Đổi mới phương pháp d ạy học (ĐMPPDH) là nhiệm vụ hết sức cấp thiết không ch ỉ đối với tôi
mà của bất kỳ một người giáo viên nào trong giai đo ạn hiện nay. Nhiệm vụ này củng chỉ mới được
bắt đầu trong vài năm tr ở lại đây, từ khi Bộ GD & ĐT bắt đầu chương trình cải cách giáo d ục trong
đó có kế hoạch đổi mới chương tr ình sách giáo khoa t ừ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, đ ổi
mới phương pháp gi ảng dạy Điều này là một tất yếu trong quá trình phát tri ển đất nước, nhất là
trong giai đo ạn hội nhập quốc tế như hiện nay.
Cải cách giáo d ục là một kế hoạch lâu dài và toàn di ện, nó không th ể hoàn thành ngày m ột
ngày hai. Nó ph ụ thuộc vào sự nổ lực, quan tâm c ủa toàn xã h ội; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước. Và một trong nh ững nhiệm vụ quyết định đến sự thắng lợi của toàn
bộ kế hoạch ấy đó là ĐMPPDH
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trên nhiều phương diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT Huế Star Tổ Vật Lý Th. Hồ Sỹ Chương
1
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRÊN NHIỀU PHƯƠNG DIỆN
Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) là nhiệm vụ hết sức cấp thiết không chỉ đối với tôi
mà của bất kỳ một người giáo viên nào trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này củng chỉ mới được
bắt đầu trong vài năm trở lại đây, từ khi Bộ GD & ĐT bắt đầu chương trình cải cách giáo dục trong
đó có kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, đổi
mới phương pháp giảng dạy…Điều này là một tất yếu trong quá trình phát tri ển đất nước, nhất là
trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay.
Cải cách giáo dục là một kế hoạch lâu dài và toàn diện, nó không thể hoàn thành ngày một
ngày hai. Nó phụ thuộc vào sự nổ lực, quan tâm của toàn xã hội; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội… của đất nước. Và một trong những nhiệm vụ quyết định đến sự thắng lợi của toàn
bộ kế hoạch ấy đó là ĐMPPDH.
Vậy ĐMPPDH là nhiệm vụ của ai? Và làm thế nào để ĐMPPDH?
ĐMPPDH là nhiệm vụ của toàn ngành Giáo dục nói chung và của mổi một giáo viên, mổi một
học sinh nói riêng. Và để ĐMPPDH cần đổi mới toàn điện việc dạy của giáo viên và học của học
sinh theo lối truyền thống từ xưa đến nay. Cần phát huy tính hiện đại, tính sáng tạo trong dạy học
nhằm nâng cao chất lượng học sinh, nhưng đồng thời củng cần phát huy những phương pháp dạy học
truyền thống có giá trị mà bao thế hệ đã tích góp được.
ĐMPPDH nhất thiết phải đổi mới toàn diện và thường xuyên tại vì các môn học nói chung và
môn Vật lý nói riêng. Mổi bài có một đặc thù riêng, tính chất riêng, yêu cầu riêng vì vậy người giáo
viên củng cần sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau cho từng bài thậm chí nhiều phương
pháp trong một bài để tiết dạy có hiệu quả nhất. Đồng thời, mỗi một đối tượng học sinh hay một tập
thể lớp khác nhau thì có trình độ, khả năng nhận biết, thói quen, điểm mạnh yếu…khác nhau nên
không thể chỉ vận dụng một phương phát dạy học cho tất cả các đối tượng được. Hơn thế nữa việc sữ
dụng một phương pháp dạy học sẽ gây nhàm chán, không phát huy hết khả năng của học sinh. Mặt
khác yêu cầu của xã hội về “sản phẩm của giáo dục” ngày càng cao và có nhiều biến đổi. Vì vậy
ĐMPPDH nhất thiết phải đổi mới toàn diện và thường xuyên Thiết nghĩ mỗi giáo viên cần có một
kế hoạch ĐMPPDH toàn diện và thường xuyên cho riêng mình.
Và đây là kế hoạch ĐMPPDH trên nhiều phương diện của tôi cho thời gian tới.
1. Giáo án
- Giáo án được soạn theo chuẩn kiến thức kỷ năng hiện hành của Bộ GD&ĐT.
- Lượng hóa mục tiêu của từng bài dạy theo kiến thức, kỷ năng và thái độ.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trọng tâm của từng bài dạy.
- Việc soạn giáo án phải chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các
hoạt động của HS (mục đích hoạt động; cách thức hoạt động; hình thức thực hiện hoạt động - cá
nhân, nhóm; kết quả cần đạt được) trong quá trình lĩnh hội từng nội dung KT của bài học. Khi soạn
giáo án, phải xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu học tập (mức độ HS đạt được sau bài học về KT, KN,
thái độ) đủ để làm cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài học.
2. Phương pháp giảng dạy:
i. Sử dụng tối đa và hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học.
- Sức mạnh của CNTT trong dạy học là khả năng truyền tải thông tin đến học sinh một cách
sinh động sát thực tế, và đặc biệt CNTT giúp giáo viên xây dựng được các thí nghiệm thực tế không
thể làm được, hoặc không thể làm được trong điều kiện phong học như: tạo ra môi trường không ma
sát, không trọng lực…
- Vì vậy đối với bài học nào cần sử dụng CNTT để dạy thì phải sử dụng, và sử dụng có hiệu
quả.
ii. Sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học nêu vấn đề (DHNVĐ)
- Có thể hiểu DHNVĐ dưới dạng chung nhất là toàn bộ các hành động như tổ chức các tình
huống có vấn đề (THCVĐ), biểu đạt vấn đề (VĐ), giúp đỡ những điều cần thiết để HS giải quyết vấn
Trường PT Huế Star Tổ Vật Lý Th. Hồ Sỹ Chương
2
đề (GQVĐ), kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng chỉ đạo quá trình hệ thống hóa, củng cố KT thu
nhận được.
- Phương pháp DHNVĐ cần tổ chức các giai đoạn:
* Làm nảy sinh VĐ cần nghiên cứu:
Giao cho HS một nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS gặp khó khăn, nảy sinh
nhu cầu về một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn nhưng hi vọng có thể tìm tòi,
xây dựng được. Nhu cầu đó được diễn đạt thành một VĐ - bài toán cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề (đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp):
HS đề xuất giải pháp lí thuyết hoặc giải pháp thực nghiệm để GQVĐ đặt ra, rồi thực hiện giải
pháp đã đề xuất để rút ra kết luận về cái cần tìm.
* Kiểm tra, vận dụng kết quả:
Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìm được trên cơ sở vận dụng chúng để giải
thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm. Trong quá trình vận
dụng, nhiều khi đi tới phạm vi áp dụng của các KT đã thu được và lại làm nảy sinh VĐ cần nghiên
cứu tiếp.
iii. Phương pháp dạy học dưới hình thức nghiên cứu và khám phá.
- Cần tạo các tình huống để tập cho HS biết phát hiện ra vấn đề, chú trọng vốn kinh nghiệm
hiểu biết của HS. Vốn kinh nghiệm hiểu biết của HS có thể được sử dụng không những để làm nảy
sinh VĐ cần nghiên cứu, tạo nhu cầu nhận thức, mà còn như là những ứng dụng của các kiến thức
(KT) đã học trong cuộc sống mà HS cần giải thích.
- Tạo điều kiện và hướng dẫn HS tự mình nêu ra và thực hiện các giải pháp để giải quyết VĐ
đã phát hiện, đề xuất các giả thuyết, thiết kế và tiến hành các phương án thí nghi ệm nhằm kiểm tra
tính đúng đắn của các giả thuyết hoặc của các hệ quả được suy ra từ chúng.
- HS cũng cần được giao những nhiệm vụ đòi hỏi phải vận dụng các KT, kĩ năng (KN) đã thu
được không những vào các tình huống quen thuộc, mà còn vào những tình huống mới. Với mỗi chủ
đề HT, có thể giao cho các nhóm HS những đề tài nghiên cứu nhỏ đòi hỏi HS phải sưu tầm, thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, các phương ti ện nghe nhìn, trên mạng internet, quan
sát tự nhiên, TN với các dụng cụ đơn giản tự làm…), xử lí thông tin theo nhiều cách (lập bảng các
giá trị đo, biểu đồ, xử lí kết quả TN bằng số, bằng đồ thị, so sánh phân tích các dữ liệu… để rút ra kết
luận) và truyền đạt thông tin thông qua thảo luận, báo cáo viết…
Thông qua các HĐHT tự lực, tích cực, HS không những chiếm lĩnh được KT, rèn luyện được
KN, mà còn có niềm vui của sự thành công trong HT và phát tri ển được năng lực sáng tạo của mình.
iv. Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm, theo cặp trong giờ học.
- HS đã được làm quen với hình thức HT theo nhóm ngay từ lớp 6 trong các giờ học VL. Tiếp
tục rèn luyện các KN làm việc tập thể mà HS đã có trong các giờ học trên lớp và cả trong tự học ở
nhà.
- Quá trình tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thường gồm các giai đoạn sau: Làm việc chung
toàn lớp (chia nhóm, xác định và giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn cách làm việc theo nhóm);
làm việc theo nhóm (thảo luận nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân
trong nhóm, từng cá nhân làm việc theo sự phân công, rồi toàn nhóm trao đổi, cử đại diện trình bày
kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm - Trong giai đoạn này, theo dõi, giúp đỡ HS khi có khó
khăn và có thể sử dụng phiếu HT phát cho mỗi nhóm HS); thảo luận, tổng kết trước toàn lớp (các
nhóm báo cáo kết quả, chỉ đạo việc thảo luận chung ở toàn lớp và tổng kết, khái quát hóa các kết quả
để đi tới kết luận chung).
- Đối với Vật lý lớp 10, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm khi nghiên cứu nhiều nội
dung KT. Với các thiết bị TN của trường hoặc với các dụng cụ TN mà HS được hướng dẫn tự làm,
có thể tổ chức cho các nhóm HS tiến hành những TN sau dưới hình thức TN đồng loạt (tất cả các
nhóm HS cùng một lúc làm các TN như nhau với dụng cụ giống nhau để giải quyết cùng một nhiệm
vụ) hoặc tốt hơn là nên dưới hình thức TN cá thể (các nhóm HS cùng một lúc tiến hành các thí
nghiệm khác nhau thường với cùng một dụng cụ nhằm giải quyết các nhiệm vụ bộ phận, để đi tới
Trường PT Huế Star Tổ Vật Lý Th. Hồ Sỹ Chương
3
giải quyết được một nhiệm vụ tổng quát) như: TN minh họa chuyển động thẳng đều của bọt không
khí trong ống thuỷ tinh được đặt dưới các góc nghiêng khác nhau, TN kh ảo sát chuyển động thẳng
của xe lăn trên máng nghiêng với các góc nghiêng khác nhau nhờ thiết bị TN cần rung điện, TN kiểm
chứng định luật 2 Niutơn với thiết bị TN cần rung điện trong 2 trường hợp: a ~ F (đối với một vật
nhất định) và a~1/m (tác dụng cùng một lực vào các vật có khối lượng khác nhau), TN khảo sát tìm
hợp lực của các cặp 2 lực đồng qui, TN khảo sát tìm hợp lực của các cặp 2 lực song song cùng chiều,
TN khảo sát tìm độ lớn F của lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn thẳng có độ dài l của đường giới
hạn bề mặt (F~l)/1,2/ .Việc các nhóm HS tiến hành những TN trên dưới hình thức TN cá thể không
những không làm kéo dài thời gian tiết học, mà còn làm phong phú các cứ liệu thực nghiệm để đi tới
khái quát hóa, rút ra kết luận.
v. Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm
- Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm (TCHTTN) khác với phương pháp tổ chức hoạt
động nhóm trong giờ học, tuy vẫn có nhiều điểm tương đồng. Củng là hoạt động nhóm, thảo luận
nhóm về vấn đề được giao để đưa ra kết quả theo yêu cầu nhưng điểm khác biệt đó là nhóm học tập
được hình thành và hoạt động xuyên suốt tiết học để tìm hiểu nội dung cả bài học chứ không chỉ
được hình thành trong một giai đoạn của tiết học để tìm hiểu hay giải quyết một vất đề của bài học
mà giáo viên đưa ra.
- Vì vậy phương pháp này chỉ phù hợp với một số bài học nhất định. Tuy hạn chế về điều kiện
áp dụng nhưng phương pháp này có tác d ụng to lớn trong việc rèn luyện khả năng tự lập, tự giác, tự
do tưởng tượng và sáng tạo để tìm hiểu kiến thức mới của các nhóm. Kết quả là học sinh cảm thấy
hứng khởi khi tự mình khám phá được những kiến thức mới đó.
vi. Dạy học sinh phương pháp tự học
- Mục tiêu DH không phải chỉ ở những kết quả HT cụ thể, ở những KT, KN cần hình thành,
mà điều quan trọng hơn là ở bản thân việc học, ở khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình HT một
cách có hiệu quả của HS. Mục tiêu dạy HS PPTH chỉ có thể đạt được khi bản thân HS chủ động, tích
cực, tự lực hoạt động và chỉ đạt được sau một quá trình rèn luyện của HS.
Trong một loạt công việc cần thực hiện trong QTHT (phát hiện VĐ, đề xuất giải pháp GQVĐ
đã phát hiện, thực hiện giải pháp đã đề xuất, xử lí kết quả thực hiện giải pháp, khái quát hóa rút ra kết
luận mới và vận dụng KT), cần tính toán xem với thời gian cho phép trên lớp, trình độ HS trong lớp
thì việc gì được giao cho HS tự làm (tự làm ngay trên lớp hay ở nhà), việc gì cần có sự trợ giúp, còn
việc gì phải cung cấp thêm thông tin để HS có thể hoàn thành.
- Tự học không có nghĩa là không cần sự trợ giúp khi HS gặp khó khăn, không có sự trao đổi
tranh luận của HS với nhau. Sự giúp đỡ có thể là chia nhiệm vụ nhận thức thành những nhiệm vụ bộ
phận vừa sức HS, đưa ra những nhận xét theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hướng quá
trình làm việc của HS hoặc hướng dẫn HS xây dựng cơ sở định hướng khái quát các hoạt động khi
làm việc với nguồn thông tin cụ thể (làm việc với văn bản, đồ thị, bảng giá trị của đại lượng VL, TN
VL…), cơ sở định hướng khái quát của quá trình xây dựng các loại KT VL khác nhau (khái niệm về
các sự vật, hiện tượng và quá trình VL; khái niệm về đại lượng VL; định luật, qui tắc và nguyên lí cơ
bản; thuyết; ứng dụng kĩ thuật của VL), cơ sở định hướng của việc giải một loại bài tập nào đó…
- Trong DH VL lớp 10, ngoài việc tổ chức cho HS tự lực làm việc với các TN VL, cần lựa
chọn một số nội dung KT lí thuyết mới thích hợp trong SGK để giao cho HS tự nghiên cứu ngay trên
lớp hoặc ở nhà, như: thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều của vật, phương trình biểu diễn
sự biến đổi của vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều, phương trình chuyển
động thẳng biến đổi đều, công, động năng và định lí động năng, thế năng, va chạm đàn hồi và va
chạm không đàn hồi, phương trình trạng thái của khí lí tưởng... HS được giao nhiệm vụ tự học những
nội dung KT trên với mức độ yêu cầu tăng dần, từ việc đọc một mục trong SGK để trả lời câu hỏi
cho trước; đọc, phân ý, tìm những ý chính của một mục đến việc đọc, tóm tắt nội dung của cả một
bài học trong SGK và trình bày trước toàn lớp theo cách hiểu của mình.
vii. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình
Trường PT Huế Star Tổ Vật Lý Th. Hồ Sỹ Chương
4
- Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp nghiên cứu đặc thù của VL, nhằm
kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Phỏng theo chu trình nhận thức khoa học VL, PPTN
thường gồm các giai đoạn sau:
• Khái niệm vấn đề (VĐ) dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà HS không
thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần các KT, KN, cách thức hành động đã có mà phải tìm tòi sáng tạo
mới giải quyết được và khi giải quyết được thì HS đã thu được KT, KN, cách thức hành động mới.
VĐ chứa đựng câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biết, câu hỏi mà câu trả lời là một cái
mới, chứ không phải là câu hỏi chỉ đơn thuần yêu cầu nhớ lại những KT đã có.
• THCVĐ là tình huống trong đó xuất hiện VĐ cần giải quyết mà HS cảm thấy với khả năng
của mình thì hi vọng có thể giải quyết được nên nó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của HS.
Có nhiều cách tạo THCVĐ: từ kinh nghiệm sống, quan sát tự nhiên, TN, giải bài tập VL, kể chuyện
lịch sử…Ví dụ: TN đơn giản về sự rơi nhanh khác nhau của hai tờ giấy giống nhau nhưng một tờ
được vo viên, còn tờ kia được để nguyên mâu thuẫn với kinh nghiệm sẵn có của HS (ảnh hưởng của
lực cản không khí lên sự rơi của các vật), TN đơn giản về sự dịch lại gần nhau của hai tờ giấy đặt
song song nhau khi thổi một luồng khí dọc theo khoảng giữa hai tờ giấy trái với sự chờ đợi của HS
(định luật Becnuli), TN về sự nổi của chiếc kim khâu trên mặt nước khi được thả nhẹ theo phương
ngang nhưng lại chìm khi được thả theo phương thẳng đứng (hiện tượng căng bề mặt của chất
lỏng)…
• Giả thuyết là câu trả lời có tính chất dự đoán cho câu hỏi đã nêu ra. Dự đoán này có thể còn
thô sơ nhưng có căn cứ, có lí lẽ, có vẻ hợp lí nhưng chưa chắc chắn. Có nhiều cách đề xuất giả
thuyết: dựa vào sự liên tưởng tới một kinh nghiệm đã có (ví dụ: dựa vào kinh nghiệm về tác dụng của
lực lên cánh cửa ra vào quanh bản lề, HS đề xuất giả thuyết: tác dụng làm quay vật của lực tỉ lệ với
độ lớn F của lực và khoảng cách l từ điểm đặt của lực tới trục quay (~ Fl) (!), dựa vào sự tương tự,
dựa vào phép ngoại suy (ví dụ: khi xét xem chuyển động rơi tự do của một vật thuộc loại chuyển
động nào, sử dụng phép ngoại suy từ qui luật đã biết về chuyển động thẳng nhanh dần đều của một
vật trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng của mặt phẳng 0<a<900) cho trường hợp giới hạn (a=900)
để đưa ra giả thuyết: chuyển động rơi tự do của vật là chuyển động thẳng nhanh dần đều). Trong
chương trình VL phổ thông, các mối liên hệ định lượng giữa hai đại lượng thường gặp là: bằng nhau,
tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ nghịch bậc hai, hàm số bậc nhất, tỉ lệ theo hàm số sin, sự bảo toàn của
một đại lượng. Để HS có thể đề xuất được dự đoán về mối liên hệ định lượng giữa hai đại lượng, cần
tiến hành TN với một số phép đo nhất định.
Trên đây là Kế hoạch về một số phương pháp đổi mới dạy học của tôi trong thời gian tới. Và
chắc chắn sẻ liên tục được cải tiến và bổ sung.
Huế, ngày 28/10/2010
Người lập kế hoạch
Hồ Sỹ Chương
File đính kèm:
- Ke hoach doi moi phuong phap day hoc toan dien.pdf