ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Những căn cứ lập kế hoạch:
- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2007-2008 đã được thông qua tại Hội nghị CBCNVC trường THCS Văn Hội
- Căn cứ theo các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hải Dương, phòng GD huyện Ninh Giang
- Căn cứ vào nghị quyết tổ KHTN trường THCS Văn Hội
- Dựa theo nội dung, chương trình SGK Sinh học 8, cơ sở vật chất hiện có của trường THCS Văn Hội, những đặc điểm có tính đặc thù bộ môn Sinh học 8.
2.Những thuận lợi:
- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Sinh học 8 trình bày các vấn đề cơ bản về giải phẫu, sinh lí người rất gần gũi với bản thân HS, thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh.
- SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, là nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức tự học tập cho học sinh
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng.
3.Những khó khăn:
- Trường chưa có phòng học bộ môn, chưa có vườn thực vật và góc sinh giới đúng tiêu chuẩn.
- Một số đồ dùng dạy học qua một số năm sử dụng đã không còn giữ nguyên được giá trị giáo dục như ban đầu, chưa kể một số đồ dùng đã bị hỏng, không sử dụng được.
- Chất lượng học sinh không thực sự đồng đều, bên cạnh đa số HS có ý thức và khả năng tiếp thu tốt còn có một số HS có năng lực nhận thức yếu,.
- Chỉ có 1 lớp 8 nên GV ít có cơ hội để chỉnh sửa điều chỉnh kịp thời và rút kinh nghiệm sau công việc giảng dạy, hoặc có thì chất lượng thực sự không cao
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Văn Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặc điểm tình hình
1.Những căn cứ lập kế hoạch:
- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2007-2008 đã được thông qua tại Hội nghị CBCNVC trường THCS Văn Hội
- Căn cứ theo các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hải Dương, phòng GD huyện Ninh Giang
- Căn cứ vào nghị quyết tổ KHTN trường THCS Văn Hội
- Dựa theo nội dung, chương trình SGK Sinh học 8, cơ sở vật chất hiện có của trường THCS Văn Hội, những đặc điểm có tính đặc thù bộ môn Sinh học 8.
2.Những thuận lợi:
- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Sinh học 8 trình bày các vấn đề cơ bản về giải phẫu, sinh lí người rất gần gũi với bản thân HS, thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh.
- SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, là nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức tự học tập cho học sinh
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng.
3.Những khó khăn:
- Trường chưa có phòng học bộ môn, chưa có vườn thực vật và góc sinh giới đúng tiêu chuẩn.
- Một số đồ dùng dạy học qua một số năm sử dụng đã không còn giữ nguyên được giá trị giáo dục như ban đầu, chưa kể một số đồ dùng đã bị hỏng, không sử dụng được.
- Chất lượng học sinh không thực sự đồng đều, bên cạnh đa số HS có ý thức và khả năng tiếp thu tốt còn có một số HS có năng lực nhận thức yếu,...
- Chỉ có 1 lớp 8 nên GV ít có cơ hội để chỉnh sửa điều chỉnh kịp thời và rút kinh nghiệm sau công việc giảng dạy, hoặc có thì chất lượng thực sự không cao
II. nhiệm vụ giảng dạy
1. Mục tiêu về kiến thức:
- HS hiểu và nêu được các vấn đề cơ bản về cấu tạo giải phẫu, các hoạt động sinh lí cúa các cơ quan, các hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể người.
- Thấy được mối quan hệ mật thiết cũng như sự phù hợp trong cấu tạo và chức năng của từng cơ quan, từng hệ cơ quan trong cơ thể; sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể người với môi trường sống xung quanh,...
- HS biết vận dụng vào việc giải thích và giải quyết một số vấn đề có liên quan đến bản thân mình, cơ thể mình, nhất là việc nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, phòng tránh bệnh tật,...
2. Mục tiêu về kĩ năng:
- HS tự giác rèn luyện, phát triển các kĩ năng: quan sát, khái quát hoá, mô tả, trình bày cách tiến hành và thực hiện được các công việc mổ trên mẫu động vật làm thí nghiệm, quan sát và phân biệt các nội quan trên cơ thể động vật
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng các đồ dùng dạy học, các dụng và các thiết bị tiến hành thí nghiệm sinh học thành công.
- Phát triển năng lực nhận thức, lối tư duy chủ động, sáng tạo thông qua việc học tập nhóm, đàm thoại, hội thảo...
3. Mục tiêu về thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, say mê với việc học tập môn sinh học.
- Có tinh thần và tình cảm tích cực, yêu quí và bảo vệ sự đa dạng của giới động vật trên trái đất cũng như động vật ở địa phương, nhất là những động vật quí hiếm, động vật có giá trị kinh tế.
- Giáo dục các em có tình yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống của động vật.
- Có ý thức tham gia tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững.
4. Mục tiêu hoạt động ngoại khoá:
- Thông qua tổ chức các buổi đàm thoại, dã ngoại, tham quan, picnic,.... giúp cho học sinh thấy được sự đa dạng, phong phú của thế giới sinh vật nói chung, sự phong phú và đa dạng của giới động vật nói riêng.
- Gắn liền những kiến thức giáo khoa với thực tiễn trong tự nhiên và cuộc sống
III. Chỉ tiêu về chất lượng trong năm học 2006-2007
XL
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8 A(23HS)
9
39,1%
12
52,1%
2
8,8%
0
0
0
0
8 B(25 HS)
4
16%
8
32%
11
44%
2
8%
0
0
Tổng:
13
27%
20
41,6
13
27%
2
4,4%
0
0
IV. các biện pháp thực hiện
- Lập kế hoạch chi tiết và soạn giáo án đầy đủ, giảng dạy theo đúng kế hoạch và phân phối chương trình.
- Tích cực áp dụng và sử dụng các phương pháp dạy học cải tiến vào từng tiết dạy, bài dạy. Tăng cường việc tiến hành các phương pháp dạy học như: Tổ chức dạy học phân nhóm, sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, phát huy tối đa ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
- Chú trọng đế công việc tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm, tăng cường cho học sinh tự làm các thí nghiệm sinh lí.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, học tập ở bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tích cực làm chuyên đề, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chhát lượng giảng dạy.
- Hưởng ứng và tham gia các đợt hội giảng các cấp.
- Tiếp tục và tích cực hơn nữa trong khâu kiểm tra đánh giá học sinh.
V. Kế hoạch cụ thể cho từng chương, bài
Thời gian
(từ tiết ... đến ...)
Tên chương
(bài)
Mục tiêu cần đạt
Chuẩn bị
của thầy
Chuẩn bị
của trò
Hđ
ngoại khoá
Kết quả
(qua KT-ĐG)
Tiết 01
Bài mở đầu
- Học sinh nắm được nội dung, cấu trúc chương trình, phương pháp học tạp và nghien cứi bộ môn sinh học 8.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học (tranh vẽ, bảng phụ, ...
- Hăng hái học tậpxem trước nội dung kiến thức được học
Tiết 02 ố tiết 06
Chương I
Khái quát về cơ thể người
- HS nêu được những đặc điểm chung nhất về đặc điểm cấu tạo, các hoạt đông sinh lí của cơ thể người
- Rèn các kĩ năng thực hành, quan sát và vận dụng.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, có nền nếp
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, ...
- Hăng hái học tập, tích cực làm bài tập do GV yêu cầu; sưu tầm tranh vẽ, quan sát, phân tích, khái quát hoá thông tin, ...
Tiết 07 ố tiết 12
Chương II: Sự vận động của cơ thể
- HS có sự hiểu biết cơ bản về cấu tạo, tính chất và các chức năng của bộ xương và hệ cơ đối với cơ thể người.
- So sánh và tìm ra những đặc điểm tiến hoá trong hệ vận động của người với hệ vận động của động vật thuộc lớp Thú.
- rèn kĩ năng thực hành, quan sát, biết vận dụng vào việc rèn luyện thân thể hợp lí vừa sức nhằm nâng cao sức khoẻ bản thân, có ý thức bảo vệ hệ vận động tránh tai nạn thương tích.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, mẫu vật, mô hình, các thiết bị thí nghiệm sinh lí..
- Tìm kiếm thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet,..
- Hăng hái học tập, tích cực làm bài tập do GV yêu cầu;
- Tiến hành làm các thí nghiệm sinh lí đơn giản do giáo viên thiết kế và phân công
Tiết 13 ố tiết 20
Chương III
Tuần hoàn
- HS nêu được cấu tạo các bộ phận của hệ tuần hoàn. Trình bày được sự lưu thông máu và bạch huyết trong cơ thể người, ý nghĩa của các quá trình đó.
- Giải thích các cơ chế miễn dịch, sinh lí tim...
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, so sánh, khái quát và tổng hợp hoá các thông tin kiến thức
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, biết cách vệ sinh hệ tuần hoàn để đảm báo có sức khoẻ tốt tránh được tai nạn, bệnh tật, ...
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, mẫu vật, ... về tim, hệmach, sinh lí tuần hoàn, ...
- Sưu tầm tài liệu về một số vấn đề thuộc sinh lí tim mạch.
- Tích cực, chủ động học bài, làm bài tập đầy đủ, mang đồ dùng, mẫu vật và thực hiện các công việc thực hành đầy đủ, nghêm túc theo yêu cầu, hướng dẫn của thầy.
- ứng dụng nội dung kiến thức đã học được vào thức tiễn sinh hoạt hàng ngày.
Tiết 18
Kiểm tra:
Tiết 21 ố tiết 24
Chương IV
Hô hấp
- HS nêu được cấu tạo các bộ phận của hệ hô hấp. Nêu được các giai đoạn, các cấp độ và ý nghĩa của quá trình hô hấp đối với các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể
- Giải thích các cơ chế và ý nghĩa của việc hô hấp nhân tạo
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, so sánh, khái quát và tổng hợp hoá các thông tin kiến thức
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, biết cách vệ sinh hệ hô hấp, tránh những chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, mô hình... các bộ phận của hệ hô hấp
- Sưu tầm tư liệu khoa học có liên quan đến nội dung kiến thức giảng dạy phục vụ cho các giờ lên lớp.
- Tích cực, chủ động học bài, làm bài tập đầy đủ, mang đồ dùng, và phương tiện học tập đầy đủ.
- Nghiên cứu kĩ các thông tin trước mỗi bài học...
- Tự giác nâng cao ý thức thực hành.
Tiết 24 ố tiết 31
Chương V
Tiêu hoá
- HS nêu được cấu tạo các bộ phận của hệ tiêu hoá. Nêu được các giai đoạn, của quá trình tiêu hoá đối với các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể
- Giải thích các cơ chế và ý nghĩa của việc hô hấp nhân tạo
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, so sánh, khái quát và tổng hợp hoá các thông tin kiến thức
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, biết cách vệ sinh hệ tiêu hoá, tránh những chất độc hại ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, biết cáh vệ sinh ăn uống để tránh những bệnh đường tiêu hoá.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, mô hình... các bộ phận của hệ tiêu hoá.
- Sưu tầm tư liệu khoa học có liên quan đến nội dung kiến thức giảng dạy phục vụ cho các tiết lên lớp giảng dạy về hệ tiêu hoá.
- Chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành.
- Tích cực, chủ động học bài, làm bài tập đầy đủ, mang đồ dùng, mẫu vật theo yêu cầu của thầy.
- Nhiên cứu kĩ các thông tin trước mỗi bài học...
- Tự giác nâng cao ý thức, kĩ năng thực hành.
Chủ đề: "Vai trò của việc ăn uống khoa học"
Tiết 27
Thực hành:
Tiết 32 ố tiết 39
Chương VII
Trao đổi chất và năng lượng
- HS nắm được các vấn đề như khái niệm, cơ chế và bản chất của các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng trong cơ thể và tế bào, ý nghĩa của sự chuyển hoá
- Củng cố và hệ thống hoá các nội dung kiến thức trong chương trình học kì I.
- Biết cách lập một khẩu phần ăn hợp lí cho tứng đố tượng người cụ thể.
- Có ý thức thực hành ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để đảm bảo có một sức khoẻ tốt.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học: tranh vẽ, bảng phụ, mẫu vật, sưu tầm thông tin bổ trợ từ các tài liệu chuyên môn, từ các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet...
- Tíc cực tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt nội dung kiến thức một cách sáng tạo.
- Tự giác và chủ động trong việc học tập ở nhà.
Tiết 35
KTHKI
Tiếi 40 ố tiết 42
Chương VI
Bài tiết
- HS trình bày được các vấn đề về cấu tạo, hoạt động sinh lí và các chức năng sinh lí của các cơ quan bài tiết trong cơ thể. Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bài tiết.
- Rèn kĩ năng quan sát, khả năng tư duy khái quát hoá.
- Giáo dục ý thức học tập nghêm túc, biết vận dụng có hiệu quả vào việc vệ sinh, tránh những bệnh tật và tai nạn xảy ra đối với đường tiết niệu
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh vẽ và các thông tin bổ trợ áp dụng vào giờ lên lớp
- Tích cực học tập, sưu tầm thông tin, tài liệu, làm bài tập đầy đủ trước giờ lên lớp, thực sự nâng cao ý thức tự giác học tập
Tiếi 43 ố tiết 44
Chương VIII
Da
- HS trình bày được đặc điểm cấu tạo và những chức năng sinh lí quan trọng của da đối với các cơ quan và toàn bộ cơ thể người.
- Có kĩ năng thu thập và xử lí chính xác các thông tin kiến thức từ bài học thông qua các hoạt động quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
- Giáo dục ý thức và thoi quen xây dựng cho mình một lối sống hợp về sinh để bảo vệ nàn da luôn sạch sẽ.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, mô hình và mẫu vật đầy đủ sưu tầm tranh vẽ và các thông tin bổ trợ áp dụng vào giờ lên lớp
- Tích cực học tập, sưu tầm thông tin, tài liệu, làm bài tập đầy đủ trước giờ lên lớp, thực sự nâng cao ý thức tự giác học tập
Tiếi 45 ố tiết 57
Chương IX
Thần kinh và giác quan
- HS hiểu và nêu được các vấn đề về cấu tạo, các phân hệ thần kinh, hoạt động sinh lí và các chức năng sinh lí của hệ thần kinh và giác quan.
- Hiểu biết cơ bản về cơ chế sinh lí của phản xạ, sự hoạt động chức năng của các giác quan trên cơ thể.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khả năng tư duy tích cực, sáng tạo, các kĩ năng học tập trong nhóm nhỏ
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, mô hình và mẫu vật đầy đủ sưu tầm tranh vẽ và các thông tin bổ trợ áp dụng vào giờ lên lớp
- Khai thác các thông tin khoa học trên mạng Internet để áp dụng vào giảng dạy.
- Tích cực học tập, sưu tầm thông tin, tài liệu, làm bài tập đầy đủ trước giờ lên lớp, thực sự nâng cao ý thức tự giác học tập
Tiêt 55
Kiểm tra:
Tiếi 58 ố tiết 62
Chương X
Nội tiết
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo và các chức năng của hệ nội tiết đối với các hoạt động sinh lí diễn ra trong tế bào và cơ thể. Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Hiểu rõ được bản chất và vai trò của hoomôn
- Rèn kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo. Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, mô hình và mẫu vật đầy đủ sưu tầm tranh vẽ và các thông tin bổ trợ áp dụng vào giờ lên lớp
- Tích cực áp dụng các chuyên đề vào giảng dạy.
- Tích cực học tập, sưu tầm thông tin, tài liệu, làm bài tập đầy đủ trước giờ lên lớp, thực sự nâng cao ý thức tự giác học tập
Tiếi 63 ố tiết 70
Chương XI
Sinh sản
- HS nắm được các vấn đề về vị trí, cấu tạo hoạt động sinh lí và sự khác nhau giữa cơ quan sinh dục của nam và nữ ở người. Nêu được ý nghĩa của quá trình sinh sản và đặc biết là việc sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Giải thích được các cơ chế thụ tinh, thụ thai, chửa, đẻ và những biện phát phòng tránh thai ở người.
- Phát triẻn kĩ năng quan sát, liên hệ, vận dụng.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự giác trong việc tìm tòi, phát hiện kiến thức, vận dụng vào việc tự vệ sinh cá nhân, tránh những bệnh truyền nhiễm, tai nạn xảy đế với cơ quan sinh sản.
- Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, mô hình và mẫu vật đầy đủ sưu tầm tranh vẽ và các thông tin bổ trợ áp dụng vào giờ lên lớp
- Tích cực áp dụng các chuyên đề vào giảng dạy.
- Tích cực học tập, sưu tầm thông tin, tài liệu, làm bài tập đầy đủ trước giờ lên lớp, thực sự nâng cao ý thức tự giác học tập
- Nghiêm túc thực hiện các bài tập nhận thức, tích cực áp dụng hiểu biết vào việc vệ sinh và rèn luyện thân thể.
Ngoại khoá: "Sức khoẻ sinh sản ở tuổi vị thành niên- Những vấn đề cần quan tâm".
Tiết 67
KTHKII:
Tháng 09 năm 2007 Xác nhận của BGH trường THCS Văn hội
Người lập kế hoạch
Vũ Duy Uy
File đính kèm:
- ke_hoach_giang_day_sinh_hoc_lop_8_truong_thcs_van_hoi.doc