1. Thuận lợi:
*Học sinh:
- Học sinh địa phương hầu hết là con nhà nông nghiệp nên đã quen với những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, kết hợp với những kiến thức từ bài giảng và thực tế giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội tri thức của phân môn kỹ thuật trồng cây ăn quả Công nghệ 9.
* Giáo viên:
- Giáo viên tham gia giảng dạy đã có trình độ trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay và đổi mới phương pháp của bộ môn công nghệ.
* Cơ sở vật chất:
- Nhà trường, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học của bộ môn tương đối đầy đủ tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
- Thiệt bị phục vụ cho giảng dạy môn công nghệ trồng cây ăn quả lớp 9 đa số là các vật dùng trong nông nghiệp nên rất dễ chuẩn bị.
2. Khó khăn
*Học sinh:
- Học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức ở các môn học khác nhiều, đối với môn Công nghệ thì chủ yếu học sinh chỉ đọc ở SGK và học ở thực tế chứ chưa có thời gian để tham khảo các loại sách báo nên việc mở rộng và nâng cao kiến thức còn hạn chế.
- Ý thức học tập bộ môn của một số học sinh chưa cao vì coi đây là môn phụ chưa chú trọng -> chất lượng chưa cao.
* Cơ sở vật chất:
- Sách tham khảo cho GV còn hạn chế; chưa có phòng thực hành và phương tiện thực hành còn thiếu nên kết quả của các bài thực hành còn chưa đạt được như mong muốn; chưa gắn lí thuyết với thực hành.
- Đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn nhiều hạn chế.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Công nghệ 9 năm học 2010-2011 - Trường THCS Quang Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn Công nghệ 9 năm học 2010 - 2011
Trường THCS Quang khải
A. Kế hoạch chung:
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi:
*Học sinh:
- Học sinh địa phương hầu hết là con nhà nông nghiệp nên đã quen với những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, kết hợp với những kiến thức từ bài giảng và thực tế giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội tri thức của phân môn kỹ thuật trồng cây ăn quả Công nghệ 9.
* Giáo viên:
- Giáo viên tham gia giảng dạy đã có trình độ trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay và đổi mới phương pháp của bộ môn công nghệ.
* Cơ sở vật chất:
- Nhà trường, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học của bộ môn tương đối đầy đủ tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
- Thiệt bị phục vụ cho giảng dạy môn công nghệ trồng cây ăn quả lớp 9 đa số là các vật dùng trong nông nghiệp nên rất dễ chuẩn bị.
2. Khó khăn
*Học sinh:
- Học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức ở các môn học khác nhiều, đối với môn Công nghệ thì chủ yếu học sinh chỉ đọc ở SGK và học ở thực tế chứ chưa có thời gian để tham khảo các loại sách báo nên việc mở rộng và nâng cao kiến thức còn hạn chế.
- ý thức học tập bộ môn của một số học sinh chưa cao vì coi đây là môn phụ chưa chú trọng -> chất lượng chưa cao.
* Cơ sở vật chất:
- Sách tham khảo cho GV còn hạn chế; chưa có phòng thực hành và phương tiện thực hành còn thiếu nên kết quả của các bài thực hành còn chưa đạt được như mong muốn; chưa gắn lí thuyết với thực hành.
- Đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn nhiều hạn chế.
II. Mục tiêu bộ môn:
Sau khi học xong chương trình Công nghệ 9 này, học sinh sẽ phải:
1. Kiến thức
Học sinh có những hiểu biết cơ bản, phổ thông về kĩ thuật trồng cây ăn quả như:
- Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm, yêu cầu và triển vọng phát triển của trồng cây ăn quả.
- Hiểu được các giá trị dinh dưỡng, kinh tế của cây ăn quả.
- Biết được một số đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Hiểu và áp dụng được vào thực tế sản xuất những quy trình kĩ thuật trồng cây ăn quả.
2. Kĩ năng
Làm được một số khâu trong quy trình sản xuất cây ăn quả:
- Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp vô tính (giâm cành, chiết cành, ghép, )
- Trồng cây ăn quả.
- Bón phân thúc cho cây ăn quả.
- Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu đối với một số loại cây ăn quả (cây có múi, vải, nhãn, xoài, )
- Làm xi rô quả.
3. Thái độ
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả. Có ý thức quý trọng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học; thực hiện đúng quy trình công nghệ.
III. Biện pháp thực hiện:
1) Đối với giáo viên:
1. Nghiên cứu toàn bộ chương trình SGKCN9 để đảm bảo tính hệ thống về kiến thức. Xác định các kiến thức trọng tâm, kỹ năng cơ bản trong chương trình.
2. Tiến hành tiếp tuc đổi mới phương pháp dạy học tránh lối truyền thụ một chiều. Yêu cầu học sinh hoạt động tích cực, chủ đông chiếm lĩnh kiến thức. Kết hợp phương pháp dạy học hiện đại và truyên thống.
3. Thực hiện đầy đủ chương trình không cắt xén, dạy dồn, dạy ghép. Làm rõ trọng tâm của từng bài.
4. Tăng cường kiểm tra học sinh đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Ra đề hợp lý phân loại được đối tượng học sinh
5. Chú ý sửa sai, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.. Giúp cho học sinh tranh được những sai lầm do ngộ nhận kiến thức.
6. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
2) Đối với học sinh:
1. Phải có động cơ, tái độ học tập đúng đắn, có lòng ham mê yêu thích bộ môn.
2. Tích cự học tập ở nhà kết hợp với việc chú ý nghe giảng trên lớp. Luôn nghiên cưu bài mới và đăt ra những câu hỏi cần giải đáp.
3. Tăng cương tự học, tự nghiên cứu tài liệu tam khảo.
IV. Chỉ tiêu:
Khối, lớp
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A(40)
9B(37)
Toàn khối
B. Kế hoạch cụ thể
Bài
Kiến thức chuẩn
Kỹ năng chuẩn
Giáo dục tư tưởng
Liên thực tế
Phương pháp
Chuẩn bị của GV-HS
Thực hành
Kiểm tra
1
Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả:
- Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
- Đặc điểm và yêu cầu của nghề
- Triển vọng của nghề
- Giải thích,phân tích, áp dụng thực tế, thảo luận nhóm
Yêu thích nghề trồng cây ăn quả
- Tìm hiểu và áp dụng vào sản xuất của gia đình và địa phương
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Thống kê các số liệu sản xuất và xuất khẩu.
2
Một số vấn đề chung về cây ăn quả:
- Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của CAQ
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
- Thu hoạch, bảo quản, chế biến
- Quan sát, phân tích + hiểu biết thực tế, TLN cá nhân; so sánh các khâu trong kĩ thuật gieo trồng.
Biết yêu quý, sụ dụng các loại quả trong gia đình hợp lý
- Tìm hiểu và áp dụng vào sản xuất của gia đình và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất và thu hoạch sau đó vận dụng
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh vẽ CAQ, và bảng phụ chuẩn kiến thức
KT miệng,
KT thường xuyên
3
Các phương phâp nhân giống cây ăn quả:
- Xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Quan sát hình vẽ, nhận biết, phân tích, kết luận, kĩ năng so sánh.
Yêu thích và biết các phương pháp nhân giống cây ăn quả
- Tham gia trồng chăm sóc cây ăn quả ở gia đình.
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, các dụng cụ nhân giống: Dao, kéo, bảng phụ, PHT,
KT miệng,
KT thường xuyên
4
Thực hành: Giâm cành
Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Quá trình sản xuất và bán giống cây trồng trên thị trường
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Tranh, ảnh, bảng phụ, Dao, kéo, thuốc kích thích ra rễ, cành giâm,
X
KT miệng,
KT thường xuyên
5
Thực hành: Chiết cành
Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Quá trình sản xuất và bán giống cây trồng trên thị trường
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Tranh, Dao, nilon, hoá chất, cành chiết.
X
KT miệng,
KT thường xuyên
6
Thực hành: Ghép cành
Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Quá trình sản xuất và bán giống cây trồng trên thị trường
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Tranh, PHT, bảng phụ
X
KT thực hành
7
Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi:
- Giá trị dinh dưỡng của các cây có múi
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
- Thu hoạch và chăm sóc
- Nhận biết, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc trồng cây ăn quả ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, PHT, bảng phụ
KT miệng,
KT thường xuyên
8
Kĩ thuật trồng cây nhãn:
- Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc
- Nhận biết, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc trồng cây ăn quả ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, PHT, bảng phụ
KT miệng,
KT thường xuyên
9
Kĩ thuật trồng cây vải:
- Giá trị dinh dưỡng của cây vải.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc
- Thu hoạch, bảo quản, chế biến
- Nhận biết, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc trồng cây ăn quả ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, PHT, bảng phụ
Kiểm tra học kì I (T18)
10
Kĩ thuật trồng cây xoài:
- Giá trị dinh dưỡng của quả xoài.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
- Thu hoạch, bảo quản.
- Nhận biết, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc trồng cây ăn quả ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, PHT, bảng phụ
KT miệng,
KT thường xuyên
11
Kĩ thuật trồng chôm chôm:
- Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
- Thu hoạch, bảo quản.
- Nhận biết, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc trồng cây ăn quả ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Tranh, PHT, bảng phụ
KT miệng,
KT thường xuyên
12
Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả
- Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Quá trình phun thuốc trừ sâu, bệnh ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Mẫu sâu, bệnh hại cây ăn quả, tranh ảnh, bảng phụ.
X
KT miệng,
KT thường xuyên
13
Thực hành: Trồng cây ăn quả
- Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Quá trình sản xuất các sản phẩm cây ăn quả.
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Cây giống, phân bón, cuốc, doa tưới, cây có tán trung bình.
X
KT miệng,
KT thường xuyên
14
Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả
- Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Việc bón phân thúc cho cây ăn quả.
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Phân bón, cuốc, doa tưới, cây có tán trung bình.
X
KT miệng,
KT thường xuyên
15
Thực hành: Làm xi rô quả.
- Quan sát, thực hành, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Việc sản xuất các đồ uống, bánh kẹo.
TLN, vấn đáp, trình diễn mẫu, thực hành; đánh giá, tự đánh giá
- Một số mẫu quả làm xi rô, đường, lọ nhựa, nước sạch,
X
Kiểm tra cuối năm
Quang Khải, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Người viết kế hoạch
Đoàn Văn Bình
File đính kèm:
- ke_hoach_bo_mon_cong_nghe_9_nam_hoc_2010_2011_truong_thcs_qu.doc