Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên (thời gian thực hiện 3 tuần):

- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết

- Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

- Biết lợi ích của việc ăn uống hợp lý đối với sức khỏe con người: cần ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt.

- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế .

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian .

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay

 

doc69 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên (thời gian thực hiện 3 tuần):, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Chủ đề 8: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ( Thời gian thực hiện 3 tuần: từ 08/04 - 26/04- 2013.) LĨNH VỰC MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Phát triển thể chất - Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết - Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết. - Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi - Biết lợi ích của việc ăn uống hợp lý đối với sức khỏe con người: cần ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế . - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian . - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay *Dinh dưỡng- sức khoẻ: - Có một số thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh khi thời tiết thay đổi - Trò chuyện thảo luận về sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết (quần áo,ăn uống, hoạt động…) * Vận động cơ bản: - Luyện tập các vận động và phối hợp. Dạy trẻ tập các động tác phối hợp với nhạc, theo nhịp trống, tập với nơ, vòng thể dục . - Chơi một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động. - Thực hiện các vận động một cách khéo léo và tự tin khi : + Bật qua vật cản 15 cm + Đi đổi hướng theo vật chuẩn, tung và bắt bóng với người đối diện + Chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném bóng trúng đích. *Dinh dưỡng- sức khoẻ: - Trò chuyện, thảo luận về 1 số hành dộng có thể gây nguy hiểm khi chơi ở những nơi nguy hiểm (ao, hồ, sông, suối…) - Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng rửa tay bằng xà phòng....kỹ năng vệ sinh cá nhân - Trò chuyện về trang phục của bé. Thực hành lựa chọn trang phục theo mùa, phù hợp với thời tiết. * Vận động cơ bản: - Thể dục sáng: “Con cào cào). - Luyện tập các vận động và phối hợp các vận động: + Bật qua vật cản 15 cm + Đi đổi hướng theo vật chuẩn, tung và bắt bóng với người đối diện + Chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném bóng trúng đích. - Trò chơi vận động: + “Trời nắng- trời mưa” + “Mưa to, mưa nhỏ”. Phát triển nhận thức - Trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, động vật ( ăn uống, tắm rửa, giặt, tưới cây…) - Biết các nguồn nước dùng hằng ngày: Nước máy,giếng, ao hồ, sông… - Biết các thể nước : Lỏng, hơi, rắn. - Trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, động vật. - Biết so sánh được độ lớn của hai đối tượng. b. LQV toán: - Biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Trẻ quan sát và nhận biết được thời tiết trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối. - Đếm, nhận biết các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng trong PV 9. * KPKH: - Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. - Các trạng thái của nước: lỏng, hơi, rắn (đá hoặc băng). - Tất cả các loài ( cây cối, động vật, con người) đều cần nước. - Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước. - Một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vòng, sương, sương mù… - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo các mùa. * Toán: - Biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Nhận biết sáng, trưa, chiều, tối. - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 9. * Khám phá khoa học: - Tổ chức cho trẻ quan sát, thảo luận về các hiện tượng thời tiết: bầu trời, nắng, mưa, gió, nóng, lạnh, bão... - Quan sát, thảo luận về ảnh hưởng thời tiết mùa đến con người, cây cối, con vật. - Chơi với cát; Các trò chơi thử nghiệm với nước để khám phá đặc điểm, tính chất của nước: Sự bay hơi, sự hòa tan... - Chơi lô tô về quần áo, rau, hoa, quả... theo mùa. * Làm quen với toán: - Tổ chức cho trẻ so sánh kích thước quần, áo, hoa, quả, lá...bằng các cách khác nhau. - Phân nhóm quần áo theo mùa và đếm số lượng. Phát triển ngôn ngữ - Mở rộng kỹ năng giao tiếp của trẻ qua trò chuyện, thảo luận, kể chuyện về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Trẻ thích đọc thơ và nghe kể chuyện về nước và các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ có khả năng diễn đạt những hiểu biết của mình về nước và các hiện tượng tự nhiên một cách rõ ràng. - Nhận dạng và phát âm chính xác nhóm chữ l, m, n. - Hứng thú với hoạt động chơi trò chơi với chữ cái. - Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục. - Biết lợi ích của nước đối với cuộc sống của con người và loài vật, và biết bảo vệ nguồn nước, dùng nước tiết kiệm không lãng phí, bảo vệ thiên nhiên - Hiểu được ích lợi của mưa, gió và tác hại của nó khi môi trường bị ô nhiễm, biết chánh gió, mưa khi có hiện tượng bão lũ. - Trẻ có ý thức, thói quen tự mặc quần áo cho mình khi thời tiết thay đổi theo mùa. * LQ với văn học: - Làm quen với một số từ ngữ về nước và các hiện tượng tự nhiên, hiểu nghĩa các từ. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố… có nội dung liên quan đến chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. + Truyện: Hồ nước và mây. + Thơ: Ông mặt trời bật lửa. + Thơ: Trưa hè. - Dạy trẻ biết đóng kịch, biết đánh giá các nhân vật trong truyện. - Biết kể chuyện sáng tạo theo tranh. *LQV Chữ cái:(Qua hoạt động chiều) - Dạy trẻ nhận biết và phát âm chuẩn xác chữ cái l, m, n. Biết chơi trò chơi với chữ cái. - Hướng dẫn trẻ xem truyện tranh và làm quen với cách đọc, cách giữ gìn sách. * LQ với văn học: - Cho trẻ xem tranh ảnh, quan sát ngoài thực tế và mô tả. - Trò chuyện và kể về những cây, hoa, quả, các hoạt động trong các mùa bé thích. - Dạy trẻ bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa, "Trưa hè" - Làm quen với tác phẩm: “Hồ nước và mây" - Chơi ở góc học tập: Tập chọn sách, mở sách…, kể chuyện theo tranh và kể theo trí nhớ. Làm quen với một số bài đồng dao, ca dao: “Bà còng đi chợ”, “Ông giẳng ông giăng” *LQV Chữ cái: - Làm quen l, m, n - Ôn các chữ cái qua trò chơi : Chọn chữ theo yêu cầu, nối chữ, thi xem ai nhanh. + Trò chơi: “Kể đủ 3 thứ”, “Về đúng bến của mình”, “Hãy kể tiếp”… Phát triển tình cảm xã hội - Dạy trẻ biết mối quan hệ của các mùa, biết được các hiện tượng thiên nhiên thường hay xảy ra để biết cách phòng tránh. - Dạy trẻ có một số kỹ năng đơn giản về phòng chống thiên tai, bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường. - Biết về nước và một số hiện tượng tự nhiên, Nhận biết được thời tiết, đồ dùng và quần áo mùa hè. - Cách chăm sóc cây,vật nuôi bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sử dụng nước tiết kiệm. - Xem tranh ảnh,, trò chuyện về việc giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm nước sạch. - Thực hành chăm sóc cây, vật nuôi bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sử dụng nước tiết kiệm. - Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ, Trốn mưa, Trời nắng trời mưa, Bong bóng xà phòng, Chèo thuyền, Mưa to mưa nhỏ. - Tổ chức cho trẻ làm vệ sinh quanh khu để nước. Trò chuyện và xem tranh ảnh về ích lợi tác hại của mưa, gió… Phát triển thẩm mĩ - Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu truyện, bài thơ, bài hát... về các hiện tượng tự nhiên. - Hát đúng giai điệu; lời ca, hát rõ lời, biết đặt lời cho câu hát và sáng tác các vận động nhịp nhàng theo bài hát - Cảm nhận cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm vẽ, xé, dán...theo ý thích của trẻ. - Biết phối hợp các kĩ năng vẽ, xé dán để tạo thành bức tranh về nguồn nước. - Nhận ra vẻ đẹp của các sản phẩm do mình và bạn tạo ra. Biết cách và mạnh dạn nêu ý tưởng, nhận xét của mình về các sản phẩm đó * Tạo hình: - Vẽ sóng nước. (ĐT) - Vẽ mẹ cầm ô đi trong mưa và vẽ thêm những đám mây đen trên trời. - Nặn ông mặt trời. - Tô màu tranh các nguồn nước, các đồ dùng, trang phục mùa hè… * Âm nhạc: - Tập các kỹ năng và sử dụng các phương tiện dụng cụ, vật liệu phong phú, phù hợp với điều kiện địa phương để tạo ra các sản phẩm vẽ nặn, cắt dán, chắp ghép với màu sắc, bố cục…có nội dung miêu tả những hình ảnh về nước và các hiện tượng tự nhiên. - Dạy trẻ hát và vận động nhịp nhàng tình cảm theo nhạc và giai điệu bài hát về chủ đề * Tạo hình: - Vẽ sóng nước, mặt trời, vẽ mây- mẹ cầm ô, nặn ông mặt trời. - Tô màu các bức tranh vẽ đồ dùng mùa hè, nguồn nước. - Sưu tập tranh ảnh về mùa, cắt dán quần áo, hoa, quả theo mùa. - Triển lãm tranh - Thi giới thiệu tranh * Âm nhạc: - Hát và vận động phù hợp theo nhạc các bài hát có nội dung về nước và các hiện tượng tự nhiên như: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Đếm sao”, “mùa hè đến” - Hát cho trẻ nghe: "Giọt mưa và em bé", " tôi là gió", "bèo dạt mây trôi". - Biểu diễn các bài hát trong chủ điểm - Thi hát theo chủ đề - Trò chơi: Ai đoán giỏi, Vui cùng thiên nhiên. B. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Thứ Lĩnh vực Chủ đề nhánh 1: NƯỚC ( Từ ngày 19/ 3- 23/ 3 / 2012) Chủ đề nhánh 2: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ( Từ ngày 26/ 3- 30/ 3/ 2012) Hai PTTM (Tạo hình) Vẽ sóng nước Vẽ mẹ cầm ô đi trong mưa và vẽ thêm những đám mây đen trên trời Ba PTNT ( Toán) So sánh chiều dài 2 đối tượng Nhận biết sáng, trưa, chiều, tối. Tư PTTC ( Thể dục) Bật qua vật cản 15cm Đi đổi hướng theo vật chuẩn, tung và bắt bóng với người đối diện PTNN ( Văn học) Truyện: Hồ nước và mây Thơ: Ông mặt trời bật lửa Năm PTNT ( KPKH) Quan sát trò chuyện về các nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày Các hiện tượng tự nhiên Sáu PTTM (Âm nhạc) Hát VĐ: “Cho tôi đi làm mưa với” Nghe hát: “Giọt mưa và em bé” T/C: Ai đoán giỏi. Dạy hát: "Đếm sao" Nghe hát: "Tôi là gió" T/C: Vui cùng thiên nhiên. Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ Quan sát các thể của nước, tưới cây, lau lá.... Quan sát thời tiết. Tập làm các thí nghiệm với nước... TCCL Chơi với nước, Mưa to- mưa nhỏ; Nhảy qua suối nhỏ; vật chìm, vật nổi, thả đỉa ba ba Rồng rắn lên mây, Trời nắng- trời mưa, Thả đỉa ba ba...Đoán thời gian... Chơi tự do Chơi đồ chơi theo ý thích Chơi đồ chơi theo ý thích Hoạt động góc Phân vai Gia đình (nấu ăn, tắm rửa), cửa hàng thực phẩm, giải khát Gia đình (nấu ăn, tắm rửa), cửa hàng thực phẩm, giải khát Xây dựng Xây ao thả cá; xây hồ nước, xếp hình thuyền, tàu thuỷ Xây ao thả cá; xây hồ nước, xếp hình thuyền, tàu thuỷ Nghệ thuật Hát, vận động về chủ đề Tô màu xé dán những nguồn nước...Các PTGT trên nước, con vật sống dưới nước. Hát, vận động về chủ đề Vẽ, xé, dán ông mặt trời, mưa… Học tập Đong, rót nước vào bình, đếm số bình, làm thí nghiệm với nước: "Nước đá biến đi đâu" Quan sát nước ở các dạng khác nhau (thể rắn, lỏng...) Đọc đồng dao ca dao về chủ đề. Hoạt động chiều Chơi trò chơi dân gian, LQ chữ cái m, n, l Trò chuyện về cẩn trọng khi tiếp xúc, ở gần các nguồn nước Đọc thơ, kể chuyện, tập hát VĐ, nghe hát các bài về chủ đề Chơi trò chơi dân gian, LQ chữ cái m, n, l Đọc thơ, kể chuyện, tập hát VĐ, nghe hát các bài về chủ đề Thứ Lĩnh vực Chủ đề nhánh 3: MÙA HÈ (Thực hiện từ ngày 02/ 4- 06/ 4/ 2012) Hai Ba PTTM ( Tạo hình) Nặn ông mặt trời. PTNT ( Toán) Nhận biết số lượng trong phạm vi 9. Tư PTTC ( Thể dục) Chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném bóng trúng đích. PTNN ( Văn học) Thơ: Trưa hè. Năm PTNT ( KPKH) Trò chuyện, quan sát thời tiết mùa hè. Phân nhóm trang phục phù hợp thời tiết. Sáu PTTM ( Âm nhạc) - Dạy hát và vận động “Mây và gió” - Nghe hát: “Bèo dạt mây trôi” - T/C: Nghe tiết tấu tìm đồ vật Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ Quan sát bầu trời và các hiện tượng thời tiết... Trò chơi Rồng rắn lên mây; Trời nắng- trời mưa; Thả đỉa ba ba... Chơi tự do Chơi đồ chơi theo ý thích Hoạt động góc Phân vai Mẹ - con; cửa hàng giải khát; cửa hàng bán đồ chơi, trang phục mùa hè... Xây dựng Xây dựng bể bơi, công viên nước khu vui chơi giải trí Nghệ thuật Xé dán, tô màu tranh hoạt động của con người trong mùa hè... Biểu diễn các bài hát về chủ đề, tập gõ đệm... Học tập Vẽ bằng phấn khô, phấn ướt hình ông mặt trời, mặt trăng, mưa...tưới cây, lau lá... Hoạt động chiều Ôn kiến thức buổi sáng. Tập rửa tay bằng xà phòng Trò chuyện về cách giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh trong mùa hè Tổ chức các trò chơi cho trẻ nhất là các trò chơi dân gian. KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH Chủ đề nhánh 1: “NƯỚC ” ( Thực hiện 1 tuần: từ 08/ 4- 12/ 4 / 2013.) T.gian H.động Thứ hai 08/4 Thứ ba 09/4 Thứ tư 10/4 Thứ năm 11/4 Thứ sáu 12/4 Đón trẻ - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp - Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với phụ huynh - Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn và cùng trẻ chơi - Thông báo với phụ huynh về thực hiện chủ đề mới. - Sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo về nước và các hiện tượng tự nhiên, nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng bổ sung cho góc xây dựng và phân vai và cho trẻ hoạt động - Trò chuyện với trẻ về nguồn nước. - Cho trẻ xem tranh ảnh về nguồn nước T.dục sáng 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi chạy các kiểu theo hiệu lệnh sau đó về hàng dọc, chuyển hàng ngang dãn cách để tập. 2. Trọng động: - Vận động thể dục nhịp điệu bài “ Tiếng chú gà trống gọi” - ĐT 1: Đưa tay lên miệng giả làm động tác gà gáy - ĐT 2: Hai tay vỗ nhẹ hai bên sườn - ĐT 3: Hai tay đưa cao chếch và đua xuống - ĐT 4: Hai tay đua ra trước và nhún chân - ĐT 5: Hay tay vung sang hai bên chân giậm Cho trẻ tập 2 lần theo bài hát. * Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ. Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi, cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Hồi tĩnh: - Thả lỏng, điều hòa. Hoạt động có chủ đích *PTTM: (Tạo hình) - Vẽ sóng nước * PTNT: ( Toán) So sánh chiều dài 2 đối tượng. * PTTC: (Thể dục) - Bật qua vật cản 15cm * PTNN: (Văn học) Truyện: Hồ nước và mây. *PTNT: (KPXH) - Quan sát trò chuyện về các nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày *PTTM: (Âm nhạc) - Dạy hát và VĐ: “ Cho tôi đi làm mưa với” - Nghe hát: Giọt mưa và em bé -T/C: Ai đoán giỏi Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ: - Chơi thả thuyền - TCCL: “Nhảy qua suối nhỏ” + Cô giới thiệu tên trò chơi +Phổ biến luật chơi, cách chơi; cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ. - Chơi tự do: Cho trẻ chơi với cát, nước HĐCMĐ: - Nước đá biến đi đâu. - TCCL: “Vật chìm, vật nổi” + Cô giới thiệu tên trò chơi + Phổ biến luật chơi, cách chơi; cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ. - Chơi tự do: Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích HĐCMĐ: - Chăm sóc cây, tưới cây - TCCL: “ Thả đỉa ba ba” + Cô giới thiệu tên trò chơi + Phổ biến luật chơi, cách chơi; cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ. - Chơi tự do: Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích KCST: - Đám mây đen xấu xí. - TCCL: "Mưa to, mưa nhỏ” + Cô giới thiệu tên trò chơi + Phổ biến luật chơi, cách chơi; cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ. - Chơi tự do: Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích HĐCMĐ: - Cho trẻ chơi với cát, nước - TCCL: “Chơi với nước” + Cô giới thiệu tên trò chơi + Phổ biến luật chơi, cách chơi; cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ. - Chơi tự do: Cho trẻ chơi với cát, nước Hoạt động góc: I.Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: Bố mẹ chăm sóc con cái, nấu ăn, tắm rửa, bày hàng, bán hàng.... - Trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trính chơi. Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. - Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi. - Biết tô màu tranh, xé dán những nguồn nước, các PTGT trên nước, các con vật sống dưới nước. - Biểu diễn tự nhiên, có cảm xúc các bài hát về nước và các hiện tượng tự nhiên. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “Gia đình; cửa hàng thực phẩm, giải khát”: Đồ chơi bán hàng; các loại chai lọ, cóng bơ, hộp giấy ... - Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que, hột hạt... - Tranh ảnh về nước, nguồn nước sạch, bầu trời, ông mặt trời . - Vở tạo hình, bút màu, giấy màu, hồ dán.. - Hoa cài tay, xắc xô, phách tre... - Các bài thơ, bài hát về nước và các hiện tượng tự nhiên. III. Tiến hành: 1. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nước, trò chuyện với trẻ về ích lợi của nước đối với đời sống con người và thiên nhiên, giới thiệu các góc chơi, nội dung chơi ở góc, hỏi ý định của trẻ thích chơi ở góc nào? Ý định chơi như thế nào? 2. 2. Quá trình chơi: a. Góc phân vai: “Gia đình; cửa hàng thực phẩm, giải khát”: Trẻ đóng vai bố mẹ con cái tạo thành những thành viên trong gia đình: Bố mẹ định nấu những món ăn gì ? trước khi chế biến món ăn thì phải làm những gì? khi chế biến món ăn từ các loại thực phẩm phải rửa sạch bằng nguồn nước, mà nước phải sạch sẽ. Bố mẹ trong gia đình chăm sóc con cái, tắm giặt và gội đầu ... từ nguồn nước sạch. + Nhóm chơi: Cửa hàng bán giải khát: Trẻ bán hàng bày các loại nước giải khát ra và mời khách tới uống nước, giới thiệu các loại nước được chế biến từ đâu? Khách tới mua hàng, uống nước giải khát trò chuyện về các loại nước uống ... Cô quan sát trẻ chơi đàm thoại với trẻ về cách chơi và ích lợi của các loại nước, kết hợp giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn nước b. Góc xây dựng: Xây ao thả cá; xây hồ nước, xếp hình thuyền, tàu thuỷ.... - Trẻ về góc lấy đồ chơi cho nhóm mình để hoạt động: Cô quan sát trẻ chơi và đàm thoại gợi ý trẻ cách chơi: Hôm nay các bác xây dựng định xây dựng những gì? Xây hồ nước thì sẽ xây như thế nào? xây những gì? Ngoài ra các bác còn cần trồng thêm cây xanh không? Các bác xây cẩn thận để nước không bị chảy ra ngoài, Các bác có xây chỗ để thỉnh thoảng cho nước chảy ra không? các bác chặn bằng gì?.......các bác nhớ xây cẩn thận để cho kịp ngày khánh thành nhé....kết hợp giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước, cho trẻ xếp hình thuyền, tàu thuỷ. c. Góc nghệ thuật: * Tạo hình: Tô màu xé dán những nguồn nước...Các PTGT trên nước, con vật sống dưới nước. - Trẻ ngồi quanh bàn tô màu, xé dán tranh dòng suối, sông, biển. Cô bao quát động viên trẻ thực hiện. * Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ điểm. Cô cho trẻ biểu diễn, hát múa các bài hát về nước và hiện tượng tự nhiên. d. Góc học tập: Đong, rót nước vào bình, đếm số bình, làm thí nghiệm với nước: "Nước đá biến đi đâu" - Cô dẫn trẻ về góc lấy đồ chơi cho nhóm mình để hoạt động, trực tiếp hướng dẫn trẻ cách xem tranh ảnh, gợi ý trẻ về các hình ảnh có trong tranh để trẻ trò chuyện. Quan sát và làm thí nghiệm cùng cô. QS các thể của nước, làm thí nghiệm với nước: "Nước đá biến đi đâu” * Nhận xét sau khi chơi: Cô đến các góc chơi nhận xét qúa trình chơi của trẻ, tuyên dương những trẻ chơi tốt, có sáng tạo, nhắc nhở trẻ chơi chưa tốt. Hoạt động chiều - Trò chuyện về cẩn trọng khi tiếp xúc, ở gần các nguồn nước. - Đọc thơ: Mưa. - Chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa. - Cho trẻ làm quen với chữ m, n, l - Đọc thơ: Nước, - Chơi tự do ở các góc - Cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái m, n, l - Ôn truyện: Hồ nước và mây. - Chơi tự do ở các góc - Ôn: So sánh chiều dài hai đối tượng - Học hát: Mưa bóng mây NGHỈ HỌP CHUYÊN MÔN TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ hai ngày 08 tháng 4 năm 2013. 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh. 2. Hoạt động có chủ đích: Tiết 1: PTTM ( Tạo hình): VẼ SÓNG NƯỚC I. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ biết vẽ mặt nước, sang nước theo trí tưởng tượng của mình và sáng tạo trong tranh vẽ - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình như vẽ các nét thẳng, cong, xiên để tạo thành mặt nước, sóng nước, rong rêu. Biết sử dụng kỹ năng tô màu để tạo thành bức tranh. - Giáo dục trẻ biết vai trò và biết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trẻ biết tránh những nơi gần các nước gây nguy hiểm II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Mẫu vẽ của cô. Bức tranh hồ nước, thuyền chưa có sóng nước, chưa tô màu, bút màu. - Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, bút màu... - Tích hợp: Âm nhạc, toán, văn học. III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cho trẻ đọc thơ “ Mưa rơi” Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Hướng trẻ vào nội dung bài học. 2.Hoạt động học tập: a. Quan sát, đàm thoại : * Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu: - Cô hỏi trẻ cô có bức tranh gì đây? - Trong tranh có những hình ảnh gì nào? Cô tô màu như thế nào nhỉ? - A, đúng rồi trong tranh có núi, mặt trời, thuyền buồm …( cho trẻ đếm số có mấy ngọn núi). - Trong tranh cô còn vẽ gì nữa? Sóng nước cô vẽ bằng những nét gì? Màu gì? - Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không? Hôm nay cô còn có nhiều bức tranh để tặng cả lớp mình đấy, nhưng những bức tranh này cô vẽ còn thiếu các sóng nước. Vậy để cho bức tranh của chúng mình thêm sinh động chúng mình hãy cùng nhau vẽ thật nhiều sóng nước để thuyền buồm có thể lướt nhanh nhé, chúng mình có đồng ý không ? b. Hướng dẫn trẻ thực hiện: * Cô vẽ mẫu: - Cô vừa vẽ cô vừa phân tích cách vẽ: Muốn vẽ sóng nước các con phải ngồi ngay ngắn, đầu cúi vừa phải, cầm bút bằng tay phải, cô vẽ sóng nước bằng những nét cong trên mặt hồ, sau đó cô tô dãy núi màu xanh, ông mặt trời màu đỏ, tô màu thuyền buồm, để bức tranh thêm đẹp các con có thể vẽ thêm cá, thêm rong rêu nhé! * Trẻ thực hiện: - Trong khi trẻ vẽ cô xuống bao quát và hướng dẫn cho trẻ vẽ đẹp và sáng tạo: - Nếu trẻ còn lúng túng cô gợi ý cho trẻ, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình. c .Trưng bày sản phẩm: - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Gọi trẻ lên nhận xét bài của mình và của bạn. Con thích bài của bạn nào? Vì sao con thích. - Cô nhận xét chung theo lớp, cá nhân. Động viên, khuyến khích trẻ. - Củng cố: Cô hỏi lại tên bài: + Biển, sông, ao, hồ…có lợi gì cho con người? Để bảo vệ các nguồn nước này con phải làm gì? - Giáo dục trẻ không nên vứt rác, xác xúc vật xuống nước ao, hồ, sông, biển… để các nguồn nước luôn sạch, không bị ô nhiểm 3. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”. - Trẻ đọc thơ. - Đàm thoại với cô giáo về Nước và các hiện tượng tự nhiên. - Tranh vẽ về hồ nước. - Vẽ mặt trời, núi, thuyền buồm...Mặt trời màu đỏ.... - Đếm số ngọn núi. - Vẽ sóng nước, màu xanh dương. - Lắng nghe. - Quan sát và nghe cô phân tích cách vẽ. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trưng bày sản phẩm. - Trẻ lên nhận xét. - Trẻ nghe cô nhận xét. - Vẽ sóng nước. + Trẻ trả lời. - Lắng nghe. - Trẻ hát. 3. Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động có mục đích: Chơi thả thuyền - Trò chơi có luật: “Nhảy qua suối nhỏ” - Chơi tự do: Chơi đồ chơi theo ý thích. 4. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn, tắm rửa), cửa hàng thực phẩm, giải khát - Góc xây dựng: Xây ao thả cá; xây hồ nước, xếp hình thuyền, tàu thuỷ - Góc Nghệ thuật: Hát, VĐ về chủ đề. - Góc học tập: : Đong, rót nước vào bình, đếm số bình, làm thí nghiệm với nước: "Nước đá biến đi đâu" 5. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ. * HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Điểm danh. 2. Tổ chức hoạt động: - Trò chuyện về cẩn trọng khi tiếp xúc, ở gần các nguồn nước. - Đọc thơ: Mưa. - Chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa. 3.Vệ sinh- Nêu gương- Trả trẻ. ______________________________________________________ Thứ ba ngày 09 tháng 4 năm 2013. 1. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh. 2. Hoạt động có chủ đích: Tiết 1: PTNT ( Môn Toán): SO SÁNH CHIỀU DÀI HAI ĐỐI TƯỢNG I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng. Nhận biết sự khác nhau về kích thước: dài hơn - ngắn hơn .Biết so sánh số lượng và dùng các từ '' dài hơn'', ''ngắn hơn''. Phát triển khả năng tư duy, quan sát. - Trẻ biết cách so sánh bằng cách chập trùng khít một đầu của vật và so sánh. - Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt dộng dưới sự hướng dẫn của cô. II. Chuẩn bị: - Của cô: Một số đồ dùng, đồ chơi có số lượng 8 để xung quanh lớp. + 2 băng giấy xanh và đỏ; tranh vẽ 2 dòng suối có độ dài khác nhau. - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có rổ đồ chơi đựng 2 băng giấy. - Một số đồ dùng để xung quanh lớp cho trẻ so sánh. - Tích hợp: Âm nhạc, văn học, MTXQ. III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cho trẻ đọc bài thơ: “Mưa” - Cô và trẻ trò chuyện về nước và dụng cụ chứa nước. - Cô cho trẻ quan sát tranh về cảnh biển, cảnh sông, và ao hồ... + Trong thiên nhiên có những nguồn nước nào? + Nước có tác dụng gì trong đời sống của con người và động vật? + Gia đình con thường chứa nước bằng những dụng cụ nào? + Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta phải sử dụng nước như thế nào? - Theo các con chúng ta phải làm gì để có nguồn nước sạch? (Cô kết hợp giáo dục) 2. Hoạt động học tập: a. Ôn chia 8 đối tượng thành 2 nhóm: - Cô giới thiệu với trẻ: Cô có nhiều bình để đong nước các con cùng lấy bình ra nào. Có mấy cái bình? - Các con hãy chia ra làm 2 loại: bình đựng nước nóng và bình đựng nước nguội. + Cho trẻ chia theo yêu cầu: 2- 6; 5 - 3; 4 - 4. - Cô quan sát, sửa sai. * Trò chơi “Chia nước cho 2 xe”: - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi. * Trò chơi: "Chuyển cá": - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi. Cô tổ chức cho trẻ ch

File đính kèm:

  • docNUOC VA HIEN TUONG TU NHIEN.doc