Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 7 năm học :2008 – 2009 - Trường THCS Trường Chinh

I-Đặc điểm tình hình:

 1.Thuận lợi:

- Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn.

- Được tham dự tập huấn nghiệp vụ thay sách giáo khoa thường xuyên.

- Có sách giáo khoa, sách giáo viên và sách than khảo tương đối đầy đủ.

- Trao đổi chuyên đề, học tập nghiệp vụ thường xuyên do phòng, trường tổ chức.

- Tiếp tục áp dụng phương pháp cải tiến việc dạy và học, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

 2.Khó khăn:

- Học sinh tiếp tục thực hiện chương trình thay sách nên phải đầu tư nhiều vào phương pháp học tập, chuẩn bị sách và dụng cụ học tập tự túc.

- Đa số học sinh học tập còn yếu. Nhất là phần thực hành, tự luận chưa tốt.

- Một số ít học sinh đọc còn yếu, viết sai chính tả nhiều, khả năng cảm thụ văn học còn yếu.

- Chất lượng khảo sát đầu năm yếu kém còn nhiều.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 7 năm học :2008 – 2009 - Trường THCS Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học :2008 – 2009 Đơn vị :Trường Thcs Trường Chinh Tổ: Ngữ văn – nhạc - Họa --------------o0o-------------- I-Đặc điểm tình hình: 1.Thuận lợi: - Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn. - Được tham dự tập huấn nghiệp vụ thay sách giáo khoa thường xuyên. - Có sách giáo khoa, sách giáo viên và sách than khảo tương đối đầy đủ. - Trao đổi chuyên đề, học tập nghiệp vụ thường xuyên do phòng, trường tổ chức. - Tiếp tục áp dụng phương pháp cải tiến việc dạy và học, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 2.Khó khăn: - Học sinh tiếp tục thực hiệân chương trình thay sách nên phải đầu tư nhiều vào phương pháp học tập, chuẩn bị sách và dụng cụ học tập tự túc. - Đa số học sinh học tập còn yếu. Nhất là phần thực hành, tự luận chưa tốt. - Một số ít học sinh đọc còn yếu, viết sai chính tả nhiều, khả năng cảm thụ văn học còn yếu. - Chất lượng khảo sát đầu năm yếu kém còn nhiều. 3.Chất lượng đầu năm: TT LỚP SỈ SỐ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 1 7A 35 X X 1 2.9 12 2 7B 34 X X X X 9 3 7C 37 X X X X 11 4 7D 37 X X X X 10 5 7E 39 X X 1 2.6 14 TC 181 X X 2 1.1 55 II-Yêu cầu bộ môn: 1.Kiến thức: - Cung cấp cho học sinh kiến thức về môn ngữ văn, lấy các văn bản làm công cụ xây dựng cho 6 kiểu văn bản chủ yếu. Trọng tâm của chương trình là văn biểu cảm và văn nghị luận. - Chương trình cụ thể được cấu trúc trong 34 bài học. Cơ cấu chương trình theo vòng 2. a.Phần văn học: Bao gồm các văn bản nhật dụng, thơ trung đại, truyện kí việt nam, ca dao - dân ca - tục ngữ, văn học nước ngoài. b.Phần Tiếng Việt: Bao gồm cấu tạo từ – Nghĩa của từ (Đi sâu vào phần cấu tạo) tiếp tục phân loại từ – từ Hán Việt – Biến đổi câu – dấu câu – các biện pháp tu từ. c.Phần tập làm văn Tập trung vào các phương thức biêu đạt: văn bản biểu cảm – văn nghị luận – văn bản hành chính công vụ (đề nghị – báo cáo) 2.Kĩ năng: - Hình thành cho học sinh 4 kĩ năng chủ yếu :nghe – nói – đọc – viết. - Trên từng phần môn có những kĩ năng riêng. Đó đọc phân tích cảm thụ văn bản; biết phân biệt đúng đơn vị kiến thức xây dựng các văn bản tự luận đúng phương thức biểu đạt. - Nắm vững vận dụng các biện pháp học tập theo phân môn, theo tinh thần chung của bộ môn. - Nắm vững những kiến thức đã học vận dụng trong cuộc sống. 3.Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tình yêu cuộc sống, yêu thương người, có lòng nhân ái, lạc quan với cuộc sống, biết yêu –ghét chân thực. - Có phẩm chất tốt đẹp, ước mơ chính đáng, có tâm hồn trong sáng, say mê học Ngữ Văn. Xem môn Ngữ Văn là công cụ để học tập các môn khác. - Giao tiếp tế nhị trung thực, trình bày vấn đề logíc, tôn trọng thực tế, nói năng có tính thuyết phục. III-Chỉ tiêu phấn đấu: LỚP HỌC KÌ I HỌC KÌ II CẢ NĂM %TB Þ HS GIỎI %TB Þ HS GIỎI %TB Þ HS GIỎI IV-Biện pháp thực hiện: - Tăng cường kiểm tra quá trình học tập trên lớp, cho học sinh chuẩn bọi bài ở nhà một cách cụ thể theo yêu cầu hướng trên lớp ở phần cuối mỗi tiết học. - Tăng cường việc học nhóm,phân tổ học tập cụ thể,ngay từ đầu năm bầu cán sự bộ môn. - Nâng cao sử dụng hệ thống câu hỏi có chất lượng phù hợp với đối tượng học sinh, pháp huy tính học tập tích cực của học sinh.Hình thành thói quen học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau,xây dựng mối quan hệ Trò – Trò trong việc củng cố kiến thức. - Giáo viên chủ động trong soạn giảng, đầu tư bài dạy, cần kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. - Phối hợp giáo viên bộ môn cùng khối, thống nhất ý kiến ôn tập, thực hiên tốt các giờ hoạt động Ngữ Văn. V-Kế hoạch từng phân môn: 1.Phân Môn: Văn 68 Tiết: TÊN CHƯƠNG SỐ TIẾT YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GHI CHÚ VĂN BẢN NHẬT DỤNG 6 tiết lý thuyết *Kiến thức: -Xung quanh chủ đề,quyền trẻ em, phụ nữ, nhà trường –văn hoá giáo dục. -Lối sống giàu lòng nhân ái, tôn trọng gia đình. -Vẻ đẹp phong phú của địa danh Huế. *Kĩ năng : Phân tích cảm thụ, bình luận. *Thái độ: Yêu quý cha, mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc, yêu quê hương đất nước. Sách giáo khoa Tranh minh hoạ. Báo chí PHƯƠNG THỨC BIỂU CẢM CA DAO – DÂN CA 4 tiết lý thuyết. 4 tiết kiểm tra *Kiến thức: -Hiểu khái niệm ca dao –Dân ca -Nắm được ý nghĩa các bài ca dao,tình yêu quê hương đất nước. -Yêu quý người lao động,thông cảm số phận người phụ nữ. -Phê phán thói ư tật xấu,mê tín dị đoan. *Kĩ năng : Phân tích từ, biện pháp nghệ thuật,bình luận chi tiết hình ảnh làm sáng tổ nội dung. *Thái độ: -Yêu quý người lao động, tình yêu quê hương đất nước. -Yêu thích ca dao – dân ca Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ. Tư liệu: Ca dao – Dân ca Việt Nam, Ca Dao – Dân ca Phú Yên. HS sưu tầm Ca dao – Dân ca cùng chủ đề ở địa phương Thơ trữ tình Trung Đại 11 tiết 1 bài KT *Kiến thức: -Tìm hiểu luật thơ Đường của một số thể thơ Đường luật. -Cung cấp cho HS những bài thơ trữ tình thời Trung đại của Việt Nam và Trung Quốc. -Thấy được tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tự hào chiến thắng của dân tộc. -Tâm sự của người và phụ nữ về thân phận lênh đênh, nỗi buồn sầu có chồng ra trận. -Tình bạn cao đẹp, trong sáng. -Tâm hồn thanh thản, yêu thiên nhiên của những người Trung thần. *Kĩ năng : Phân tích – bình giảng, chọn lọc các chi tiết thơ đặc sắc. *Thái độ: -Tình yêu quê hương đất nước; cảm thông cho người phụ nữ trong chế độ xưa. -Yêu cuộc sống, yêu văn học. Thơ trữ tình Trung đại – Bút kí 4 tiết 1 bài 15’ *Kiến thức: -Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc và nội dung cơ bản các bài thơ: Cảnh khuya – Nguyên tiêu – Tiếng gà gáy trưa. Tình yêu thiên nhiên – Tình yêu mới – Tình cảm bà cháu. *Kĩ năng : Phân tích – Bình giảng. *Thái độ: Có tình yêu thương đất nước, yêu gia đình, yêu thiên nhiên. Trân trọng bảo vệ bản sắc dân tộc. Thơ ca Hồ Chí Minh. Thơ Hồ xuân Hương. Sách giáo khoa ngữ văn 7. Phương thức văn nghị luận Tục ngữ 5 tiết *Kiến thức: -Nắm được khái niệm tục ngữ. -Tục ngữ được xem là hình thức “nghị luận dân gian” -Những kinh nghiệm của nhận dân ta về thiên nhiên, lao động sản xuất. Về con người và xã hội. -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng làm nổi bật vấn đề. *Kĩ năng : Phân tích từ, bình giảng chi tiết. *Thái độ: Ý thức được quan niệm sống tốt đẹp của nhân dân ta, tôn trọng kinh nghiệm quí báu của ông cha ta. Sáchgiáo khoa Sách giáo viên. Tư liệu tham khảo. Tục ngữ – ca dao Việt Nam (VũNgọc Phan) Những tác phẩm văn chương nghị luận 6 tiết *Kiến thức: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Hiểu được truyền thống yêu nước của nhân dân ta được Hồ Chí Minh chứng minh một cách chặt chẽ. *Kĩ năng : -Sự giàu đẹp của Tiếng Viêt. -Đức tính giản dị của Bác Hồ. -Vận dụng lí luận chặt chẽ, phân tích một vấn đề có tính thuyết phục. *Thái độ: Giáo dục HS có tình yêu Bác – yêu Tiếng Việt. Biết trình bày vấn đề có tính lôgích mạch lạc, thuyết phục. Sách giáo khoa. Những bài làm văn nghị luận. Tuyển tập Hồ Chí Minh Sân khấu Chèo 2 tiết - Vở chèo Quan Aâm Thị Kính. Đặc điểm cơ bản sân khấu truyền thống. -Nỗi oan hại chồng của Thị Kính. Những đặc điểm chèo cổ (Trần Việt Ngữ) 2.Phân Môn: Tiếng Việt 34 Tiết: TÊN CHƯƠNG SỐ TIẾT YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GHI CHÚ CẤU TẠO TỪ 3 tiết - Cung cấp cho HS các kiến thức về cấu tạo từ ghép – từ láy. - Nhận diện được các loại từ ghép, từ láy. - Vận dụng từ để đặt câu xây dựng văn bản. - Giải thích nghĩa của từ. - Yêu quý tiếng mẹ đẻ. Từ điển tiếng Việt. Sách giáo khoa Sách giáo viên NGHĨA CỦA TỪ 4 tiết 1bài 15’ - Cung cấp cho HS biết được nghĩa của từ xét về mặt hình thức. - Từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa. Biết nhận diện từ, phân biệt được nghĩa. Vận dụng kiến thức từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các biện pháp tu từ, như chơi chữ. Từ điển tiếng Việt. Sách giáo khoa Sách giáo viên TỪ LOẠI 3 tiết 1 bài15’ - Cung cấp HS các kiến thức về đại từ, quan hệ từ. - Khái niệm 2 loại từ trên. - Phân loại đại từ, quan hệ từ. - Ý nghĩa khi sử dụng. - Dùng từ đặt câu. Từ điển tiếng Việt. Sách giáo khoa Sách giáo viên TỪ HÁN – VIỆT - Nắm được cấu tạo từ ghép Hán – Việt là từ có cá yếu tố Hán – Việt. - Phân biệt các loại từ ghép Hán – Việt. -Sắc thái biểu cảm của từ Hán – Việt. - Có ý thức sử dụng từ Hán – Việt để làm trong sang Tiếng Việt. Phụ lục từ Hán - Việt Thành ngữ 1 tiết -Nắm được khái niệm thành ngữ và cách cấu tạo. -Hiểu được nghĩa của thành ngữ. -Vận dụng thành ngữ trong văn bản để tăng thêm giá trị biểu đạt khi giao tiếp. -Mở rộng vốn thành ngữ. Tư liệu: -Thành ngữ Việt Nam -Tư liệu sưu tầm của cá nhân Sưu tầm thành ngữ Biến đổi câu 3 tiết 1bài 15’ - Rút gọn câu và câu rút gọn, cách dùng câu rút gọn. Nhận dạng câu rút gọn, mục đích rút gọn. - Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt. -Biết sử dụng câu đặc biệt. Phân biệt câu đặc biệt theo mục đích sử dụng. - Xây dựng câu, mở rộng câu: Thành phần trạng ngữ, thành phần chủ ngữ – vị ngữ của câu. - Biết tách từ ngữ thành câu riêng... - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. - Phân biệt, nhận dạng... Sách giáo khoa Bảng phụ. Đèn chiếu. Dấu câu 2 tiết - Nắm được công dụng các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. - Vận dụng đúng khi tạo lập văn bản. - Kỉ năng sử dụng đúng – phân biệt. Sáchgiáo khoa. Tài liệu Sổ tay Tiếng Việt THCS Các biện pháp tu từ - Nắm khái niệm một số biện pháp tu từ: Điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. - Phân biệt các kiểu cụ thể. - Biết ứng dụng, phân tích các văn bản. - Vận dụng xây dựng văn bản đạt được mục đích diên đạt. Sác giáo khoa. Tài liệu Ngữ pháp Tiếng Việt CĐSP 2.Phân Môn: Tập Làm Văn. TÊN CHƯƠNG SỐ TIẾT YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GHI CHÚ Tạo lập văn bản 8 tiết 1bài KT - Nắm được việc tạo lập văn bản phải đạt những yêu cầu cần thiết: + Tính liên kết. + Bố cục chặt chẽ. + Mạch lạc. - Quá trình tạo lập văn bản phải thực hiện 4 bước: + Định hướng. + Lập dàn bài. + Viết văn. + Kiểm tra lại. - Hình thành kỉ năng viết văn (tạo văn bản) có tính lôgich chặt chẽ, thói quen hình thành dàn bài khi nói và viết. - Ý thức tư duy mạch lạc, chặt chẽ. Sách giáo khoa. Bản phụ. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tập Làm Văn văn biểu cảm sự vật – con người – tác phẩm 14 tiết 2bài KT -Nắm được khái niệm về văn biểu cảm. -Những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống cần biểu hiện học tập. -Nhận thức được đối tượng biểu cảm (Sự vật con người) cụ thể. -Biết sử dụng phương thức biểu cảm (Gián tiếp, trực tiếp) -Nắm được yếu tố Tự sự – Miêu tả để gợi lên sự biểu cảm. -Xây dựng cách lập ý bằng phương thức hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng, nghĩ đến tương lai đưa ra giả định, tình huống... Sách giáo khoa. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tập Làm Văn Văn nghị luận chứng minh 2tiết KT. 2tiết trả bài. * Văn nghị luận chứng minh: - Tìm hiểu chung về văn nghị luận và cách lập luận, xác định dàn bài, xây dựng được giàn bài. - Giá trị văn chứng minh trong cuộc sống thực tiễn. - Rèn luyện kĩ năng, thao tác làm bài, nhận định đề. - Xây dựng văn bản, ngôn ngữ lập luận, lôgích, xây dựng vấn đề có hệ thống thuyết phục. * Văn nghị luận giải thích: - Giúp HS nắng vững khái niệm văn nghị luận, giải thích. - Lí giải, giải thích một vấn đề bằng hệ thống lí lẽ để làm người đọc thuyết phục, dễ hiểu, dễ nghe. - Nắm được các thao tác làm bài tuân thủ theo 4 bước: - Rèn luyện kỉ năng phân tích tổng hợp. - Giáo dục có ý thức làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ, đúng, phù hợp. Sách giáo khoa Phương pháp giảng dạy qui nạp. Tiếp xúc văn bản mẫu Sách giáo khoa Phương pháp giảng dạy qui nạp. Tiếp xúc văn bản mẫu. HS: Sử dụng các bài văn mẫu để tham khảo. HS: Sử dụng các bài văn mẫu để tham khảo GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt 2 loại văn bản nghị luận trên Văn bản hành chính 4 tiết 1bài 15’ * Văn bản đề nghị – báo cáo: - Nắm được vai trò của 2 loại văn bản trong cuộc sống xã hội. - Tiếp xúc đúng theo mẫu, thủ tục qui định. - Xây dựng nội dung đề nghị, báo cáo phù hợp. - Ngôn từ rõ ràng không văn hoa. Chú ý sử dụng đúng từ Hán – Việt Sách giáo khoa Bản phụ Mẫu văn bản hành chính GV: Tích hợp, bổ sung phần văn bản hành chính, đơn từ đã học ở lớp 6. Hoà Hiệp Bắc, ngày 20 tháng 09 năm 2008 Duyệt bộ phận chuyên môn Người Làm Kế Hoạch

File đính kèm:

  • docke hoach bo mon 7 cuûa to.doc