Kế hoạch bộ môn Sinh 8

- Là giáo viên được đi tập huấn thay sách, chuyên môn đổi mới phương pháp do sở GD & ĐT, phòng giáo dục huyện tổ chức từ đó nắm bắt được các phương pháp thích hợp vận dụng vào giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả.

- Chương trình thay sách mới môn sinh 8 là tiếp nối chương trình môn sinh 6, 7 cho nên các em đã có định trước trong học tập bộ môn là tự tìm kiếm kiếm thức thông qua kênh chữ, kênh hình để hoàn thành những định hướng, thực hiện các lệnh về nội dung kiến thức từ đó giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức.

- Tư liệu phục vụ giảng dạy bộ môn và trang thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ như SGK, SGV, tranh ảnh, mô hình giúp cho HS hứng thú hơn trong học tập.

- Đa số các em có ý thức học tập, chất lượng học sinh tương đối đồng đều

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn sinh 8 A. Đặc điểm tình hình 1. Thuận lợi - Là giáo viên được đi tập huấn thay sách, chuyên môn đổi mới phương pháp do sở GD & ĐT, phòng giáo dục huyện tổ chức từ đó nắm bắt được các phương pháp thích hợp vận dụng vào giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả. - Chương trình thay sách mới môn sinh 8 là tiếp nối chương trình môn sinh 6, 7 cho nên các em đã có định trước trong học tập bộ môn là tự tìm kiếm kiếm thức thông qua kênh chữ, kênh hình để hoàn thành những định hướng, thực hiện các lệnh về nội dung kiến thức từ đó giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức. - Tư liệu phục vụ giảng dạy bộ môn và trang thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ như SGK, SGV, tranh ảnh, mô hình giúp cho HS hứng thú hơn trong học tập. - Đa số các em có ý thức học tập, chất lượng học sinh tương đối đồng đều 2. Khó khăn - Cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được việc dạy và học. - Trường nằm trên địa bàn thị trấn nên học sinh chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thông tin từ đó ảnh hưởng đến việc học tập. Từ những thuận lợi và khó khăn, tôi xác định lấy thuận lợi làm cơ bản để khắc phục khó khăn tồn tại, cố gắng hoàn thành tốt chuyên môn được giao. B. Mục tiêu, nội dung chương trình sinh học 8 1. Mục tiêu Sau khi học xong chương trình SH8, học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: a. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người. - Biết được sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể cùng mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế điều hoà thần kinh và thể dịch. - Giải thích được các quá trình sinh lý diễn ra ở cơ thể người. - Biết được sự tiến hoá và thích nghi về cấu tạo và chức năng của một số cơ quan trong cơ thể người so với động vật. b. Kĩ năng - Kĩ năng quan sát, mô tả cấu tạo các cơ quan. - Kĩ năng thực hành. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống. - Kĩ năng học tập: tự học, làm việc tập thể c. Thái độ - Có quan điểm duy vật, chống mê tín dị đoan về những bệnh tật ở cơ thể người . - Có ý thức trong việc rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh cơ thể. - Có thái độ đúng đắn trong việc ngăn ngừa, phòng chống các tệ nạn xã hội. 2. Nội dung Bao gồm 11 chương + Chương I: Giới thiệu khái quát về cơ thể người + Chương II: Hệ vận động + Chương III: Hệ tuần hoàn + Chương IV: Hô hấp + Chương V: Tiêu hoá + Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng + Chương VII: Bài tiết + Chương VIII: Da + Chương IX: Thần kinh và giác quan + Chương X: Nội tiết + Chương XI: Sinh sản Phần lớn các chương được cấu trúc như sau: Sau khi nêu qua ý nghĩa, tầm quan trọng của từng hệ cơ quan trong hoạt động sống chung của cơ thể, sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan trong hệ. Cuối cùng nêu lên vấn đề vệ sinh dựa trên những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ cơ quan hoặc ứng dụng vào đời sống, học tập và lao động. C. Chất lượng thực hiện 1. Chất lượng khảo sát đầu năm Lớp Sĩ số Chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2. Chỉ tiêu cuối năm Lớp Sĩ số Chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 3. Biện pháp cụ thể - Đối với học sinh yếu kém: + Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra bài cũ, việc học tập chuẩn bị bài của học sinh + Nhắc nhở, động viên các em học tập, yêu cầu HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để theo dõi việc học tập và quá trình phấn đấu của các em - Đối với học sinh khá giỏi: + Cùng với giáo viên chủ nhiệm chọn lựa học sinh vào đội tuyển, bồi dưỡng riêng cho các em vào các buổi chiều, giao bài tập về nhà, nâng câo yêu cầu việc học tập, soạn các đề thi để các em tự làm tự kiểm tra trình độ kiến thức của mình, kiểm tra thường xuyên việc học tập của các em, động viên khuyến khích các em học tập - Đối với bản thân: + Tiếp tục trau dồi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu tìm thiểu thêm các loại sách tham khảo, tổ chức các buổi học, tiết học theo đúng tinh thần đổi mới. D. kế hoạch cụ thể Bao gồm 11 chương Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết HK I : 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết KH II : 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết TT Chủ đề hoặc chương Mục tiêu của chương Nội dung của chương Thời gian và hỡnh thức kiểm tra 1 Bài mở đầu - Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học - Xác định vị trí của con người trong tự nhiên - Nêu được các phương pháp đặc thù của bộ môn - Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên, xác định nhiệm vụ mục đích của môn học - Xác định phương pháp học tập của bộ môn 2 Chương I Khái quát về cơ thể người - Xác định được các cơ quan trong cơ thể - Giới thiệu vai trò hệ thần kinh và hệ nội tiết - Trình bày được thành phần cấu trúc tế bào, phân biệt cấu trúc, chức năng từng bộ phận của tế bào - Trình bày được khái niệm về mô, phân biệt được các loại mô - Trình bày được cấu tạo của nơron, cung phản xạ, vòng phản xạ - Tìm hiểu các phần của cơ thể, các hệ cơ quan, cấu tạo của tế bào, vai trò của các bộ phận tế bào - Tìm hiểu khái niệm mô, các loại mô, biết làm thực hành - Tìm hiểu cấu tạo của nơron, cung phản xạ, vòng phản xạ, vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết 3 Chương II Vận động - HS nắm được cáu tạo các phần của bộ xương, trình bày được cấu tạo và tính chất của xương, cơ, hoạt động của cơ - Trình bày được những đặc điểm tiến hoá của hệ vận động so với động vật - Biết cách vệ sinh hệ vận động và băng bó cho người bị gãy xương, biết sơ cứu tạm thời - Tìm hiểu các phần chính của bộ xương - Tìm hiểu cấu tạo và tính chất của xương, cơ, hoạt động của cơ - Tìm hiểu những đặc điểm tiến hoá của người so với động vật - Làm thực hành: sơ cứu, băng bó gãy xương 4 Chương III Tuần hoàn - Trình bày được các thành phần cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể, vai trò của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể - Trình bày được quá trình đông máu và nguyên tắc truyền máu trong y học, sự tuần hoàn của máu và bạch huyết - Nêu được cấu tạo của tim và mạch máu - Trình bày được sự vận chuyển của máu qua hệ mạch, biết cách vệ sinh hệ tuần hoàn - Biết cách sơ cứu cầm máu khi gặp nạn - Tìm hiểu được các thành phần của máu và môi trường trong cơ thể - Tìm hiểu các loại bạch cầu tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể - Tìm hiểu nguyên nhân, quá trình đông máu, nguyên tắc truyền máu , sự tuần hàn máu và bạch huyết - Tìm hiểu cấu tạo của tim và mạch máu, sự vận chuyển máu trong hệ mạch, sơ cứu cầm máu 5 Chương IV Hô hấp - Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn, xác định được vị trí của các cơ quan hô hấp - Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở tế bào và phổi, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các hoạt động hô hấp - Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, cơ chế trao đổi khí ở tế bào và phổi - Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh và rèn luyện nâng cao sức khoẻ thông qua hô hấp 6 Chương V Tiêu hoá - Trình bày được cấu tạo của hệ tiêu hoá, vai trò và các hoạt động tiêu hoá của hệ tiêu hoá - Biết thực hành quan sát cấu tạo dạ dày, ruột non - Làm một số bài tập về vệ sinh tiêu hoá - Tìm hiểu cấu tạo của hệ tiêu hoá, vai trò của nó và các hoạt động tiêu hoá - Làm thực hành quan sát cấu tạo dạ dày, ruột non - Tìm hiểu về vệ sinh tiêu hoá 7 Chương VI Trao đổi chất và năng lượng - Phân biệt được sự trao đổi chất ở tế bào với cơ thể, cơ thể với môi trường - Trình bày được mối quan hệ giữa cơ thể và tế bào về quá trình trao đổi chất - Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong cơ thể - Trình bày được cơ chế điều hoà thân nhiệt, giải thích và vận dụng thực tế - Trình bày vai trò của vitamin và muối khoáng, các biện pháp phòng tránh bệnh tật - Tìm hiểu sự trao đổi chất giữa tế bào và cơ thể, giữa cơ thể và môi trường - Tìm hiểu quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng - Tìm hiểu cơ chế điều hoà thân nhiệt, các biện pháp phòng tránh bệnh tật - Tìm hiểu vai trò của vitamin và muối khoáng 8 Chương VII Bài tiết - Trình bày được cấu tạo của hệ bài tiết, quá trình tạo thành và bài tiết nước tiểu - Biết cách vệ sinh hệ bài tiết - Tìm hiểu cấu tạo hệ bài tiết, quá trình tạo và bài tiết nước tiểu - Cách vệ sinh hệ bài tiết 9 Chương VIII DA - Trình bày được cấu tạo và chức năng của da - Hiểu được vì sao phải vệ sinh da và các biện pháp vệ sinh da - Tìm hiểu cấu tạo chung của da, chức năng của nó - Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh da 10 Chương IX Thần kinh và giác quan - HS trình bày được cấu tạo chung của hệ thần kinh, cấu tạo của từng bộ phận và chức năng của chúng - Trình bày được cấu tạo của các cơ quan phân tích, hoạt động thần kinh cấp cao ở người và vệ sinh hệ thần kinh - Tìm hiểu cấu tạo chung của hệ thần kinh, cấu tạo của từng bộ phận và chức năng của chúng - Tìm hiểu cấu tạo của các cơ quan phân tích, hoạt động thần kinh cấp cao ở người và vệ sinh hệ thần kinh 11 Chương X Nội tiết - Trình bày được cấu trúc, chức năng của ccá tuyến nội tiết - Trình bày được sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của các tuyến nội tiết - Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết 12 Chương XI Sinh sản - Trình bày được cấu tạo của cơ quan sinh sản nam và nữ - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Trình bày được các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, đại dịch AIDS - Ôn tập kiến thức - Tìm hiểu cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ - Tìm hiểu quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai và các bệnh lây qua đường tình dục - Ôn tập kiến thức Trớ phaỷi , ngaứy ..thaựng naờm 2008 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Ngửụứi Laứm Keỏ Hoaùch

File đính kèm:

  • docke hoach ca nhan .doc
Giáo án liên quan