Khi đó, tâm trạng của Kiều như thế nào? Em hiểu gì về chữ “son” trong câu “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”? ĩGV: Tấm son…phai:khẳng định tấm lịng thủy chung, sắt son với Kim Trọng, hoặc tấm lịng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa sạch . ĩ Liên hệ bài : Bánh trơi nước của Hồ Xuân Hương, Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố. Ngoài nỗi nhớ Kim Trọng, Thúy Kiều còn nhớ đến ai? Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? - GV cho HS Sử dụng KTĐN - HS: Nhiều em trình bày ý kiến. +Tựa cửa. +Thành ngữ: “Quạt nồng ấp lạnh”…những ai đógiờ?”. + Cách dùng điển cố: “sân lai”, “gốc tử” ¢ Đều nĩi lên tâm trạng nhớ thương, tấm lịng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượngcảnh nơi quê nhà đã hồn tồn thay đổi .… Những chi tiết này nói lên điều gì về tình cảm của Thúy Kiều đối với cha mẹ ? Qua đó, ta học tập được gì ở Kiều? - Phải hiếu thảo với cha mẹ. - Giáo dục tư tưởng cho HS. Trong hoàn cảnh tội nghiệp của mình, Kiều vẫn nghĩ đến người khác. Vậy ở đây, ta còn thấy điều gì ở Kiều? Lòng vị tha. Qua phần tìm hiểu ở trên, em thấy Kiều là người như thế nào?  Tám câu thơ cuối thể hiện điều gì? Cảnh ở tám câu thơ cuối là thực hay hư? - GV: Tả thực với :”cửa bể”, “cánh buồm”, “chân mây”, “nội cỏ”, “màu xanh xanh”, “tiếng sóng”. Hư ảo: tâm trạng của Kiều. Mỗi cảnh vật ở đây đều có một nét riêng, đồng thời lại có một nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Vậy, em hãy phân tích tám câu thơ cuối để chứng minh điều đó? Cho HS thảo luận nhĩm trong 4 phút. Gọi đại diện nhĩm trình bày. Nhận xét. Ở phần này, tác giả đã thành công với nghệ thuật gì? Cảnh ở lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả như thế nào? Cảnh từ xa đến gần, màu sắc tư nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Qua tìm hiểu đoạn trích ở trên, em hãy cho biết: Nội dung của đoạn trích nói về điều gì? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Ghi nhớ-SGK-96. ĩ GV :Qua bài học này, em học tập được gì khi làm văn tự sự? ĩ GV cho HS phát biểu. à Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết. (5’)  Đoạn trích chiếm được cảm tình của người đọc, nhờ đâu?  Đoạn trích cĩ ý nghĩa như thế nào? à Hoạt động 4 :GV hướng dẫn HS luyện tập (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1.  Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?  Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối. ĩ Cho HS làm bài vào vở bài tập. I. Đọc-hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm “ Truyện Kiều”. b.Từ khó: 3. Bố cục: 3 phần. 4. Đại ý: Tâm trạng của Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. II. Phân tích văn bản: 1/ Hoàn cảnh cơ đơn, tội nghiệp của Kiều: - Cảnh thiên nhiên: Non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng… à Thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng sự sống của con người . - Thời gian: Tuần hoàn khép kín: “mây sớm, đèn khuya”. à Tâm trạng cơ đơn, buồn tẻ. -Nghệ thuật: + Từ láy, so sánh . + Tả cảnh ngụ tình. 2/ Tâm trạng nhớ thương của Kiều: a) Nhớ Kim Trọng: - Nhớ đến buổi thề nguyền, đính ước. - Tưởng tượng Kim Trọng cũng đang nhớ về mình. à Đau đớn, xót xa. b) Nhớ cha mẹ: - Thương xót cha mẹ nhớ mong con. - NT: Thành ngữ, điển cố. Ngơn ngữ độc thoại . - Đau xĩt khi khơng được chăm sĩc cha mẹ già yếu. à Một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, đáng trọng . 3, Tâm trạng buồn lo của Kiều: - Thuyền…xa xa: Nhớ quê hương, nhớ cha mẹ. - Hoa …đâu: Nhớ người yêu, xót xa duyên phận. - Buồn trông… ghế ngồi: Buồn cho cảnh ngộ của chính mình. - Nghệ thuật: + Tả cảnh ngụ tình. +Điệp ngữ:Buồn trông:điệp khúc tâm trạng. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: + Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngơn ngữ độc thoại. + Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Lựa chọn từ ngữ điêu luyện, sử dụng các biện pháp tu từ rất thành cơng.. 2. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cơ đơn, buồn tủi và tấm lịng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. IV .Luyện tập : *Bài 1: Tả cảnh ngụ tình: + Miêu tả qua cái nhìn của nhân vật. à Diễn tả tâm trạng nhân vật. Buồn trông … ghế ngồi: tả cảnh; trong: tả (ngụ) tình. 4.4:Tôûng kết: (5’)  Câu 1: Qua đoạn trích, ta thấy Kiều là con người như thế nào? l Đáp án: Là người tình thủy chung, người con hiếu thảo. Là người có tấm lòng vị tha đáng trọng.  Câu 2: Biểu hiện chủ yếu của cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du ở đoạn trích này là gì? A. Đồng cảm sâu xa với số phận và tâm tư con người. B. Trân trọng, đề cao những giá trị, vẻ đẹp của con người. C.Cả A và B. l Đáp án: C ĩ Hoặc cĩ thể hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung bài học băng sơ đồ tư duy: 4.5:Hướng dẫn học tập: (3’) à Đối với bài học tiết này: - Đối với bài học này : + Học thuộc lòng đoạn trích và phần ghi nhớ trong SGK-96. + Làm bài tập cịn lại và hồn chỉnh ở vở bài tập . à Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bi bài học tiếp theo: +: “Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga”. Tìm hiểu kĩ Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên + Đọc - tĩm tắt tác phẩm. + Nắm nội dung và nghệ thuật của truyện + Học thuộc đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” + Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 115. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. + Truyện Kiều - Nguyễn Du. + Giảng văn Truyện Kiều. + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9. + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy. Tuần:8 Tiết:37 Ngày dạy: 14/10/2013 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích: “Lục Vân Tiên” ) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Nét chính về tác giả, tác phẩm, vị trí của tác phẩm tác phẩm Lục Vân Tiên và những đĩng gĩp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc . à Hoạt động 2: - HS biết: Vị trí của đoạn trích. - HS hiểu: Đại ý của đoạn trích à Hoạt động 3: - HS biết: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - HS hiểu: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục vân Tiên. à Hoạt động 4: - HS biết: Tổng kết nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích để từ đĩ vận dụng thành thạo trong khi viết văn. Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ. - HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc truyện thơ Nôm, tìm hiểu đặc trưng, phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Thấy việc bất bình khơng nên tránh và biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khĩ khăn. - HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức coi trọng ơn nghĩa, dám làm việc nghĩa và có thái độ đền ơn đáp nghĩa. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Tác giả, tác phẩm. - Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 3: Phân tích đoạn trích. - Nội dung 4: Tổng kết. 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Tranh về tác giả, tác phẩm. 3.2. Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tóm tắt văn bản. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:  Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết :Thế nào là tả cảnh ngụ tình? (8đ) l Đọc thuộc lòng diễn cảm .(5đ) Tác giả mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của con người . (3đ) à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ) l Tìm hiểu đơi nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên. ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học à Vào bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du là truyên thơ nôm đặc sắc. Bên cạnh đó “Lục Vân Tiên” cũng là một truyện nôm có sức sống mạnh mẽ và đã in sâu trong tiềm thức của con người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ, ta cùng nhau tìm hiểu tác phẩm. ( 1 phút) à Hđ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. ( 20 phút) Hãy nêu những nét chính về tác giả? ĩ GV nói thêm: Ôâng còn tìm đến các căn cứ, làm quân sư cho các lãnh tụ, viết thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ… “Thà đui mà …không đầu”. - Ôâng là thầy giáo vang danh khắp lục tỉnh, là thầy thuốc cứu nhân độ thế: Chẳng màng danh lợi, chẳng ganh ghét tài”. Ôâng đã để lại nhiều tác phẩm lớn cho đời. ĩ Giáo dục HS lòng khâm phục và tư ïhào về Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm ra đời khi nào? Tác phẩm kết cấu theo kiểu chương hồi với mục đích truyền đạo lí làm người . Đặc điểm thể loại: Để kể hơn là để đọc: Chú trọng hành động của nhân vật. Là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát gồm 2082 câu. Hãy tóm tắt nội dung của từng phần? Tóm tắt phần 1 ?  Tóm tắt phần 2 ?  Tóm tắt phần 3 ?  Tóm tắt phần 4 ? Nội dung của truyện đề cập đến vấn đề gì trong xã hội? Xem trọng tình nghĩa con người với nhau. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy. Khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. (Kết thúc có hậu) Có ý kiến cho rằng: truyện: “Lục Vân Tiên” là một thiên tự truyện. So sánh cuộc đời Lục Vân Tiên và Nguyễn Đình Chiểu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? ĩ Cho HS thảo luận. Thời gian: 4’. ĩ Gọi đại diện nhóm trình bày. ĩ Nhận xét, sửa chữa. Giốâng nhau: Việc bỏ thi về nhà chịu tang mẹ, đau mắt và bị mù, bị bội hôn. Về sau gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp. Khác: Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt sáng lại, tiếp tục đi thi đỗ trạng nguyên và cầm quân đi đánh giặc thắng lợi. à Ước mơ cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu. Còn cuộc đời thực của Nguyễn Đình Chiểu thì mãi mãi bị mù lòa, sống trong bóng tối. Hãy nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó? Ước mơ và khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu là được sáng mắt và ông đã thể hiện qua nhân vật của mình. à Hđ3: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản: ( 10 phút) ĩ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. ĩ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. ĩ Gọi HS đọc và nhận xét cách đọc . ĩ Kiểm tra việc nắm nghĩa của từ loại và một số từ khó của HS. Theo em, ýchính của đoạn trích này là gì? I/ Tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu . - Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác vào thời kì đau thươngmà anh dũng của DT ta TKXIX. - Là người có nghị lực, sống, chiến đấu và cống hiến cho đời. - Có lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm. - Ông là thầy giáo,thầy thuốc và là nha øthơ. 2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: - Khoảng đầu những năm 50 của TK XIX ,năm 1954- Trước khi Pháp xâm lược. 3. Tóm tắt tác phẩm: 4phần. - Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều NguyệNga. -Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp. - Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng thủy chung. - Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nhau. II/ Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: 3. Đại ý: Lục Vân Tiên trên đường về quê, gặp bọn cướp đã đánh tan và cứu hai cô gái. Nguyệt Nga muốn trả ơn nhưng Vân Tiên từ chối. 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)  Câu 1: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự. C. Biểu cảm. B .Miêu tả. D. Nghị luận. l Đáp án: A  Câu 2: Truyện Lục Vân Tiên gồm có: Hai phần. C. Năm phần B. Bốn phần. D. Sáu phần l Đáp án: B 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: + Đọc, tóm tắt lại những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm. + Tóm tắt truyện “ Lục Vân Tiên.” à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài: “Lục Vân Tiên gặp nạn”(tt). + Tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. + Trả lời câu hỏi ở SGK. + Đọc thuộc đoạn trích và chuẩn bị bài tập. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. Tuần:8 Tiết:38 Ngày dạy:17/10/2013 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA(tt) Trích: “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu 1. Mục tiêu: 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Phân tích văn bản(tt) - Nội dung 2: Tổng kết 3. Chuẩn bị: 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thuộc tác phẩm nào? (2đ) A. Đoạn trường tân thanh. B. Truyền kì mạn lục. C. Lục Vân Tiên. D. Ngư tiều y thuật vấn đáp. Kể tóm tắt truyện Lục Vân Tiên?(6đ) l HS kể. GV nhận xét. Chấm điểm. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ) l Tìm hiểu hình ảnh Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học à Vào bài : Tiết trước, các em đã được tìm hiểu nét chính về tác giả, tác phẩm, tiết này, cơ sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu tiếp về các nhân vật trong truyện. ( 1 phút) à HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản. ( 25 phút)  Trên đường về nhà, gặp bọn hung đồ hại người, Lục Vân Tiên đã làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người? Kết quả thế nào? So sánh lực lượng hai bên, em thấy thế nào? Lực lượng hoàn toàn đối lập nhau:Vân Tiên chỉ có một mình, bọn lâu la rất đông. Em có nhận xét gì về Lục Vân Tiên? Qua việc làm này, em học tập được ở Lục Vân tiên điều gì? Thấy việc nghĩa nên làm, phải anh dũng cứu người gặp nạn. Hình ảnh cứu người của Lục Vân Tiên gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào cứu công chúa trong truyện cổ tích Việt Nam? Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga… Sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên đối xử với nạn nhân như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì về Vân Tiên? Giáo dục HS ý thức giúp người không mong đền ơn. Qua hình ảnh Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm khát vọng gì? Hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. - GV gọi HS đọc lại đoạn 2 Khi nghe Vân Tiên hỏi, Nguyệt Nga đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách xưng hô và cách nói năng của Kiều Nguyệt Nga? Khi được Vân Tiên cứu giúp, mong muốn lớn nhất của Nguyệt Nga là gì? Qua việc tìm hiểu cách xưng hô, cách nói năng, em có nhận xét gì về Kiều Nguyệt Nga? Qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga, em có thể học tập được điều gì? Lòng hiếu thảo phải biết đền ơn những người đã giúp đỡ mình. à Hđ3: Hướng dẫn HS tổng kết văn bản. ( 5 phút)  Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nhân vật của mình theo phương thức nào? (Miêu tả ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ của nhân vật). Vì truyện lưu truyền bằng cách kể thơ, nói thơ (kể việc, hoạt động là chính, nhân vật gây ấn tượng bằng việc làm, lời nói.) lSo sánh với cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, em thấy thế nào? Nguyễn Du khắc họa nhân vật chủ yếu qua ngoại hình. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu? Ít chú ý đến ngoại hình và diễn biến nội tâm. Qua tìm hiểu đoạn trích trên, em thấy nội dung của đoạn trích nói về điều gì Có ý nghĩa như thế nào? III/ Phân tích văn bản: 1/ Hình ảnh Lục Vân Tiên: -Đánh cướp cứu người. + Bẻ cây …xông vô. + Tả đột hữu xung. - Lâu la bốn phía vỡ tan. à Hành động dũng cảm, tài nghệ hơn người, tính cách anh hùng. - Hỏi han và từ chối việc trả ơn: “Làm ơn…anh hùng”. ð Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư. 2/ Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga: Trình bày vấn đề rõ ràng khúc chiết: “ Thưa rằng…cùng người”. Xưng hô: quân tử, tiện thiếp. à Khiêm nhường. Nói năng: văn vẻ, dịu dàng. Mong được đền ơn cho Vân Tiên. ð Người con hiếu thảo, khuê các, thùy mị, nết na, co ùhọc thức, trọng tình nghĩa. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ hành động lời nĩi. - Sử dụng ngơn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nĩi thơng thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến truyện. 2. Ý nghĩa văn bản: Đoạn kết ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)  Câu 1: Có ý kiến cho rằng :” Đây là một truyện nôm mang nhiều tính chất dân gian.” Em hãy làm rõ ý kiến này qua đoạn trích trên? l Đáp án: Ngôn ngữ, kết cấu , xây dựng nhân vật á Nêu cảm nhận của em về nhân vật “ Lục Vân Tiên” , qua đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga? 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: + Học thuộc lòng đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga . + Tập phân tích hai nhân vật này thông qua lời nói hành động của nhân vật. + Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK –115. + Làm bài tập trong phần luyện tập. Đọc bài đọc thêmtrong SGK-116. à Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ + Đọc kĩ các nội dung bài học . + Trả lời các câu hỏi ở SGK + Tìm hiểu thêm một số từ đồng nghĩa, đồng âm . 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. Tuần:8 Tiết:39 Ngày dạy: 17/10/2013 TRAU DỒI VỐN TỪ 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS hiểu: Vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói viết và phát triển năng lực tư duy giao tiếp. à Hoạt động 2: - HS hiểu: Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ à Hoạt động 3: - HS biết: Làm các bài tập về trau dồi vốn từ. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Kĩ năng giải nghĩa từ chính xác. - HS thực hiện thành thạo: Sử dụng từ đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh, mở rộng và chính xác vốn từ trong giao tiếp. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Học tập, rèn luyện, tìm hiểu để làm tăng vốn từ cho bản thân. - HS có tính cách: Giáo dục cho HS cĩ ý thức trau dồi vốn từ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục HS y ùthức trau dồi vốn từ cho bản thân, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định lựa chọn và sử dụng từ phù hợp trong giao tiếp. 2. Nội du

File đính kèm:

  • docTUAN 8.doc