I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1/ THUẬN LỢI.
Hầu hết các em chăm ngoan, có ý thức học tập và yêu thích môn học. HS của nhà trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và HS tương đối đầy đủ.
2/ KHÓ KHĂN:
Một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, lực học trong một lớp có sự chênh lệch. Mặt khác, mặc dù đây là năm thứ hai các em làm quen với phân môn hình học nhưng năm học này các em học với thời lượng thời gian và kiến thức nhiều hơn; đồng thời các kiến thức hình học đều là kiến thức cơ bản của hình học phẳng, HS bắt đầu được tập dượt chứng minh và trình bày chứng minh vì vậy các em gặp không ít khó khăn trong quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Toán lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch bộ môn toán lớp 7
I/ Đặc điểm tình hình.
1/ Thuận lợi.
Hầu hết các em chăm ngoan, có ý thức học tập và yêu thích môn học. HS của nhà trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và HS tương đối đầy đủ.
2/ Khó khăn:
Một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, lực học trong một lớp có sự chênh lệch. Mặt khác, mặc dù đây là năm thứ hai các em làm quen với phân môn hình học nhưng năm học này các em học với thời lượng thời gian và kiến thức nhiều hơn; đồng thời các kiến thức hình học đều là kiến thức cơ bản của hình học phẳng, HS bắt đầu được tập dượt chứng minh và trình bày chứng minh vì vậy các em gặp không ít khó khăn trong quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới.
1. Bộ môn:
- Chương trình SGK mới nói chung đã thực hiện chon một vòng, môn Toán cũng không nằm ngoài chương trình đó. Do vậy những khó khăn khi mới tiếp cận chương trình đã không còn nhiều.
Sách giáo khoa mới được trình bày theo con đường kết hợp trực quan với suy diễn, thông qua thực hành học sinh rút ra kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập.
Môn hình học: sử dụng thước thẳng, com pa, ê ke, thước đo góc,…để đo đạc vẽ hình, thực hành từ đó rút ra kiến thức, chỉ bước đầu tập suy luận. Vì vậy phù hợp với quá trình nhận thức ở lứa tuổi các em.
- Các kiến thức trong chương trình SGK Toán được trình bày dễ hiểu, giúp HS có thể tự học, tạo thuận lợi lớn cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
2. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và HS tương đối đầy đủ.
- Chương trình SGK mới hiện nay được đổii mới toàn diện về nội dung cũng như phương pháp. Điều tất yếu để thực hiện thành công một tiết dạy là chúng ta phải có phương tiện dạy học
- Do yêu cầu của chương trình nên các bộ đồ dùng cho từng môn đã được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng qua một số năm sử dụng thì các dụng cụ sẽ xuống cấp, hư hỏng ... nên làm cho việc sử dụng không chính xác, khó thành công hơn.
- Tuy được trang bị đầy đủ nhưng công tác tập huấn sử dụng đồ dùng còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhũng khóa huấn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng môn toán, sử dụng các thiết bị hiện đại vào dạy học.
- Đặc biệt, đồ dùng cho chương trình, SGK mới yêu cầu HS phải tiếp cận nhiều với việc sử dụng máy chiếu, mất rất nhiều thời gian chuẩn bị.
3. Giáo viên
- Do phần lớn giáo viên hiện nay đều được đào tạo môn Toán trong trường chuyên nghiệp như một môn chuyên ngành I, trình độ đào tạo theo đúng chuẩn nên việc tiếp cận chương trình môn Toán thuận lợi hơn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
Giáo viên hầu hết đèu giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, đúng chuyên môn đào tạo và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có ý thức học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Học sinh
- Do chương trình được thiết kế tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức mới nên HS rất tích cực, chủ đọng trong việc tiếp thu kiến thức
- Chương trình cũng thiết kế để các em học tập vui hơn, có thể tìm hiểu nhiều điều thực tế thú vị tạo hứng thú trong quá trình học tập
- Việc học nhóm giúp học sinh hình thành nhiều đức tính quý của người lao động, đặc biệt là tính tập thể.
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, lực học trong một lớp có sự chênh lệch. Mặt khác, mặc dù đây là năm thứ hai các em làm quen với phân môn hình học nhưng năm học này các em học với thời lượng thời gian và kiến thức nhiều hơn; đồng thời các kiến thức hình học đều là kiến thức cơ bản của hình học phẳng, HS bắt đầu được tập dượt chứng minh và trình bày chứng minh vì vậy các em gặp không ít khó khăn trong quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới.
II/ Nhiệm vụ bộ môn:
Về kiến thức
Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản vững chắc, chính xác và có hệ thống của bộ môn toán 7: Số hữu tỉ, số thực.Hàm số và đồ thị.Thống kê.Biểu thức đại số. Đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. Tam giác. Quan hệ giữa các yếu tố của tam giác; các đường đồng quy trong tam giácHS hiểu và nắm vững các khái niệm toán học, nắm được bản chất của các phép toán. HS làm tốt các loại toán cơ bản.
Về kỹ năng:
-Có kỹ năng thực hiện các phép toán về số hữu tỉ, số thực.Có kĩ năng vẽ đồ thị , xác định toạ độcủa một điểm cho trướcvà xác định toạ đọ của một điểm theo toạ độ cho trước. Có kĩ năng thu thập số liệu ; biết cách tìmcác giá trị khác nhau trong bảng thống kê; biết sơ bộ nhận xét sự phân phối các giá trị của dấu hiệu.
- Có kĩ năng cộng trừ các đa thức , đơn thức .
- HS có kĩ năng sử dụng máy tính CASIO
- HS được rèn luyện các kĩ năng gấp hình, đo đạc, vẽ hình, tính toán; sử dụng thành thạo các dụng cụ như thước đo góc, êke. Bước đầu tập suy luận, trình bày chứng minh hình.
về thái độ :
-Rèn tính cẩn thận chính xác, ý thức vận dụng toán học vào thực tiễn.
- Bồi dưỡng năng lực tư duy, phẩm chất trí tuệ, thế giới quan khoa học biện chứng. Phát huy trí lực, độc lập suy nghĩ của học sinh.
- Phát huy tính sáng tạo, lòng say mê học tập bộ môn, say mê nghiên cứu tìm tòi, bước đầu làm quen với tác phong nghiên cứu khoa học. Biết trân trọng những thành quả của khoa học.
III/ Chỉ tiêu phấn đấu:
Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn chung cúng như môn Toán 7. Tôi mạnh dạn đưa ra chỉ tiêu phấn đấu như sau:
Học sinh đại trà: Hai lớp 7A và 7B
Lớp
Sĩ số
Học kỳ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
7A
I
II
Cả năm
IV/ Biện pháp thực hiện.
1/ Xây dựng kỷ cương nề nếp học bộ môn:
a/ Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung PPCT.
- Soạn giảng đúng phân phối,theo quy định của nhà trường. Luôn cải tiến, áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, tiến bộ và có hiệu quả, chú trọng liên hệ với thực tế trong từng bài giảng.
- Luôn cải tiến phương pháp giảng dạy, đặc biệt là việc sử dụng bảng phụ và đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy.
- Tăng cường các loại hình kiểm tra.
- Có kế hoạch cụ thể, chi tiết của từng chương và điều chỉnh hợp lý, kịp thời về cả phương pháp lẫn kiến thức.
- Khuyến khích động viên những học sinh có thành tích học tập tốt, có khả năng vươn lên trong học tập. Nhắc nhở và có những biện pháp kịp thời, hợp lý với những học sinh không tự giác, thiếu ý thức học tập.
b/ Đối với học sinh.
- Có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, dụng cụ học tập.
- Học bài và làm bài ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Xây dựng nề nếp, tinh thần và phong cách học tập hợp lý, khoa học.
- Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.Rèn luyện óc quan sát, ý thức và các thao tác thực hành, sử dụng thành thạo các dụng cụ học tập.
- Trao đổi phương pháp học tập với các bạn trong nhóm, trong lớp.
- Tích cực tìm đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết.
- Không ngại gặp thầy cô để hỏi, trao đổi những kiến thức chưa hiểu.
- Ôn lại một cách đầy đủ và có hệ thống các kiến thức của các lớp trước.
2. Tổ chức các hoạt động:
Tích cực dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm bạn bè đồng nghiệp, chủ động và có kế hoạch tổ chức chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm nâng cao kiến thức cho bản thân cũng như việc củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh.Thường xuyên tìm đọc các tài liệu tham khảo, tham dự đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. Không ngừng áp dụng và đúc rút kinh nghiệm trong soạn giảng để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.
Tham dự sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đầy đủ.
- Phân loại từng đối tượng học sinh để có kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục phù hợp.
V/ Giáo dục hướng nghiệp – ngoại khoá:
GD cho học sinh tinh thần, thái độ, động cơ học tập nghiêm túc, tự giác, đúng đắn.Sứ dụng máy tính bỏ túi tính toán thành thạo các phép tính cộng trừ,nhân, chia số hữu tỉ và số thực.
Giải quyết các bài toán có nội dung thực tế, có ý thức vận dụng toán học vào các môn học khác.
Bồi dưỡng lòng say mê nghiên cứu, học tập, yêu thích môn học.
GD kỹ thuật tổng hợp , GD phong cách học tập hợp lý, khoa học.
Tổ chức ngoại khoá: Hướng dẫn sử dụng và thi giải toán trên máy tính CA SIO
B.Kế hoạch từng chương
CHƯƠNG
Mục tiêu cần đạt
Thời gian
Số hữu
tỷ
số thực
- HS nắm được một số kiến thức cơ bản về số hữu tỉ, các phép toán cộng,trừ,nhân, chia,và luỹ thừa thực hiện trong tập hợp số hữu tỉ. Học sinh hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức ,của dãy tỉ số bằng nhau, quy ước làm tròn số; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ, số thực và căn bậc hai.
- Có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế. Rèn cho học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi trong tính toán.
- Bước đầu có ý thức vận dụng các hiếu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết các bài toán nảy sinh trong thực tế. Phát triển tư duy học sinh.
Dạy trong 23 tiết từ tiết 1 đến tiết 23 trong đó
gồm 12 tiết lý thuyết, 7 tiết luyện tập, 2 tiết ôn tập, 1 tiết kiêm tra chương.
hàm số
và
đồ thị
HS cần phải :
Hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỷ lệ thuận, của hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị hàm số .
Có kỹ năng vẽ hệ trục toạ độ , xác định toạ độ của một điểm cho trước và xá định một điểm theo toạ độ của nó. Biết vẽ đồ thị của hàm số y=a x . Biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số. Sử dụng máy tính CA SIO trong tính toán.
Giáo dục cho hs tính cẩn thận , chính xác , trình bày khoa học. Bước đầu hình thành khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình.
Dạy trong 17 tiết Từ tiết 24 đến tiết 40.,
bao gồm 7 tiết lý thuyết, 5 tiết luyện tập, 3 tiết ôn tập, 2 tiết kiểm tra HK. 1 tiết trả bài KTHK
Thống kê
Về kiến thức : Bước đầu hiểu được một số khái niệm cơ bản như bảng số liệu thống kê ban đầu , dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số, bảng phân phối thực nghiệm; Công thức tính số trung bình cộng và ý nghĩa đại diện của nó, ý nghĩa của mốt . Thấy được vai trò của thống kê trong thực tiễn
Về kỹ năng : Biết tiến hàng thu thập số liệu từ các cuộc điều tra nhỏ, gần gũi . Biết cách tìm các giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tần số tương ứng, lập được bảng tần số . Biết biểu diễn bằng biểu đồ và biết sơ bộ nhận xét sự phân phối các giá trị của dấu hiệu. Biết cách tính số trung bình cộng của dấu hiệu theo công thưc và biết tìm mốt của dấu hiệu. Sử dụng máy tính CA SIO trong tính toán.
Về thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học, áp dụng vào đời sống hàng ngày, phát triển khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình; bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mĩ qua học tập môn toán.
Dạy trong 11 tiết Từ tiết 41 đến tiết 51,
bao gồm: 4 tiết lý thuyết, 4 tiết luyện tập, 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra chương.
Biểu thức đại
Số
HS :
-Viết được một số VD về biểu thức đại số; Biết cách tính giá trị của biểu thức đại số.
-Nhận biết được đơn thức ,đa thức, đơn thức đồng dạng, biết thu gọn đơn thức ,đa thức.Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
Có kỹ năng cộng, trừ đa thức, đặc biệt là đa thức một biến. Hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức. Biét kiểm tra xem một số có là nghiệm của đa thức hay không? Sử dụng máy tính CA SIO.
Giáo dục óc quan sát, phán đoán, phát triển năng lực tư duy lôgíc, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình.
Dạy trong 19 tiết Dạy từ tiết 52 đến tiết 70.
bao gồm 10 tiết lý thuyết, 3 tiết luyện tập, 4 tiết ôn tập, 2 tiết kiểm tra HK. 1 tiết trả bài KTHK
Chương
Mục tiêu cần đạt
Thời gian
đường thẳng vuông góc đường thẳng song song
HS hiểu :-Khái niệm hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
-Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
-Tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song.Hiểu thế nào là chứng minh định lý.
HS được rèn luyện các kỹ năng về đo đạc, gấp hình , vẽ hình, tính toán,; đặc biệt HS biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng êke và thước thẳng.
- HS được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán; rèn luyện tính cẩn thận, chính xác; tập suy luận có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh một định lý.
Dạy trong 16 tiết Dạy từ tiết 1 đến tiết 16.
bao gồm 7 tiết lý thuyết, 6 tiết luyện tập, 2 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra chương.
Tam giác
HS được cung cấp một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tam giác, bao gồm: Tính chất tổng ba góc của tam giác , tính chất góc ngoài của tam giác; một số dạng tam giác đặc biệt; các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.
HS được rèn luyện các kỹ năng về đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán; nhận dạng được các tam giác đặc biệt, nhận biết hai tam giác bằng nhau. Bước đầu biết trình bàymột chứng minh hình học.
HS được rèn luyện các khả năng quan sát , dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác , tập dượt suy luận có căn cứ, vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán, thực hành và các tình huống thực tiễn.
Dạy trong 27 tiết Dạy từ tiết 17 đến tiết 46.
bao gồm 9 tiết lý thuyết, 13 tiết luyện tập, 2 tiét thực hành, 2 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra chương.
1 tiết trả bài KTHK
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. . các đường đồng
quy trong tam giác
-HS nắm vững được quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác.Quan hệ giữa các đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu.Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác, bất đẳng thức trong tam giác.Sự đồng quy của ba đường phân giác, trung tuyến, trung trực, đường cao của tam giác.
Chứng minh các đường trong tam giác đồng quy.
HS tiếp tục rèn kỹ năng vẽ hình, gấp giấy,chứng minh hình học.
Gắn kiến thức trong bài học với các bài toán thực tế; dùng những kiến thức đã học để giải quyết và giải thích các yêu cầu và hiện tượng thực tế.
Dạy trong 26 tiết Dạy từ tiết 47 đến tiết 70
bao gồm 9 tiết lý thuyết, 9 tiết luyện tập, 4 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra chương.
. 1 tiết trả bài KTHK
B.Kế hoạch từng chương
Chuẩn bị
Kết quả
Của thày
Của trò
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,máy tính Casio. Một số câu chuyện thực tế. Thước thẳng, phấn màu.
SGK, vở ghi, vở nháp.Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà,ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giaó viên. Sưu tầm VD thực tế về làm tròn số.
Tiết 10 KT 15’
Tiết 22 KT45’
7A 7B
G:....... .........
KH:...... ........
TB:........ .........
Y:......... ........
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,máy tính Ca sio. Một số câu chuyện thực tế. Thước thẳng, phấn màu.
SGK, vở ghi, vở nháp. Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà,ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giaó viên. Sưu tầm các bài toán có nội dung thực tế. Máy tính bỏ túi CA SIO
Tiết28 KT 15’
Tiết 37 KT 45’
7A 7B
G:....... .........
KH:...... .........
TB:....... .........
Y:......... ......
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,máy tính Casio. Một số câu chuyện thực tế. Một số bảng số liệu ban đầu, biểu đồ; một số kết quả tổng điều tra dân số nước ta năm 1999; phấn màu.
SGK, vở ghi, vở nháp. Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà, ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giáo viên. Tập điều tra nhỏ. Sưu tầm một số biểu đồ hình cột, hình quạt..., máy tính bỏ túi CA SIO
Tiết 34 KT 15’
Tiết 50 KT cIII
7A 7B
G:....... .........
KH:...... ........
TB:....... .........
Y:........ .....
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,máy tính Casio. Một số câu chuyện :giải thưởng toán học Việt Nam, toán họ với sức khoẻ con người, tác giả cuốn Đại Việt sử kí.
SGK, vở ghi, vở nháp. Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà, ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giáo viên. Máy tính bỏ túi CA SIO
Tiết 58 KT 15’
Tiết 65 KT cIV
7A 7B
G:....... .........
KH:...... ........
TB:....... .........
Y:........ .....
Chuẩn bị
Kết quả
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập,. Một số câu chuyện thực tế, chuyện về nhà toán học Ơclit.
Thước thẳng, ê-ke, thước đo góc, phấn màu.
SGK, vở ghi, vở nháp. Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà, ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giáo viên.
Tiết 9 KT 15’
Tiết 16 KT 45’
7A 7B
G: ............ ..............
KH: ............. ...............
TB :................ ...............
Y :................. ..........
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,. Một số câu chuyện thực tế; chuyện về nhà toán học Pitago, phấn màu, thước thẳng.
SGK, vở ghi, vở nháp.Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà,ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giaó viên
Tiết 24 KT 15’
Tiết 31-32 KTHKI
Tiết 34 KT 15’
Tiết47 KT CII
Nghiên cứu chương trình, đọc sách giáo khoa sách tham khảo, soạn giáo án, các phiếu học tập, bảng phụ,. Một số câu chuyện thực tế, chuyện về nhà toán học Lê-ô-na Ơle; thư\ớc thẳng, ê-ke.
SGK, vở ghi, vở nháp.Dụng cụ học tập, học và làm bài ở nhà,ôn tập các kiến thức cũ theo yêu cầu của giaó viên
Tiết 57 KT 15’
Tiết 68 KT CIII
7A 7B
G:...... ........
KH:...... .......
TB:....... ........
Y:......... .....
File đính kèm:
- KE HOACH CHUYEN MON TOAN 7.doc