Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 7 - Đặng Quang Đức

1. Khó khăn

a) Về phía học sinh

- Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận HS yếu lười và hư.

- Một số em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình.

- Địa bàn xã nằm trên khu công nghiệp đang trên đà phát triển kéo theo nhiều dịch vụ, hình thức vui chơi giải trí cũng góp phần không nhỏ vào việc mất tập trung học của các em.

b) Về phía giáo viên

- Vẫn gặp khó khăn trong việc giải quyết những học sinh lười học.

c) Về cơ sở vật chất

- Đồ dùng mới chỉ ở mức để cho 3 - 4 nhóm lớn làm thực hành. Hoá chất không đủ, thậm chí không có, mẫu và tiêu bản còn chưa đa dạng, kính hiển vi còn quá ít.

- Tranh ảnh còn rất nhiều hạn chế, ngay cả những nội dung quan trọng cũng không có tranh.

2. Thuận lợi

a) Về phía học sinh

- Các em được phân lớp theo trình độ nhận thức do vậy dễ dàng cho giáo viên đưa ra được phương pháp tác động đến từng đối tượng, do đó hiệu quả giáo dục đạt được khá cao.

- Bên cạnh học sinh lười có đa số học sinh chăm học, nhận thức tương đối nhanh.

- Các em có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.

b) Về phía giáo viên

- Nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

- Luôn tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều thông tin.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 7 - Đặng Quang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. đặc điểm tình hình 1. Khó khăn a) Về phía học sinh - Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận HS yếu lười và hư. - Một số em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình. - Địa bàn xã nằm trên khu công nghiệp đang trên đà phát triển kéo theo nhiều dịch vụ, hình thức vui chơi giải trí cũng góp phần không nhỏ vào việc mất tập trung học của các em. b) Về phía giáo viên - Vẫn gặp khó khăn trong việc giải quyết những học sinh lười học. c) Về cơ sở vật chất - Đồ dùng mới chỉ ở mức để cho 3 - 4 nhóm lớn làm thực hành. Hoá chất không đủ, thậm chí không có, mẫu và tiêu bản còn chưa đa dạng, kính hiển vi còn quá ít. - Tranh ảnh còn rất nhiều hạn chế, ngay cả những nội dung quan trọng cũng không có tranh. 2. Thuận lợi a) Về phía học sinh - Các em được phân lớp theo trình độ nhận thức do vậy dễ dàng cho giáo viên đưa ra được phương pháp tác động đến từng đối tượng, do đó hiệu quả giáo dục đạt được khá cao. - Bên cạnh học sinh lười có đa số học sinh chăm học, nhận thức tương đối nhanh. - Các em có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. b) Về phía giáo viên - Nhiệt tình trong công tác giảng dạy. - Luôn tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều thông tin. b. yêu cầu nhiệm vụ bộ môn 1. Kiến thức a. Kiến thức về hình thái cấu tạo và chức năng sống: Học sinh liên hệ giữa kiến thức hình thái với chức năng và điều kiện sống của những động vật điển hình trong một ngành, một lớp. Điều này phản ánh mhững đặc điểm cơ bản nhất của một ngành hay một lớp. b. Kiến thức phân loại. - Đựơc thể hiện mục:“Sự đa dạng và tập tính của ngành hay của lớp“, phản ánh các nhóm sinh thái khác nhau trong một ngành hay trong một lớp. Nói lên đặc điểm sinh học gắn với những điều kiện sống, lối sống đa dạng đặc trưng của ngành hay lớp ấy và được khái quát thành những đặc điểm chung của một ngành hay một lớp động vật. Đây là yêu cầu kiến thức về phân loại thể hiện trong mục“Tính đa dạng” mà học sinh phải quán triệt khi trình bày đặc điểm chung của ngành hay của lớp hoặc sự thích nghi của ngành hay của lớp với điều kiện sống của chúng. c. Kiến thức tiến hóa: Kiến thức tiến hóa thể hiện mối quan hệ họ hàng và tiến hóa giữa các ngành các lớp động vật với nhau, đảm bảo tính hệ thống về mặt nguồn gốc và tiến hóa trong quá trình phát triển của chúng. Trong quá trình phát triển tiến hóa, động vật đi từ động vật đơn bào tới động vật đa bào, từ động vật đa bào bậc thấp lên động vật đa bào bậc cao. Học sinh quán triệt yêu cầu đối với kiến thức tiến hóa để khi học hoặc tìm hiểu một nhóm động vật nào bao giờ cũng phải xác định được vị trí về mặt chủng loại chung của cả nhóm động vật đó. d. Kiến thức về tầm quan trọng thực tiễn: Hoạt động sống của mỗi loài sinh vật thể hiện vai trò sinh học của chúng trong tự nhiên góp phần duy trì sự ổn định, cân bằng sinh học trong tự nhiên qua đó con người đánh giá được những loài động vât có ích và có hại đối với con người , thậm chí đánh giá được những mặt có ích hoặc có hại biểu hiện trong cùng một loài. Hiểu rõ được điều này cần thận trọng khi đánh giá về tầm quan trọng thực tiễn của chúng. Trong những kiến thức về tầm quan trọng thực tế, cần đặc biệt lưu ý tới những động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương. 2. Kĩ năng. a. Phát triển tư duy“hình tượng cụ thể – quy nạp’’ trên cơ sở đó hình thành những kĩ năng quan sát, thực hành thí nghiệm. Những kĩ năng này được trình bày cụ thể như sau: - Kĩ năng quan sát trên vật sống, mẫu ngâm, mô hình, hình vẽ các hiện tượng sinh học, từ đó phát hiện ra những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kiến thức mới. - Kĩ nặng xử lí thông tin phát hiện được, kết hợp với kiến thức đã có và vốn kinh nghiệm của bản tân, bằng những thao tác tư duy (phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, để rút ra được những kết luận. lĩnh hội các kiến thức mới). - Kĩ năng thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ những loài điển hình, kĩ năng mô tả, nhận biết, xác định vị trí, cấu tạo các cơ quan, mối quan hệ cấu tạo và chức năng của các chi tiết cấu tạo một cơ quan và các cơ quan trong một hệ cơ quan. - Kĩ năng thực hành, sưu tầm, bảo quản mẫu vật làm các bộ sưu tập nhỏ, kĩ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm. b. Kĩ năng học tập trong đó chú trọng kĩ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo để hiểu sâu và mở rộng kiến thức, biết hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ, bảng, biểu, biết cách hợp tác trong học tập, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp thu. c. Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng tương tự đã được học. Các hiện tượng đó có thể hoặc gặp trong sách, báo, trong thiên nhiên, trong thực tiễn chăn nuôi hoặc trong đời sống. Có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra. 3. Thái độ, hành vi - Hình thàn niềm tin khoa học và những kiến thức dã học để giải thích, xử lí, giải quyết những vấn đề tương tự với những điều đã học một cách tự tin và sáng tạo. - Có ý thức và thói quen bảo vệ động vật và môi trường sống của động vật. - Có ý thức tham gia vào một số hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. - Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên. Xây dựng được niềm vui. Hứng thú trong học tập. c. chỉ tiêu phấn đấu Lớp Sl Kì Giỏi Khá TB Yếu Sl % Sl % Sl % Sl % 7A I 8 24.2 20 60.6 5 15.2 0 0 II 9 27.3 20 60.6 4 12.1 0 0 CN 9 27.3 20 60.6 4 12.1 0 0 7B I 2 5.9 8 23.5 22 64.7 2 5.9 II 2 5.9 10 29.4 20 58.8 2 5.9 CN 2 5.9 10 29.4 20 58.8 2 5.9 7C I 2 5.9 12 35.3 17 50.0 3 8.8 II 2 5.9 14 41.2 16 47.0 2 5.9 CN 2 5.9 14 41.2 16 47.0 2 5.9 Giáo viên dạy giỏi bộ môn Sinh cấp huyện d. các biện pháp chính 1. Đối với thầy - Soạn bài đầy đủ, chất lượng, nghiên cứu bài kĩ trước khi soạn và dạy, đọc tài liệu có liên quan để hiểu sâu bản chất vấn đề. - Xác định rõ trọng tâm của bài, của chương, của bộ môn. - Dạy đủ, đúng theo phân phối chương trình, dạy theo hướng đổi mới “lấy người học làm trung tâm”. - Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, xác định phương pháp chủ đạo cho từng loại bài học. - Đảm bảo giờ giấc lên lớp, đảm bảo giờ dạy có chất lượng, đặc biệt chú ý đến nội dung kiến thức có liên quan đến đời sống và sản xuất cần nhấn mạnh cho học sinh. - Tham dự đầy đủ các chuyên đề do trường, cụm, huyện, tỉnh tổ chức. - Luôn sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, mẫu phục vụ cho tiết dạy. Sử dụngđồ dùng triệt để và hiệu quả. - Luôn tự bồi dưỡng chuyên môn: dự giờ, mở rộng kiến thức về phân môn phụ trách qua các thông tin đại chúng, cập nhật kiến thức mới nhất có liên quan đến bộ môn. 2. Đối với trò. - Phải có đủ sách, vở, đồ dùng dụng cụ học tập theo yêu cầu. Định hướng nghề nghiệp qua bộ môn. - Nắm được phương pháp học bộ môn. Tự đưa ra phương pháp học riêng đối với bản thân sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. - Có ý thức học: chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ hăng hái tham gia xây dựng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm và các giờ ngoại khoá, học phải hiểu và khắc sâu, làm bài tập đầy đủ và đúng, phải nắm được các dạng bài và phương pháp làm từng dạng. - Luôn thu thập thông tin mới về bộ môn. Luôn tìm tòi đặt vấn đề với giáo viên bộ môn nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức về bộ môn. e. Phần cụ thể. Tên chương Mục đích yêu cầu Chuẩn bị của thầy và trò Phương pháp lên lớp Ngoại khoá hội thảo Thời gian kiểm tra Chương I. Ngành động vật nguyên sinh 1. Kiến thức. - Nêu được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi, qua đó nêu được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng - Phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày. - Nhận biết được trong số động vật nguyên sinh gây bệnh có trùng kiết lị và trúng sốt rét, xác định được nơi kí sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trúng sốt rét. - Qua tìm hiểu các loài động vật nguyên sinh, nêu được đặc điểm chung của ngành động vật này. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng quan sát mô hình nhận biết kiến thức. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. - Tranh phóng to H 2.1, 2.2, tranh vẽ trùng roi, trùng giày, kính hiển vi, phiến kính, lá kính, tranh về cấu tạo của tập đoàn vôn vốc, tranh vẽ cấu tạo trùng biến hình và trùng giày, tranh về cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét, trang về động vật nguyên sinh, tranh động vật nguyên sinh trong một giọt nước và trùng lỗ sống ở biển. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. -Quan sát, tìm tòi. - Hợp tác trong nhóm nhỏ. - Nêu và giải quyết vấn đề. -Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. Chương II. Ngành ruột khoang 1. Kiến thức - Phân biệt đựơc hình dạng ngoài, cách di chuyển, nêu được đặc điểm cấu tạo, chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức. - Nhận biết được cấy tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển. - Giải thích được cấy tạo của hải quỳ và san hô, thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. - Biết được ruột khoang đa dạng về lòai và phong phú về số lượng cá thể và chủ yếu sống ở biển. - Qua tìm hiểu các đại diện của ruột khoang, học sinh nêu được đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Giáo dục thái độ, tình cảm - Gây hứng thú, ham thích học tập môn sinh học. - Rèn luyện những phẩm chất, thái độ cẩn thận, chính xác, tinh thần trách nhiệm và hợp tác. -Tranh về cấu tạo thủy tức, thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển và sinh sản, cấu tạo tế bào của thành cơ thể thủy tức, tranh về cấu tạo của sứa, san hô. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề Thỏa luận về tầm quan trọng của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển. Tiết 16 – kiểm tra 15 phút Chương III. Các ngành Giun. 1. Kiến thức - Hiểu được cấy tạo của sán lá gan đại diện cho Giun dẹp nhưng thích nghi với kí sinh. Giải thích được vòng đời của sán lá gan. - Nhận biết được đặc điểm của một số giun dẹp kí sinh khác nhau qua đó nêu đựơc đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. - Mô tả được cấy tạo ngoài , cấy tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh và tìm hiểu một số đại diện giun tròn khác qua đó nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn. - Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất đồng thời xác định được cấu tạo trong trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng. - Qua tìm hiểu các đại diện của giun đốt : giun đỏ, đỉ rươi... Nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt. 2. Kĩ năng -Rèn kĩ năng thực hành tìm tòi kiến thức. - Kĩ năng quan sát kênh hình tìm tòi kiến thức. - Kĩ năng tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Giáo dục thái độ, tình cảm - Gây hứng thú, ham thích học tập môn sinh học. - Có tinh thần đồng đội trong hoạt động nhóm. - Rèn luyện những phẩm chất, thái độ cẩn thận, kiên trì, chính xác, tinh thần trách nhiệm và hợp tác. - Biết phòng một số bệnh do những động vật thuộc ngành này gây ra. -Tranh về sán lông, sán lá gan: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, tranh vẽ sơ đồ phát triển của sán lá gan, tranh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đũa, sơ đồ vòng đời của giun đũa, tranh về các loài giun kí sinh: giun đũa, giun kim, hiun móc câu, giun rẽ lúa, giun chỉ, tranh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và sơ đồ di chuyển của giun đất, tranh giun đất sinh sản, giun đất đào hang trong đất, mô hình về giun đất. Mộu vật: Giun khoang. Dụng cụ: chậu thủy tinh, bộ đồ mổ, lúp tay, lúp bàn, khay mổ, khăn lau. Tranh vẽ giun đỏ, đỉa. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề - Biểu diễn thí nghiệm - Thí nghiệm thực hành - Thỏa luận về cách phòng bệnh kí sinh do một số loại giun gây ra. T18 – kiểm tra viết 45 phút ChươngIV Ngành thõn mềm 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm cấy tạo, cách di chuyển , dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với sống thụ động, ít di chuyển. - Nhận biết được các đặc điểm cấy tạo, lối sống của một số đại diện thân mềm thưồng gặp ở thiên nhiên như: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn - Qua tìm hiểu các đại diện của ngành thân mềm nêu được các đặc điểm chung của ngành thân mêm. - Nêu được vai trò của thân mềm đối với tự nhiên và đối với đời sống con người. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thực hành. - Tranh về vỏ, cấu tạo cắt ngang của vỏ, cấu tạo ngoài và trong của trai, mẫu mảnh vỏ trai, mẫu ngâm của trai. Tranh vẽ cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn. Lúp tay, kim nhọn, panh, chậu mổ. Bộ tranh sơ đồ cấu tạo chung của thân mềm, tranh cấu tạo của trai, ốc sên. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề - Biểu diễn thí nghiệm - Thí nghiệm thực hành ChươngV. Ngành chân khớp 1. Kiến thức - Nêu được cấu tạo ngaòi và một phần cấu tạo trong của tôm sông thích nghi với đời sống trong môi trường nước, trên cơ sở đó giải thichs và nắm được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở tôm sông. - Nhận biết một số giáp xác thường gặp đại diện cho ác môi trường và lối sống khác nhau, trên cơ sở đó xác định được vai trò thực tiễn của giáp xác đối với tự nhiên và đối với đời sống con người. - Mô tả được cấu tạo, tạp tính của một đại diện lớp Hình nhện. Nhận biết thêm được một số đị diện quan trọng khác của lớp Hình nhện. - Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, đại diện cho lớp Sâu bọ. Qua cấu tạo, giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu. - Qua tìm hiểu các đại diện của ngành chân khớp, học sinh nhạn biết được đặc điểm chung của ngành Chân khớp cùng sự đa dụng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng. Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ dến cacs loài ở địa phuơng. - Biết được vị trí các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. - Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng, dạ dày, ruột non. - Nắm được quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào. - Vai trò của gan, ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể. -Biết được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và tác hại của nó, đưa ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá. 2. Kĩ năng -Rèn kĩ năng thực hành tìm tòi kiến thức. - Kĩ năng quan sát kênh hình tìm tòi kiến thức. - Kĩ năng tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng thực hành. 3. Giáo dục thái độ, tình cảm - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích bộ môn. - Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông, mẫu ngâm tôm sông, mô hình tôm. Chậu mổ, các mẫu ngâm mổ sẵn, đinh ghim, lúp tay, nước sạch, khăn lau, chậu rửa. Tôm sông, các mẫu mỗ sẵn. - Tranh vẽ con nhện, bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, tranh về quá trình hình thành của một chiếc lưới nhện. - Tranh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, sinh sản và biến thái của chấu chấu, tranh chi tiết các phần phụ miệng, hệ thống ống khí ở châu chấu, châu chấu sống trong hộp nuôi. Tranh vẽ các giai đoạn sống của mọt gỗ, ve sầu, bướm cải, ong mật, ruồi muỗi. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề - Biểu diễn thí nghiệm - Thí nghiệm thực hành - Thảo luận về vai trò của giáp xác trong việc thụ phấn cho cây trồng ở địa phương. Tiết 28. Kiểm tra 15 phút Chương VI. Ngành động vật có xương sống. 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước, nêu được đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và thàn kinh của cá chép. - Qua tìm hiểu về cá chép, học sinh nêu được đặc điểm chung của lớp cá và sự đa dạng của lớp cá. - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừ ở cạn. Qua tìm hiểu ếch đồng, nêu được đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống ở cạn, đồng thời so sánh sự tiến hóa các cơ quan: bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch đồng. - Nêu được đặc điểm chung và đa dạng của bò sát. - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong đặc biệt là bộ xương của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Nêu đựơc sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim. - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ, phan tích được sự tiến hóa của thỏ so với động vật ở các lớp trước. Nêu được sự đa dạng lớp thú: qua việc tìm hiểu các bộ : thú mỏ vịt, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, bộ thú có guốc, bộ linh trưởng - Nêu được đặc điểm chung của lớp thú. - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng sử dụng mô hình tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng thực hành, sử dụng các dụng cụ thực hành. -Kĩ năng hoạt động trong nhóm nhỏ. 3. Giáo dục thái độ, tình cảm - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật đặc biệt những loài thú quí hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. - Tranh phóng to về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cá chép, tranh về cấu tạo bộ não cá, cá chép trong bể kính. - Tranh phóng to về sự đa dạng của cá chép. - Mô hình cấu tạo trong cá chép, bộ não cá chép. Khay mổ, đinh ghim, dao mổ. - Tranh vẽ về hinh dạng ngoài, di chuyển, biến thái của ếch đồng, cấu tạo trong của ếch đồng. Mô hình về cấu tạo trong của ếch đồng, mẫu ngâm ếch đồng. - Bộ đồ mổ. - Tranh về hình dạng và cấu tạo ngoài của thằn lằn, bộ xương thằn lằn, cấu tạo trong thằn lằn. - Mô hình cấu tạo trong của thằn lằn. - Tranh vẽ về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu, bộ xương chim bồ câu. Tranh về sự đa dạng của lớp chim. - Mô hình chim bồ câu, mẫu ngâm chim bồ câu. - Tranh vẽ nhau thai của thỏ, tranh về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thỏ, sự di chuyển của thỏ, tranh về cấu tạo bộ xương thỏ, tranh về sự đa dạng của lớp thú. - - Mô hình cấu tạo trong của thỏ, mô hình hệ thần kinh cảu thỏ, mẫu ngâm thỏ. - Sơ đồ về hệ tuần hoàn của thỏ - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi. - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề - Biểu diễn thí nghiệm - Thí nghiệm thực hành Thảo luận: em cần làm gì để bảo vệ những loài chim di cư đến địa phương em. Tiết 36. Kiểm tra học kì I T 42, 59 Kiểm tra 15 Phút T 54- Kiểm tra 45 phút Chương VII: Sự tiến hóa của động vật 1. Kiến thức -Nêu đựơc sự tiến hóa về cách di chuyển, về tổ chức cơ thể thông qua tìm hiểu các hệ : hô hấp, hệ tuần hòa, hệ thần kinh, hệ sinh dục. - Học sinh phân biệt được sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính, đồng thời nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tạp tính chăm sóc con ở động vật. - Học sinh nêu được bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật, đồng thời trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật. 2. Kĩ năng - Phát triển tư duy so sánh phân tích tổng hợp - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Giáo dục thái độ, tình cảm - Có lòng yêu thích bộ môn, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt các loài động vật quý hiếm. - Tranh về các hình thức di chuyển ở động vật, sự phức tạp hóa và chuyên hóa các cơ quan di chuyển ở một số động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan di chuyển qua quá trình động vật có xương sống chuyển từ nước lên cạn. - Tranh về sự tiến hóa của các hệ cơ quan của động vật. - Tranh về sự tiến hóa ở các hình thức sinh sản. - Tranh về di tích hóa thạch và di tích hó thạnh được phục chế của một vài động vật có xương sống cổ. - Sơ đồ cây phát sinh động vật. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề Tiết 44. Kiểm tra 15 phút Chương VIII: Động vật với đời sống con người. 1. Kiến thức. - Học sinh nêu được sự đa dạng về loài, sự đa dạng về hình thái, tập tính của động vật ở những miền có khí hậu khắc nghiệt. - Học sinh giải thích được ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn ở môi trường hoang mạc và đới lạnh đồng thời nêu được những lợi ích cụ thể của đa dạng sinh học và nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học. - Nêu và giải thích được các biện pháp đấu tranh sinh học và biết được các biện pháp đấu tranh sinh học cũng có những hạn chế nhất định. - Nêu được những tiêu chí của một động vật quý hiếm và nêu được những biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm. - Học sinh nhận biết được một số động vật quý hiếm ở địa phương đồng thời biết cách tìm hiểu thông tin về động vật qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng. 2. Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng so sánh, tổng hợp. - Tiếp tục phát triển kĩ năng hoạt động nhóm. 2. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, nơi các em sống từ dó xây dựng được tình cảm, thái độ và cách xử lí đúng đắn với thiên nhiên, bỏa vệ thiên nhiên. - Tranh về một số loài động vật ở môi trường đới lạnh, một số loài động vật ở môi trường đới nóng. - Tranh phóng to H.59.1, 59.2. - Tranh về một số động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Quan sát tìm tòi - Hợp tác trong nhóm nhỏ - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận về những nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học. Tiết70 - kiểm tra HKII F. Những Bổ sung cần thiết. Giai Phạm, ngày 20/09/08 Giáo viên : ẹaởng Quang ẹửực

File đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_sinh_hoc_lop_7_dang_quang_duc.doc