Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ THCS - Hoàng Danh Tiến

VỀ KIẾN THỨC:

 Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về một số loại vải thường dùng trong may mặc như vải sợi thiên nhiên (vải bông ,vải lanh ,vải tơ tằm ,vải len ),vải sợi hóa học (vải sợi nhân tạo ,vải sợi tổng hợp ,vải sợi pha).

 Các em tìm hiểu để biết được nguồn gốc sơ đồ quy trình sản xuất và một số tính chất cơ bản của mỗi loại vải như :

 -Vải len có độ co dãn lớn ,giữ nhiệt tốt thích hợp để may trang phục mùa đông ,vải bông ,vải lanh, vải tơ tằm ,vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao ,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu .

 -Vải sợi tổng hợp bền đẹp ,dễ giặt không bị nhàu nhưng mặc bí và ít thấm nước .

 -Vải sợi pha có ưu điểm của các loại vải sợi thành phần tạo nên sợi dệt.

Trên cơ sở tính chất của các loại vải trang bị cho học sinh một số kiến thức để biết cách lựa chọn vải may mặc và lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sử dụng .

 + Có nhiều loại trang phục ,mỗi loại cần được may bằng chất liệu vải ,màu sắc và biểu mẫu phù hợp với công dụng của từng loại trang phục nếu biết lựa chọn trang phục hợp lý thì trang phục sẽ thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể và làm tôn vẽ đẹp cho con người .

 + Cần lựa chọn vải may mặc phù hợp với vóc dáng cơ thể ,với công dụng của từng loại áo ,quần và chọn các vật dụng khác đi kèm phù hợp với áo quần để tạo nên sự đồng bộ của trang phục.

 + Cần sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động ,phù hợp với môi trường và công việc ,cần nắm được cách phối hợp trang phục hợp lý và mĩ thuật về hoa văn ,màu sắc .tạo nên sự phong phú và thẫm mỹ của trang phục .

 + Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc .

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ THCS - Hoàng Danh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch bộ môn công nghệ thcs a. mục tiêu bộ môn công nghệ thcs Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ ,với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục ngề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới .Các môn học công nghệ đã được đưa vào chương trình thcs và thpt chính khóa.ở nước ta trong chương trình thcs trước đây đã đưa vào môn học kỹ thuật .Trong chương trình đổi mới hiện nay môn học kỹ thuật được lấy tên công nghệ .Trên cơ sở quán triệt các quan điểm ,mục tiêu và những tư tưởng chỉ đạo của chương trình thcs khi biên soạn sgk va sgv,các tác giả đã bám sát mục tiêu của chương trình môn công nghệ để xây dựng cấu trúc và nội dung phương pháp dạy học các bài lý thuyết và bài thực hành . Vì thế khi dạy môn công nghệ cần đạt được những quan điểm về mục tiêu sau : - Góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông và chuẩn bị phân luồng cho học sinh một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực :giáo dục phổ thông ,giáo dục nghề nghiệp ,số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động . Trên tinh thần đó bộ môn công nghệ cần trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật cơ khí ,kỹ thuật điện lắp đặt mạng điện trong nhà gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hàng ngày đồng thời tăng tỷ lệ thực hành làm cơ sở cho việc học môn khác nhằm hình thành cho học sinh một số kỷ năng lao động nghề nghiệp ,đơn giản về cơ khí ,về điện để có thể tham gia lao động khi cần thiết . Trên tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cần thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống và lao động sản xuất hàng ngày của mỗi người mỗi gia đình ở từng địa phương cũng như trên toàn quốc . Bước đầu giúp học sinh tìm hiểu ,làm quen với một số quy trình công nghệ đơn giản của cơ khí và điện rèn luyện cho học sinh "tư duy,kỹ thuật "hình thành tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống tạo cho các em hứng thú ,kỹ thuật có thói quen lao động theo kế hoạch ,tuân thủ quy trình công nghệ an toàn lao động và bảo vệ môi trường . Tư tưởng giảm tải đồng thời tăng tỷ lệ thực hành cần được quán triệt để chọn hợp lý nội dung vừa tinh giảm vừa tiếp cận được với kỷ thuật hiện đại đồng thời sát với thực tế nhà trường ở nước ta. Tạo cho học sinh lòng say mê,hứng thú học tập thói quen lao động có kế hoạch tác phong công nghiệp ,tuân theo quy trình công nghệ và an toàn lao động tóm lại :Bộ môn công nghệ là một môn mang nhiều kiến thức quan trọng cho học sinh thcs sau khi tốt nghiệp thcs sẽ hướng cho các em đi vào lao động nghề nghiệp sau đó hứơng cho việc chọn nghề nghiệp cho tương lai một cách đúngđắn. b.nội dung kiến thức bộ môn công nghệ i.nội dung kiến thức công nghệ 6.(Gồm có 4 chương) chương 1. May mặc trong gia đình *Học sinh phải nắm được các loại vải thường dùng trong may mặc có nguồn gốc từ đâu và có tính chất gì? *Để có trang phục phù hợp và đẹp cần chọn vải và kiểu may như thế nào? *Sử dụng và bảo quản trang phục như thế nào cho hợp lý đúng kỹ thuật ? *Nắm được quy trình cắt may một số sản phẩm đơn giản. CHƯƠNG 2. trang trí nhà ở *Nắm được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người . *Biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lý ,thuận tiện cho việc sử dụng và giữ gìn nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp . *Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật như tranh ảnh ,gương ... *Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. CHƯƠNG 3. nấu ăn trong gia đình *Tại sao phải ăn uống hợp lý ? *ăn uống hợp lý dựa trên những cơ sở nào ? *Tại sao phải chế biến thức ăn và bảo quản thực phẩm ? *Làm thế nào để có một bữa ăn hợp lý ? *Cách thực hiện bữa ăn như thế nào là phù hợp và đạt yêu cầu ? CHƯƠNG 4.thu chi trong gia đình *Thu nhập của gia đình là gì và có từ nguồn nào ? *Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình? *Mỗi gia đình có những khoản thu chi nào? *Có thể làm gì để cân đối thu chi trong gia đình? mục tiêu cụ thể môn công nghệ 6 chương 1. may mặc trong gia đình A. về kiến thức: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về một số loại vải thường dùng trong may mặc như vải sợi thiên nhiên (vải bông ,vải lanh ,vải tơ tằm ,vải len ),vải sợi hóa học (vải sợi nhân tạo ,vải sợi tổng hợp ,vải sợi pha). Các em tìm hiểu để biết được nguồn gốc sơ đồ quy trình sản xuất và một số tính chất cơ bản của mỗi loại vải như : -Vải len có độ co dãn lớn ,giữ nhiệt tốt thích hợp để may trang phục mùa đông ,vải bông ,vải lanh, vải tơ tằm ,vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao ,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu . -Vải sợi tổng hợp bền đẹp ,dễ giặt không bị nhàu nhưng mặc bí và ít thấm nước . -Vải sợi pha có ưu điểm của các loại vải sợi thành phần tạo nên sợi dệt. Trên cơ sở tính chất của các loại vải trang bị cho học sinh một số kiến thức để biết cách lựa chọn vải may mặc và lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sử dụng . + Có nhiều loại trang phục ,mỗi loại cần được may bằng chất liệu vải ,màu sắc và biểu mẫu phù hợp với công dụng của từng loại trang phục nếu biết lựa chọn trang phục hợp lý thì trang phục sẽ thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể và làm tôn vẽ đẹp cho con người . + Cần lựa chọn vải may mặc phù hợp với vóc dáng cơ thể ,với công dụng của từng loại áo ,quần và chọn các vật dụng khác đi kèm phù hợp với áo quần để tạo nên sự đồng bộ của trang phục. + Cần sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động ,phù hợp với môi trường và công việc ,cần nắm được cách phối hợp trang phục hợp lý và mĩ thuật về hoa văn ,màu sắc ...tạo nên sự phong phú và thẫm mỹ của trang phục ... + Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc . B.về kỹ năng +Phân biệt được một số loại vải thông dụng . +Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng ,lứa tuổi của bản thân . +Sử dụng hợp lý và bảo quản trang phục đúng kỹ thuật . + Cắt khâu được một vài sản phẩm đơn giản . C.về thái độ : Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý yêu thích công việc may vá trong gia đình . D.định hướng phương pháp dạy học Việc lựa chọn các loại vải ,lựa chọn áo quần ,sử dụng trang phục hợp lý có thẫm mỹ cũng như việc bảo quản trang phục đúng kỹ thuật là những vấn đề mà mỗi học sinh đều phải tiếp xúc hàng ngày nên các em đều có những khái niệm nhưng thường chưa có đầy đủ kiến thức để xữ lí các vấn đề một cách hợp lý . Do vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên nên đưa ra các tình huống ,các vấn đề để học sinh trao đổi thảo luận và hướng dẫn học sinh đi đến những kết luận cần thiết một cách sinh động . CHƯƠNG 1. trang trí nhà ở A.về kiến thức : Nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết như : +Nhà ở giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống là nơi trú ngụ của con người ,bảo vệ con người tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên và xã hội là nơi đáp ứng những nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong gia đình. +Mọi dạng sinh hoạt gia đình như ăn ,làm việc,ngủ ,nghĩ ngơi ,tiếp khách ,giải trí ...có những yêu cầu riêng .Do vậy nhà ở dù rộng hay hẹp nhiều phòng hay chỉ có một phòng cũng cần được bố trí và sắp xếp thành các khu vực một cách hợp lý và thuận tiện phù hợp với yêu cầu của từng dạng sinh hoạt gia đình . +Nhà ở giữ một vị trí quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người ,cần có ý thức và biết cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp ,gọn gàng để các thành viên trong gia đình được sống thoải mái và khỏe mạnh . +Trang trí nhà ở gồm có các công việc bố trí sắp xếp đồ đạc ,vật dụng hợp lý và có tính thẫm mỹ để thuận tiện cho sinh hoạt ,học tập nghĩ ngơi...và góp phần làm đẹp cho nhà ở . Trong chương trình này cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về hình thức trang trí nhà ở bằng các đồ vật như tranh ,ảnh,gương ,rèm cửa và bằng cây cảnh và hoa. B.về kỹ năng : +giúp cho học sinh làm quen được một số công việc vừa sức để giữ gìn nhà ở ngăn nắp,sạch sẽ. +Thực hiện được một số mẫu cắm hoa thông dụng để trang trí nhà ở . C.về thái độ : Có ý thức tham gia công việc gia đình ,giữ gìn và trang trí nhà ở sạch sẽ ,đẹp tùy theo điều kiện của gia đình . D.định hướng về phương pháp dạy học Việc sắp xếp nhà ở hợp lý , giữ gìn nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp và trang trí nhà ở là những công việc cần thiết phải làm hàng ngày . Tuy nhiên việc sắp xếp và trang trí nhà ở là hết sức đa dạng phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng dân tộc ,từng địa phương cũng như quan điểm thẫm mỹ của từng người . Do vậy trong qua trình giảng dạy ,giáo viên cần phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các tình huống cụ thể ,không nên đưa ra những kết luận máy móc duy nhất mà nên đưa ra những câu hỏi mở và hướng dẫn để học sinh có thể tìm ra nhiều đáp án khác nhau.Những hướng dẫn về tiến trình tổ chức dạy học ở phần sau chỉ là những gợi ý .Tùy tình hình cụ thể ,ở từng địa phương ,từng trường giáo viên có thể đưa ra câu hỏi ,những vấn đề khác của học sinh trao đổi trong tiến trình dạy học của mình để bài giảng được phù hợp hơn và có hiệu quả hơn. CHƯƠNG 3. nấu ăn trong gia đình A.về kiến thức : Cung cấp cho học sinh một số kiến thức sau : + ăn uống hợp lý : - ăn đủ no ,đủ chất ,để có cơ thể khỏe mạnh . - Có hiểu biết về vai trò của các chất dinh dưỡng ,nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người để từ đó biết cách ăn uống hợp lý .ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (quá nhiều )đều có hại cho sức khỏe và có thể mắc bệnh . - Biết cách lựa chọn thức ăn để cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày ,cách thay thế thực phẩm trong từng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ít bị thay đổi . -vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với sức khỏe của con người .sử dụng thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng nhiễm độc sẽ bị ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa . Do vậy cần biết cách giữ gìn an toàn thực phẩm để tránh nhiễm độc thực phẩm trong gia đình . -Biện pháp sử dụng và bảo quản thực phẩm thích hợp để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị chế biến và trong khi chế biến) - Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt ,quy trình chế biến một số món ăn đơn giản thường dùng trong gia đình . - Biết cách xây dựng thực đơn và khẩu phần cho bữa ăn gia đình ,biết bố trí bữa ăn hợp lý để cung cấp đầy đủ cho cơ thể và nhu cầu năng lượng và về chất dinh dưỡng ,bảo vệ sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình . - Biết quy trình thực hiện bữa ăn để có kế hoạch tổ chức ăn uống chu đáo ,khoa học ,đồng thời để thực hiện được những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực việt nam. B.về kỹ năng: - ăn uống hợp lý ,giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. - chế biến một số món ăn đơn giản. - xây dựng được thực đơn cho bữa ăn trong gia đình hoặc ở liên hoan ở tổ ,lớp . C.về thái độ - Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ ,trong mọi công việc của gia đình. - Quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân gia đình và cộng đồng thông qua ăn uống hợp lý giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,phòng tránh ngộ độc thức ăn. D.định hướng phương pháp dạy học . Các loại thức ăn và ăn uống là những vấn đề quen thuộc ,tuy nhiên những kiến thức về dinh dưỡng còn mới mẽ đối với học sinh.Bởi vậy giáo viên cần dẫn dắt các em đi từng những vấn đề quen thuộc để tìm tòi suy luận và lĩnh hội những kiến thức khoa học mới đồng thời hướng dẫn các em biết cách vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hằng ngày với các bài thực hành xây dựng thực đơn,chế biến một số món ăn đơn giản không sử dụng nhiệt,không cần đến các dụng cụ phức tạp,cho học sinh tiến hành tại lớp theo từng tổ hoặc nhóm những món ăn mà quá trình chế biến cần sử dụng nhiệt và các dụng cụ nấu nướng phức tạp thì giáo viên hướng dẫn quy trình tiến hành công việc cho các em thực hành tại gia đình và báo cáo kết quả với giáo viên . CHƯƠNG 4. thu,chi trong gia đình A.về kiến thức : Cung cấp cho học sinh những hiểu biết khái quát về các nguồn thu nhập của gia đình (bằng tiền hoặc bằng hiện vật )các khoản chi tiêu trong gia đình và cân đối thu , chi . B.về kỹ năng :Học sinh làm được bài tập tình huống về :xác định nguồn thu của gia đình,xác định mức chi tiêu của gia đình và cân đối thu chi trong gia đình làm một số công việc để góp phần tăng thu nhập . C.về thái độ :Quý trọng sức lao động ,có ý thức tham gia các hoạt động kinh tế gia đình và tiết kiệm chi tiêu . D.định hướng về phương pháp dạy học : Việc thu chi trong gia đình rất khác biệt đối với từng gia đình ,tùy thuộc vào mức sống vào nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình cũng như phong tục tập quán của từng dân tộc ,từng địa phương .v.v.Do vậy khi giảng dạy giáo viên chỉ nêu ví dụ để các em tự liên hệ với từng hoàn cảnh riêng biệt của gia đình mình .Đây là những bài toán thực tiễn đa phương án rất phong phú và đa dạng .Mỗi đáp án chỉ có thể đúng với trường hợp này nhưng không đúng với trường hợp khác . Do vậy giáo viên chỉ nêu có nhận xét về tính hợp lý đối với từng phương án mà học sinh nêu ra chứ không nên kết luận đúng hay sai. yêu cầu cơ bản của chương này là làm cho học sinh có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu và biết giúp đỡ bố mẹ để tăng thu nhập cho gia đình .Do vậy việc giáo dục ý thức và thái độ cho học sinh cần được quan tâm nhiều trong quá trình giảng dạy. ii.nội dung kiến thức công nghệ 7 ( Gồm có 4 phần mỗi phần gồm có 2 chương ) phần 1. trồng trọt *Nắm được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. *Một số kiến thức cơ bản về trồng trọt như :đất trồng ,phân bón,giống cây trồng sâu bệnh hại . *Nắm được một số biện pháp kỹ thuật cơ bản và kỹ năng đơn giản về trồng trọt. *Biết bảo vệ môi trường trong trồng trọt . Phần 2. lâm nghiệp *Nắm được vai trò của rừng và nhiệm vụ của rừng . *Tạo cây giống trong vườn gieo ươm cây rừng . *Trồng và chăm sóc rừng trồng . *Khái niệm về khai thác rừng . *Một số biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi. phần 3.chăn nuôi *Nắm được vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi . *Một số kiến thức cơ bản về giống vật nuôi ,thức ăn vật nuôi,bảo vệ vật nuôi (thú y) *Một số biện pháp kỹ thuật cơ bản và kỹ năng đơn giản về chăn nuôi . phần 4.thủy sản *Nắm được vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản . *Môi trường nuôi thủy sản . *Thức ăn của cá . *Chăm sóc quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản . *Thu hoạch bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản . *Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. iii.nội dung kiến thức công nghệ 8 (Có 3 nội dung kiến thức cơ bản ) phần 1. vẽ kỹ thuật Gồm các nội dung về cách đọc bản vẽ các khối hình học như hình chiếu ,các khối đa diện và các khối tròn xoay đây là phần cơ sở của môn vẽ kỹ thuật . Trong phần này học sinh biết được bản vẽ kỹ thuật bao gồm nội dung bản vẽ chi tiết ,bản vẽ lắp ,bản vẽ nhà đây là phần ứng dụng của môn vẽ kỹ thuật . phần 2. cơ khí Bao gồm khái niệm và phân loại vật liệu ,tính chất cơ bản của vật liệu ,công dụng của một số vật liệu cơ khí phổ biến như gang ,thép ,đồng và hợp kim đồng ,nhôm các vật liệu phi kim loại như chất dẻo . +Biết đựơc phương pháp gia công vật liệu như các dụng cụ đo ,kiễm tra ,dụng cụ gia công ,những thao tác cơ bản trên những dụng cụ thông dụng của đục ,khoan ,dũa... +Gồm các khái niệm về chi tiết máy và cách phân loại ,các phương pháp gia công ghép nối chi tiết như ghép nối chi tiết ,ghép nội cố định ,ghép động . +Nguyên lí truyền và biến đổi chuyển động gồm :Truyền chuyển động quay ,tịnh tiến ,biến đổi chuyển động và thực hành truyền chuyển động. phần 3. kỹ thuật điện +Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống . +an toàn điện :Thực hành cứu người bị tai nạn điện . +đồ dùng điện trong gia đình gồm: Vật liệu kỹ thuật điện ,đồ dùng điện quang .Biết cách lắp ráp đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt ,thực hành . +Bàn là điện ,bếp điện ,nồi cơm điện ,các đồ dùng loại điện cơ.Máy biến áp một pha và thực hành tính toán điện năng tiêu thụ . +mạng điện trong nhà ;nắm được đặc điểm cấu tạo mạng điện trong nhà các thiết bị đóng cắt ,bảo vệ và lấy điện ,các loại sơ đồ điện ,từ đó thiết kế được mạch điện đơn giản. kế hoạch giảng dạy từng chương cụ thể phần 1. vẽ kỹ thuật (Thời lượng 15 tiết, trong đó có một tiết kiễm tra và một tiết ôn tập ) I. nội dung. chương 1. bản vẽ các khối hình học . 1.kiến thức : +biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống . +hiểu được khái niệm hình chiếu . +biết được vị trí các hình chiếu . +biết được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện ,khối tròn xoay thường gặp. 2.về kỹ năng : đọc được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện và khối tròn xoay. chương 2. bản vẽ kỹ thuật. 1.về kiến thức : +Biết được các khái niệm về các loại bản vẽ kỹ thuật thông thường . +Biết được công dụng và nội dung của một số bản vẽ kỹ thuật thông thường . +Biết được quy ước vẽ ren. 2. về kỹ năng :Đọc được một số bản vẽ kỹ thuật đơn giản. 3. về thái độ :Làm việc theo quy trình ,kiên trì ,cẩn thận và yêu thích vẽ kỹ thuật . ii.phương pháp dạy học : Cần chú ý các điểm sau : 1.Phân môn vẽ kỹ thuật đòi hỏi trí tưởng tượng không gian ,nhưng học sinh lớp 8 chưa học môn hình học không gian .Vì vậy phương pháp phân môn kỹ thuật phải chú trọng đến phương pháp giảng dạy trực quan phải kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy với các thiết bị dạy học . 2.Phân môn vẽ kỹ thuật gắn với hoạt động thực tiễn ,nên việc giảng dạy phải chú trọng làm các loại bài tập thực hành ,thường sau một bài học lý thuyết là một bài tập thực hành . Mục tiêu của phân môn vẽ kỹ thuật chủ yếu là hướng dẫn học sinh biết cách đọc các bản vẽ kỹ thuật mà không yêu cầu vẽ .Do vậy giáo viên cần sử dụng các mô hình ,vật thật để giúp học sinh hình dung được vật thật trong quá trình đọc bản vẽ. III.thiết bị dạy học để đảm bảo việc giảng dạy phần kỹ thuật cần phải có các thiết bị dạy học như sau : 1.Tranh ảnh :Chủ yếu là các hình ,các bản vẽ SGK được phóng to. 2.Mô hình các khối hình học ,các chi tiết có ren,bộ vòng đai ,nhà một tầng... theo các hình SGK. 3.Vật mẫu:Các đồ vật có dạng các khối hình học như bao thuốc lá ,hộp sữa ,quả bóng ...các chi tiết máy như bộ vòng đệm,bu lông. phần 2. cơ khí (Thời lượng trong 13 tiết trong đó có một tiết kiễm tra) I.nội dung chương 3 . gia công cơ khí 1.Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống. - Về kiến thức : + Biết được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống. + Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình sản xuất ra chúng. 2.Vật liệu dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí bằng tay. - Về kiến thức : +Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng. +Biết được hình dáng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí . +Hiểu được quy trình và một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay. - Về kỹ năng:đo ,vạch dấu và kiễm tra được kích thước của sản phẩm bằng tay các dụng cụ cầm tay như thước lá ,thước cặp ,mũi vạch ,mũi vạch dấu. chương 4 . chi tiết máy và lắp ghép 1.về kiến thức : -Hiểu được khái niệm và phân biệt chi tiết . -Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong ngành cơ khí. 2.về kỹ năng : Tháo lắp được một số mối ghép cơ khí đơn giản. chương 5.truyền và biến đổi chuyển động 1.về kiến thức : -Hiểu được khái niệm ,truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí. -Biết được cấu tạo nguyên lý làm việc ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động . 2.về kỹ năng: -Tháo lắp và xác định được tỷ số truyền của một số bộ truyền động . 3.Thái độ chung cho cả chủ đề cơ khí : - Có thói quen làm việc theo quy trình,cẩn thận kiên trì thực hiện an toàn lao động ,vệ sinh môi trường,yêu thích công việc cơ khí. ii.phương pháp dạy học Theo quan điểm SGK mới là phát huy tính tích cực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm .Vì vậy khi giảng phần cơ khí giáo viên nên vận dụng nhóm các phương pháp dạy học phổ biến như :phương pháp dạy học đàm thoại ,trực quan , phương pháp dạy học thực hành . 1.Nhóm phương pháp dạy học đàm thoại ,trực quan : Nội dung môn học đề cập đến những đối tượng kỹ thuật cụ thể (vật liệu, năng lượng ,dụng cụ ,thiết bị...kỹ thuật cụ thể ) Những đối tượng này học sinh có thể trực tiếp cảm nhận ngay trên đối tượng hoặc mô hình hay qua thao tác mẫu của giáo viên . Các phương tiện trực quan ,có thể là;các mẫu vật liệu ,dụng cụ ,hình vẽ,mô hình . Giáo viên cần kết hợp hợp lý giữa việc hướng đến học sinh quan sát với việc giải thích ,đàm thoại đi đến lĩnh hội những kiến thức được đề cập trong SGK. 2.Nhóm phương pháp dạy học thực hành . hai phương pháp thường dùng là : -Phương pháp làm mẫu : Giáo viên thực hiện ,học sinh quan sát ,bắt chước. Trước khi làm mẫu ,giáo viên cần trình bày thao tác mẫu theo từng bước và giải thích những thao tác khó để học sinh tiếp thu được dễ dàng . -Phương pháp huấn luyện ; Giáo viên thực hiện -học sinh luyện tập .Phương pháp này được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh tạo mối ghép sử dụng dụng cụ ...trình tự hướng dẫn của giáo viên có thể như sau : +Thao tác mẫu một lần . +Tách từng thao tác nhỏ và giải thích . +Làm mẫu tóm tắt cho học sinh ghi lại ấn tượng. Phương pháp huấn luyện thường dùng sau khi giáo viên đã làm mẫu khi học sinh luyện tập thực hành .Huấn luyện giữ vai trò quan trọng giáo viên cần tập trung quan sát trình tự công việc ,kỹnăng lao động ,cách sử dụng dụng cụ ,vấn đề an toàn lao động ,quan sát đồng thời uốn nắn tương ứng . Trong huấn luyện giáo viên cần thực hiện ít nhất 4 khâu kiễm tra :Sự sẵn sàng ,sự bắt đầu ,quá trình tiến hành ,quá trình kết thúc công việc của học sinh . iii.thiết bị dạy học Môn công nghệ gắn kỹ thuật với thực tiễn cuộc sống ,cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành. Vì vậy khi giảng dạy cần phải có thiết bị cần thiết sau : 1.Các tranh vẽ ,tranh ảnh ,bộ tranh SGK được phóng to. 2.Các bộ mẫu vật như : Tiêu bản kim loại ,các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động ,các mối lắp ghép phổ biến . 3.Các dụng cụ và vật dụng cần thiết như :dụng cụ đo và kiễm tra ,dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt ,dụng cụ để gia công . 4.Để đãm bảo chất lượng giờ học thực hành học sinh cần được phân nhóm và tiến hành trong phòng thực hành và các trang thiết bị cần thiết . phần 3 . kỹ thuật điện (Thời lượng 25 tiết .Trong đó có hai bài kiễm tra ). i.nội dung Bài 32.Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống . -Kiến thức : +biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống . +biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng . chương 6 . an toàn điện 1.Kiến thức : -Biết được một số nguyên nhân gây tai nạn . -Biết được một số biện pháp an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện . 2.kỹ năng : Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và sơ cứu được người bị tai nạn điện . 3.thái độ : Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và sữa chữa điện. chương 7. đồ dùng điện trong gia đình 1.Kiến thức : -Hiểu được cơ sở phân loại ,cấu tạo nguyên lí làm việc và cách sử dụng một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình . -Hiểu được cách tính điện năng tiêu thụ và sử dụng điện năng một cách hợp lý ,tiết kiệm trong gia đình . 2.Kỹ năng : Sử dụng được một số đồ dùng điện gia đình đúng yêu cầu kỹ thuật ,an toàn và tiết kiệm điện năng. 3.Thái độ : Có ý thức tiết kiệm điện năng khi sử dụng đồ dùng điện . chương 8.mạng điện trong nhà 1.Kiến thức : -Hiểu được đặc điểm cấu tạo ,một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện trong nhà ,chức năng cấu tạo nguyên lý làm việc của các thiết bị lấy điện ,đóng- cắt bảo vệ mạch điện . -Biết được khái niệm ,cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện đơn giản -Biết cách thiết kế một mạch điện đơn giản . 2.kỹ năng : -Sử dụng được các thiết bị điện của mạng điện trong nhà đúng kỹ thuật và an toàn điện . -Vẽ được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của một mạng điện đơn giản . -Thiết kế được một mạch điện đơn giản . 3.thái độ : Làm việc khoa học ,ngăn nắp ,an toàn và yêu cầu kỹ thuật điện. ii.phương pháp dạy học -Phần kỹ thuật điện có vận dụng nhiều kiến thức về điện ở môn vật lý .vì thế khi giảng giáo viên cần chú ý cho học sinh vận dụng các kiến thức được học ở môn vật lý lớp 7 cũng như vốn hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày vào việc học tập . -Phần kỹ thuật điện mang tính thực tiễn cao gần gũi với đời sống hàng ngày vì thế phần thực hành phải chú trọng góp phần cũng cố lý thuyết nâng cao kỹ năng thực hành và gây hứng thú cho việc học tập môn công nghệ . -từ hai tính chất đặc trưng của môn kỹ thuật điện nên để giảng dạy được tốt ,giáo viên cần sử dụng phương pháp:đàm thoại ,trực quan ,thực hành ngay trên các đồ dùng điện ,mạch điện cụ thể hoặc trên cao mô hình sẽ giúp các em,quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận ,hiểu được nguyên lý và sử dụng . iii.thiết bị dạy học ở mỗi bài học đã nêu ra các thiết bị ,dụng cụ và vật liệu cần thiết để giáo viên chuẩn bị cần chú ý rằng ngoài các tranh ảnh ,các mô hình thì các mẫu vật và các thiết bị cụ thể là quan trọng nhất . để tăng tính tích cực của học sinh và phong phú cho bài học .giáo viên cần hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm thu thập thêm các mẫu vật. iv.đánh giá kết quả -cần đánh giá kết quả học tập thông qua giờ giảng lý thuyết ,thực hành và bài kiễm tra .đánh giá trên các

File đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_mon_cong_nghe_thcs_hoang_danh_tien.doc