I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
*Học sinh:
- Học sinh địa phương hầu hết là con nhà nông nghiệp nên đã quen với những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, kết hợp với những kiến thức từ bài giảng và thực tế giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội tri thức của phân môn Công nghệ 7 (Nông - Lâm - Ngư nghiệp).
* Giáo viên:
- Giáo viên tham gia giảng dạy đã có trình độ trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay và đổi mới phương pháp của bộ môn công nghệ.
* Cơ sở vật chất:
- Nhà trường, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học của bộ môn tương đối đầy đủ tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
- Thiệt bị phục vụ cho giảng dạy môn công nghệ lớp 7 đa số là các vật dùng trong nông nghiệp nên rất dễ chuẩn bị.
2. Khó khăn
*Học sinh:
- Học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức ở các môn học khác nhiều, đối với môn Công nghệ thì chủ yếu học sinh chỉ đọc ở SGK và học ở thực tế chứ chưa có thời gian để tham khảo các loại sách báo nên việc mở rộng và nâng cao kiến thức còn hạn chế.
- Ý thức học tập bộ môn của một số học sinh chưa cao vì coi đây là môn phụ chưa chú trọng -> chất lượng chưa cao.
* Cơ sở vật chất:
- Sách tham khảo cho GV còn hạn chế; chưa có phòng thực hành và phương tiện thực hành còn thiếu nên kết quả của các bài thực hành còn chưa đạt được như mong muốn; chưa gắn lí thuyết với thực hành.
- Đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn nhiều hạn chế.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Công nghệ Lớp 7 - Trường THCS Quang Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn Công nghệ 7 năm học 2010 - 2011
Trường THCS Quang khải
A. Kế hoạch chung:
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi:
*Học sinh:
- Học sinh địa phương hầu hết là con nhà nông nghiệp nên đã quen với những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, kết hợp với những kiến thức từ bài giảng và thực tế giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội tri thức của phân môn Công nghệ 7 (Nông - Lâm - Ngư nghiệp).
* Giáo viên:
- Giáo viên tham gia giảng dạy đã có trình độ trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay và đổi mới phương pháp của bộ môn công nghệ.
* Cơ sở vật chất:
- Nhà trường, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học của bộ môn tương đối đầy đủ tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
- Thiệt bị phục vụ cho giảng dạy môn công nghệ lớp 7 đa số là các vật dùng trong nông nghiệp nên rất dễ chuẩn bị.
2. Khó khăn
*Học sinh:
- Học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức ở các môn học khác nhiều, đối với môn Công nghệ thì chủ yếu học sinh chỉ đọc ở SGK và học ở thực tế chứ chưa có thời gian để tham khảo các loại sách báo nên việc mở rộng và nâng cao kiến thức còn hạn chế.
- ý thức học tập bộ môn của một số học sinh chưa cao vì coi đây là môn phụ chưa chú trọng -> chất lượng chưa cao.
* Cơ sở vật chất:
- Sách tham khảo cho GV còn hạn chế; chưa có phòng thực hành và phương tiện thực hành còn thiếu nên kết quả của các bài thực hành còn chưa đạt được như mong muốn; chưa gắn lí thuyết với thực hành.
- Đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn nhiều hạn chế.
II. Mục tiêu bộ môn:
Sau khi học xong chương trình Công nghệ 7 này, học sinh sẽ:
1. Kiến thức
a. Trồng trọt
- Có kiến thức và kĩ năng cơ bản về trồng trọt
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất nông nghiệp của địa phương và gia đình
- Hình thành ý thức Giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
b. Lâm nghiệp
Học sinh có kiến thức cơ bản về rừng và hiểu được tầm quan trọng của cây rừng đối với đời sống, nền kinh tế và đối với môi trường sinh thái.
- Hình thành kĩ năng cơ bản về trồng và chăm sóc cây rừng.
c. Chăn nuôi
Chương I: Những kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi đó là cơ sở khoa học và yêu cầu kĩ thuật về giống vật nuôi, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh.
Chương II: Các công việc của một quy trình sản xuất chăn nuôi như chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh.
d. Thuỷ sản
Chương I: Trình bày về vai trò của nuôi trồng thuỷ sản, các vấn đề về môi trường, nuôi cá, thức ăn.
Chương II: Đề cập đến một số biện pháp kĩ thuật cơ bản trong việc chăm sóc, quản lí, thu hoạch, bảo quản, chế biến, phòng trị bệnh cho tôm, cá và bảo vệ môi trường thuỷ sản.
2. Kĩ năng
- Hs có kĩ năng thực hành theo quy trình trong việc sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. Biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
3. Thái độ
- Hs cần có thái độ chú trọng đến môn học; sẵn sàng lao động – thực hành, hình thành lòng say mê, hứng thú học. Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ, cẩn thẩn trong lao động và biết quý trọng sản phẩm lao động.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và phòng dịch bệnh.
III. Biện pháp thực hiện:
1) Đối với giáo viên:
1. Nghiên cứu toàn bộ chương trình SGKCN7 để đảm bảo tính hệ thống về kiến thức. Xác định các kiến thức trọng tâm, kỹ năng cơ bản trong chương trình.
2. Tiến hành tiếp tuc đổi mới phương pháp dạy học tránh lối truyền thụ một chiều. Yêu cầu học sinh hoạt động tích cực, chủ đông chiếm lĩnh kiến thức. Kết hợp phương pháp dạy học hiện đại và truyên thống.
3. Thực hiện đầy đủ chương trình không cắt xén, dạy dồn, dạy ghép. Làm rõ trọng tâm của từng bài.
4. Tăng cường kiểm tra học sinh đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Ra đề hợp lý phân loại được đối tượng học sinh
5. Chú ý sửa sai, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.. Giúp cho học sinh tranh được những sai lầm do ngộ nhận kiến thức.
6. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
2) Đối với học sinh:
1. Phải có động cơ, tái độ học tập đúng đắn, có lòng ham mê yêu thích bộ môn.
2. Tích cự học tập ở nhà kết hợp với việc chú ý nghe giảng trên lớp. Luôn nghiên cưu bài mới và đăt ra những câu hỏi cần giải đáp.
3. Tăng cương tự học, tự nghiên cứu tài liệu tam khảo.
IV. Chỉ tiêu:
Khối, lớp
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A(41)
7B(35)
Toàn khối
B. Kế hoạch cụ thể
Chương
Kiến thức chuẩn
Kỹ năng chuẩn
Giáo dục tư tưởng
Phương pháp
Chuẩn bị của GV-HS
Thực hành
Kiểm tra
Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
- Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, TA cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
- Đất trồng, các thành phần của đất trồng và tính chất của đất trồng.
- Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất
- Biết được một số biện pháp sử dụng và cải tạo đất.
- Biết được tác dụng, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.
- Nắm được vai trò của giống và phương pháp chọn tạo và sản xuất giống cây trồng.
- Biết được 1 số loại sâu, bệnh hại và cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh.
- Giải thích,phân tích hình vẽ, áp dụng thực tế, thảo luận nhóm, ptích và nêu kết luận
- Tìm hiểu và áp dụng vào sản xuất của gia đình và địa phương
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Các mẫu đất, mẫu phân, mẫu sâu, bệnh, tranh, ảnh, bảng phụ, PHT,
Tiết4-B4+B5
Tiết 7-B8
T14-14
KT miệng, KT thường xuyên T10-11
T9-KT45’
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
- Hiểu được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của làm đất, bón phân.
- Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống, xác định thời vụ, phương pháp chăm sóc cây trồng.
- Biết cách xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm.
- Hiểu được mục đích, phương pháp chăm sóc cây.
- Hiểu được mục đích, yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
- Hiểu việc luân canh, xen canh, tăng vụ.
- Quan sát, giải thích + hiểu biết thực tế, TLN cá nhân và nêu kết luận
- Tìm hiểu và áp dụng vào sản xuất của gia đình và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất và thu hoạch sau đó vận dụng
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
- Các mẫu thuốc, mẫu hạt giống, tranh, ảnh, bảng phụ,
T22-B17,B18
KT miệng,
KT học kỳ I - T18
Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản
- Hiểu, biết được vai trò của việc nuôi thuỷ sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Biết được đặc điểm, tính chất của nước để có biện pháp cải tạo nước, đất đáy ao.
- Biết được TA của tôm cá, mối quan hệ về thức ăn.
- Quan sát, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương, và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
Tranh ảnh, nhiệt kế, kính hiển vi, đĩa xếch xi, thứơc dây, thang đo pH, giấy đo pH,
T26-B51
T27-B52
KT miệng,
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản
- Biết kĩ thuật chăm sóc tôm, cá; quản lí ao nuôi; phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm và cá.
- Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong và các biện pháp BVMT, nguồn lợi thuỷ sản.
- Quan sát, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương, và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
Tranh vẽ, sơ đồ, bảng phụ, PHT,
KT miệng,
KT tx
Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
- Hiểu được vai trò, nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.
- Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi, vai trò của giống.
- Hiểu được khái niệm đặc điểm sinh trưởng phát dục, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
- Hiểu được khái niệm và phương pháp chọn giống và quản lí giống vật nuôi.
- Phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng.
- Nhận biết một số giống gà qua ngoại hình, kích thước, nhận biết một số giống lợn. Hiểu được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của TA cho vật nuôi, vai trò của thức ăn. Mục đích, phương pháp chế biến, dự trữ TA cho vật nuôi.
- Quan sát, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Vận dụng vào việc chăn nuôi ở địa phương và gia đình
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
Mô hình vật nuôi gà, lợn, hình ảnh, các giống gà, lợn, mẫu TA dùng cho chăn nuôi, tranh ảnh, bảng phụ, PHT,
T38-B35
T39-B36
T44-B41
T45-B42
T46-B43
KT miệng,
KT thường xuyên T35,
T37-KT45’
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
- Biết được vai trò của chuồng nuôi và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
- Hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi vật nuôi non, vật nuôi giống.
- Biết, hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh.
- Hiểu tác dụng vắc xin phòng bệnh.
- Quan sát, TLN, thực hành, phân tích rút ra kết luận
- Thăm một số mô hình VAC và một số mô hình RVAC
TLN, vấn đáp, thuyết trình, trực quan hình vẽ
Mô hình chuồng nuôi, mẫu vắc xin, tranh ảnh, bảng phụ, PHT,
KT miệng,
KT thường xuyên T40
KT HK2
Quang Khải, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Người làm kế hoạch
Đoàn Văn Bình
File đính kèm:
- ke_hoach_giang_day_cong_nghe_lop_7_truong_thcs_quang_khai.doc