I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu cơ thể ( đi, chạy, bò )
- Có khả năng vận động để sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: rửa tay, mặc quần áo, cất dọn đồ chơi
- Biết ích lợi của sức khỏe, gìn giữ vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng, quần áo
2. Phát triển nhận thức:
- Có một số hiểu biết về bản thân. Biết mình giống bạn qua một số đặc điểm; giới tính, hình dáng bên ngoài ( cao, thấp, mập )
- Có hiểu biết một số bộ phận cơ thể, cách gìn giữ vệ sinh, chăm sóc chúng.
- Nhận biết được các giác quan, tác dụng của chúng, sử dụng các giác quan để nhận biết đồ chơi, đồ dùng như : cứng, mềm, trơn nghe to, nghe nhỏ
- Có hiểu biết thức ăn có lợi cho sức khỏe.
- Biết tên và những đặc điểm của các bạn trong nhóm lớp.
- Những việc bé và các bạn có thể cùng làm, cùng nhau chơi.
- Biết các hoạt động của bé tại nhóm lớp.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe và hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn, dùng từ để nói về bản thân, thực hiện được nhiệm vụ.
- Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với mọi người, phát âm rõ, đủ nghe.
- Hiểu nội dung câu truyện ngắn. Đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô.
4. Phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mỹ:
- Biết thể hiện tình cảm với mọi người.
- Mạnh dạn giao tiếp với mọi người gần gũi.
- Biết được một số việc được và không được làm.
- Thích làm một số việc đơn giản.
118 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8409 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chủ đề “bé và các bạn” (thời gian thực hiện: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ “ BÉ VÀ CÁC BẠN”
( Thời gian thực hiện : 3 tuần từ 16/08/2010 đến 03/09/2010)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu cơ thể ( đi, chạy, bò…)
- Có khả năng vận động để sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: rửa tay, mặc quần áo, cất dọn đồ chơi…
- Biết ích lợi của sức khỏe, gìn giữ vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng, quần áo…
2. Phát triển nhận thức:
- Có một số hiểu biết về bản thân. Biết mình giống bạn qua một số đặc điểm; giới tính, hình dáng bên ngoài ( cao, thấp, mập…)
- Có hiểu biết một số bộ phận cơ thể, cách gìn giữ vệ sinh, chăm sóc chúng.
- Nhận biết được các giác quan, tác dụng của chúng, sử dụng các giác quan để nhận biết đồ chơi, đồ dùng như : cứng, mềm, trơn…nghe to, nghe nhỏ…
- Có hiểu biết thức ăn có lợi cho sức khỏe.
- Biết tên và những đặc điểm của các bạn trong nhóm lớp.
- Những việc bé và các bạn có thể cùng làm, cùng nhau chơi.
- Biết các hoạt động của bé tại nhóm lớp.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe và hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn, dùng từ để nói về bản thân, thực hiện được nhiệm vụ.
- Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với mọi người, phát âm rõ, đủ nghe.
- Hiểu nội dung câu truyện ngắn. Đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô.
4. Phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mỹ:
- Biết thể hiện tình cảm với mọi người.
- Mạnh dạn giao tiếp với mọi người gần gũi.
- Biết được một số việc được và không được làm.
- Thích làm một số việc đơn giản.
II. MẠNG NỘI DUNG:
Bản thân: Tên, tuổi, giới tính.
Sở thích của bản thân: thích gì? Không thích gì? ( Đồ chơi, các món ăn, trò chơi…)
Năm giác quan: Tên gọi, chức năng.
Những việc bé có thể làm được.
Tên các bạn trong nhóm lớp..
Bạn của bé: bạn trai, bạn gái.
Những việc bé và các bạn có thể cùng nhau làm, cùng nhau chơi.
Bé biết nhiều thứ
Các bạn của bé
- Các hoạt động của bé tại nhóm lớp.
- Bé và các bạn học được nhiều thứ.
- Bé biết quan tâm đến cô và các bạn.
- Bé và bạn biết làm một số việc: Cất đồ chơi sau khi chơi, rửa mặt, rửa tay, tự mặc quần áo.
- Bé và các bạn học cách tránh những nơi có thể gây nguy hiểm, không an toàn : ngã, bỏng….
BÉ VÀ CÁC BẠN
Lớp học của bé
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
- Nhận biết một số bộ phận cơ thể người.
- Trò chơi luyện giác quan : “ Chiếc túi kì diệu”, “ Cái gì biến mất”…, Tìm bạn thân, Thi xem ai nhanh.
- Xâu vòng theo màu tặng bạn.
- Chơi so hình.
- Chơi “ Bế em”, “ Nấu ăn”, “ Cho bé ăn”, xếp ghế
- Thể dục sáng: chim sẻ, tập với cờ.
- Vận động cơ bản: Nhảy bật tại chỗ, đi theo đường ngoằn ngoèo.
- Dạo chơi trong nhóm.
- Vận động cơ thể ở các tư thế khác nhau.
- Thực hành: Rửa mặt, rửa tay, cất dọn đồ chơi sau khi chơi.
- Chơi với các ngón tay: “ Cắp cua bỏ giỏ”, “ Làm củ gừng”. Trò chơi: Tìm bạn thân
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thể chất
- Nghe hát Rửa mặt như mèo, Quà tặng tuổi thơ, Lại đây múa hát cùng cô.
- Hát “ Lời chào buổi sáng”, “ Búp bê”, Cùng múa vui, Cùng đi về lớp.
- Xâu vòng tặng bạn búp bê.
- Trò chơi dân gian : Nu na nu nống, chi chi chành chành, tập tầm vông
- Vận động theo nhạc.
- Trò chuyện về bản thân bé, về bố mẹ, những người trong gia đình bé, trò chuyện về các bạn trong lớp của bé
- Xem tranh ảnh, gọi tên những người thân trong gia đình bé, tên các bạn trong lớp của bé.
- Kể chuyện “ Cháu chào ông ạ”, Gà, Vịt giúp nhau, Truyện “ Đôi bạn chó, mèo”
- Xem sách tranh.
BÉ VÀ CÁC BẠN
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
IV. Chuẩn bị:
- Môi trường:
+ Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. Phòng được trang trí theo đúng chủ điểm Bé và các bạn.
- Đồ dùng, đồ chơi:
+ Búp bê đồ chơi. Tranh vẽ bé đang chơi với các bạn.
+ Bộ xếp hình: Khối vuông, khối chữ nhật.
+ Bộ xâu hạt màu xanh, đỏ.
- Bài hát:
Ru em, đi ngủ, búp bê, lời chào buổi sáng…
- Bài thơ: Yêu mẹ.
- Truyện : Cháu chào ông ạ.
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ BIẾT NHIỀU THỨ
( Thời gian thực hiện: Từ 16/08 đến 20/08/2010)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Đón trẻ
- TDS
- Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng ân cần, dạy trẻ chào bố mẹ, cô giáo.
- Trò chuyện với trẻ theo chủ điểm.
- Chim sẻ.
- Hoạt động có chủ đích.
PTTC
- Chim sẻ.
- Đi theo đườngngoằn ngoèo.
- Mèo và chim sẻ.
PTNT
- Những bộ phận trên cơ thể của bé qua tranh
PTTC
- DH: Búp bê
- Nghe: Rửa mặt như mèo.
PTNN
- Chuyện: Cháu chào ông ạ.
PTTM.
- Xâu vòng tặng mẹ.
- Hoạt động góc.
- Góc thao tác: Ru em bé, cho em búp bê ăn.
- Góc hoạt động với đồ vật: Xếp hình, xâu vòng.
- Góc xem tranh: Xem tranh bé chơi với các bạn.
- Hoạt động ngoài trời.
- Quan sát lớp học, nhà, quanh trường, chậu cá.
- TCVĐ: Chim sẻ và ô tô, Mèo và chim sẻ, nu na nu nống.
- Chơi tự do.
- Hoạt động chiều.
- Chơi trò chơi dân gian.
- Xem băng đĩa nhạc thiếu nhi, nghe các bài hát ngoài chương trình.
- Kể lại chuyện.
I. THỂ DỤC SÁNG: Bài “ chim sẻ”.
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ thực hiện được BTPTC, chơi thành thạo TCVĐ.
- Kỹ năng:
+ Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ.
+ Phát triển khả năng chú ý lắng nghe ở trẻ.
+ Phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Giáo dục: Trẻ biết khi chơi với bạn không được xô đẩy bạn.
2. Tiến hành:
* Khởi động: - Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân.
* Trọng động: Bài “ Chim sẻ”.
- Động tác 1: Chim hót ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “ chim hót”, trẻ hít vào sâu rồi chụm môi thổi từ từ.
- Động tác 2: Chim vẫy cánh ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim vẫy cánh”, trẻ dang tay sang ngang, vẫy 2 cánh tay.
- Động tác 3: Chim mổ thóc ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim mổ thóc”, trẻ cúi người, tay gõ xuống đất và nói “ tốc, tốc, tốc”, đứng lên.
- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.
* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Dự kiến chơi
1. Góc hoạt động với đồ vật
TC: Xâu vòng.
- Trẻ biết xếp các hình bằng kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh.
- Trẻ biết xâu vòng hoa tặng mẹ.
- Các khối hình chữ nhật, hình tam giác.
- Búp bê.
- Hoa đủ cho trẻ xâu vòng ( màu đỏ, màu xanh).
Hoạt động 1: Đàm thoại, giới thiệu các góc chơi.
- Giờ hoạt động vui chơi của các con đã đến rồi.
Ở góc hoạt động với đồ vật các con sẽ được chơi xâu vòng và xếp các hình.
- Ai thích chơi ỏ góc thao tác vai?
- Khi chơi với em bé con phải làm gì?
- Ở góc sách truyện con sẽ được xem rất nhiều tranh ảnh về các bạn của mình.
Hoạt động 2: Tiến hành cho trẻ chơi ở các góc.
- Trẻ đi về các góc chơi, trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn và nhập vai với trẻ.
Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ chơi.
2. Góc thao tác vai.
Trò chơi: Ru em bé, cho em búp bê ăn.
- Trẻ biết thực hiện các vai chơi với em búp bê thành thạo: Ru em bé ngủ, bế em, cho em bé ăn…
- Búp bê, bộ đồ nấu ăn, giường ngủ, tủ, bàn, ghế…
3. Góc sách truyện
- Quan sát tranh ảnh bé đang chơi với các bạn.
- Trẻ biết các bạn trai, bạn gái. Biết kể về các bạn ở lớp mình.
- Trẻ biết chơi cùng các bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Các loại tranh ảnh bé đang chơi với các bạn, có các bạn trai, bạn gái.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Quan sát lớp học, quanh trường.
Trò chơi : chim sẻ và ô tô.
Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt.
*Mục đích: Trẻ quan sát, nhận biết được một số đặc điểm của lớp, những cảnh vật quanh sân trường.
*Chuẩn bị: Phấn, ghế cho các cháu, còi thổi.
*Hướng dẫn:
Cô dẫn trẻ đi quanh sân trường và quan sát cảnh vật quanh sân trường. Cô gợi hỏi, khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Trò chơi: Trẻ ngồi trên ghế làm chim ở trong tổ, cô đứng trước làm ô tô. Cô nói “ chim sẻ bay đi”, trẻ đứng dậy làm động tác chim bay . Khi cô nói “ có ô tô đang đi đên’, chim sẻ bay nhanh về tổ- chạy về ghế ngồi. (chơi 3 lần)
- Chơi tự do: Cô quản trẻ chơi.
THỨ HAI
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: VĐCB: Đi theo đường ngoằn ngoèo..
BTPTC: Chim sẻ.
TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
1. Mục đích:
- Kiến thức: + Trẻ nắm được tên vận động cơ bản, tên BTPTC, tên trò chơi
+ Trẻ thực hiện chính xác kỹ năng đi trong đường ngoằn ngoèo và chơi tốt trò chơi “ Mèo và chim sẻ”.
- Kỹ năng: + Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo.
+ Phát triển cơ bắp.
- Giáo dục: Rèn luyện thói quen tập TDTT, trẻ biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ vui vẻ tập luyện.
2. Chuẩn bị:
- Mũ chim đủ cho tất cả trẻ, 1 mũ mèo.
- Xắc xô
- Phòng tập sạch sẽ, đường ngoằn ngoèo dài 3 – 4m.
- Quần áo cô giáo và trẻ gọn gàng.
3. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định, gây hứng thú:
* Khởi động:
- Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( nhanh, chậm, nhấc cao chân).
Trẻ đứng thành vòng tròn.
* Trọng động:
a) BTPTC: Bài “ chim sẻ”.
- Động tác 1: Chim hót ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “ chim hót”, trẻ hít vào sâu rồi chụm môi thổi từ từ.
- Động tác 2: Chim vẫy cánh ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim vẫy cánh”, trẻ dang tay sang ngang, vẫy 2 cánh tay.
- Động tác 3: Chim mổ thóc ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim mổ thóc”, trẻ cúi người, tay gõ xuống đất và nói “ tốc, tốc, tốc”, đứng lên.
- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.
* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.
b) VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo.
Chim sẻ đi chơi xa bị lạc đường, để về nhà nó phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, các con hãy giúp chim sẻ về nhà nhé!
- Cô làm mẫu:
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp với phân tích các thao tác.
( Ở TTCB cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh xuất phát cô đi về phía trước trong đường ngoằn ngoèo).
Lần 3: Cô làm mẫu nhấn mạnh những điểm cần lưu ý ( cô không dẫm chân vào vạch, mắt luôn nhìn thẳng).
Cô và các con vừa thực hiện vận động gì?
- Trẻ thực hiện vận động:
+ 1 trẻ lên thực hiện vận động.
+ Từng tổ lên thực hiện vận động.
+ Cả lớp lên thực hiện vận động.
Hỏi lại trẻ vừa thực hiện vận động gì?
( Tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần, khi trẻ chơi cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ).
c) TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
Cô hướng dẫn trẻ chơi, đồng thời chơi cùng trẻ. ( Lần chơi đầu tiên cô đóng là mèo, các trẻ khác là chim sẻ. Khi mèo đi đến thì chim sẻ phải bay nhanh về tổ của mình.).
Các con vừa chơi trò chơi gì?
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô nhận xét và khen trẻ.
* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.
- Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng theo cô.
- Trẻ tập 4 – 5 lần.
- Trẻ giang 2 tay vẫy nhẹ nhàng.
- Trẻ cúi người, tay gõ xuống đất 3 – 4 lần.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ cùng chơi với cô và các bạn.
- Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng theo cô giáo.
NHẬT KÝ NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
THỨ BA
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: Những bộ phận trên cơ thể của bé ( Mắt, tai, mũi, miệng).
TC: Thi xem ai nhanh.
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ biết gọi tên các bộ phận ( mắt, mũi, tai, miệng). Biết đặc điểm, công dụng của những bộ phận đó.
- Kỹ năng: + Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên.
+ Phát âm rõ ràng, rành mạch.
+ Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ.
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- 1 tranh vẽ khuôn mặt với các bộ phận ( mắt, mũi, chân, tay).
- Đàn ghi bài hát “ rửa mặt như mèo”.
- Mô hình các bộ phận riêng lẻ, bánh, nước hoa, trống.
- Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng.
3. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú, giới thiệu bài:
- Trẻ hát “ Rửa mặt như mèo” cùng đàn.
- Con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát có ai?
- Chú mèo đã rửa mặt ntn?
- Vì vậy mèo bị lsao?
- Đau mắt sẽ ntn?
Hoạt động 2:
* Đôi mắt:
+ Trong tranh có gì? Có mấy mắt? Mắt để làm gì?
+ Để mắt nhìn rõ phải làm gì?
Cô cho trẻ chỉ đôi mắt của trẻ
Chơi TC : Trờ tối, trời sáng.
* Đôi tai:
Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt, sau đó gõ trống.
+ Tiếng gì vậy?
+ Vsao con biết là tiếng trống?
+ Vsao con nghe được tiếng trống kêu?
+ Vậy tai để làm gì?
Chơi TC: Thầm thì
( Cô nói âm thanh to – nhỏ và hỏi trẻ)
Tai giúp cho chúng ta nghe được những âm thanh khác nhau và phân biệt được âm thanh to nhỏ.
* Cái mũi:
Cô nói “ trốn cô”, sau đó xịt nước hoa quanh phòng.
+ Các con có phát hiện lớp mình có gì đặc biệt không?
+ Sao con biết lớp có mùi thơm?
+ Con ngửi bằng cái gì?
Mũi giúp chúng ta ngửi và phân biệt mùi vị.
* Cái miệng:
Chơi TC: Chiếc túi kỳ lạ.
+ 1 trẻ lên sờ, ngửi và thử đoán đồ vật trong túi kín.
+ Theo con đó là gì?
+ Theo con cái bánh có vị gì?
+ Muốn biết cái bánh có vị gì trẻ nếm. Trong miệng có răng và lưỡi. Răng giúp nhai thức ăn, lưỡi giúp nếm thức ăn.
Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố
TC 1: thi xem ai nhanh
Cô chỉ tay vào từng bộ phận đã học và hỏi trẻ theo cấp độ nhanh dần.
Chơi 2 – 3 lần.
Hoạt động 4: NDKH “ Xếp nhà cho gia đình bé”
Cô chuẩn bị những khối gỗ và hướng dẫn cho trẻ xếp.
( Cô sử dụng các khối gỗ, xếp các khối gỗ chồng lên nhau như thế cô được ngôi nhà nhỏ rất xinh xắn)
- Tiến hành cho trẻ chơi.
* Kết thúc: Hát “ Bạn ơi hết giờ rồi” và thu dọn đồ chơi.
- Trẻ hát cùng đàn.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát tranh và trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ ngửi mùi thơm.
- Trẻ trả lời.
- 1 Trẻ lên đoán.
- Trẻ cùng chơi trò chơi với cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ xếp nhà.
NHẬT KÝ NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
THỨ TƯ
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: - NDTT: Dạy hát “ Búp bê”.
- Nghe hát: Rửa mặt như mèo.
- TCVĐ: Tập tầm vông.
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, tên TCVĐ.
+ Trẻ hát theo cô và hát đúng giai điệu.
+ Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo bài hát “ Tập tầm vông”.
- Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ hát to, rõ ràng.
- Giáo dục: Trẻ biết vâng lời cô, biết giữu gìn vệ sinh cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi bài hát “ rửa mặt như mèo”, búp bê, tập tầm vông.
- Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng.
3. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức tạo hứng thú, giới thiệu bài.
Chơi “ trời tối, trời sáng”.
- Đôi mắt giúp con làm gì?
Để đôi mắt luôn sáng và nhìn rõ mọi vật con phải làm gì?
Chúng mình không được khóc nhè nếu không sẽ bị đau mắt đây. Có 1 bạn rất ngoan bé tý teo nhưng không khóc nhè đâu, đó là em búp bê trong bài : Búp bê đấy.
Hoạt động 2: Dạy hát” búp bê”.
* Cô hát cho trẻ nghe:
Lần 1: Cô hát không đàn.
Cô vừa hát bài gì?
Lần 2: Cô hát kết hợp đàn, biểu diễn minh họa, giảng giải nội dung.
Cô vừa hát bài gì?
Do ai sáng tác?
Bài hát nói về ai?
* Dạy trẻ hát:
- Cá nhân trẻ hát ( nếu trẻ không hát được thì cho trẻ hát cùng cô).
- Cho nhóm trẻ hát ( nhóm bạn trai, bạn gái)
- tập thể hát.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khen ngợi, động viên trẻ.
Hoạt động 3: Nghe hát “ rửa mặt như mèo”
Lần 1: Cô hát không đàn
Cô vừa hát bài gì?
Lần 2: Cô hát, biểu diễn minh họa
Cô vừa hát bài gì?
Do ai sáng tác?
Cô hát, cả lớp hưởng ứng theo cô
Tập thể hát, từng nhóm trẻ hát, cá nhân hát.
Hoạt động 4: Vận động theo nhạc “ tập tầm vông”
Cô vận động mẫu 2 lần.
Cô hát và vận động, kết hợp hướng dẫn trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ cùng cô vận động 2 – 3 lần.
Kết thúc: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng về chỗ ngồi.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ vận động cùng cô.
NHẬT KÝ NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
THỨ NĂM
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: Kể truyện “ Cháu chào ông ạ”.
1. Mục đích:
- Kiến thức: + Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
+ Trẻ hiểu được nội dung câu truyện.
- Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục: Trẻ biết chào hỏi, lễ phép với mọi người.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi bài hát “ lời chào buổi sáng”.
- Tranh truyện “ Cháu chào ông ạ”.
- Rối que các nhân vật.
- Que chỉ.
3. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú, giới thiệu vào bài.
- Trẻ hát “ Lời chào buổi sáng”.
+ Con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về cái gì?
+ Khi đến lớp các con phải chào ai?
Có 1 câu chuyện về 1 chú gà ngoan ngoãn luôn biết lễ phép chào mọi người.
Hoạt động 2: Cô kể truyện
Lần 1: Cô kể diễn cảm, không tranh
Cô vừa kể truyện gì?
Trong truyện có những nhân vật nào?
Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa
Cô vừa kể truyện gì?
Cho trẻ lên chỉ từng nhân vật trong truyện.
Hoạt động 3: Trích dẫn kết hợp đàm thoại
+ Gà con đã gặp ai?
+ Khi gặp các bạn gà con đã làm gì?
+ Ông lão đã khen gà con ntn?
GD: Các con phải luôn lễ phép với mọi người, phải biết chào hỏi người lớn tuổi.
Hoạt động 4: Xem kịch rối
Cô chuẩn bị rối que, cho trẻ vừa xem kịch, vừa nghe truyện
* Kết thúc: Trẻ và cô cùng hát ‘ Lời chào buổi sáng”.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem kịch rối.
- Trẻ hát và đi nhẹ nhàng ra ngoài.
NHẬT KÝ NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
THỨ SÁU
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: Xâu vòng tặng mẹ
NDKH: Nghe hát “ ba ngọn nến lung linh”.
1. Mục đích:
- Kiến thức: + Trẻ biết xâu vòng để tặng mẹ.
+ Trẻ phân biệt được 2 màu xanh và đỏ
- Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ.
+ rèn luyện sự khéo léo của bàn tay và ngón tay.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý mẹ và thể hiện tình cảm với mẹ.
2. Chuẩn bị:
- 1 vòng mẫu của cô, mỗi trẻ 1 rổ đựng hạt vòng màu đỏ.
- Đàn ghi bài hát “ ba ngọn nến lung linh”.
3. cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: ổn định tạo hứng thú, giới thiệu bài
- Trẻ hát “ mẹ yêu không nào”
- Con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Con có yêu mẹ không/
Cô cũng yêu mẹ của mình, cô đã làm 1 món quà tặng mẹ.
Hoạt động 2: Trẻ quan sát vật mẫu
Cô giới thiệu và cho trẻ quan sát vật mẫu
Cô có gì đây?
( Cô đã làm tặng mẹ 1 chiếc vòng rất đẹp, chiếc vòng có màu đỏ)
* Cô phân tích và làm mẫu
Cô cầm sợi dây bằng tay phải, hạt vòng cô cầm ở tay trái, cô xâu sợi dây vào hạt vòng, cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết các hạt vòng cô buộc 2 đầu sợi dây vào với nhau, như thế cô được 1 cái vòng rất đẹp.
* Tiến hành cho trẻ thực hiện
Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng hạt vòng màu đỏ và 1 sợi dây
Khi tre xâu cô chú ý hướng dẫn, quan sát trẻ, sau khi trẻ xâu xong cô buộc 2 đầu sợi dây giúp trẻ.
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
+ Trẻ trưng bày sản phẩm.
+Trẻ tự giới thiệu về sp của mình.
+ Cô khen trẻ.
Hoạt động 4: Nghe hát “ 3 ngọn nến lung linh”
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe.
+ Lần 2: Cô hát kết hợp điệu bộ minh họa.
+ Cô hát, trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Kết thúc: Cô cho trẻ nhẹ nhàng thu dọn đồ chơi.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát vật mẫu.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trưng bày sp.
- Trẻ nghe hát.
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
NHẬT KÝ NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
CHỦ ĐỀ NHÁNH : CÁC BẠN CỦA BÉ
( Thời gian thực hiện: Từ 23/08 đến 27/08/2010)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Đón trẻ
- TDS
- Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng ân cần, dạy trẻ chào bố mẹ, cô giáo.
- Trò chuyện với trẻ theo chủ điểm.
- Chim sẻ.
- Hoạt động có chủ đích.
TDVĐ
- Chim sẻ.
- Đi theo đườngngoằn ngoèo.
- Tập tầm vông.
NBTN
- Trò chuyện, giới thiệu và cho trẻ làm quen với các bạn trai, bạn gái.
ÂN
- DH: Cùng múa vui.
- Nghe: Quà tặng tuổi thơ.
VH
- Chuyện: Gà, Vịt giúp nhau
Hoạt động với đồ vật.
- Xếp nhà cho bạn búp bê.
- Hoạt động góc.
- Góc thao tác: Ru em bé, cho em búp bê ăn.
- Góc hoạt động với đồ vật: Xếp nhà cho bạn búp bê, xâu vòng.
- Góc xem tranh: Xem tranh bé chơi với các bạn.
- Hoạt động ngoài trời.
- Dạo quanh sân trường, nhặt hoa lá làm đồ chơi.
- TCVĐ: Chim sẻ và ô tô, tập tầm vông, nu na nu nống.
- Chơi tự do.
- Hoạt động chiều.
- Chơi trò chơi dân gian. Chơi trò chơi “ Đoán tên”.
- Xem băng đĩa nhạc thiếu nhi, nghe các bài hát ngoài chương trình.
- Kể lại chuyện.
I. THỂ DỤC SÁNG: Bài “ chim sẻ”.
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ thực hiện được BTPTC, chơi thành thạo TCVĐ.
- Kỹ năng:
+ Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ.
+ Phát triển khả năng chú ý lắng nghe ở trẻ.
+ Phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Giáo dục: Trẻ biết khi chơi với bạn không được xô đẩy bạn.
2. Tiến hành:
* Khởi động: - Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân.
* Trọng động: Bài “ Chim sẻ”.
- Động tác 1: Chim hót ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “ chim hót”, trẻ hít vào sâu rồi chụm môi thổi từ từ.
- Động tác 2: Chim vẫy cánh ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim vẫy cánh”, trẻ dang tay sang ngang, vẫy 2 cánh tay.
- Động tác 3: Chim mổ thóc ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, 2 tay thả xuôi. Cô nói “ chim mổ thóc”, trẻ cúi người, tay gõ xuống đất và nói “ tốc, tốc, tốc”, đứng lên.
- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.
* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Dự kiến chơi
1. Góc hoạt động với đồ vật
TC: Xâu vòng.
- Trẻ biết xếp cách xếp nhà bằng kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh.
- Trẻ biết xâu vòng hoa tặng mẹ.
- Các khối hình chữ nhật, hình tam giác.
- Búp bê.
- Hoa đủ cho trẻ xâu vòng ( màu đỏ, màu xanh).
Hoạt động 1: Đàm thoại, giới thiệu các góc chơi.
- Giờ hoạt động vui chơi của các con đã đến rồi.
Ở góc hoạt động với đồ vật các con sẽ được chơi xâu vòng và xếp các hình.
- Ai thích chơi ỏ góc thao tác vai?
- Khi chơi với em bé con phải làm gì?
- Ở góc sách truyện con sẽ được xem rất nhiều tranh ảnh về các bạn của mình.
Hoạt động 2: Tiến hành cho trẻ chơi ở các góc.
- Trẻ đi về các góc chơi, trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn và nhập vai với trẻ.
Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ chơi.
2. Góc thao tác vai.
Trò chơi: Ru em bé, cho em búp bê ăn.
- Trẻ biết thực hiện các vai chơi với em búp bê thành thạo: Ru em bé ngủ, bế em, cho em bé ăn…
- Búp bê, bộ đồ nấu ăn, giường ngủ, tủ, bàn, ghế…
3. Góc sách truyện
- Quan sát tranh ảnh bé đang chơi với các bạn.
- Trẻ biết các bạn trai, bạn gái. Biết kể về các bạn ở lớp mình.
- Trẻ biết chơi cùng các bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Các loại tranh ảnh bé đang chơi với các bạn, có các bạn trai, bạn gái.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Dạo quanh trường, nhặt hoa lá làm đồ chơi
Trò chơi : tập tầm vông.
Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt.
*Mục đích: Trẻ quan sát, nhận biết được một số đặc điểm của lớp, những cảnh vật quanh sân trường.
*Chuẩn bị: Phấn, ghế cho các cháu, còi thổi.
*Hướng dẫn:
Cô dẫn trẻ đi quanh sân trường và quan sát cảnh vật quanh sân trường. Cô gợi hỏi, khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Trò chơi: Trẻ đứng vòng tròn, nắm tay lại và hát “ tập tầm vông”. Cô cho trẻ đoán đồ vật giấu trong tay cô. (chơi 3 lần)
- Chơi tự do: Cô quản trẻ chơi.
THỨ HAI
( Ngày …..tháng….năm 2010)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Đề tài: VĐCB: Đi theo đường ngoằn ngoèo..
BTPTC: Chim sẻ.
TCVĐ: Tập tầm vông.
1. Mục đích:
- Kiến thức: + Trẻ nắm được tên vận động cơ bản, tên BTPTC, tên trò chơi
+ Trẻ thực hiện chính xác kỹ năng đi trong đường ngoằn ngoèo và chơi tốt trò chơi “ tập tầm vông”.
- Kỹ năng: + Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo.
+ Phát triển cơ bắp.
- Giáo dục: Rèn luyện thói quen tập TDTT, trẻ biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ vui vẻ tập luyện.
2. Chuẩn bị:
File đính kèm:
- giao an chu de be va cac ban 2436 thang.doc