KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN VẬT LÝ LỚP 8
1. Đội ngũ
- Tổ tự nhiên :15 đồng chí
- Nhóm Toán- Lý có 6 đồng chí
- Môn Vật lý 8 giao cho 2 đồng chí giảng dạy
Đội ngũ giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau tiến bộ.
2. Đặc điểm bộ môn
Môn Vật lý 8 là một trong những môn khoa học tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Nó nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý nhằm phục vụ lợi ích của con người.
Nó góp phần đắc lực trong việc giáo dục đào tạo học sinh tử thành người lao động toàn diện có hiểu biết khoa học kỹ thuật tổng hợp.
Môn học còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy nhất là năng lực quan sát , phân tích tổng hợp, dự đoán, suy diễn tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực khoa học.
Mặt khác còn trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về: Cơ học, nhiệt học
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy bộ môn vật lý lớp 8
Đội ngũ
Tổ tự nhiên :15 đồng chí
Nhóm Toán- Lý có 6 đồng chí
Môn Vật lý 8 giao cho 2 đồng chí giảng dạy
Đội ngũ giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau tiến bộ.
2. Đặc điểm bộ môn
Môn Vật lý 8 là một trong những môn khoa học tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Nó nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý nhằm phục vụ lợi ích của con người.
Nó góp phần đắc lực trong việc giáo dục đào tạo học sinh tử thành người lao động toàn diện có hiểu biết khoa học kỹ thuật tổng hợp.
Môn học còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy nhất là năng lực quan sát , phân tích tổng hợp, dự đoán, suy diễn tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực khoa học.
Mặt khác còn trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về: Cơ học, nhiệt học
Là môn khoa học thực nghiệm bảo đảm tính khoa học,tính hệ thống làm nổi bật kiến thức cơ bản. Được luyện tập ngay trên giờ lý thuyết giúp cho học sinh hiểu lâu, nhớ lâu biến kiến thức thành vốn sống của mình.
Góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Cấu trúc chương trình 1 tiết / 1 tuần.
35 tuần học = 1.35 tiết = 35 tiết.
Trong đó có 1/3 số tiết là thực hành tạo cho học sinh có niềm tin hứng thú trong học tập.
3. Đặc điểm học sinh
- Học sinh sống tại vùng thuần nông nên việc giành thời lượng cho học bài còn ít.
- Không ít phụ huynh học sinh chưa ý thức đưa việc học của con mình.
Vậy có ảnh hưởng không lớn đến phong trào, chất lượng dạy học trong nhà trường.
Khả năng tiếp thu kiến thức không đồng đều.
4. Tình hình giảng dạy của giáo viên
- Có đầu tư nghiên cứu bài giảng song chất lượng giờ dạy còn hạn chế.
Do giáo viên dạy chéo môn.
Khả năng tự bồi dưỡng còn ít.
5. Cơ sở vật chất
Nhà trường có 8 phòng học, đầy đủ trang thiết bị. Bàn ghế, đèn, quạt
Bảng trống hoá cung cấp cho 12 lớp.
Học sinh học 2 buổi/ ngày.
Phòng thí nghiệm chức năng chưa có. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn khó khăn.
II- Nhiệm vụ của môn học
Kiến thức
Học sinh phải đạt được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương cơ học và nhiệt học. Thuộc phần ghi nhớ ở cuối bài học nhất là các khái niệm, định nghĩa, định luật các công thức tính. Làm tốt các bài tập định tính và định lượng trong SGK + SBT.
Học sinh nêu đúng ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức, đơn vị kèm theo.
2. Kỹ năng
- Sử dụng được các thí nghiệm thực hành có kỹ năng giải thích các hiện tượng vật lý.
- Có kỹ năng giải một bài tập vật lý
3. Thái độ
- Trung thực, tác phong làm việc theo kế hoạch
- Có ý thức tiết kiệm, an toàn khi làm thực hành.
III- Chỉ tiêu phấn đấu
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trunh bình
Yếu
8A
8B
8C
IV- Biện pháp thực hiện
- Giáo dục nghiên cứu bài giảng SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Soạn giảng theo đúng hướng đổi mới thể hiện : Việc làm của thày,phát huy vai trò của người thày là hướng dẫn hoạt động của trò.
- Sử dụng đồ dùng dạy học một cách triệt để phát huy vai trò của thí nghiệm thông qua các giờ lý thuyết và thực hành.
- Sử dụng linh hoạt mọi biện pháp sư phạm đảm bảo tính hiện thông giữa các môn học.
- Tăng cường thăm lớp dự giờ.
- Làm theo kế hoạch 1 tiết / 1 tuần.
Đặc biệt dự giờ qua 4 đợt hội giảng không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đổi mới phương án dạy học.
Chấm trả bài đúng hạn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thật khách quan và nghiêm minh, chống coi cóp khi làm bài viết.
Tham gia đầy đủ các chuyên đề của Tổ thống nhất cách soạn giảng, cách đánh giá học sinh theo đúng tinh thần cải cách.
Luôn quan tâm,tôn trọng với kinh nghiệm sáng tạo của học sinh.
Đối với đồng nghiệp phải chan hoà thân ái, chân thành giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Không ngừng tự học hỏi đồng nghiệp tự bồi dưỡng kiến thức. Không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Đối với phụ huynh, gặp gỡ đối tượng học sinh cá biệt.
Đối với học sinh phải có tinh thần thái độ học đúng đắn, có đầy đủ đồ dùng học tập bộ môn,nhất là các tiết thực hành.
Chú ý nghe giảng, tích cực tự giác hoạt động nhóm nhỏ, nhóm đôi nghiên cứu thông tin tìm nội dung cơ bản ở lớp cũng như ở nhà làm tốt công việc được giao.
Thường xuyên phấn đấu tự rèn luỵên hỏi thầy, hỏi bạn nâng cao tri thức
Có thái độ nghiêm minh, trung thực khi làm bài kiểm tra.
Đối với phụ huynh cần quan tâm đến con em.
Kế hoạch cụ thể
Tên chương
Mục tiêu cơ bản
Kiến thức cơ bản
Đồ dùng
Phương pháp giảng dạy
Tài liệu tham khảo
Thực hành
Kiểm tra
1.
Cơ học
- Nội dung cơ bản
- Chuyển động cơ học
- Vận tốc
- Chuyển động đều,chuyển động không đều.
- Biểu diễn lực – cân bằng lực
- Lực ma sát
- áp suất
- áp suất lỏng bình thông nhau
- Lực đẩy ácsimét
- Sự nổi
- Công cơ học, định luật về công.
- Công suất
cơ năng
- Sự chuyển hoá và BT năng lượng.
Kỹ năng
- Thao tác làm TN.
- Quan sát, phân tích, so sánh.
Giáo dục học sinh làm việc theo kế hoạch
- Định nghĩa Chuyển động cơ học
- Vận tốc
- Công thức
- ý nghĩa vật lý từng đại lượng trong công thức
-VTB=?
Lực ma sát ( trượt,lăn, nghỉ)
áp suất (rắn, lỏng,khí)
- Lực đẩy FA
Công thức
FA= d.h
- Sự nổi
- Định luật về công
Công thức tính
- Sự chuyển hoá
Tranh phóng to có liên quan đến bài học.
Bảng phụ
Phiếu học tập
Dụng cụ thí nghiệm
Thực hành
Quan sát thí nghiệm (mẫu vật)
Nêu hoạt động
Giải thích hiện tượng
Cho hoạt động nhóm nhỏ nhóm đôi.
Nghiên cứu nêu đáp án
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Từ VD
Kết luận
SGK
SGV
Sách thiết kế
Vở bài tập
Sách bài tập
Một số vấn đề đổi mới về phương pháp DH
- Ktra 15 phút vào tuần thứ 7
Ktra 45 phút theo phân phối chương trình.
Kỹ năng tự làm thí nghiệm chưa thành thạo.
Kết quả thí nghiệm còn sai số quá lớn.
Chương II
Nhiệt học
* Kiến thức
- Cấu tạo phát triển các chất mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động
- Biết nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng.
- Giải thích một số hiện tượng về 3 cách truyền nhiệt trong tự nhiên và cuộc sống.
- Xác định được nhiệt lượng của mỗi vật thu vào hay toả ra.
- Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải
bài tập
- Nhận biết sự chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
- Mô tả hoạt động của động cơ nhiệt 4 kỳ.
- Biết năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu
* Kỹ năng
Làm thí nghiệm đơn giản về hiện tượng khuếch tán, cách làm biến đổi nhiệt năng và các cách truyền nhiệt.
- Quan sát,phân tích, so sánh.
* Thái độ
Học sinh làm việc theo kế hoạch
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm với các dụng cụ dễ vỡ như nhiệt kế, bình thuỷ tinh với nguồn nhiệt : đèn cồn.
- Chất được cấu tạo như thế nào?
- Nhiệt độ của vật cao Chuyển động phân tử càng nhanh.
Vật nào thu nhiệt vật nào toả nhiệt
Công thức tính nhiệt lượng.
ý nghĩa vật lí từng đại lượng đơn vị của nó.
Phương trình cân bằng nhiệt
QToả = QThu
Bảng phụ
Phiếu học tập
Đồ dùng thiết bị thí nghiệm thực hành ứng với bài học cụ thể
Tranh phóng to
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thảo luận nhóm đưa ra kết luận (đáp án) đúng.
Giáo viên đưa ra lới giải thích khi thực hiện quy trình thực hành.
SGK
SGV
Sách thiết kế bàisoạn.
Vở bài tập
Sách bàitập
Ktra 15 phút vào tuần 23
Ktra 45 phút theo phân phối chương trình.
- Làm thí nghiệm không đảm bảo tính an toàn (nhiệt kế thí nghiệm bị vỡ khi đo nhiệt độ của nước nóng.
Đồng Thanh, ngày tháng năm 2007
Người viết
Phạm Quốc Việt
File đính kèm:
- KH li 8 chi tiet.doc