Kế hoạch Đại số 8

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

1/ Thuận lợi.

- Giáo viên giảng dậy nhiệt tình, có trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có ý thức tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn

- Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và của giáo viên và HS đầy đủ

 2/ Khó khăn:

- Trình độ HS không đồng đều

- Chương trình toán 8 tương đối nặng

- HS chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu

- GV chưa vận dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho bộ môn

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Đại số 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐẠI SỐ 8 Thời gian: năm học 2013 – 2014 Đối tượng: HS lớp 8A1,2 Địa điểm: Trường THCS Thới Hòa A. KẾ HOẠCH CHUNG. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1/ Thuận lợi. Giáo viên giảng dậy nhiệt tình, có trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có ý thức tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy. Được sự quan tâm của BGH nhà trường, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và của giáo viên và HS đầy đủ 2/ Khó khăn: Trình độ HS không đồng đều Chương trình toán 8 tương đối nặng HS chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu GV chưa vận dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho bộ môn II/ NHIỆM VỤ BỘ MÔN. Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bộ môn toán 8 một cách có hệ thống vững chắc. *Về đại số: - Trang bị cho học sinh các kiến thức về hằng đẳng thức các phép toán nhân, chia đa thức, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, tìm hiểu các phép toán về phân thức; việc giải phương trình, bất phương trình bậc nhất. *Về hình học: - Trang bị cho học sinh các kiến thức về tứ giác; tìm hiểu các khái niệm về đa giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác; định lý Talet. Bước đầu làm quen các khái niệm đơn giản của hình học không gian. - Rèn luyện kỹ năng tính toán, vận dụng kiến thức phát huy tính sáng tạo, lòng say mê học tập bộ môn, rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, có logíc có thái độ nghiêm túc trong học toán, bước đầu có thói quen nghiên cứu khoa học. III/ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU. Lớp Giỏi Khá Tbình Yếu 8a1 25% 30% 35% 10% 8a2 20% 35% 30% 15% IV/ BIỆN PHÁP. 1.Đối với giáo viên. - Học tập và nghiên cứu kỹ nội dung chương trình. - Soạn giảng đúng phấn phối chương trình và theo quy định của nhà trường. áp dụng phương pháp đã và đang đổi mới theo chương trình mới với mục đích phù hợp, tiến bộ, có hiệu quả. Chú trọng tới việc liên hệ thực tế trong từng bài giảng. - Tăng cường các hình thức thức kiểm tra. - Phân loại đối tượng từng học sinh để có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng, giáo dục. - Có kế hoạch từng chương để điều chỉnh phương pháp, kiến thức cho có hiệu quả. - Khuyến khích động viên các HS có thành tích vươn lên, nhắc nhở trong kịp thời học sinh chưa tiến bộ. - Tích cực dự giờ, tham gia nhiệt tình các đợt hội giảng, học tập, kinh nghiệm, áp dụng các đế tài NCKHSPUD một cách triệt để vào bài giảng, thường xuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, thường xuyên tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm - Tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích" . Khắc phục triệt để hiện tượng quay cóp trong kiểm tra, điểm các bài kiểm tra phản ánh thực chất chất lượng học tập của học sinh. - Tăng cường kiểm tra đầu giờ, tối thiểu 2 học sinh/1 tiết. - Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra chấm trả bài cho học sinh đúng kì hạn. - Coi trọng giờ luyện tập, xây dựng bài giải mẫu. - Xây dựng các nhóm và đôi bạn yêu toán. Chú ý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh có sự liên hệ với thực tế. Tổ chức ngoại khoá theo các chuyên đề toán học. Giúp HS sưu tầm, khai thác các tài liệu (Sách nâng cao,tạp trí toán tuổi thơ...) - Phụ đạo HS yếu kém,bồi dưỡng và nâng cao cho HS khá giỏi theo chỉ đạo của nhà trường. - Thường xuyên lắng nghe ý kiến ngược chiều của học sinh, phụ huynh học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học. - Luôn có ý thức và tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn bè trong lớp, tăng cường sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm. 2/ Đối với học sinh: - Có đầy đủ SGK, vở ghi chép, dụng cụ học tập . - Học bài và làm bài đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng tập thể học sinh tích cực thi đua có tinh thần ham học hỏi, tự giác,sáng tạo trong học tập, có phương pháp học tập hợp lý, khoa học và có chất lượng. - Trong lớp tích cực xây dựng bài, có thái độ nghiêm túc trong học tập, tự giác tìm tòi, học hỏi. B. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG CHƯƠNG Chương I. NHÂN VÀ CHIA ĐA THỨC I. MỤC TIÊU : - Nắm vững qui tắc về các phép tính : nhân đơn thức, đa thức, chia đơn thức, đa thức. - Có kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính nhân chia đa thức. - Nắm vững các HĐT - Nắm chắc các phương pháp phân tích đa thức. II. NỘI DUNG CHƯƠNG: Gồm : 12 tiết lý thuyết 6 tiết luyện tập 2 tiết ôn tập 1 tiết KT III. PHƯƠNG PHÁP: - Luyện tập là chính - Học sinh thực hành nhiều kết hợp thảo luận nhóm IV. PHƯƠNG TIỆN: Bảng nhóm - giấy V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: - Đọc cách giải các ví dụ, tìm hiểu và làm các bài tập ? - Thảo luận nhóm 1 bài tập mới - Tự tính toán 1 bài tập - Đọc bài trước ở nhà, tìm hiểu những chỗ nào khó hiểu để hỏi giáo viên - Tự trình bày lời giải VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - KT 45’, KT T.xuyên, KT trắc nghiệm - Đầu tiết có bài KT ngắn để đánh giá đa số học sinh Chương II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ I. MỤC TIÊU : Học sinh cần đạt : - Nắm vững và vận dụng thành thạo các qui tắc của 4 phép tính phương trình đại số. - Nắm vững điều kiện của biến để giá trị của phương trình xác định II. NỘI DUNG CHƯƠNG: Gồm : 9 tiết lý thuyết 5 tiết luyện tập 3 tiết ôn tập 3 tiết KT III. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành là chủ yếu - Liên hệ kiến thức cũ là các phép tính phân số để mở rộng thành khái niệm phân thức. - Luyện tập tính toán IV. PHƯƠNG TIỆN: Bảng nhóm - phấn - giấy V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: - Các bài tập có ôn lại kiến thức cũ : nhân, chia đa thức - Xem trước bài để tìm hiểu phương pháp giải và tập giải tương tự - Tìm ra những điểm khác để trao đổi thảo luận trên lớp VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - KT thường xuyên : 2 - KT 1 tiết : 1 Chương III. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN I. MỤC TIÊU : Học sinh cần đạt : - Hiểu khái niệm phương trình và nắm vững các khái niệm liên quan : nghiệm và tập nghiệm phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất. - Hiểu và biết sử dụng 1 số thuật ngữ : vế của phương trình, phương trình vô nghiệm, phương trình tích - Có kĩ năng giải và trình bày lời giải các phương trình - Có kĩ năng giải và trình bày lời giải các bài tập bằng cách lập phương trình II. NỘI DUNG CHƯƠNG: Gồm : 8 tiết lý thuyết 5 tiết luyện tập 2 tiết ôn tập 1 tiết KT III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, so sánh, tương tự - Thảo luận nhóm IV. PHƯƠNG TIỆN : Bảng, giấy, phấn màu V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: - Thảo luận về 1 bài tập sau đó cá nhân tự trình bày lời giải - Suy nghĩ và phân tích theo gợi ý của giáo viên - Tự giải các bài tập tương tự VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - KT 45’ : 1 lần - KT 15’ : 1 lần Chương IV. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT 1 ẨN I. MỤC TIÊU : Học sinh cần đạt : - Có 1 số hiểu biết về bất đẳng thức : nhận biết VT, VP, dấu bất pt, tính chất BĐT đối với phép nhân, phép cộng - Chứng minh BĐT - Lập 1 bất phương trình từ bài toán, KT 1 số là nghiệm của bất phương trình - Giải Bất phương trình II. NỘI DUNG CHƯƠNG. Gồm : 6 tiết lý thuyết 2 tiết luyện tập 3 tiết ôn tập 2 tiết KT III. PHƯƠNG PHÁP. - Phương pháp nêu vấn đề - Đàm thoại gợi ý - Thảo luận nhóm - Thực hành tính toán IV. PHƯƠNG TIỆN. Phấn - Bảng - Giấy V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC. - Từ dạng giải phương trình tìm ra phương pháp giải tương tự đối với bất phương trình - Nhận xét điểm khác giữa giải bất phương trình và phương trình để tránh sai sót - Tự giải các bài tập trên lớp VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. - KT 1 tiết : 1 lần - KT thường xuyên : 2 lần Tổ trưởng GVBM Trần Thị Ngọc Hà Nguyễn Thị Thanh Thủy

File đính kèm:

  • docke hoach mon dai so 8.doc