Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

-HĐ1: HS biết được các khái niệm về ngành giun dẹp.

-HĐ2: HS biết được hình thái, cấu tạo thích nghi với lối sống tự do của sán lông.

-HĐ3: HS hiểu được hình thái, cấu tạo ngoài, trong và các đặc điểm sinh lí thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan.Vòng đời, các loài vật chủ của trung gian của sán lá gan.

1.2.Kỹ năng:

-HĐ1: HS thực hiện được các kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK

-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. QS tranh ảnh

-HĐ3: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh sán lá gan

1.3. Thái độ

-HĐ1: Thói quen: tìm tòi kiến thức ngành giun dẹp

-HĐ2: Thói quen: Có ý thức vệ sinh môi trường phòng chống bệnh giun sán kí sinh (GDMT)

-HĐ3: Tính cách: HS hiểu biết về bệnh giun sán có liên quan đến ngành y tế (GDHN)

2. Nội dung học tập:

-Khái niệm giun dẹp

-Sán lông

-Sán lá gan

3. Chuẩn bị:

3.1.GV: Vòng đời sán lá gan

3.2.HS: Nghiên cứu bài, soạn các câu hỏi trang 43

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN NGÀNH GIUN DẸP * Mục tiêu chương 1. Kiến thức: -Nêu được đặc điểm chung của các ngành giun dẹp, tròn, đốtNêu rõ được các đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành. -Trình bày được các khái niệm về ngành giun dẹp, những đặc điểm chính của ngành. -Mô tả được hình thái, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành giun dẹp: sán lá gan có mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, ruột, cơ quan sinh sản phát triển. -Phân biệt hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của 1 số đại diện ngành Giun dẹp như sán dây, sán bã trầu.... -Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống 1 số loài giun dẹp kí sinh 2.Kỹ năng: Quan sát 1 số đại diện của ngành giun dẹp 3. Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh về giun ------------***---------- Tuần: 6SÁN LÁ GAN -Tiết PPCT: 11 ND: 24/9 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ1: HS biết được các khái niệm về ngành giun dẹp. -HĐ2: HS biết được hình thái, cấu tạo thích nghi với lối sống tự do của sán lông. -HĐ3: HS hiểu được hình thái, cấu tạo ngoài, trong và các đặc điểm sinh lí thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan.Vòng đời, các loài vật chủ của trung gian của sán lá gan. 1.2.Kỹ năng: -HĐ1: HS thực hiện được các kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. QS tranh ảnh -HĐ3: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh sán lá gan 1.3. Thái độ -HĐ1: Thói quen: tìm tòi kiến thức ngành giun dẹp -HĐ2: Thói quen: Có ý thức vệ sinh môi trường phòng chống bệnh giun sán kí sinh (GDMT) -HĐ3: Tính cách: HS hiểu biết về bệnh giun sán có liên quan đến ngành y tế (GDHN) 2. Nội dung học tập: -Khái niệm giun dẹp -Sán lông -Sán lá gan 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Vòng đời sán lá gan 3.2.HS: Nghiên cứu bài, soạn các câu hỏi trang 43 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi loại tự do có đặc điểm nào chung ? Cho biết nơi sống của sán lá gan? (10đ) TL: Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong, giữa là tầng keo. Đều có tế bào gai tự vệ, ruột ở dạng túi * Sán lá gan sống kí sinh ở gan, mật trâu bò Câu 2: Trình bày vai trò của ngành ruột khoang? Kể tên các đại diện của ngành giun dẹp mà em biết? (10đ) TL: Đối với hệ sinh thái: - Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: san hô - Có ý nghĩa sinh thái đối với biển Đối với con người: - Nguồn cung cấp thức ăn: sứa sen, sứa rô - Làm đồ trang trí, trang sức: san hô - Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô - Nghiên cứu địa chất hóa thạch: san hô Tác hại: - 1 số loài gây độc, gây ngứa cho người: sứa - Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông *Đại diện của ngành giun dẹp: sán lông, sán lá, sán dây 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1:(3 phút) Tìm hiểu khái niệm ngành giun dẹp MT: HS biết được KN ngành giun dẹp Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS đọc TT ô vuông đầu chương ? Nêu khái niệm ngành giun dẹp? *HS: KL -GV: Trâu bò và gia súc nước ta dễ bị nhiễm bệnh sán lá nói chung và sán lá gan nói riêng. Chúng ta cần phải biết về đời sống sán lá gan để giúp phòng ngừa. Để hiểu rõ cấu tạo, vòng đời phát triển của chúng như thế nào? Ta vào tìm hiểu cấu tạo sán lông và sán lá gan *HĐ2: (7 phút) Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo sán lông: MT: HS biết mô tả được hình thái, cấu tạo thích nghi với lối sống tự do của sán lông Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS đọc TT+ QS H cấu tạo sán lông, hỏi: ? Nơi sống của sán lông? *HS: Thường gặp ở vùng ven biển, sống tự do ? Cho biết hình dạng, cấu tạo của chúng? *HS: Hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng, có nhiều lông bơi ---> nhẹ nhàng bơi trong nước. *HĐ3:(25 phút) Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo sán lá gan: MT: HS hiểu được hình thái, cấu tạo ngoài, trong và các đặc điểm sinh lí thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan.Vòng đời, các loài vật chủ của trung gian của sán lá gan Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS QS hình cấu tạo sán lông và H11.1 + đọc thông tin cho biết: ?Nơi sống sán lá gan? Có tác hại gì? *HS: Kí sinh ở gan, mật trâu bò làm cơ thể chậm lớn ? Cho biết hình dạng, cấu tạo của chúng? *HS: Hình lá, dẹp, dài 2 đến 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển ?Đặc điểm cấu tạo nào giúp sán lá gan di chuyển trong môi trường sống kí sinh? *HS: KL -GV: Yêu cầu HS đọc TT cho biết: ? Sán lá gan có đặc điểm gì mà kí sinh được? *HS: Dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. ? Chúng dinh dưỡng như thế nào? Có hậu môn chưa? *HS: KL GV: Hướng dẫn HS quan sát H11.1+ TT cho biết: ? Cơ quan sinh sản sán lá gan như thế nào? *HS: Lưỡng tính, dạng ống phân nhánh, phát triển chằng chịt - GV: Hướng dẫn HS QS H11.2+ T T SGK/41 ?Viết vòng đời của sán lá gan? *HS: Sán đẻ trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi, chui vào kí sinh trong ốc, sinh sản ra nhiều ấu trùng có đuôi, rời khỏi ấu trùng bám vào cây cỏ, bèo.rụng đuôi, kết kén, trâu bò ăn phải phát triển thành sán trưởng thành, chúng theo đó ra môi trường, tiếp tục vòng đời ? Trứng sán không gặp nước? *HS: Trứng không nở ra ấu trùng ? Ấu trùng không gặp cơ thể thích hợp ? *HS: Ấu trùng sẽ chết ? Ốc chứa vật kí sinh bị ĐV khác ăn mất? *HS: Ấu trùng không phát triển ? Kén sán bám vào rau bèo chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải? *HS: Kén hỏng và không nở ra ấu trùng ? Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? * HS: Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ trung gian. *GDMT: Muốn diệt sán ta phải làm gì? *HS: Diệt ốc, xử lý phân diệt trứng, xử lý rau diệt kén ? Ở địa phương em thường gặp các loài ốc nào? *HS: ốc mút, ốc đầm, ốc gạo, ốc ruộngtỉ lệ nhiễm ấu trùng sán kí sinh ở chúng rất cao..Chúng ta phải tiêu diệt chúng. *GDHN: Ngành y tế chỉ cho ta cách phòng chống giun sán cho vật nuôi, diệt ốc, xử lí phân, diệt trứng, xử lí rau để diệt kén, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi. *KN ngành giun dẹp: -Cơ thể có đối xứng 2 bên, dẹp theo chiều lưng bụng. I.Sán lông: -Hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng, có nhiều lông bơi. - Đầu bằng, 2 bên đầu là thùy khứu giác, 2 mắt ở giữa, đuôi nhọn, miệng nằm ở mặt bụng, chưa có hậu môn à thích nghi với lối sống bơi lội tự do. II.Sán lá gan: 1.Nơi sống: - Kí sinh ở gan, mật trâu bò 2.Cấu tạo: - Hình lá, dẹp, dài 2 đến 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp cơ thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh 3.Dinh dưỡng: - Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng vào ruột phân nhánh, chưa có hậu môn 4.Sinh sản: a. Cơ quan sinh dục - Lưỡng tính, dạng ống phân nhánh, phát triển chằng chịt b.Vòng đời: Trứng ấu trùng có lông Sán trưởng thành ở ấu trùng trong ốc gan trâu Kén sán ấu trùng có đuôi 4.4.Tổng kết: Câu 1: Vì sao trâu bò mắc bệnh sán lá gan nhiều? (HSG) TL -Vì chúng làm việc trong môi trường ngặp nước, ở đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá -Trâu bò uống nước ao, ăn cỏ thiên nhiên có các kén sán bám ở đó rất nhiều Câu 2: Nêu cấu tạo của lông? TL: Đầu bằng, 2 bên đầu là thùy khứu giác, 2 mắt ở giữa, đuôi nhọn, miệng nằm ở mặt bụng, chưa có hậu môn à thích nghi với lối sống bơi lội tự do 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài theo câu hỏi SGK/43. Đọc mục em có biết *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Soạn bài 12, chú ý QS kỹ các hình 12.1à12.3 đọc thông tin dưới hình +Tìm hiểu nơi sống của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây và tác hại của chúng 5. Phụ lục MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC Tuần: 6-Tiết PPCT: 12 ND: 27/ 9 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HĐ2: HS biết được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của 1 số đại diện ngành giun dẹp như sán lá máu, sán dây, sán bã trầu. - HĐ3: HS hiểu được những nét cơ bản về tác hại, đề xuất cách phòng chống 1 số loài giun dẹp kí sinh. 1.2.Kỹ năng: - HĐ2: HS thực hiện thành thạo các kỹ năng: Hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, QS tranh ảnh, so sánh, phân tích. - HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh bệnh giun dẹp 1.3.Thái độ: - HĐ2: Tính cách: Am hiểu khoa học phòng tránh bệnh về giun - HĐ3: Thói quen: Có ý thức vệ sinh cơ thể, bảo vệ môi trường (GDMT) 2. Nội dung học tập: -Một số giun dẹp khác -Phòng chống bệnh giun dẹp 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh sán lá máu, sán bã trầu, sán dây 3.2. HS: Soạn bài 12, chú ý QS kỹ các hình 12.1à12.3 đọc thông tin dưới hình 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? Ngoài sán lá gan, còn có đại diện nào thuộc ngành giun dẹp? (10đ) TL: - Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp cơ thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh để hút chất dinh dưỡng. - Có cơ quan sinh sản và cơ quan tiêu hóa phát triển giúp chúng tồn tại, thích nghi tốt với việc phát tán và duy trì nòi giống. * Ngoài sán lá gan, còn có sán lá máu, sán bã trầu, sán dây thuộc ngành giun dẹp Câu 2: Trình bày vòng đời của sán lá gan bằng lời? Cho biết nơi kí sinh của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây? (10đ) (HSG) TL -Trứng sán gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi -Ấu trùng kí sinh trong ốc ruộng, phát triển thành ấu trùng có đuôi, rời ốc sống bám trên cây thủy sinh -Ấu trùng rụng đuôi kết kén sán. Trâu bò ăn phải kén sán, sán chui ra khỏi kén theo đường tiêu hóa đến kí sinh tại gan *Sán lá máu kí sinh trong máu người, sán bã trầu trong ruột lợn, sán dây ở ruột non người và cơ bắp trâu bò 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1:(2 phút) Vào bài: -GV: Sán lá, sán dây có số lượng rất lớn, con đường xâm nhập của chúng rất đa dạng. Vì thế ta tìm hiểu chúng để có biện pháp phòng tránh. Vào bài 12 *HĐ2:(23 phút) Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, phương thức sống của 1 số đại diện ngành giun deïp MT: HS biết được hình dạng, cấu tạo, nơi sống của các đại diện sán dây, sán bã trầu, sán lá máu. Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS QS H 12.1, 12.2, 12.3 ? Kể tên một số giun dẹp kí sinh? *HS: Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây -GV: Cho HS TLN 5 phút: hoàn thành bảng *HS: ĐD ĐSS Sán lá máu Sán bã trầu Sán dây Hình dạng, kích thước Hlá dài, dẹp, dài 1-2cm H lá, dẹp, dài 1-5cm H sợi dài, dẹp, 8-9m Lối sống Kí sinh Kí sinh Kí sinh Nơi kí sinh Máu người Ruột lợn, ốc gạo, ốc mút Ruột non người, cơ bắp trâu bò ĐĐ cơ thể (ĐT/ LT) Đơn tính Lưỡng tính Lưỡng tính Đặc điểm thích nghi Chúng luôn cặp đôi, nhỏ dễ chui qua da Giác bám và cơ quan tiêu hóa, Sinh dục phát triển Đầu nhỏ, có giác bám, hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sd, đẻ nhiều trứng Con đường truyền bệnh Qua tiếp xúc nước dơ Ăn uống, VCTG: ốc gạo, ốc mút Ăn uống, VCTG: trâu, bò, lợn *HĐ3: (10phút) Biện pháp phòng chống bệnh giun dẹp: MT: HS hiểu được những nét cơ bản về tác hại, đề xuất cách phòng chống 1 số loài giun dẹp kí sinh. Tiến hành: ? Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người-ĐV? Vì sao? *HS: Máu, ruột, gan, cơ. Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng ? Sán kí sinh gây hại như thế nào cho vật chủ? *HS: Sán ký sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu *HS: Đọc mục em có biết SGK/46 *GDMT?Để phòng giun sán kí sinh cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? *HS:Ăn chín, uống sôi, tắm nước sạch. Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên ăn rau sống, rửa rau thật sạch, ngâm muối hạn chế lây lan của giun sán ký sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường -MR(HSG):+ Sán lá máu tùy nơi cư trú mà nó gây loét ruột, sưng gan, thiếu máu, đây là bệnh phổ biến thứ 2 trên TG sau bệnh sốt rét +Sán bã trầu: gọi sán ruột lợn làm lợn gầy rạc, da sần sùi, chậm lớn. Phòng bệnh ủ kỹ phân lợn trước khi dùng bón ruộng, không cho phân tươi chảy trực tiếp xuống nước, kiểm tra rau trước khi cho lợn ăn, không nhốt lợn bị bệnh chung. +Sán dây: 4 giác bám, có vành móc, ruột giảm vì hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp qua bề mặt cơ thể. I.Một số giun dẹp khác: 1/ Sán lá máu: -Ký sinh trong máu người. -Hình lá dài. Kích thước nhỏ 1-2cm -Cơ thể đơn tính. Ấu trùng chui qua da người khi tiếp xúc nước ô nhiễm. -Tác hại: Tùy nơi cư trú trong máu mà gây loét ruột, sưng gan, thiếu máu. 2/ Sán bã trầu: - Ký sinh trong ruột lợn - Hình lá, dài 2-5cm, rộng 1-2cm, màu đỏ máu. -Cơ thể lưỡng tính, giác bám, cơ quan tiêu hóa, sinh dục phát triển. Khi lợn ăn phải kén sán ở rau,bèo mắc bệnh sán bã trầu. -Tác hại: cơ thể gầy rạc, da sần sùi, chậm lớn. 3/ Sán dây: - Kí sinh trong ruột non người và cơ bắp trâu, bò, lợn - Hình sợi dài, dẹp, dài 8m-9m - Cơ thể lưỡng tính. Đầu nhỏ, có giác bám, hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sd, đẻ nhiều trứng. - Người ăn phải trâu, bò, lợn gạo mắc bệnh sán dây. -Tác hại: cơ thể gầy yếu, xanh xao II. Phòng chống bệnh: - Ăn chín, uống sôi, tắm nước sạch, không nên ăn thịt lợn gạo, không đi chân đất nhất là nơi môi trường nước, đất bị ô nhiễm -Trâu bò nuôi nơi chuồng trại, sân bãi khô ráo, nguồn thức ăn cung cấp cho chúng cần phải xử lí tốt. 4.4.Tổng kết Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? TL: Sán dây có đầu nhỏ, có vành móc, giác bám để bám chặt vào thành ruột người. Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường nào? TL: - Sán lá gan và sán dây xâm nhập vào vật chủ qua đường tiêu hóa - Sán lá máu xâm nhập vào vật chủ qua da 5.Hướng dẫn học tập : *Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc bài. Đọc mục em có biết *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Soạn bài mới “Giun đũa”. Tìm hiểu nơi kí sinh, cấu tạo, dinh dưỡng của giun đũa 5. Phụ lục: NGÀNH GIUN TRÒN *.Mục tiêu ngành giun tròn: 1.Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được đặc điểm chính của ngành. - Mô tả được hình thái, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong nhành giun tròn. Ví dụ giun đũa, trình bày được vòng đời, đặc điểm của chúng. - Tính đa dạng của ngành giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu - Khái niệm sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng giun tròn 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng: -Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun tròn -Hợp tác, lắng nghe tích cực -Tìm kiếm xử lí thông tin 3. Thái độ: -Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống. GIUN ĐŨA Tuần: 7-Tiết PPCT: 13 ND: 1 /10 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ1: HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành. -HĐ2: HS biết được đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa -HĐ3: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa -HĐ4: HS hiểu được đặc điểm sinh sản của giun đũa 1.2. Kỹ năng: -HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng QS các thành phần cấu tạo giun đũa qua tranh -HĐ3: HS thực hiện thành thạo: kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong TLN -HĐ4: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa 1.3. Thái độ: -HĐ1: Thói quen: Tìm tòi, nghiên cứu -HĐ2: Tính cách: Học tập tích cực, tự học, tự sáng tạo -HĐ3: Thói quen: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân khi ăn uống (GDMT) -HĐ4:Tính cách: Y học khuyên chúng ta tẩy giun định kì, mỗi năm từ 1 đế 2 lần (GDHN) 2. Nội dung học tập -Đặc điểm chính của ngành -Cấu tạo và di chuyển của giun đũa - Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh giun đũa 3.2.HS: Soạn nội dung câu hỏi SGK/48, 49 4.Tiến trình: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? (dành HSG). Em hiểu thế nào là ngành giun tròn? (10đ) TL: - Kí sinh trong ruột non người và cơ bắp trâu, bò, lợn - Cơ thể: Đầu nhỏ, có giác bám, không miệng, không hậu môn, ruột tiêu giảm, hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh dục, đẻ nhiều trứng * Cơ thể tiết diện ngang tròn, có khoang cơ thể chưa chính thức. Câu 2: Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh ta phải làm gì? Kể tên các đại diện của ngành giun tròn? (10đ) TL: Ăn chín, uống sôi, tắm nước sạch, không nên ăn thịt lợn gạo, không đi chân đất nhất là nơi môi trường nước, đất bị ô nhiễm Trâu bò nuôi nơi chuồng trại, sân bãi khô ráo, nguồn thức ăn cung cấp cho chúng cần phải xử lí tốt. * Các đại diện của ngành giun tròn: giun đũa, giun kim 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *HĐ1: (4 phút) Khái niệm ngành giun tròn và đặc điểm chính của ngành. MT: HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành Tiến hành -GV: Ngành giun tròn sống trong nước, đất ẩm, kí sinh cơ thể ĐTV, người. Chúng có cấu tạo như thế nào? Vào bài -GV: Yêu cầu HS tự đọc TT đầu tiên SGK/47, hỏi: ? Em hiểu thế nào là ngành giun tròn? Ngành này có đặc điểm gì khác so với ngành giun dẹp? *HS: KL *HĐ2: (16 phút) Tìm hiểu cấu tạo của giun đũa: MT: HS biết được đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS QS H 13.1+ đọc TT cho biết: ? Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Gây tác hại gì cho cơ thể? *HS: Ở ruột non người nhất là trẻ em. Đau bụng đôi khi tắc ruột, tắc ống mật ? Cho biết hình dạng ngoài của cơ thể? *HS: Hình ống, dài bằng chiếc đũa 25cm ? Bọc ngoài cơ thể là lớp gì? Có tác dụng ra sao? *HS: Lớp cuticun giúp chúng không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người ?Nếu giun thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào? *HS: Bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong cơ thể ? So sánh giun cái và giun đực? Có ý nghĩa sinh học như thế nào? *HS: Giun cái dài, to hơn. Đẻ nhiều trứng 2.000.000 trứng/ 1 đêm, có 2 ống sinh dục -GV: Yêu cầu HS QS H13.2+ TT SGK cho biết: ? Thành cơ thể có mấy lớp? Có khoang cơ thể chưa? *HS:2 lớp,có khoang cơ thể nhưng chưa chính thức ? Ruột của giun đũa có cấu tạo ra sao? Có hậu môn chưa? *HS: Ruột thẳng, có hậu môn ? Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa loài nào cao hơn? *HS: Giun đũa cao hơn vì thức ăn vận chuyển theo 1 chiều, đầu vào là miệng, ra là hậu môn ? Tuyến sinh dục có cấu tạo như thế nào? *HS: Cuộn khúc và dài ? Giun đũa di chuyển như thế nào? *HS: Hạn chế, chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra ? Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người? *HS: Khi đến ruột non, ấu trùng chui vào máu vào gan, kí sinh trong mạch máu gan chui vào ống mật *HĐ3: (3 phút) Dinh dưỡng của giun đũa MT: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa Tiến hành: - GV: Cho HS đọc TT trong SGK/ 48, hỏi: ? Bộ phận nào của giun đũa lấy chất dinh dưỡng? *HS: Hầu phát triển.Tiêu hóa dạng ống. *HĐ4: (12 phút) Sinh sản của giun đũa MT: HS hiểu được đặc điểm sinh sản của giun đũa. Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS QS H13.3,13.4+TT SGK ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục giun đũa? *HS: Dạng ống, cái (2), đực (1) ? Thụ tinh như thế nào? Số lượng trứng ra sao? *HS: Trong, 200.000 trong 1 ngày ? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ? *HS: TLN vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ trả lời: ? Rữa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa? *HS: Có, vì trứng giun có trong rau, mống tay *GDHN:?Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong 1 năm? *HS: Diệt trứng hạn chế số lượng trứng ra môi trường nhiều - GVMR: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên dễ lây nhiễm và dễ tiêu diệt *GDMT: Giun đũa ký sinh trong ruột người, trứng giun đũa đi vào cơ thể qua đường ăn uống, do vậy chúng ta phải biết ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng. tẩy giun định kì I. Đặc điểm chính của ngành: -Cơ thể: tiết diện ngang tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. II.Cấu tạo và di chuyển: 1/ Cấu tạo ngoài: -Hình ống, thuôn 2 đầu, giống chiếc đũa, dài khoảng 25 cm -Có lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài, cơ thể luôn căn tròn. 2.Cấu tạo trong: -Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển - Khoang cơ thể chưa chính thức. - Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng và kết thúc ở lỗ hậu môn -Tuyến sinh dục: dài và cuộn khúc 3. Di chuyển: hạn chế, chỉ cong và duỗi cơ thể nhờ lớp cơ dọc III. Dinh dưỡng: -Hầu phát triển hút chất dinh dưỡng nhanh, nhiều. IV. Sinh sản của giun đũa: 1. Cơ quan sinh dục: - Phân tính. Cơ quan sinh dục dạng ống dài, thụ tinh trong. 2 .Vòng đời của giun đũa Giun đũa đẻ trứng ấu trùng (ruột người) trong trứng Thức ăn sống Máu, gan, Ruột non người Tim, phổi (ấu trùng) 4.4. Tổng kết: Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? (HSG) TL: - Giun đũa: cơ thể hình ống, dài 25cm, đơn tính, có ruột sau và hậu môn, ruột thẳng, chỉ có cơ dọc - Sán lá gan: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm, lưỡng tính, chưa có ruột sau và hậu môn, ruột phân nhánh, cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển. Câu 2: Ấu trùng giun đũa trải qua mấy lần lột xác mới trưởng thành. Nơi xảy ra các giai đoạn lột xác đó? (dành cho HSG) TL: - Ấu trùng của giun đũa phải trải qua 6 lần lột xác mới trưởng thành. - Hai lần lột xác đầu tiên ở phổi, 4 lần lột xác kế tiếp ở ruột non Câu 3: Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả như thế nào đối với con người? TL: Trứng giun khi đến ruột non, ấu trùng chui ra vào máu đi qua gan, chui vào kí sinh trong mạch máu gan rồi chui vào ống mật. Hậu quả: làm tắc nghẽn ống mật ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa ở người. Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy các phần của giun đũa mà em đã học? 4.5. Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/49. - Làm BT trong vở bài tập. Đọc em có biết. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Soạn bài 14, QS H 14.1-14.4 cho biết nơi sống của 1 số loài giun tròn và đường xâm nhập của chúng. 5. Phụ lục: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC Tuần 7-Tiết PPCT: 14 ND: 4 /10 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ2: HS thấy được tính đa dạng về số lượng loài, môi trường kí sinh của 1 số giun tròn -HĐ3: HS giải thích được KN về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun, cách phòng giun tròn 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng quan sát tranh ảnh. Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK. Lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp. So sánh, phân tích, đối chiếu, khái quát đặc điểm cấu tạo của 1 số loại giun tròn. -HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh do giun tròn 1.3.Thái độ: -HĐ2: Tính cách: Ý thức học tập tốt, yêu khoa học -HĐ3: Thói quen: Ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân, vệ sinh ăn uống (GDMT) 2. Nội dung học tập: -Một số giun tròn khác -Sự nhiễm giun và cơ chế lây nhiễm, cách phòng trừ 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: H 14.1 đến H14.4SGK/50 3.2.HS: Soạn nội dung thảo luận SGK/51 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh? Cho biết các đại diện thuộc giun tròn? (10đ) TL: Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống, không dùng phân bắc tưới cây, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng 1 lần. Tìm hiểu vòng đời của chúng để hạn chế lây mầm bệnh * Đại diện giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa Câu 2: Giải thích tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người? (dành cho HSG). Cho biết nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu? (10đ) TL: Ấu trùng giun đũa có mặt ở nhiều cơ quan: tim, gan, phổi..gây đau bụng, ho. Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt ăn không tiêu, số lượng giun đũa nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với người làm tắc ruột, tắc ống mật. suy nhược cơ thể. * Giun kim kí sinh ở ruột già người nhất là trẻ em. Giun móc câu: ở tá tràng người 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1: (1 phút) Vào bài: -GV: Ngoài Giun đũa, còn có loài nào thuộc ngành giun tròn? Chúng sống ở đâu? Gây tác hại gì? *HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu 1số giun tròn khác MT: HS thấy được tính đa dạng về số lượng loài, môi trường kí sinh của 1 số giun tròn. -Tiến hành ? Kể tên một số giun tròn? *HS: Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa (tuyến trùng), giun chỉ, giun chỉ, giun tóc, giun xoắn ? Đọc TT cho biết sồ lượng loài giun tròn? Chúng thường sống ở đâu? *HS: KL -GV: Đa số giun tròn kí sinh đều gây hại cho vật chủ nhưng mức độ gây hại khác nhau. Hướng dẫn HS QS H 14.1-14.3 đọc TT dưới hình Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa trong SGK/52 ? Chúng kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Chúng gây tác hại gì cho vật chủ? Con đường lây nhiễm? *HS: Nêu phần KL -DHSG: Giun kim: dài 2-10mm. Sau khi thụ tinh, giun cái chui ra hậu môn đẻ trứng, ngây ngứa dung tay gãy gây vết xước dễ nhiễm trùng ở hậu môn Giun móc câu

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_6_huynh_thi_cam_nhung.doc