Kế hoạch bộ môn Vật lí 9

A/ Đặc điểm tình hình.

I) VỊ TRÍ BỘ MÔN:

- Vật lí là một môn hay và khó đối với học sinh THCS. Nó đòi hỏi người học phải đầu tư một lượng thời gian nhất định vào nó

 - Muốn học tốt trước hết học sinh phải không ngừng việc học và làm bài tập về nhà. Qua khảo sát cho thấy, đa số học sinh học yếu môn Toán thì lại ít khi làm bài tập và chuẩn bị bài ở nhà.

 - Đó lí do đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh. Bên cạnh đó còn nhiều lí do khác nữa cũng ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh như: Bố, mẹ chưa quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho nhà trường, ưưý thức học của một số học sinh chưa cao,

 - Bên cạnh các yếu tố trên bộ môn đòi hỏi phải có thực nghiệm, thí nghiệm để từ đó học sinh mới tìm và phát hiện ra được kiến thức mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Vật lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch bộ môn vật lí 9. Năm học: 2008 -2009. * Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn vật lý 9A, 9B, 9C, 9D A/ Đặc điểm tình hình. I) Vị trí bộ môn: - Vật lí là một môn hay và khó đối với học sinh THCS. Nó đòi hỏi người học phải đầu tư một lượng thời gian nhất định vào nó - Muốn học tốt trước hết học sinh phải không ngừng việc học và làm bài tập về nhà. Qua khảo sát cho thấy, đa số học sinh học yếu môn Toán thì lại ít khi làm bài tập và chuẩn bị bài ở nhà. - Đó lí do đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh. Bên cạnh đó còn nhiều lí do khác nữa cũng ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh như: Bố, mẹ chưa quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho nhà trường, ‏‎‎ý thức học của một số học sinh chưa cao,… - Bên cạnh các yếu tố trên bộ môn đòi hỏi phải có thực nghiệm, thí nghiệm để từ đó học sinh mới tìm và phát hiện ra được kiến thức mới. II) Những thuận lợi và khó khăn. 1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được đào tạo chuẩn bộ môn Lý - Luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình - Luôn sử dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh, từng lớp. - Được tiếp thu chuyên đề thay sách. - Học sinh lớp 9 đã có ý thức hơn về việc học tập của mình, sách giáo khoa đầy đủ. 2. Khó khăn. - Giáo viên chưa có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận về bộ môn. - Một số đồ dùng dạy học còn thiếu và hư hỏng. - Sách bài tập còn thiếu. - Các em chưa được tiếp cận nhiều với thí nghiệm. - Chưa có phòng thí nghiệm riêng. 3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Lớp Số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém 9A 38 0 0 1 3 34 9B 39 0 0 0 3 36 9C 38 0 4 2 12 20 9D 39 0 0 0 0 39 - Nhìn chung chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp, nhưng đã đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh. Kết quả này giúp cho giáo viên dạy phải tìm tòi, suy nghĩ làm sao đưa chất lương của học sinh lên cao hơn. Đây là một bài toán không phải là dễ, với khả năng nhiệt tình của mình cũng chưa đủ, bên cạnh yếu tố học sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này: "Thầy có nhiệt tình bao nhiêu – Trò không học" thì cũng không giải quyết được. Giáo viên vừa phải động viên các em học tập, vừa phải tìm hướng dạy để các em tiếp thu kiến thức mới một các nhanh nhât. B/ Các chỉ tiêu. - Từ kết quả khảo sát đầu năm nêu trên tôi phấn đấu cuối năm như sau: Lớp Số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém 9A 38 1 6 19 12 0 9B 39 0 2 14 23 0 9C 38 5 10 21 2 0 9D 39 0 2 13 24 0 C/ nội dung kế hoạch. I) Mục tiêu chung. Cả năm: 37 tuần = 70 tiết Học kì I: 19 tuần = 36 tiết Học kì II: 18 tuần = 34 tiết II) Kế hoạch thực hiện. Tiết Tên bài học Mục tiêu cần đạt Dự kiến phương tiện, đồ dùng, cách thức tổ chức hoạt động, thời gian 1 2 Đ1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Đ2. Điện trở dây dẫn. Định luật Ôm. - Nắm được sự phụ thuộc của I vào U. - Nắm được khái niệm điện trở và định luật Ôm. - Dây điện trở, Vôn kế, Ampe kế, dây nối - Thuyết trình và hỏi đáp 3 4 Đ3. Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế. Đ4. Đoạn mạch nối tiếp. - Cho Hs tiến hành thực hành để xác định điện trở của dây dẫn. - Nắm được sơ đồ và cách mắc đoạn mạch nối tiếp. Công thức tính điện trở của đoạn mạch nối tiếp - Dây dẫn chưa biết R, Vôn kế, Ampe kế, công tắc, dây nối, nguồn điện 6V - Điện trở, dây nối, nguồn điện,.... Xây dựng theo hướng thuyết trình và hỏi đáp 5 6 Đ5. Đoạn mạch song song Đ6. Bài tập vận dụng định luật Ôm - Nắm được sơ đồ và cách mắc đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của đoạn mạch song song. - Cho Hs làm các bài tập vận dụng định luật Ôm để nhớ và nắm chắc kiến thức - Điện trở, dây nối, nguồn điện,.... Xây dựng theo hướng thuyết trình và hỏi đáp - Hỏi đáp và thảo luận 7 8 Đ7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. Đ8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. - Nắm được sự phụ thuộc của R vào l dây dẫn. - Nắm được sự phụ thuộc của R vào S dây dẫn. - Nguồn điện, công tắc, dây dẫn, Vôn kế, Ampe kế,…. Dạy theo hướng thuyết trình và hỏi đáp 9 10 Đ9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Đ10. Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật. - Nắm được sự phụ thuộc của R vào vật liệu làm dây dẫn. - Nắm được tác dụng của biến trở và một số số điện trở dùng trong kĩ thuật - Các cuộn dây dẫn khác nhau, nguồn điện, công tắc, vôn kế, Ampe kế, dây nối - Các loại biến trở thật, bóng đèn, dây nối, công tắc,… 11 12 Đ11. Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. Đ12. Công suất điện - Cho Hs làm một số dạng bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở: R= - Khái niệm công suất điện và công thức tính công suất. - Hỏi đáp và thảo luận - Các loại bóng đèn khác nhau, biến trở, dây nối,… 13 14 Đ13. Điện năng – Công của dòng điện. Đ14. Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng - Biết khái niệm điện năng và công của dòng điện, các loại chuyển thể của điện năng. - Hs làm được các bài tập về công suất và điện năng - Công tơ điện. Dạy theo phương pháp hỏi đáp và thuyết trình - Hỏi đáp và thảo luận 15 16 Đ15. Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện. Đ16. Định luật Jun – Len-Xơ - Cho Hs tiến hành thực hành để xác định công suất của các dụng cụ điện. - Nắm được nội dung định luật và vận dụng được vào trả lời, làm bài tập có liên quan tới định luật Jun – Len-Xơ - Nguồn điện, công tắc, dây nối, Vôn kế, Ampe kế, bóng đèn pin,….Dạy theo hướng hỏi đáp và thảo luận - Thuyết trình và hỏi đáp 17 18 Đ17. Bài tập vận dụng Định luật Jun – Len-Xơ. Ôn tập - Làm các bài tập vận dụng định luật Jun – Len-Xơ. - Giúp Hs nhớ lại các kiến thức trong chương và các bài tập áp dụng. - Hỏi đáp và thuyết trình - Hỏi đáp, thoả luận và thuyết trình 19 20 Kiểm tra Đ18. Thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I2 trong định luật Jun – Len-Xơ. - Các kiến thức cơ bản trong chương. - Hs tiến hành làm được bài thực hành để khẳng định lại kiến thức mà Gv yêu cầu. - Đề kiểm tra - Ampe kế, Vôn kế, dây dẫn. Dạy theo hướng thảo luận và hỏi đáp 21 22 Đ19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. Đ20. Tổng kết chương I: Điện Học. - Có kiến thức an toàn khi sử dụng điện, sử dụng tiết kiệm. - Nắm được các kiến thức và vận dụng được các kiến thức vào bài tập. - Thuyết trình và hỏi đáp - Thuyết trình, hỏi đáp và thảo luận 23 24 Đ21. Nam châm vĩnh cửu Đ22. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường. - Hs cần nắm được nam châm có từ tính và sự tương tác giữa 2 nam châm - Nắm được lực từ, từ trường - La bàn, các loại nam châm - Kim nam châm, Ampe kế, nguồn điện 25 26 Đ23. Từ phổ - Đường sức từ. Đ24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. - Nắm được từ phổ và đường sức từ là gì? - Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. “ Quy tắc nắm tay phải ” - Mạt sắt, nam châm. Dạy theo hướng thuyết trình - ống dây, mạt sắt, nguồn điện. Dạy theo hướng thuyết trình và hỏi đáp 27 28 Đ25. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện. Đ26. ứng dụng của nam châm - Biết được sự nhiễm từ của sắt, thép. Nam châm điện. - Nguyên tắc cấu tạo của loa điện. Rơle điện tử. - Nguồn điện, nam châm, Ampe kế , ống dây. Dạy theo hướng thuyết trình và hỏi đáp 29 30 Đ27. Lực điện từ Đ28. Động cơ điện một chiều - Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. “ Quy tắc bàn tay trái ” - Hs nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều - Nguồn điện, nam châm, Ampe kế. - Động cơ điện một chiều 31 32 Đ29. Thực hành và kiểm tra thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện. Đ30. Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây. - Làm các bài tập xác định chiều lực từ và chiều dòng điện. - Nguồn điện, ống dây. Dạy học theo hướng hỏi đáp và thảo luận. - Hỏi đáp, thuyết trình và hỏi đáp 33 34 Đ31. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Đ32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Hs nắm cấu tạo, hoạt động của Đinamô ở xe đạp + Dùng nam châm để tạo ra dòng điện. - Sự biến đổi đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuôn dây. + Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Đèn len, nam châm. Dạy học theo phương pháp thuyết trình và hỏi đáp 35 36 Kiểm tra học kì I Ôn tập - Kiểm tra kiến thức Hs nắm được trong học kì I - Ôn lại kiến thức cơ bản cho Hs - Đề chung của phòng - Hỏi đáp, thảo luận và thuyết trình 37 38 Đ33. Dòng điện xoay chiều Đ34. Máy phát điện xoay chiều. - Chiều của dòng điện cảm ứng. + Cách tạo ra dòng điện xoay chiều - Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. + Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật. - Cuộn dây, bóng đen len, nam châm - Mô hình máy phát điện - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 39 40 Đ35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Đ36. Truyền tải điện năng đi xa - Tác dụng của dòng điện xoay chiều. + Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. - Sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện - Ampe kế, Vôn kế, khóa K. - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 41 42 Đ37. Máy biến thế Đ38. Thực hành: Vận hành máy phát điện và máy biến thế. - Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. + Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế. - Biết cách vận hành máy phát điện và máy biến thế - Mô hình máy biến thế - Máy phát điện tay quay - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 43 44 Đ39. Tổng kết chương II: Điện từ học. Đ40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Các kiến thức trọng tâm, cơ bản trong chương - Hiện tượng khúc xạ + Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. - Hỏi đáp và thảo luận - Bình nhựa trong, miếng gỗ phẳng, bình chứa nước sạch 45 46 Đ41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Đ42. Thấu kính hội tụ - Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới - Đặc điểm của thấu kính hội tụ + Khái niệm: Trục chính, quang tâm, tiêu cự của thấu kính hội tụ - Hình tròn chia độ, tấm thủy tinh hình bán nguyệt, đinh gim. - Thấu kính, giá đỡ, đèn sáng, màn hứng. 47 48 Đ43. ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Đ44. Thấu kính phân kì - Đặc điểm của ảnh một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. + Cách dựng ảnh. - Đặc điểm của thấu kính phân kì + Khái niệm: Quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì - Thấu kính hội tụ, màn hứng. - Thấu kính phân kì, giá đỡ, màn hứng. - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 49 50 Đ45. ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Đ46. Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ - Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Cách dựng ảnh - Hs biết cách làm để đo tiêu cự của thâu kính hôi tụ. - Thấu kính phân kì, màn hứng. - Thấu kính hội tụ. Giá đỡ. Thước thẳng. 51 52 Đ47. Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh. Ôn tập - Cấu tạo của ảnh trên máy ảnh. ảnh của một vật trên phim. - Ôn lại những kiến thức trong chương - Mô hình máy ảnh. 53 54 Kiểm tra Đ48. Mắt - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của Hs. - Cấu tạo của mắt. Sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn. - Đề kiểm tra. - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 55 56 Đ49. Mắt cận thị và mắt lão. Đ50. kính lúp - Những biểu hiện của cận, cách khắc phục. Những đặc điểm của mắt lão, cách khắc phục. Tác dụng của kính lúp và cách quan sát một vật qua kính lúp. - Kính lúp và một số mẫu vật. 57 58 Đ51. Bài tập quang hình học. Đ52. ánh sáng trắng và ánh sáng màu. - Làm một số bài tập theo SGK cho Hs hiểu cách làm. - Nguồn phát ra ánh sáng trắng và phát ra ánh sáng màu. Hoặc tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp - Đèn chiếu sáng, tấm lọc màu. 59 60 Đ53. Sự phân tích ánh sáng trắng. Đ54. Sự trộn các ánh sáng màu - Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD - Thế nào là trộn các ánh sáng, trộn hai ánh sáng màu với nhau. - Lăng kính, Đĩa CD, Đèn chiếu sáng. - Đèn trộn ánh sáng. 61 62 Đ55. Màu sắc các vật Đ56. Các tác dụng của ánh sáng dưới ánh trăng và ánh sáng màu. - Khả năng tán xạ ánh màu của các vật - Tác dụng nhiệt của ánh sáng và tác dụng sinh học của ánh sáng. - Hộp quan sát ánh sáng tán xạ. - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 63 64 Đ57. Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD. Đ58. Tổng kết chương III: Quang học - Cho Hs nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng kông đơn sắc bằng đĩa CD - Ôn lại cho Hs kiến thức cơ bản trong chương III - Đĩa CD - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp và thảo luận 65 66 Đ59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. Đ60. Định luật bảo toàn năng lượng. - Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa của nó. - Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt điện. Định luật bảo toàn năng lượng - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp 67 68 Đ61. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện. Đ62. Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân. - Vai trò của điện năng trong đời sống thực tế. Nhiệt điện, thủy điện. - Máy phát điện, pin mặt trời, nhà máy điện hạt nhân - Dạy học theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp - Một số loại pin. 69 70 Kiểm tra học kì II Ôn tập - Kiểm tra kiến thức của Hs nắm được sau khi học xong chương trình vật lí 9 - Nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra của Hs. Hướng dẫn, gợi ý những bài mà Hs chưa làm được và uốn nắn sai sót mà Hs thường mắc phải. - Đề kiểm tra - Một số bài tập và câu hỏi tổng hợp cho Hs làm. Hưng Trạch, ngày 21 tháng 08 năm 2009 Người làm kế hoạch Phạm Ngọc Hoàn

File đính kèm:

  • docKe hoach mon vat ly 9.doc