\Kế hoạch tổ chức hoạt động - Đề ra Ai làm ra lúa gạo

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

*Kiến thức:

- Trẻ biết được công việc, dụng cụ , sản phẩm của nghề nông

- Trẻ biết được quy trình làm ra lúa gạo

*Kỹ năng:

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ

- Rèn khả năng tư duy cho trẻ

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

*Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết quý trọng người nông dân và trân trọng sản phẩm lao động của người nông dân

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo án điện tử

- Đồ dùng : tranh lô tô về các ngành nghề

- Tranh quy trình làm ra lúa gạo

 

II. TIẾN HÀNH HẠT ĐỘNG:

1. Mở đầu:

Ổn định gây hứng thú : cô cùng trẻ hát và vận động bài “Tía má em”

Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát:

+Các con vừa hát bài hát gì?

+Trong bài hát tía má em làm nghề gì?

2. Trọng tâm:

Cô cho trẻ xem một số đoạn phim về nghề nông

Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của đoạn phim:

+ Các con thấy gì?

+ Bác nông dân đang làm gì?

+ Bác nông dân dùng dụng cụ gì?

Cô cho trẻ xem lại một số hình ảnh về quy trình làm ra lúa gạo.

*Tranh 1: làm đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu \Kế hoạch tổ chức hoạt động - Đề ra Ai làm ra lúa gạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chủ đề : Nghề nghiệp Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất Đề tài: Ai làm ra lúa gạo Lứa tuổi: 5-6 tuổi MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: *Kiến thức: - Trẻ biết được công việc, dụng cụ , sản phẩm của nghề nông - Trẻ biết được quy trình làm ra lúa gạo *Kỹ năng: - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ - Rèn khả năng tư duy cho trẻ - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ *Thái độ: - Giáo dục trẻ biết quý trọng người nông dân và trân trọng sản phẩm lao động của người nông dân II.CHUẨN BỊ: Giáo án điện tử Đồ dùng : tranh lô tô về các ngành nghề Tranh quy trình làm ra lúa gạo TIẾN HÀNH HẠT ĐỘNG: 1. Mở đầu: Ổn định gây hứng thú : cô cùng trẻ hát và vận động bài “Tía má em” Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: +Các con vừa hát bài hát gì? +Trong bài hát tía má em làm nghề gì? Trọng tâm: Cô cho trẻ xem một số đoạn phim về nghề nông Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của đoạn phim: + Các con thấy gì? + Bác nông dân đang làm gì? + Bác nông dân dùng dụng cụ gì? Cô cho trẻ xem lại một số hình ảnh về quy trình làm ra lúa gạo. *Tranh 1: làm đất. Muốn gieo cấy, bác nông dân phải làm công việc gì đầu tiên (cày, bừa ruộng). Bác làm đất như thế nào? Bác cần dụng cụ gì để làm đất? Cô tóm ý: công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi xốp. Bác sử dụng cái cày, cái bừa và con trâu ( máy cày) để giúp bác cày ruộng. *Tranh 2: Cấy lúa (gieo lúa) - Sau khi làm đất xong bác nông dân đã làm công việc gì tiếp theo? *Tranh 3: Chăm sóc lúa - Khi gieo lúa xong để lúa tốt tươi thì bác nông dân phải làm gì?( bón phân, làm cỏ, tưới nước, phun thuốc…) - Bác nông dân dùng những dụng cụ gì để làm công việc đó * Tranh 4: Thu hoạch lúa - Trong bức tranh này các con nhìn thấy cây lúa có gì khác so với cây lúa lúc bác nông dân đang chăm sóc? - Khi lúa chin vàng bác nông dân sẽ làm gì? - Để thu hoạch được lúa thì bác nông dân cần những dụng cụ gì? * Để làm ra hạt thóc, hạt gạo công việc đầu tiên của bác nông dân là phải làm đất, sau đó gieo lúa rồi phải chăm sóc cây lúa để cây lúa được tươi tốt như: tát nước, bón phân, làm cỏ… Khi lúa chin vàng bác nông dân bắt đầu thu hoạch. Trồng lúa là công việc đặc trưng của nghề nông. Một nghề làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho con người Ngoài công việc là trồng lúa bác nông dân còn làm những công việc gì nữa? ( Chăn nuôi, trồng trọt..) Các con thấy bác nông dân làm việc như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính trọng bác nông dân? Chuyển hoạt động: cô và trẻ đọc đồng dao “cầu trời mưa xuống” *Trò chơi 1 : Bắt chước tạo dáng - Cách chơi: Cô cho trẻ đi vòng tròn . Cô yêu cầu trẻ thực hiện các động tác giống như bác nông dân làm việc. Ví dụ: cấy lúa, cuốc đất, gặt lúa…..Trẻ sẽ thực hiện theo yêu cầu của cô - Luật chơi: Nếu trẻ nào không làm được theo yêu cầu của cô thì sẽ bị phạt nhảy ếch ộp một vòng. *Trò chơi 2: Đội nào giỏi hơn - Cách chơi: Cô chia cả lớp làm hai đội chơi ngồi hai vòng tròn . Mỗi đội chơi sẽ có một rỗ đựng một số tranh lô tô về các dụng cụ và sản phẩm của các nghề và một tờ giấy rô ki . Yêu cầu mỗi đội sẽ chọn và dán các tranh lô tô về dụng cụ và sản phẩm của nghề nông - Luật chơi: Đội nào dán được nhiều tranh và đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ chiến thắng trong trò chơi này *Trò chơi 3: Chung sức - Cách chơi: Cô chia cả lớp làm hai đội chơi đứng thành hai hàng dọc . Mỗi đội sẽ có một số tranh về quy trình làm ra hạt lúa . Nhiệm vụ của các đội chơi sẽ chọn xếp vị trí các bức tranh sao cho hợp với quy trình làm ra hạt lúa. Mỗi trẻ lên chơi đi theo đường hẹp chỉ được chọn và dán một tranh rồi sau đó chạy về cuối hàng để trẻ khác lên dán bức tranh tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi kết thúc bản nhạc “ gánh gánh gồng gồng” - Luật chơi: Đội nào dán đúng theo quy trình đội đó sẽ chiến thắng trong trò chơi này. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ yêu quý bác nông dân và trân trọng sản phẩm nghề nông

File đính kèm:

  • docBe lam bac si.doc
Giáo án liên quan