I/ Mục tiêu các lĩnh vực phát triển
o Phát triển nhận thức:
• Cháu biết được gia đình sống sum họp trong cùng một ngôi nhà. Biết địa chỉ gia đình.
• Biết các đồ dùng gia đình: công cụ và chất liệu.
• Biết các kiểu nhà, các phần, các phòng của nhà.
• Biết thợ mộc làm ra nhà lá, nhà gỗ, thợ hồ, thợ sơn làm ra nhà tường
• Biết cách sắp xếp, trang trí nhà ở góc chơi gia đình.
o Phát triển ngôn ngữ:
• Cháu phát âm được họ tên của những người thân trong gia đình, các từ: nhà, vườn, ao, sân, chuồng không ngọng, nói lắp.
o Phát triển tình cảm xã hội:
• Cháu được biết kính trọng ông bà, cha mẹ, vâng lời anh chị, thương yêu giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trong tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Gia đình sống chung một ngôi nhà.
Tuần thứ nhất: thực hiện từ ngày 9/11 đến ngày 13/11/2009
I/ Mục tiêu các lĩnh vực phát triển
Phát triển nhận thức:
Cháu biết được gia đình sống sum họp trong cùng một ngôi nhà. Biết địa chỉ gia đình.
Biết các đồ dùng gia đình: công cụ và chất liệu.
Biết các kiểu nhà, các phần, các phòng của nhà.
Biết thợ mộc làm ra nhà lá, nhà gỗ, thợ hồ, thợ sơn làm ra nhà tường…
Biết cách sắp xếp, trang trí nhà ở góc chơi gia đình.
Phát triển ngôn ngữ:
Cháu phát âm được họ tên của những người thân trong gia đình, các từ: nhà, vườn, ao, sân, chuồng… không ngọng, nói lắp.
Phát triển tình cảm xã hội:
Cháu được biết kính trọng ông bà, cha mẹ, vâng lời anh chị, thương yêu giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
Phát triển thẩm mỹ:
Biết trang trí góc học tập của bé bằng những tranh vẽ, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, biết trồng hoa xung quanh nhà để nhà luôn đẹp.
Phát triển thể chất:
Giáo dục cháu vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Trồng nhiều cây xanh để có không khí trong lành, thoáng mát để được khỏe mạnh
II/ Kế hoạch các hoạt động
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Điểm danh
Vệ sinh
TDBS
34532
- Cô trò chuyện cùng chơi cùng với cháu, hỏi han để tạo không khí nhẹ nhàng để cháu muốn gần gủi cô.
Cô gọi tên để biết cháu vắng mặt. Cô ghi vào sổ theo dõi hằng ngày
Cô mời 3 tổ trưởng đi kiểm tra, những bạn tay dơ đứng lên để cô nhắc nhở.
* Khởi động
- Các cháu từ 3 hàng dọc chuyển sang vòng tròn, chơi đi các kiểu chân, gót chân, mũi chân, nữa bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh rồi trở về 3 hàng ngang để tập TD sáng.
* Trọng động
+ ĐT3: Thổi nơ bay
Trẻ cầm nơ đưa ra phía trước miệng và thổi mạnh để nơ “bay xa”
+ ĐT4: cơ tay vai
Hai tay đưa thẳng lên cao (có thể tập với cờ, nơ). Tập theo nhịp hô hoặc vỗ tay.
N1: đưa một tay lên cao, một tay thẳng phíc trước hơi chếch ra sau.
N2: đổi tay đưa cao (theo dọc thân).
N3: như nhịp 1
N4: như nhịp 2.
Thực hiện 2 lần 4 nhịp, nghỉ một chút rồi lại thực hiện tiếp.
+ ĐT5: cơ chân
Bước 1 chân ra trước, khuỵu gối.
TTCB: đứng kép chân, tay chống hông
N1: bước chân trái ra trước 1 bước, khuỵu gối, chân phải thẳng. Tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa.
N2 -> TTCB.
N3: bước chân phải ra trước như N1
N4 -> TTCB
+ ĐT3: cơ bụng lườn.
Đứng cúi người về trước.
N1: bước chân trái ra trước một bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
N2: cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng.
N3 như nhịp N1
N4 -> TTCB, sau đó đổi bước chân sang phải.
+ ĐT2: cơ bật
Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tại chổ hoặc tiến về phía trước.
* Hồi tĩnh
Cháu đi nhẹ nhàng hít thở tự do, chơi trò chơi rồi nghỉ.
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
KPKH
Cháu hãy kể về ngôi nhà thân yêu của bé.
LQVH
Chuyện: 3 cô gái
GDÂN
Hát vỗ tiết tấu chậm bài: Nhà của tôi
Nghe: ba mẹ là quê hương
Chơi: ai nhanh nhất
LQVT
Ô các hình □ ○
A
HĐTH
Xé dán hàng rào nhà bé
TD
Ném xa 1 tay + chạy nhanh 10m
NHA
Tập chải răng
Hoạt động ngoài trời
* Trọng tâm
Trò chuyện với cháu về các thành viên sống chung trong ngôi nhà của bé.
Cháu xem tranh ảnh về các kiểu nhà khác nhau: nhà trệt, nhà lầu….
Giúp cháu biết thương giữ gìn và trang trí cho ngôi nhà sạch đẹp.
Vận động
Về đúng nhà
* Chuẩn bị
Vẽ trên sân hai khu vực tượng trưng cho hai ngôi nhà
* Cách chơi:
Chơi theo nhóm hoặc cả lớp, cô giáo có thể cho trẻ chơi tạo nhóm theo dấu hiệu nào đó.
Vd: Một nhà dành cho những ai mặc áo tay ngắn.
Một nhà dành cho những ai mặc áo tay dài
Khi cô nói “trời mưa”, kèm theo dấu hiệu hoặc lệnh sắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai vể nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này.
Trò chơi tiếp tục, cô thay đổi dấu hiệu nhà dành cho bạn trai, bạn gái.
Học tập
Cái túi bí mật
* Yêu cầu
Cô gợi ý tò mò, ham hiểu biết.
Phát triển các giác quan.
* Chuẩn bị
Một cái túi vải đẹp.
Một số đồ dùng vệ sinh hàng ngày trong gia đình: lược, gương, khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, cắt móng tay...
* Cách chơi
Không nhìn vào túi lấy được đồ vật theo yêu cầu của cô giáo.
Trẻ ngồi xa, cô giáo cầm túi và nói “Cô có một cái túi rất đẹp. Nhưng không biết trong này có cái gì. Đố ai không nhìn vào túi mà biết được mới tài”. Lần lượt gọi từng trẻ lên sờ vào trong túi và gọi tên trước khi giơ lên cả lớp cùng kiểm tra. Cô giáo hỏi trẻ “Đây là cái gì? Màu gì? Làm bằng gì? Và dùng để làm gì?” Sau khi cho trẻ lấy hết đồ chơi trong túi ra bày lên bàn. Cô giáo yêu cầu trẻ đếm xem có bao nhiêu đồ vật, đồ dùng.
Dân gian
Tập tầm vông
* Yêu cầu
Trẻ biết chơi cùng nhau và phát triển ngôn ngữ, khơi dậy trẻ tò mò, đoán biết.
* Luật chơi
Đọc lời ca rõ ràng, nắm chặt tay có giấu vật nhỏ (mảnh nhỏ, hạt sỏi, hạt na…). Chỉ đúng tay giấu đồ vật khi lời ca đã dứt.
* Cách chơi
Cho trẻ ngồi (hoặc đứng) thành từng đôi quay mặt vào nhau. Trong mỗi đôi, có 1 trẻ được cô chỉ định giấu kính 1 vật trong tay. Trẻ A giấu vật có thể cho 2 tay ra sau lưng vả giấu vật vào tay nào tùy thích. Cả 2 cùng đọc lời ca:
Tập tầm vông
Tay nào không
Tay nào có
Tập tầm vó
Tay nào có
Tay nào không
Đến tiếng “không” cuối cùng thì dừng lại. Trẻ A đưa 2 tay nắm chặt ra trước mặt để trẻ B nhìn và đoán tay nào có giấu vật. Trẻ A xòe tay chỉ ra, nếu đúng thì trẻ A thua cuộc và trẻ A phải nhường vật giấu cho trẻ B và trò chơi lại tiếp tục từ đầu. Trẻ nào thua nhiều thì phải chạy quanh bạn thắng 3 - 4 vòng.
Phân vai
Phòng khám bệnh
* Yêu cầu
Trẻ phản ảnh được các hành động của người bác sĩ khi khám bệnh cho bệnh nhân: khám bệnh, nghe mạch, khám họng, đọc to bệnh lý cho y sĩ, cho toa thuốc và dặn dò bệnh nhân.
* Chuẩn bị
Cô trò chuyện với trẻ về công việc của bác sĩ, khám bệnh, cho toa.
Y sĩ cho toa dặn dò bệnh nhân.
Bộ đồ khám bệnh, nón, áo blue.
* Thỏa thuận
Cô gợi ý giúp trẻ thỏa thuận trực tiếp vào nội dung công việc khám bệnh của bác sĩ và y sĩ cho bệnh nhân.
Khi các con bị bệnh thì mẹ đưa con đi đâu để khám bệnh?
Bệnh viện, trạm xá.
Khi đến bệnh viện các con sẽ gặp ai?
Ai khám bệnh cho các con? – Bác sĩ.
Ai ghi toa, cho thuốc, gọi tên? - Y sĩ.
Cô gợi ý cho những câu dặn dò của bác sĩ, hỏi han, dặn dò đối với bệnh nhân.
Vậy chúng ta có thích chơi phòng khám bệnh không?
* Chia nhóm
Bây giờ ai xung phong chơi ở phòng khám bệnh.
- Bác sĩ và y sĩ?
Ai sẽ xây vườn cây nhà bé?
Ai sẽ đếm nối tương ứng đồ dùng?
Ai xung phong ngồi tô màu tranh nhà bé?
Ai sẽ gieo hạt ở góc thiên nhiên đây các con?
- Khi chơi các con nhớ đi nhè nhẹ và nói khe khẽ.
- Về nhóm mình, đeo bông vào cổ và chơi đúng nhóm.
* Quá trình chơi
Khi chơi các cháu cùng cô chơi để cô giúp cháu được chơi tốt.
Cháu phản ảnh được thái độ lòng yêu thương ông bà yêu thương bà mẹ cho con cháu. Khi con cháu bệnh đưa con, cháu đi đến trạm xá, bệnh viện gặp bác sĩ xin khám bệnh cho con mình. Bác sĩ vui vẻ khám bệnh cho bệnh nhân nhẹ nhàng từ tốn, mời bệnh nhân ngồi vào ghế.
Hỏi: ở nhà cháu có bệnh gì không?
Bác sĩ khám bệnh xong đọc bệnh án cho y sĩ ghi toa thuốc dặn dò bệnh nhân uống.
Bệnh nhân cám ơn bác sĩ, ra về.
* Nhận xét sau khi chơi
Cô giúp cháu nhận xét nhóm chơi, tập cháu nhận xét cho quen.
Cô củng cố lại nhóm chơi và nhận xét buổi chơi.
* Thu dọn đồ dùng
Xây dựng
Vườn cây nhà bé
* Yêu cầu
Cháu xây được vườn hoa nhà của mình, có bông hoa, cây xanh, xích đu
* Chuẩn bị
Đồ chơi xây dựng.
Cây xanh
Bông hoa
Xích đu
* Thỏa thuận
Hát bài “Cả nhà thương nhau”
Các con ơi gia đình con gồm có những ai?
Tất cả mọi người sống chung ở đâu?
Nhà các con thuộc loại nhà gì?
Trước nhà có trồng bông hoa gì? Chiều chiều trời mát thì gia đình chúng ta ra vườn hoa ngắm xem hoa đẹp không, rồi ngồi ở xích đu để xem hoa, nhà có cổng vào không?
Vậy bây giờ các con có chúng ta thích xây vườn hoa nhà mình không?
* Chia nhóm
Bây giờ ai xung phong chơi ở phòng khám bệnh.
- Bác sĩ và y sĩ?
Ai sẽ xây vườn cây nhà bé.?
Ai sẽ đếm nối tương ứng đồ dùng?
Ai xung phong ngồi tô màu tranh nhà bé?
Ai sẽ gieo hạt ở góc thiên nhiên đây các con?
* Quá trình chơi
Cháu chơi, cô nhắc nhở để cháu bớt lúng túng.
Cô gợi ý để cháu chơi tốt.
* Nhận xét sau khi chơi
Cháu chơi xong cô giúp cháu nhận xét nhóm chơi.
Cô nhận xét buổi chơi.
* Thu dọn đồ dùng
Nghệ thuật
Tô màu tranh gia đình bé
* Yêu cầu
Cháu tô màu cho hình người thân trong gia đình chúng ta và nói đó là người nào.
* Chuẩn bị
Hình vẽ sẵn, viết màu.
* Thỏa thuận
- Hát “Cả nhà thương nhau”
- Cô giới thiệu cháu đây là hình ảnh của thành viên nữ, đây là ảnh của thành viên nam (chưa tô màu)
- Bây giờ các con hãy tô màu cho tóc, quần áo của 2 người này và đặt tên là ai? (ba mẹ hay anh chị) của mình.
- Các con nhớ tô màu cho đẹp nhé!
* Chia nhóm
Bây giờ ai xung phong chơi ở phòng khám bệnh.
- Bác sĩ và y sĩ?
Ai sẽ xây vườn cây nhà bé.?
Ai sẽ đếm nối tương ứng đồ dùng?
Ai xung phong ngồi tô màu tranh nhà bé?
Ai sẽ gieo hạt ở góc thiên nhiên đây các con?
* Quá trình chơi
- Trẻ tiến hành chơi, cô theo dõi nhắc nhở cháu chơi tốt.
- Cô động viên cháu còn lúng túng.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Sau khi chơi cô giúp cháu nhận xét nhóm chơi, lớp chơi.
- Thu dọn đồ dùng.
Học tập
Đếm nối tương ứng đồ dùng
* Yêu cầu
Cháu nối được đồ dùng tương ứng với nhau: muỗng – tô, ly – dĩa, nồi – nắp, dao – thớt, bếp – chảo…
* Chuẩn bị
Một số tranh ảnh về đồ dùng gia đình: muỗng – tô, ly – dĩa, nồi – nắp, dao – thớt, bếp – chảo…
* Thỏa thuận
- Đọc thơ “Cả nhà vui”
- Cả nhà ngồi ăn cơm với nhau có vui không các con? Ai nấu món ăn? Khi nấu xong mẹ xếp thức ăn ra những đồ dùng gì?
- Tất cả những đồ dùng ấy gọi là đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Hôm nay cô có một số tranh về các thứ đồ dùng ấy, con nào xung phong nối xem đồ dùng gì đi kèm tương ứng với nhau.
* Chia nhóm
Bây giờ ai xung phong chơi ở phòng khám bệnh.
- Bác sĩ và y sĩ?
Ai sẽ xây vườn cây nhà bé.?
Ai sẽ đếm nối tương ứng đồ dùng?
Ai xung phong ngồi tô màu tranh nhà bé?
Ai sẽ xung phong xới đất để gieo hạt ở góc thiên nhiên đây các con?
* Quá trình chơi
- Trẻ tiến hành chơi, cô theo dõi nhắc nhở cháu chơi tốt.
- Cô động viên cháu còn lúng túng.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Sau khi chơi cô giúp cháu nhận xét nhóm chơi, lớp chơi.
- Thu dọn đồ dùng.
Thiên nhiên
Gieo hạt
* Yêu cầu
Cháu biết bỏ hạt xuống đất và làm xốp đất.
Tưới nước cho cây
* Chuẩn bị
Hạt đậu đen, cào cào.
* Thỏa thuận
Hát “Vườn cây của ba”
Các con ơi, cô có hạt gì đây? Bây giờ cô muốn gieo hạt thì cô phải làm những gì?
À đúng rồi, cô phải xới đất lên cho xốp đất, và rồi chúng ta sẽ gieo hạt xuống, lất đất lại, rồi ta sẽ tưới nước, rồi vài ngày sau chúng ta sẽ ra thăm xem hạt đã lên cây chưa? Các con có thích không nè?
Bây giờ ai xung phong đi xới đất để gieo hạt?
* Chia nhóm
Bây giờ ai xung phong chơi ở phòng khám bệnh.
- Bác sĩ và y sĩ?
Ai sẽ xây vườn cây nhà bé.?
Ai sẽ đếm nối tương ứng đồ dùng?
Ai xung phong ngồi tô màu tranh nhà bé?
Ai sẽ gieo hạt ở góc thiên nhiên đây các con?
* Quá trình chơi
Cháu chơi, cô cùng cháu chơi để cháu chơi tốt.
Cô động viên, nhắc nhở các cháu chơi còn lúng túng.
* Nhận xét sau khi chơi
Cháu chơi xong, cô nhận xét nhóm chơi, lớp chơi.
Thu dọn đồ dùng.
File đính kèm:
- CHỦ ĐỀ NHÁNH - Tuan 2.doc